Tìm kiếm bài viết học tập
8 chủ điểm ngữ pháp IELTS quan trọng cần ghi nhớ
Ngữ pháp không phải là tất cả trong kỳ thi IELTS – nhưng chắc chắn là một trong những yếu tố quyết định điểm số cao trong cả hai kỹ năng Writing và Speaking. Trong khi Từ vựng giúp bạn thể hiện phong phú ý tưởng, thì chính Ngữ pháp lại là khung xương định hình cho toàn bộ câu văn bạn viết và lời nói bạn phát ra.
Theo tiêu chí chấm điểm chính thức của IELTS, “Grammatical Range and Accuracy” – tạm dịch là "Phạm vi và Độ chính xác về Ngữ pháp" – chiếm đến 25% tổng điểm trong hai kỹ năng trên. Điều đó có nghĩa là chỉ cần mắc lỗi sai ngữ pháp đơn giản, bạn đã có nguy cơ mất cả nửa band điểm.
Đối với người học IELTS Việt Nam, việc học ngữ pháp đôi khi còn là nỗi “ám ảnh” vì đã trải qua nhiều năm học lý thuyết nhưng vẫn chưa thể áp dụng mượt mà khi làm bài thi. Nhưng đừng lo – bài viết này được thiết kế để hệ thống hóa toàn bộ các điểm ngữ pháp IELTS quan trọng nhất, đi kèm ứng dụng thực tế rõ ràng, ví dụ minh họa sát đề thi, và các lỗi sai người Việt thường gặp.
Hãy cùng PREP sẽ đi sâu vào một số ngữ pháp tiếng Anh quan trọng trong IELTS, bắt đầu với hệ thống các thì trong tiếng Anh.

I. Các thì trong tiếng Anh
Nắm vững ngữ pháp IELTS về hệ thống các thì trong tiếng Anh là điểm mấu chốt để diễn đạt chính xác thời gian và tính chất của các sự việc, hành động. Đây là yếu tố cơ bản nhưng lại tạo nên sự khác biệt lớn trong cả bốn kỹ năng IELTS. Bạn cần nắm vững ba nhóm thì chính bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai với các biến thể đi kèm. Mỗi nhóm thì đều có những quy tắc và ứng dụng riêng trong bài thi IELTS.
1. Thì quá khứ

Thì quá khứ diễn tả những sự việc đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ. Trong IELTS, nhóm thì này đặc biệt quan trọng khi bạn mô tả kinh nghiệm cá nhân trong Speaking Part 2 hoặc phân tích dữ liệu lịch sử trong Writing Task 1.
Các thì quá khứ quan trọng trong ngữ pháp IELTS cần nắm vững bao gồm:
Thì |
Công thức |
Cách dùng và dấu hiệu nhận biết |
Ví dụ |
S + V-ed/V2 + O |
|
The population increased dramatically in 2010. (Dân số tăng mạnh vào năm 2010.) |
|
S + was/were + V-ing + O |
|
I was studying when my friend called me. (Tôi đang học khi bạn tôi gọi điện.) |
|
S + had + V3/V-ed + O |
|
By 2005, the company had expanded to 50 countries. (Đến năm 2005, công ty đã mở rộng ra 50 quốc gia.) |
Lỗi thường gặp: Nhiều thí sinh hay nhầm lẫn giữa quá khứ đơn và hiện tại hoàn thành, đặc biệt khi nói về kinh nghiệm. Hãy nhớ rằng quá khứ đơn cần thời gian xác định trong quá khứ, còn hiện tại hoàn thành không nêu thời gian cụ thể.
2. Thì hiện tại

Thì hiện tại không chỉ diễn tả hành động đang xảy ra mà còn dùng để nói về sự thật, thói quen, và các quy luật phổ quát. Đây là nhóm thì được sử dụng nhiều nhất trong cả bốn kỹ năng IELTS.
