Tìm kiếm bài viết học tập
Bộ thủ tiếng Trung là gì? 214 bộ thủ tiếng Trung chi tiết
Đối với những người học và nghiên cứu về ngôn ngữ Trung Quốc, các bộ thủ sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình trau dồi kiến thức cũng như ghi nhớ từ vựng. Trong bài viết này, Prep sẽ bật mí cho bạn chi tiết về 214 bộ thủ tiếng Trung và ý nghĩa chi tiết của từng bộ thủ.
- I. Bộ thủ là gì?
- II. Ý nghĩa và chức năng của các bộ thủ tiếng Trung
- III. Thứ tự và vị trí của các bộ thủ
- IV. Tổng hợp 214 bộ thủ tiếng Trung và cách viết
- V. Bật mí 50 bộ thủ thường dùng trong tiếng Trung
- VI. Phân biệt khái niệm bộ thủ và bộ (thiên bàng)
- V. Hướng dẫn cách học 214 bộ thủ nhanh thuộc nhớ lâu
- VI. Bài tập phân biệt bộ thủ tiếng Trung
I. Bộ thủ là gì?
Bộ thủ tiếng Trung - 部首 /Bù shǒu/ là phần cơ bản cấu tạo nên chữ Hán và cả chữ Nôm. Một chữ Hán có thể được cấu tạo bởi một hoặc nhiều bộ thủ ghép lại. Hiểu đơn giản hơn, mỗi chữ Hán sẽ có một hoặc nhiều bộ phận tạo thành, mỗi bộ phận đó chính là bộ thủ.Trong nhiều chữ Hán, từ 214 bộ thủ, ta có thể suy đoán được sơ lược về ý nghĩa của từ và cả cách đọc chữ đó. Vì vậy, việc học bộ thủ cực kỳ quan trọng đối với người học luyện thi tiếng Trung.
Theo Wikipedia, phép dùng bộ thủ xuất hiện từ thời nhà Hán trong bộ sách Thuyết văn giải tự (説文解字) của tác giả Hứa Thuận. Bộ sách này hoàn tất vào năm 121 đã liệt kê hơn 9000 chữ Hán và sắp xếp chúng thành 540 nhóm khác nhau, tức là 540 bộ thủ nguyên thủy.
Các học giả sau này đã căn cứ vào 540 bộ thủ mà sàng lọc dần. Phải đến thời nhà Minh, tác giả Mai Ưng Tộ đã sàng lọc chỉ còn 214 bộ thủ vào cuốn Từ vựng (字彙). Và con số 214 bộ thủ này đã được giữ cho đến ngày nay.
II. Ý nghĩa và chức năng của các bộ thủ tiếng Trung
1. Ý nghĩa của bộ thủ tiếng Trung
214 bộ thủ tiếng Trung mang lại rất nhiều lợi ích cho việc cho việc học Hán ngữ, cụ thể:
- Dễ dàng tra cứu chữ Hán: Thông qua bộ thủ, chúng ta có thể dễ dàng tra cứu được ý nghĩa của chữ Hán. Ví dụ: với các từ như 妈妈 (mẹ), 姐姐 (chị gái), 妹妹 (em gái), 她 (cô gái) đều có chung bộ nữ 女 /nǚ/. Do đó, ý nghĩa của chúng đều liên quan đến người phụ nữ.
-
- Dễ dàng ghi nhớ cách viết: Các bộ thủ trong tiếng Trung giúp người học dễ dàng ghi nhớ cách viết sao cho chữ viết chuẩn, đẹp và đủ nét. Bên cạnh đó, thông qua bộ thủ, người học dễ dàng đoán được ý nghĩa của một chữ Hán dựa vào ý nghĩa của các bộ thủ cấu thành. Ví dụ từ bộ mộc 木/mù/ (chỉ có một cái cây) ➡ 林/lín/: rừng (hai cái cây chụm lại tạo thành rừng cây) ➡ 森/sēn/: rừng rậm (3 cái cây đứng cạnh nhau tạo thành rừng rậm.)
-
Bộ Mộc 木/mù/
Chữ Lâm 林 /lín/
Chữ 森/sēn/
- Dễ dàng đoán được cách phát âm chữ Hán: Dựa trên cách đọc của bộ thủ cấu thành, bạn có thể đoán được cách phát âm của một chữ Hán. Ví dụ: Với bộ thanh 青/qīng/ thì các từ liên quan đến bộ thủ này chắc chắn sẽ có cách phát âm là “qing” với thanh điệu khác nhau như: 请/qǐng/: mời, 清/qīng/: trong suốt, 情/qíng/: tình cảm, 晴/qíng/: nắng.
-
Bộ Thanh 青/qīng/: màu xanh
Chữ 请/qǐng/: mời
Chữ 清/qīng/: trong suốt
Chữ 情/qíng/: tình cảm
Chữ 晴/qíng/: nắng
2. Chức năng của bộ thủ tiếng Trung
214 bộ thủ chữ Hán có chức năng dễ nhận diệt nhất đó là giúp phân chia các loại chữ Hán. Căn cứ vào các bộ thủ tiếng Trung, việc biên soạn từ điển cũng sẽ có quy củ hơn. 214 bộ thủ còn có công dụng biểu nghĩa tuy không hẳn chính xác nhưng giúp người đọc có thể suy ra nghĩa gốc, ví dụ như:
- Chữ 看 (Khán): nghĩa là nhìn, có 手 (thủ) bên trên và 目 (mục) bên dưới, biểu thị hình ảnh một bàn tay che lên mắt, có thể dễ dàng suy luận ra ý nghĩa mà từ biểu thị đó là "nhìn".
- Chữ 柏 (Bách): tên một loại cây gỗ như bách tán, có bộ 木 (mộc) bên trái và chữ 白 (bạch) bên phải, nhắc rằng chữ này liên quan đến cây gỗ.
Ngoài ra, 214 bộ thủ còn được dùng để gợi nghĩa được khai thác nhiều trong chữ Nôm của người Việt.
III. Thứ tự và vị trí của các bộ thủ
Thứ tự của 214 bộ thủ sẽ căn cứ vào số nét. Bộ thủ đơn giản nhất chỉ có một nét, còn bộ thủ phức tạp nhất sẽ có 17 nét. Vị trí của bộ thủ không cố định mà tùy vào mỗi chữ có thể ở trên, dưới, bên trái hay phải của chữ, cụ thể:
Vị trí 214 bộ thủ | Bộ thủ |
Bên trái |
Chữ 略 (Lược) gồm 2 bộ :
Trong đó: Bộ 田 (Điền) nằm bên trái bộ 各 (Các). |
Bên phải |
Chữ 期 (Kỳ) gồm 2 bộ :
Trong đó: Bộ 其 (Kỳ) nằm bên phải bộ 月 (Nguyệt). |
Bên trên |
|
Bên dưới |
Chữ 志 (Chí) gồm 2 bộ :
Trong đó: bộ 心 (Tâm) nằm bên dưới bộ 士 (Sĩ). |
Trên và dưới |
Chữ 亘 (Tuyên) gồm 2 bộ là:
Trong đó, bộ 二 (Nhị) nằm ở vị trí trên và dưới của bộ 日 (Nhật). |
Giữa |
Chữ 昼 (Trú) gồm có 3 bộ:
Trong đó, bộ 尺 (Xích) ở trên ở giữa hai bộ 日 (Nhật) và bộ 一 (Nhất) ở dưới. |
Góc trên bên trái |
Chữ 房 (Phòng) gồm có 2 bộ :
Trong đó bộ 戸 (Hộ) nằm ở góc trên bên trái bộ 方 (Phương). |
Góc trên bên phải |
Chữ 式 (Thức) gồm có 2 bộ :
Trong đó, bộ 弋 (Dặc) nằm ở góc trên bên phải bộ 工 (Công). |
Góc dưới bên trái |
Chữ 起 (Khởi) gồm có 2 bộ:
Trong đó bộ 走 (Tẩu) nằm ở góc dưới bên trái bộ 己 (kỷ). |
Đóng khung |
Chữ 国 (Quốc) gồm có 2 bộ:
Trong đó bộ 囗 (Vi) đóng khung bộ 玉 (Ngọc). |
Khung mở bên dưới |
Chữ 間 (Gian) gồm 2 bộ :
Trong đó bộ 日 (Nhật) nằm ở khung mở bên dưới bộ 門 (Môn). |
Khung mở bên trên |
Chữ 凷 (Khối) gồm có 2 bộ :
Trong đó bộ 土 (Thổ) nằm ở khung mở bên trên của bộ 凵 (Khảm). |
Khung mở bên phải |
Chữ 医 (Y) gồm có 2 bộ :
Trong đó, bộ 矢 (Thỉ) nằm ở vị trí khung mở bên phải của bộ 匚 (Phương). |