Các thì hiện tại quan trọng trong ngữ pháp thi IELTS bao gồm:
Thì |
Công thức |
Cách dùng và dấu hiệu nhận biết |
Ví dụ |
S + V(s/es) + O |
|
Children usually spend too much time on electronic devices nowadays. (Trẻ em thường dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử ngày nay.) |
|
S + am/is/are + V-ing + O |
|
The number of people using public transportation is increasing every year. (Số người sử dụng phương tiện công cộng đang tăng mỗi năm.) |
|
S + have/has + V3/V-ed + O |
|
I have lived in this city for 10 years. (Tôi đã sống ở thành phố này được 10 năm.) |
Lỗi thường gặp: Nhiều thí sinh hay nhầm lẫn giữa hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn, đặc biệt khi mô tả biểu đồ trong Writing Task 1. Hãy nhớ rằng hiện tại tiếp diễn thường dùng để mô tả xu hướng đang diễn ra, còn hiện tại đơn dùng cho các phân tích tổng quát.
3. Thì tương lai

Thì tương lai giúp bạn dự đoán, lập kế hoạch và đưa ra các giả định về tương lai. Đây là nhóm thì rất quan trọng trong Speaking Part 3 khi bạn thảo luận về các dự đoán, giải pháp, cũng như trong Writing Task 2 khi bàn về hệ quả và đề xuất.
Cấu trúc ngữ pháp IELTS quan trọng về thì tương lai như sau:
Thì |
Công thức |
Cách dùng và dấu hiệu nhận biết |
Ví dụ |
S + will + V-infinitive + O |
|
I believe technology will revolutionize education in the next decade. (Tôi tin rằng công nghệ sẽ cách mạng hóa giáo dục trong thập kỷ tới.) |
|
S + am/is/are + going to + V-infinitive + O |
|
The government is going to implement new policies next month. (Chính phủ sẽ thực hiện các chính sách mới vào tháng tới.) |
Sự khác biệt giữa "will" và "be going to" là điểm mấu chốt để nâng cao điểm ngữ pháp. "Will" thường dùng cho quyết định tức thời hoặc dự đoán chung, còn "be going to" dùng cho kế hoạch đã định trước hoặc dự đoán dựa trên bằng chứng hiện tại.
Những kiến thức về các thì trong tiếng Anh trên đây chỉ là các cấu trúc ngữ pháp IELTS thường dùng và quan trọng nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về 12 thì trong tiếng Anh, thì bài viết “12 thì trong tiếng Anh: Định nghĩa, cách dùng, công thức, bài tập” sẽ là tài liệu hữu ích để bạn tham khảo đó!
II. Các loại từ trong tiếng Anh quan trọng
Hiểu rõ và sử dụng đúng các loại từ trong tiếng Anh là nền tảng để xây dựng câu đúng ngữ pháp. Đối với người học IELTS, việc phân biệt và áp dụng chính xác các loại từ không chỉ giúp tránh lỗi sai mà còn tăng tính đa dạng cho bài viết và bài nói. Dưới đây là 8 loại từ cơ bản trong tiếng Anh mà bạn cần nắm vững.
1. Danh từ
1.1. Định nghĩa
Danh từ là từ dùng để chỉ người, vật, địa điểm, khái niệm hoặc ý tưởng. Trong câu, danh từ thường đóng vai trò làm chủ ngữ hoặc tân ngữ.