Trái và phải |
Chữ 街 (Nhai) gồm có 2 bộ:
Trong đó, bộ 行 (Hàng/Hành) được tách ra nằm ở phía bên trái và bên phải của bộ 圭 (Khuê). |
Đan xen |
Chữ 坐 (tọa) gồm hai bộ :
Trong đó, bộ 人 (nhân đan xen cả hai bên của bộ 土 (thổ). 噩 (ngạc) gồm có hai bộ:
Trong đó, bộ bốn 口 (khẩu) đan xen ở 4 vị trí của bộ 王 (vương). |
IV. Tổng hợp 214 bộ thủ tiếng Trung và cách viết
1. Bộ 1 nét
STT | 214 Bộ thủ /Pinyin | Tên bộ/Nghĩa | Ảnh động | ||
1 | Nhất: Số một, thứ nhất | ||||
2 | Cổn: Nét sổ | ||||
3 | Chủ: Nét chấm | ||||
4 | Phiệt: Nét phẩy | ||||
5 | Ất: Ất, vị trí thứ 2 trong thiên can | ||||
6 | Quyết: Cái móc, nét sổ móc |
2. Bộ 2 nét
STT | 214 Bộ thủ/Pinyin | Tên bộ/Nghĩa | Ảnh động | ||
7 | Nhị: Số hai | ||||
8 | Đầu: Đầu | ||||
9 | Nhân: Người | ||||
10 | Nhi: Trẻ con | ||||
11 | Nhập: Vào, thâm nhập | ||||
12 | Bát: Số tám | ||||
13 | Quynh: Vùng biên giới, hoang địa | ||||
14 | Mịch: Khăn quàng | ||||
15 | Băng: Băng, nước đá | ||||
16 | Kỷ: Ghế dựa | ||||
17 | Khảm: Há miệng | ||||
18 | Đao: Con dao, cây đao | ||||
19 | Lực: Sức mạnh | ||||
20 | Bao: Bao bọc | ||||
21 | Chủy: Cái thìa | ||||
22 | Phương: Tủ đựng hình vuông | ||||
23 | Hễ: Che đậy, giấu diếm | ||||
24 | Thập: Số mười | ||||
25 | Bốc: Xem bói | ||||
26 | Tiết: Đốt tre | ||||
27 | Hán: Sườn núi, vách đá | ||||
28 | Khư, tư: Riêng tư | ||||
29 | Hựu: Lại, một lần nữa |
3. Bộ 3 nét
STT | 214 Bộ thủ/ Pinyin | Tên bộ & Nghĩa | Ảnh động | ||
30 | Khẩu: Cái Miệng | ||||
31 | Vi: Vây quanh | ||||
32 | Thổ: Đất | ||||
33 |
士 shì |
Sĩ: Kẻ sĩ | |||
34 | Truy: Đến từ phía sau | ||||
35 | Tuy: Đi chậm | ||||
36 | Tịch: Đêm tối | ||||
37 | Đại: To lớn | ||||
38 | Nữ: Nữ giới | ||||
39 | Tử: Con | ||||
40 | Miên: Mái nhà | ||||
41 |
Thốn: “Tấc” (Đo chiều dài) |
||||
42 | Tiểu: Nhỏ bé | ||||
43 | Uông: Yếu đuối | ||||
44 | Thi: Xác chết | ||||
45 |
屮 |
Triệt: Mầm non | |||
46 | Sơn: Núi | ||||
47 |
巛 chuān |
Xuyên: Sông | |||
48 | Công: Công việc, người thợ | ||||
49 | Kỷ: Bản thân | ||||
50 | Cân: Cái khăn | ||||
51 | Can: Làm, can dự | ||||
52 | Yêu: Nhỏ nhắn | ||||
53 | Nghiễm: Mái nhà | ||||
54 | Dẫn: Bước dài | ||||
55 | Củng: Chắp tay | ||||
56 | Dặc: Bắn, chiếm lấy | ||||
57 | Cung: Cái cung | ||||
58 | Ký: Đầu con nhím | ||||
59 | Sam: Lông, tóc dài | ||||
60 | Xích: Bước chân trái |
4. Bộ 4 nét
STT | 214 bộ thủ/Pinyin | Tên bộ/Nghĩa | Ảnh động | ||
61 | Tâm: Trái tim, tâm trí | ||||
62 | Qua: Cây qua (một loại binh khí dài) | ||||
63 | Hộ: Cửa một cánh | ||||
64 | Thủ: Tay | ||||
65 |
支 zhī |
Chi: Cành cây | |||
66 | Phộc: Đánh khẽ | ||||
67 | Văn: Văn chương | ||||
68 | Đấu: Cái đấu để dong | ||||
69 |
斤 jīn |
Cân: Cái rìu | |||
70 | Phương: Hình vuông | ||||
71 | Vô: Không | ||||
72 | Nhật: Ngày, mặt trời | ||||
73 | Viết: Nói | ||||
74 | Nguyệt: Tháng, mặt trăng | ||||
75 |
木 mù |
Mộc: Gỗ, cây | |||
76 |
欠 qiàn |
Khiếm: Khiếm khuyết | |||
77 |
止 zhǐ |
Chỉ: Dừng lại | |||
78 |
歹 dǎi |
Đãi: Xấu xa | |||
79 |
殳 shū |
thù/Cái gậy, binh khí dài | |||
80 |
毋 wú |
Vô: Chớ, đừng | |||
81 |
比 bǐ |
Tỉ: So sánh | |||
82 |
毛 máo |
Mao: Lông | |||
83 |
氏 shì |
Thị: Họ | |||
84 |
气 qì |
Khí: Hơi nước, hơi thở | |||
85 |
水(氵) shǔi |
Nước: Nước | |||
86 |
火(灬) huǒ |
Hỏa: Lửa | |||
87 |
爪 zhǎo |
Trảo: Móng vuốt | |||
88 |
父 fù |
Phụ: Cha | |||
89 |
爻 yáo |
Hào: Hào âm, hào dương | |||
90 |
爿 qiáng |
Tường: Mảnh gỗ, cái giường | |||
91 |
片 piàn |
Phiến: Mảnh, tấm, miếng | |||
92 |
牙 yá |
Nha: Răng | |||
93 |
牛( 牜) níu |
Ngưu: Trâu, bò | |||
94 |
犬(犭) quǎn |
Khuyển: Con chó |
5. Bộ 5 nét
STT | 214 Bộ thủ/Pinyin | Tên bộ/Nghĩa | Ảnh động | ||
95 |
玄 xuán |
Huyền: Huyền bí | |||
96 |
玉 yù |
Ngọc: Đá quý, ngọc | |||
97 |
瓜 guā |
Qua: Quả dưa | |||
98 |
瓦 wǎ |
Ngõa: Ngói | |||
99 |
甘 gān |
Cam: Ngọt | |||
100 |
生 shēng |
Sinh: Sinh đẻ, sinh sống | |||
101 |
用 yòng |
Dụng: Dùng | |||
102 |
田 tián |
Điền: Ruộng | |||
103 |
疋(匹) pǐ |
Thất: Đơn vị đo chiều dài | |||
104 |
疒 nǐ |
Nạch: Bệnh tật | |||
105 |
癶 bǒ |
Bát: Gạt ngược lại, trở lại | |||
106 |
白 bái |
Bạch: Màu trắng | |||
107 |
皮 pí |
Bì: Da | |||
108 |
皿 mǐn |
Mãnh: Bát đĩa | |||
109 |
目 mù |
Mục: Mắt | |||
110 |
矛 máo |
Mâu: Cây giáo | |||
111 |
矢 shǐ |
Thỉ: Mũi tên | |||
112 |
石 shí |
Thạch: Đá | |||
113 |
示(礻) shì |
thị (kỳ): Chỉ thị | |||
114 |
禸 róu |
Nhựu: Vết chân | |||
115 |
禾 hé |
Hòa: Cây lúa | |||
116 |
穴 xué |
Huyệt: Hang lỗ | |||
117 |
立 lì |
Lập: Đứng, thành lập |
6. Bộ 6 nét
STT | 214 Bộ thủ/ Pinyin | Tên bộ/Nghĩa | Ảnh động | ||
118 |
竹’ zhú |
Trúc: Tre, trúc | |||
119 |
米 mǐ |
Mễ: Gạo | |||
120 |
糸(糹–纟) mì |
Mịch: Sợi tơ nhỏ | |||
121 |
缶 fǒu |
Phẫu: Đồ sành | |||
122 |
网(罒– 罓) wǎng |
Võng: Cái lưới | |||
123 |
羊 yáng |
Dương: Con dê | |||
124 |
羽 yǚ |
Vũ: Lông vũ | |||
125 |
老 lǎo |
Lão: Già | |||
126 |
而 ér |