1.2. Phân loại
Phân loại các danh từ sẽ được PREP thể hiện qua bảng sau:
Tiêu chí |
Loại danh từ |
Định nghĩa |
Ví dụ |
Tính chất |
Danh từ cụ thể (Concrete nouns) |
Dùng để chỉ những vật thể có thể nhìn, nghe, ngửi, chạm hoặc cảm nhận được. |
bottle, cat, river |
Danh từ trừu tượng (Abstract nouns) |
Chỉ những khái niệm, cảm xúc, trạng thái không thể nhìn thấy hay chạm vào. |
honesty, strength, freedom |
|
Ý nghĩa |
Danh từ chung (Common nouns) |
Đại diện cho một nhóm người, sự vật hoặc hiện tượng không cụ thể. |
teacher, fruit, chair |
Danh từ riêng (Proper nouns) |
Dùng để gọi tên riêng của một cá nhân, địa điểm, tổ chức, sự kiện... |
Hanoi, Google, Shakespeare |
|
Số lượng |
Danh từ số ít (Singular nouns) |
Dùng để nói đến một đơn vị duy nhất. |
book, apple, phone |
Danh từ số nhiều (Plural nouns) |
Dùng để chỉ từ hai đối tượng trở lên. |
books, apples, phones |
|
Khả năng đếm được |
Danh từ đếm được (Countable nouns) |
Những danh từ có thể đếm được từng cái một. |
pen, computer, banana |
Danh từ không đếm được (Uncountable nouns) |
Những danh từ không thể tách rời để đếm từng đơn vị nhỏ. |
flour, knowledge, happiness |
|
Cấu tạo |
Danh từ ghép (Compound nouns) |
Là sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều từ để tạo ra một danh từ mới. |
keyboard, toothpaste, traffic light |
Danh từ tập hợp (Collective nouns) |
Chỉ nhóm người, vật hoặc sự vật được xem là một thể thống nhất. |
family, committee, audience |
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về danh từ chung/danh từ riêng và danh từ đếm được/không đếm được, hai bài viết này sẽ cung cấp kiến thức hữu ích cho bạn:
1.3. Chức năng và vị trí
Chức năng và vị trí của danh từ trong câu đó là:
Chức năng |
Vị trí |
Ví dụ |
Làm chủ ngữ (Subject) |
Đứng đầu câu để chỉ người, vật hoặc hiện tượng thực hiện hành động. |
Students study hard before exams. |
Làm tân ngữ |
Đứng sau động từ để chỉ đối tượng bị tác động trực tiếp bởi hành động. |
She reads books every night. |
Bổ ngữ cho chủ ngữ |
đứng sau động từ nối (linking verb) như be, become, seem… để giải thích hoặc định danh cho chủ ngữ. |
My father is a doctor. |
Bổ ngữ cho tân ngữ |
Đứng sau tân ngữ để bổ nghĩa hoặc giải thích cho tân ngữ. |
They elected him president. |
2. Động từ
2.1. Định nghĩa
Động từ là từ dùng để diễn tả hành động, trạng thái, sự tồn tại, hoặc trải nghiệm của chủ ngữ trong câu. Động từ là thành phần bắt buộc trong mọi câu tiếng Anh hoàn chỉnh – không có động từ, câu sẽ không có ý nghĩa trọn vẹn.

2.2. Phân loại
Phân loại các loại động từ như sau:
Loại động từ |
Định nghĩa |
Ví dụ |
|
Động từ chỉ hành động |
Nội động từ (Intransitive verbs) |
Là những động từ không cần tân ngữ đi kèm, hành động chỉ liên quan đến chủ thể. Nếu có giới từ đi sau thì nó đi kèm với cụm từ khác chứ không phải là tân ngữ trực tiếp. |
|
Ngoại động từ (Transitive verbs) |
Là động từ cần có tân ngữ theo sau để hoàn thành ý nghĩa. Hành động của chủ ngữ tác động trực tiếp đến người hoặc vật khác. |
|
|
Động từ vừa là nội, vừa là ngoại (Ambitransitive verbs) |
Một số động từ có thể vừa dùng như nội động từ, vừa dùng như ngoại động từ, tùy vào ngữ cảnh sử dụng. |
|
|
Động từ chỉ trạng thái (Stative verbs) |
Là những động từ miêu tả cảm xúc, suy nghĩ, sở hữu hoặc giác quan, không mô tả hành động thực hiện. Thường không dùng ở thì tiếp diễn. |
|
|
Liên động từ (Linking verbs) |
Là động từ kết nối chủ ngữ với thông tin mô tả về nó – không diễn tả hành động mà giúp mô tả trạng thái, bản chất. |
|
|
Động từ khuyết thiếu (Modal Verbs) |
Dùng để thể hiện khả năng, sự cho phép, nghĩa vụ, dự đoán, hay yêu cầu. Luôn đi kèm với động từ nguyên thể phía sau. |
|
Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về cách phân biệt nội động từ và ngoại động từ kèm bài tập thực hành, hãy tham khảo bài viết “Nội động từ và ngoại động từ: Ý nghĩa, cách dùng & bài tập có đáp án” nhé!