Nhi: Mà, và | |||
127 |
耒 lěi |
Lỗi: Cái cày | |||
128 |
耳 ěr |
Nhĩ: tai, lỗ tai | |||
129 |
聿 yù |
Duật: Cây bút | |||
130 |
肉 ròu |
Nhục: Thịt | |||
131 |
臣 chén |
Thần: Bầy tôi | |||
132 |
自 zì |
Tự: Bản thân | |||
133 |
至 zhì |
Chí: Đến | |||
134 |
臼 jiù |
Cữu: Cái cối | |||
135 |
舌 shé |
Thiệt: Cái lưỡi | |||
136 |
舛 chuǎn |
Suyễn: Sai lầm | |||
137 |
舟 zhōu |
Chu: Cái thuyền | |||
138 |
艮 gèn |
Cấn: Quẻ Cấn | |||
139 |
色 sè |
Sắc: Màu, nữ sắc, dáng vẻ | |||
140 |
艸(艹) cǎo |
Thảo: Cỏ | |||
141 |
虍 hū |
Hổ: Vằn vện | |||
142 |
虫 chóng |
Trùng: Sâu bọ | |||
143 |
血 xuè |
Huyết: Máu | |||
144 |
行 xíng |
Hành: Đi, thi hành | |||
145 |
衣(衤) yī |
Y: Áo | |||
146 |
襾 yà |
Á: Che đậy, úp lên |
7. Bộ thủ 7 nét
STT | 214 bộ thủ/Pinyin | Tên bộ/Nghĩa | Ảnh động | ||
147 |
見( 见) jiàn |
Kiến: Trông thấy | |||
148 |
角 jué |
Giác: Góc, sừng thú | |||
149 |
言(讠) yán |
Ngôn: Nói | |||
150 |
谷 gǔ |
Cốc: Hang | |||
151 |
豆 dòu |
Đậu: Hạt đậu | |||
152 |
豕 shǐ |
Thỉ: Con heo, con lợn | |||
153 |
豸 zhì |
Trãi: Loài sâu không chân | |||
154 |
貝(贝) bèi |
Bối: Vật báu | |||
155 |
赤 chì |
Xích: Màu đỏ | |||
156 |
走 zǒu |
Tẩu: Đi,chạy | |||
157 |
足 zú |
Thất: Chân, đầy đủ | |||
158 |
身 shēn |
Thân: Thân thể | |||
159 |
車(车) chē |
Xa: Chiếc xe | |||
160 |
辛 xīn |
Tân: Vất vả, cay đắng | |||
161 |
辰 chén |
Thần: Thìn (chi thứ 5 trong 12 chi) | |||
162 |
辵(辶 ) chuò |
Sước: Bước đi | |||
163 |
邑(阝) yì |
Ấp: Vùng đất | |||
164 |
酉 yǒu |
Dậu: Gà | |||
165 |
釆 biàn |
Biện: Phân biệt | |||
166 |
里 lǐ |
Lí: Dặm, làng |
8. Bộ 8 nét
STT | 214 Bộ thủ/Pinyin | Tên bộ/Nghĩa | Ảnh động | ||
167 |
金 jīn |
Kim: Kim loại, vàng | |||
168 |
長(镸– 长) cháng |
Trường: Dài | |||
169 |
門(门) mén |
Môn: Cửa | |||
170 |
阜(阝) fù |
Phụ: Đống đất, gò đất | |||
171 |
隶 dài |
Đãi: Kịp, đến kịp | |||
172 |
隹 zhuī |
Chuy, truy: Chim đuôi ngắn | |||
173 |
雨 yǚ |
Vũ: Mưa | |||
174 |
青(靑) qīng |
Thanh: Màu xanh | |||
175 |
非 fēi |
Phi: Không |
9. Bộ 9 nét
STT | 214 Bộ thủ/Pinyin | Tên bộ/Nghĩa | Ảnh động | ||
176 |
面( 靣) miàn |
Diện: Mặt | |||
177 |
革 gé |
Cách: Cải cách | |||
178 |
韋(韦) wéi |
Vĩ: Da thuộc | |||
179 |
韭 jiǔ |
Phỉ: Rau hẹ | |||
180 |
音 yīn |
Âm: Âm thanh | |||
181 |
頁(页) yè |
Hiệt: Trang giấy | |||
182 |
風(凬–风) fēng |
Phong: Gió | |||
183 |
飛(飞) fēi |
Phi: Bay | |||
184 |
食( 飠–饣) shí |
Thực: Ăn | |||
185 |
首 shǒu |
Thủ: Đầu | |||
186 |
香 xiāng |
Hương: Mùi hương |
10. Bộ 10 nét
STT | 214 Bộ thủ/Pinyin | Tên bộ/Nghĩa | Ảnh động | ||
187 |
馬( 马) mǎ |
Mã: Con ngựa | |||
188 |
骫 gǔ |
Cốt: Xương | |||
189 |
高 gāo |
Cao: Cao | |||
190 |
髟 biāo |
Bưu, tiêu: Tóc dài, sam cỏ phủ mái nhà | |||
191 |
鬥 dòu |
Đấu: Chiến đấu | |||
192 |
鬯 chàng |
Xưởng: Rượu nếp, bao đựng cung | |||
193 |
鬲 gé |
Cách: Cái đỉnh | |||
194 |
鬼 gǔi |
Quỷ: Con quỷ |
11. Bộ 11 nét
STT | 214 Bộ thủ/Pinyin | Tên bộ/Nghĩa | Ảnh động | ||
195 |
魚( 鱼) yú |
Ngư: Con cá | |||
196 |
鳥(鸟) niǎo |
Điểu: Con chim | |||
197 |
鹵 lǔ |
Lỗ: Đất mặn | |||
198 |
鹿 lù |
Lộc: Con huơu | |||
199 |
麥(麦) mò |
Mạch: Lúa mạch | |||
200 |
麻 má |
Ma: Cây gai |
12. Bộ 12 nét
STT | 214 Bộ thủ/pinyin | Tên bộ/Nghĩa | Ảnh động | ||
201 |
黃 huáng |
Hoàng: Màu vàng | |||
202 |
黍 shǔ |
Thử: Lúa nếp | |||
203 |
黑 hēi |
Hắc: Màu đen | |||
204 |
黹 zhǐ |
Chỉ: May áo |
13. Bộ 13 nét
STT | 214 Bộ thủ/Pinyin | Tên bộ/Nghĩa | Ảnh động | ||
205 |
黽 mǐn |
Mãnh: Con ếch | |||
206 |
鼎 dǐng |
Đỉnh: Cái đỉnh | |||
207 |
鼓 gǔ |
Cổ: Cái trống | |||
208 |
鼠 shǔ |
Thử: Con chuột |
14. Bộ 14 nét
STT | 214 Bộ thủ/Pinyin | Tên bộ/Nghĩa | Ảnh động | ||
209 |
鼻 bí |
Tỵ: Cái mũi | |||
210 |
齊(斉–齐) qí |
Tề: Ngang bằng |
15. Bộ 15 nét
STT | 214 Bộ thủ/Pinyin | Tên bộ/Nghĩa | Ảnh động | ||
211 |
齒(歯 –齿) chǐ |
Xỉ: Răng |
16. Bộ 16 nét
STT | 214 Bộ thủ/Pinyin | Tên bộ/Nghĩa | Ảnh động | ||
212 |
龍(龙) lóng |
Long: Con rồng | |||
213 |
龜(亀–龟) guī |
Quy: Con rùa |
17. Bộ 17 nét
STT | 214 Bộ thủ/Pinyin | Tên bộ/Nghĩa | Ảnh động | ||
214 |
龠 yuè |
Dược: Sáo 3 lỗ |
Tải file 214 bộ thủ tại đây:
V. Bật mí 50 bộ thủ thường dùng trong tiếng Trung
Việc học 214 bộ thủ tiếng Hán sẽ bạn có khả năng sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc một cách thành thạo. Tuy nhiên, với những người chỉ có nhu cầu học tiếng Trung nền tảng, sơ cấp thì có thể học 50 bộ thường dùng dưới bảng sau:
STT | Bộ thủ/Phiên âm | Hán việt | Ví dụ | ||
1 | 人(亻)/rén | Nhân | 他: Anh ấy | ||
2 | 刀(刂)/dāo | Đao | 忍: Nhẫn nhịn | ||
3 | 力/lì | Lực | 力量: Sức mạnh | ||
4 | 口/kǒu | Khẩu | 叫: Gọi | ||
5 | 囗/wéi | Vi | 周围: Chu vi | ||
6 | 土/tǔ | Thổ | 坐: Ngồi | ||
7 | 大/dà | Đại | 达: Đạt | ||
8 | 女/nǚ | Nữ | 妈: Mẹ | ||
9 | 宀/mián | Miên | 家: Nhà | ||
10 | 山/shān | Sơn | 山: Núi | ||
11 | 广/guǎng | Quảng | 广: Rộng | ||
12 | 心 (忄)/xīn | Tâm | 愿: Nguyện | ||
13 | 彳/chì | Xích | 行: Thực hiện, làm | ||