2.3. Vị trí
Vị trí của động từ như sau:
Vị trí |
Mô tả |
Ví dụ minh họa |
Sau chủ ngữ (Subject) |
Đây là vị trí phổ biến nhất của động từ – đứng ngay sau chủ ngữ để thể hiện hành động hoặc trạng thái. |
He works in a hospital. |
Sau trợ động từ (Auxiliary verb) |
Trong các thì hoàn thành, bị động, hoặc câu phủ định – động từ chính đi sau trợ động từ. |
She has finished her homework. |
Sau từ để hỏi trong câu nghi vấn |
Trong câu hỏi dạng WH-questions, động từ thường đi sau trợ động từ và chủ ngữ. |
What do you like? |
Đứng đầu câu (mệnh lệnh) |
Trong câu mệnh lệnh, động từ nguyên thể đứng đầu câu để thể hiện yêu cầu hoặc chỉ dẫn. |
Close the door. |
Trước tính từ (với liên động từ) |
Một số động từ (be, seem, become...) đứng trước tính từ để mô tả trạng thái của chủ ngữ. |
He looks tired. |
Trước tân ngữ (với ngoại động từ) |
Động từ ngoại động từ luôn đi trước tân ngữ – là đối tượng nhận hành động. |
She wrote a letter. |
Sau trạng từ chỉ tần suất |
Trạng từ như always, often, never, usually thường đứng trước động từ thường hoặc giữa trợ động từ và V chính. |
He always arrives early. She has never eaten sushi. |
3. Tính từ
3.1. Định nghĩa
Tính từ (Adjective) là từ dùng để miêu tả tính chất, trạng thái, đặc điểm của người, sự vật, sự việc hoặc hiện tượng. Tính từ giúp bổ sung thông tin cho danh từ hoặc đại từ mà nó đi kèm, giúp làm phong phú và chi tiết thông tin cung cấp.
3.2. Phân loại
Phân loại tính từ như sau:
Loại tính từ |
Giải thích |
Ví dụ minh họa |
Từ hạn định (Determiner) |
Bao gồm mạo từ (a, an, the), tính từ sở hữu (my, your, his, her, their), hoặc đại từ chỉ định (this, that, these, those). |
A, an, the, his, my, this, that,... |
Số lượng (Quantity) |
Dùng để chỉ số lượng cụ thể hoặc không cụ thể của danh từ. |
One, two, many, several,... |
Ý kiến, cảm xúc (Opinion) |
Diễn tả cảm nhận, đánh giá chủ quan. |
Funny, boring, lovely,... |
Kích cỡ (Size) |
Chỉ độ lớn, chiều cao, độ rộng... của danh từ. |
Tall, high, narrow, huge, big,... |
Độ tuổi / thời gian tồn tại (Age) |
Chỉ tuổi hoặc mức độ cũ/mới. |
Ancient, brand-new,... |
Hình dạng (Shape) |
Diễn tả hình dáng bên ngoài hoặc cấu trúc. |
Rectangular, round, circular,... |
Màu sắc (Color) |
Chỉ màu của danh từ. |
Navy, blue, white, pink, black,... |
Nguồn gốc / Chất liệu (Origin / Material) |
Nói về xuất xứ hoặc chất liệu tạo nên sự vật. |
Chinese, Vietnamese, glass, metal,... |
Chủng loại / Mục đích (Qualifier / Purpose) |
Miêu tả loại, chức năng hoặc mục đích sử dụng của danh từ. |
Cooking, sleeping, baking, writing,... |
Bên cạnh việc hiểu rõ về các loại tính từ, bạn cũng cần hiểu về thứ tự sắp xếp các tính từ với nhau. Trong một cụm danh từ có nhiều tính từ, thứ tự thường là OSASCOMP (Opinion - Size - Age- Shape - Color- Origin - Material - Purpose).

3.3. Vị trí
Vị trí của tính từ trong câu như sau:
Vị trí |
Giải thích |
Ví dụ minh họa |
Trước danh từ |
Đây là vị trí phổ biến nhất – tính từ đứng ngay trước danh từ mà nó bổ nghĩa. |
a cold drink, an intelligent student |
Sau động từ nối (linking verbs) |
Dùng để mô tả trạng thái của chủ ngữ sau các động từ như be, look, feel, seem... |
She is happy., This soup smells delicious. |
Sau một số đại từ bất định |
Khi đi sau từ như something, nothing, someone... để bổ nghĩa. |
I want something sweet. |
Trong các cụm so sánh hơn hoặc nhất |
Tính từ nằm trong cấu trúc so sánh để so sánh đặc điểm. |
He is the tallest in the class. |
4. Trạng từ
4.1. Định nghĩa
Trạng từ (Adverb) là từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, một trạng từ khác, hoặc cả câu. Trạng từ giúp làm rõ cách thức, thời gian, địa điểm, tần suất, mức độ... của hành động hoặc tính chất.
Ví dụ:
-
She sings beautifully. (Cô ấy hát rất hay.)
-
I am very tired. (Tôi rất mệt.)
4.2. Phân loại
Việc biết sử dụng trạng từ đa dạng, đúng loại và đúng vị trí giúp bạn diễn đạt tự nhiên và trôi chảy hơn trong Speaking, đồng thời thể hiện tốt hơn trong Writing IELTS. Nó cũng sẽ giúp bạn tránh lặp từ/câu đơn điệu. Việc dùng chỉ một số trạng từ quen thuộc như "very", "really", "so" khiến bài nói/bài viết nghèo nàn.
Trong tiếng Anh, trạng từ được phân loại như sau:
Loại trạng từ |
Chức năng / Câu hỏi thường gặp |
Các trạng từ thường gặp |
Ví dụ minh họa |
Trả lời: How? (Làm thế nào?) |
quickly, slowly, carefully, easily, well, badly, clearly, smoothly, loudly, quietly |
She dances gracefully. |
|
Trả lời: When? (Khi nào?) |
now, today, yesterday, tomorrow, soon, later, already, recently, just, still, yet, lately, finally, then |
We will meet tomorrow. |
|
Trả lời: Where? (Ở đâu?) |
here, there, nearby, outside, inside, above, below, upstairs, downstairs, abroad, somewhere, nowhere |
He is waiting outside. |
|
Trả lời: How often? (Bao lâu một lần?) |
always, usually, often, sometimes, occasionally, rarely, seldom, hardly ever, never, every day, once/twice |
She always wakes up early. |
|
Trả lời: How much? To what extent? (Mức độ nào?) |
very, quite, extremely, absolutely, almost, completely, totally, fairly, too, enough, nearly, deeply |
I completely agree with you. |
|
Trạng từ hội tụ (Focusing adverbs) |
Nhấn mạnh một phần cụ thể của câu, như một người, vật, hành động, hoặc ý tưởng – nhằm làm nổi bật phần đó so với những phần khác. |
only, just, even, also, mainly, especially, particularly, specifically, exactly, exactly, mostly, simply |
She only eats vegetables. |
Trạng từ liên kết (Linking Adverbs) |
Nối các ý, câu, hoặc đoạn văn lại với nhau theo mối quan hệ logic như: nguyên nhân – kết quả, bổ sung, đối lập, so sánh, điều kiện, nhấn mạnh… |
therefore, thus, however, nevertheless, also, in addition,... |
He didn’t study; therefore, he failed the test. |
4.3. Chức năng và vị trí
Chức năng và vị trí của trạng từ trong câu bao gồm:
Chức năng |
Vị trí phổ biến trong câu |
Ví dụ minh họa |
Bổ nghĩa cho động từ (Verb) |
Sau động từ |
She sings beautifully. |
Trước động từ thường |
He always studies at night. |
|
Giữa trợ động từ và động từ chính |
They have already left. |
|
Bổ nghĩa cho tính từ (Adjective) |
Ngay trước tính từ |
He is extremely smart. |
Bổ nghĩa cho trạng từ khác (Adverb) |
Trước trạng từ cần bổ nghĩa |
She runs very quickly. |
Bổ nghĩa cho cả câu (Sentential Adverb) |
Đầu câu (phổ biến) |
Honestly, I didn’t like the result. |
Giữa câu với dấu phẩy phân cách |
They were late. However, they passed the test. |
|
Bổ nghĩa cho cụm giới từ hoặc mệnh đề |
|
He left just before sunset. |
5. Giới từ
5.1. Định nghĩa
Giới từ (Preposition) là từ dùng để nối danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ với phần còn lại của câu, nhằm chỉ mối quan hệ về thời gian, nơi chốn, phương tiện, nguyên nhân, mục đích,... giữa các thành phần trong câu.