14 | 日/rì | Nhật | 晴: Nắng | ||
15 | 手 (扌)/shǒu | Thủ | 指: Chỉ | ||
16 | 木/mù | Mộc | 杯: Cốc, ly | ||
17 | 水 (氵)/shǔi | Thủy (chấm thủy) | 海: Biển | ||
18 | 火(灬)/huǒ | Hòa | 燃: Cháy | ||
19 | 牛( 牜)/níu | Ngưu | 牛: Con bò | ||
20 | 冫/bīng | Băng | 冰: Băng | ||
21 | 勹/bāo | Bao | 包: Ôm | ||
22 | 犬 (犭)/quản | Khuyển | 狗: Chó | ||
23 | 玉/yù | Ngọc | 国: Đất nước | ||
24 | 田/tián | Điền | 男: Nam | ||
25 | 又/yòu | Hựu | 又: Lại (lần nữa) | ||
26 | 目/mù | Mục | 看: Nhìn, xem | ||
27 | 石/shí | Thạch | 碎: Vỡ | ||
28 | 十/Shí | Thập | 十三: Mười ba | ||
29 | 竹/zhú | Trúc | 第: Thứ (số thứ tự) | ||
30 | 米/mǐ | Mễ | 数: Số | ||
31 | 糸 (糹-纟)/mì | Mịch | 系统: Hệ thống | ||
32 | 肉/ròu | Nhục | 肉: Thịt | ||
33 | 艸 (艹)/cǎo | Thảo | 花: Hoa | ||
34 | 虫/chóng | Trùng | 昆虫: Côn trùng | ||
35 | 衣 (衤)/yī | Y | 衬衫: Áo somi | ||
36 | 言 (讠)/yán | Ngôn | 语言: Ngôn ngữ | ||
37 | 贝/bèi | Bối | 宝贝: Bảo bối | ||
38 | 足/zú | Túc | 足球: Bóng đá | ||
39 | 车/chē | Xa | 汽车: Xe hơi | ||
40 | 立/lì | Lập | 位: Vị (ngài) | ||
41 | 入/rù | vào | 进入: Đi vào | ||
42 | 金(钅)/jīn | Kim | 钱: Tiền | ||
43 | 门/mén | Môn | 们: Chúng (chỉ người) | ||
44 | 几/jī | Kỉ | 机会: Cơ hội | ||
45 | 雨/yǔ | Vũ | 雪: Tuyết | ||
46 | 小/xiǎo | Tiểu | 秒: Giây | ||
47 | 文/wén | Văn | 纹: (hoa) văn | ||
48 | 马/mǎ | Mã | 斑马: Ngựa vằn | ||
49 | 鱼/yú | Ngư | 海鲜: Hải sản | ||
50 | 鸟/niǎo | Điểu | 鸡: Con chim |
VI. Phân biệt khái niệm bộ thủ và bộ (thiên bàng)
Có rất nhiều người học tiếng Trung nhầm lẫn "bộ" và "bộ thủ" cùng một khái niệm. Tuy nhiên, cách hiểu này không đúng mặc dù bộ và bộ thủ có mối liên quan mật thiết với nhau nhưng lại là hai khái niệm khác nhau.
Bộ (thiên bàng) là bộ phận cấu thành chữ hợp thể. Ở thời kỳ cổ đại, người ta gọi phần bên trái của các chữ hợp thể có kết cấu trái phải là “thiên”, phần bên trong gọi là "bàng". Kết cấu này tạo nên tên gọi của các bộ phận cấu tạo nên chữ hợp thể ngày nay gọi là thiên bàng (bộ).
Bộ thủ chính là trung tâm của các bộ và là những bộ mang tính chất có thể phân loại hình dạng chữ. Khái niệm này được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu biên tập chữ và được xây dựng dựa trên nền tảng kết cấu chữ Hán.
Lưu ý: Phần lớn chữ Hán là chữ hợp thể, dùng đẻ chỉ những chữ có hai hoặc nhiều hơn hai đơn vị cấu thành và những đơn vị đó được gọi là bộ (thiên bàng).
Ví dụ:
- Chữ 明 được tạo thành bởi bộ 日 và bộ 月.
- Chữ 字 được tạo thành bởi bộ 宀 và bộ 子.