Ví dụ:
-
The book is on the table. (Chỉ vị trí)
-
She arrived after lunch. (Chỉ thời gian)
-
They traveled by car. (Chỉ phương tiện)

5.2. Phân loại
Trong cấu trúc ngữ pháp IELTS, giới từ là một thành phần nhỏ nhưng có sức ảnh hưởng lớn đến độ chính xác và mạch lạc của câu. Việc sử dụng đúng giới từ không chỉ giúp bài viết tuân thủ quy tắc ngữ pháp mà còn thể hiện sự linh hoạt trong diễn đạt – đặc biệt quan trọng trong cả Writing Task 1 (mô tả số liệu, vị trí, thời gian) và Task 2 (lập luận, phân tích lý do). Bảng phân loại các nhóm giới từ thông dụng như sau:
Loại giới từ |
Chức năng/Ý nghĩa |
Ví dụ minh họa |
Chỉ thời điểm, khoảng thời gian |
at, on, in, since, for, before, after → I was born in 2000. |
|
Chỉ vị trí, hướng, khoảng cách |
in, on, at, under, behind, between, next to, into → The keys are under the pillow. |
|
Giới từ chỉ phương hướng, sự di chuyển |
Diễn tả sự chuyển động từ điểm này đến điểm khác. |
From, to, into, across,... → She is going to school |
Giới từ chỉ nguyên nhân /mục đích |
Chỉ lý do, nguyên nhân hoặc mục đích |
because of, due to, for, in order to → He missed class because of the rain. |
Giới từ chỉ sự so sánh / tương quan |
So sánh, sự khác biệt, giống nhau |
like, unlike, as...as, different from → She looks like her sister. |
5.3. Vị trí
Vị trí của giới từ trong câu như sau:
Vị trí trong câu |
Ví dụ minh họa |
Trước danh từ hoặc đại từ |
The book is on the shelf. |
Làm tân ngữ hoặc trạng ngữ trong câu |
He slept under the blanket. |
Đứng đầu, giữa hoặc cuối câu tùy ngữ cảnh |
After lunch, we continued working. |
Sau động từ |
She listens to music every day. |
6. Đại từ
6.1. Định nghĩa
Đại từ cũng nằm trong một số ngữ pháp tiếng Anh quan trọng. Đại từ (Pronoun) là từ dùng để thay thế cho danh từ hoặc cụm danh từ trong câu, nhằm tránh lặp lại và giúp câu văn ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu hơn.
Ví dụ, thay vì nói: “Anna is a student. Anna loves English.” Ta có thể dùng đại từ:
“Anna is a student. She loves English.”
Chức năng của đại từ đó là:
-
Thay thế cho chủ ngữ trong câu
Ví dụ: Tom is my friend. He plays the guitar. -
Thay cho tân ngữ (người hoặc vật bị tác động)
Ví dụ: I know Lisa. I like her. -
Chỉ sở hữu
Ví dụ: This book is mine.

6.2. Phân loại
Các loại đại từ quan trọng với ngữ pháp trong IELTS bao gồm:
Loại đại từ |
Chức năng |
Ví dụ minh họa |
Thay thế cho chủ ngữ hoặc tân ngữ |
I, you, he, she, it, we, they / me, him, her |
|
Thể hiện sự sở hữu |
mine, yours, his, hers, ours, theirs |
|
Dùng khi chủ ngữ và tân ngữ là cùng một người |
myself, yourself, himself, herself... |
|
Dùng để chỉ một người/vật cụ thể |
this, that, these, those |
|
Nối mệnh đề phụ với mệnh đề chính |
who, whom, which, that, whose |
|
Dùng khi không nói rõ người hoặc vật cụ thể |
someone, anyone, everyone, something... |
|
Dùng để hỏi |
who, what, which, whose |
7. Liên từ
7.1. Định nghĩa
Liên từ (Conjunctions) là những từ được sử dụng để kết nối các từ, cụm từ (phrases) hoặc mệnh đề (clauses) lại với nhau trong một câu. Chúng giúp tạo ra những câu phức tạp hơn, mạch lạc hơn và thể hiện mối quan hệ logic giữa các thành phần được nối (ví dụ: quan hệ nguyên nhân - kết quả, tương phản, bổ sung, lựa chọn,...).
Ví dụ:
-
Although he failed, he never gave up.
-
Do you want tea or coffee?
-
You can borrow it provided that you return it tomorrow.
7.2. Phân loại
Khi học ngữ pháp thi IELTS, bạn cũng cần hiểu về phân loại của liên từ. Bảng phân loại các liên từ thông dụng như sau:
Loại liên từ |
Chức năng |
Liên từ thường gặp |
Ví dụ minh họa |
Liên từ kết hợp (Coordinating) |
Nối hai từ, cụm từ hoặc mệnh đề có vai trò ngang nhau |
Có 7 liên từ loại này, thường được nhớ bằng từ viết tắt FANBOYS: for, and, nor, but, or, yet, so |
She was tired, but she kept working. |
Liên từ tương quan (Correlative) |
Luôn đi theo cặp để thể hiện mối quan hệ song song hoặc lựa chọn |
both...and, either...or, neither...nor, not only...but also, whether...or |
Both Alex and Sam joined the workshop. |
Liên từ phụ thuộc (Subordinating) |
Dẫn đầu mệnh đề phụ để làm rõ thời gian, nguyên nhân, điều kiện, sự nhượng bộ |
when, while, after, before, since, because, although, if, unless, as soon as, though, even if, provided that |
I’ll wait until you finish. |
7.3. Vị trí
Tùy thuộc vào loại liên từ mà vị trí của chúng trong câu cũng sẽ khác nhau:
-
Liên từ kết hợp (FANBOYS): Thường đứng giữa các yếu tố tương đương, có dấu phẩy phía trước khi nối hai mệnh đề độc lập.
-
Liên từ phụ thuộc: Đứng đầu mệnh đề phụ thuộc. Nếu mệnh đề phụ thuộc đứng đầu câu, có dấu phẩy sau nó. Nếu mệnh đề phụ thuộc đứng sau mệnh đề chính, thường không có dấu phẩy.
-
Liên từ tương quan: Đi theo cặp, bao quanh các thành phần tương đương mà chúng nối.
8. Mạo từ
Mạo từ (Articles) là một loại từ hạn định (determiner) đứng trước danh từ (hoặc cụm danh từ) để chỉ ra danh từ đó là xác định (specific) hay không xác định (non-specific/general). Chúng giúp người nghe/người đọc biết bạn đang nói về một đối tượng cụ thể đã biết hay một đối tượng chung chung, chưa được đề cập trước đó.
Ví dụ:
-
I need a pen
-
I ate an apple
-
The man I met yesterday was friendly
Mạo từ gồm hai loại là mạo từ xác định (the) và mạo từ không xác định (a/an). Cách dùng cụ thể và phân biệt các mạo từ này đã được PREP chia sẻ chi tiết ở bài viết “Hướng dẫn cách dùng mạo từ A - An - The trong tiếng Anh!”. Bên cạnh đó, khi truy cập bài viết, bạn còn được cung cấp các bài tập thực hành giúp thông thạo ngữ pháp trong IELTS về mạo từ hơn đó!