V. Hướng dẫn cách học 214 bộ thủ nhanh thuộc nhớ lâu
Có rất nhiều phương pháp học 214 bộ thủ tiếng Trung đơn giản hiệu quả, giúp ghi nhớ lâu. Sau đây, Prep sẽ bật mí những cách học các bộ thủ trong tiếng Trung phù hợp nhất bạn có thể tham khảo!
1. Luyện viết chữ Hán hằng ngày
Trong tiếng Trung có khoảng hơn 50 nghìn từ. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải biết tất cả bởi vì ngay cả những người bản địa Trung Quốc cũng không thể biết hết được. Rất nhiều từ lặp lại ở tiếng Trung. Như vậy, chỉ cần nhớ khoảng 500 từ thông dụng là bạn đã có thể sử dụng tiếng Trung hiệu quả. Vì vậy, hãy cố gắng học những từ cơ bản theo chủ đề và luyện viết chúng hằng ngày.
Với các bộ thủ thông dụng thì bạn có thể học những từ liên quan đến bộ thủ đó và suy ra ý nghĩa. Sau đó, bạn hãy cố gắng luyện viết chúng để ghi nhớ.
2. Học theo phương pháp chiết tự
Chiết tự là phương pháp học 214 bộ thủ tiếng Trung mang đến hiệu quả cao, ghi nhớ chữ nhanh. Lấy ví dụ về cách học này để bạn dễ hình dung:
- Ví dụ 1: Chữ 安 (Ān): an toàn, an tâm, an nhiên. Chữ này được ghép bởi các bộ thủ sau:
- Ở trên là bộ Miên 宀 , có nghĩa là mái nhà, mái đậy.
- Ở dưới là bộ Nữ 女, có nghĩa là người phụ nữ, con gái ➡ Khi người phụ nữ đứng dưới mái nhà thì sẽ rất an toàn.
- Ví dụ 2: Chữ 男 (Nán) Nam: nam giới, đàn ông. Chữ này được ghép bởi 2 bộ thủ:
- Ở trên là bộ Điền 田, có nghĩa là ruộng đất, đồng ruộng
- Ở dưới là bộ Lực 力, có nghĩa là sức mạnh, khỏe mạnh ➡ Người dùng lực để “nâng” ruộng đất lên vai là người đàn ông khỏe mạnh
- Ví dụ 3: Chữ “休“ nghĩa là Hưu: nghỉ ngơi, về hưu. Chữ này được ghép bởi 2 bộ thủ:
- Bộ Nhân 人, có nghĩa là người
- Bộ Mộc 木, có nghĩa là gốc cây ➡ Con người khi lao động mệt nhọc sẽ ngồi nghỉ ở gốc cây.
3. Cố gắng ghi nhớ thật kỹ chữ tượng hình
Trong tiếng Hán sẽ có rất nhiều chữ được mô phỏng theo hình dáng của sự vật (chữ tượng hình). Đó có thể là những hình vẽ hay kiểu phác thảo gần giống với vật mà ta có thể quan sát bằng mắt như mặt trăng, con mắt, mặt trời,... Chữ tượng hình Trung Quốc nằm ở dạng chữ độc thể. Nó cũng có thể là những bộ chữ tạo ra trực quan sinh động cho người học. Chữ hội ý và chữ tượng hình là loại chữ thể hiện được lối tư duy trí tuệ của người xưa. Lấy ví dụ:
- Bộ Mộc “木” có nghĩa là cây, khi hai bộ Mộc 木 đứng cạnh nhau sẽ tạo thành chữ 林 (rừng).
- Chữ 好 có nghĩa là tốt được ghép từ chữ Nữ “女”và chữ Tử “子, ám chỉ việc người phụ nữ sinh được con là việc tốt rồi.
Từ 2 ví dụ trên, bạn có thể áp dụng để ghi nhớ chữ tượng hình tiếng Trung nhanh, mang đến hiệu quả cao.
VI. Bài tập phân biệt bộ thủ tiếng Trung
Học tiếng Trung không chỉ là học từ vựng, mà còn là việc hiểu và phân biệt các bộ thủ. Hãy cùng PREP thực hành với bài tập thú vị dưới đây để nâng cao khả năng nhận diện và ghi nhớ bộ thủ nhé!
Như vậy, bài viết đã bật mí cho bạn chi tiết về 214 bộ thủ chữ Hán. Hy vọng, kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc học chữ Hán và ghi nhớ từ vựng một cách nhanh nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy comment dưới đây để được Prep giải đáp chi tiết nhé!
Bình luận
Tìm kiếm bài viết học tập
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!