Về vị trí, mạo từ thường đứng ở:
-
Ngay trước danh từ: Đây là vị trí phổ biến nhất khi danh từ đó không có tính từ bổ nghĩa.
-
Ví dụ: I bought a car.
-
-
Trước tính từ (nếu có tính từ bổ nghĩa cho danh từ): Mạo từ sẽ đứng trước tính từ, và tính từ đứng trước danh từ.
-
Ví dụ: I bought a new car.
-
-
Trước trạng từ (nếu có trạng từ bổ nghĩa cho tính từ): Mạo từ đứng trước trạng từ, trạng từ đứng trước tính từ, và tính từ đứng trước danh từ.
-
Ví dụ: I bought a very new car.
-
-
Một số trường hợp đặc biệt:
-
Với các từ như all, both, half, double, twice: Mạo từ xác định the thường đứng sau các từ này.
-
Ví dụ: All the students passed./Both the brothers went.
-
-
Với các từ như such, what (trong câu cảm thán): Mạo từ không xác định a/an đứng sau các từ này.
-
Ví dụ: It was such a lovely day! / What an amazing view!
-
-
III. Câu so sánh trong ngữ pháp IELTS
Cấu trúc ngữ pháp IELTS về câu so sánh đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là khi bạn cần mô tả và phân tích biểu đồ trong Writing Task 1, hoặc đưa ra so sánh, đánh giá trong Speaking và Writing Task 2. Khả năng sử dụng chính xác các cấu trúc so sánh sẽ giúp bạn diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và thuyết phục hơn.

1. So sánh ngang bằng
So sánh ngang bằng dùng để diễn tả hai đối tượng có cùng mức độ của một tính chất nào đó.
Công thức:
-
as + tính từ/trạng từ + as: The number of female students is as high as the number of male students.
-
the same as: The population growth rate in 2020 was the same as in 2019.
Ứng dụng trong IELTS: Cấu trúc này đặc biệt hữu ích khi mô tả dữ liệu có cùng giá trị trong Writing Task 1 hoặc khi so sánh hai ý tưởng/phương án trong Writing Task 2.
Ví dụ: Public transportation in small cities is not as efficient as in metropolitan areas. (Giao thông công cộng ở các thành phố nhỏ không hiệu quả bằng ở các khu đô thị lớn.)
2. So sánh hơn
So sánh hơn dùng để chỉ ra sự khác biệt về mức độ giữa hai đối tượng.
Công thức:
-
Tính từ/Trạng từ ngắn: adj/adv + -er + than
-
Tính từ/Trạng từ dài: more + adj/adv + than
Ứng dụng trong IELTS: Đây là cấu trúc phổ biến khi phân tích sự khác biệt giữa các dữ liệu trong Writing Task 1, hoặc khi so sánh ưu nhược điểm của các giải pháp trong Writing Task 2.
Ví dụ: Online learning is more flexible than traditional classroom education. (Học trực tuyến linh hoạt hơn giáo dục lớp học truyền thống.)
3. So sánh nhất
So sánh nhất dùng để chỉ ra đối tượng có mức độ cao nhất của một tính chất nào đó trong một nhóm.
Công thức:
-
Tính từ/Trạng từ ngắn: the + adj/adv + -est
-
Tính từ/Trạng từ dài: the most + adj/adv
Ứng dụng trong IELTS: Cấu trúc này rất hữu ích khi xác định điểm cao nhất/thấp nhất trong biểu đồ (Writing Task 1) hoặc nhấn mạnh lập luận quan trọng nhất (Writing Task 2).
Ví dụ: China has the largest population among all countries in the world. (Trung Quốc có dân số lớn nhất trong số tất cả các quốc gia trên thế giới.)
IV. Câu bị động trong ngữ pháp IELTS
Câu bị động cũng là ngữ pháp trong IELTS quan trọng, đặc biệt trong Writing. Cấu trúc này giúp bạn nhấn mạnh hành động hoặc đối tượng bị tác động thay vì người thực hiện hành động, tạo văn phong khách quan, học thuật - rất phù hợp với bài thi IELTS.

Cách thành lập câu bị động:
-
Hiện tại đơn: S + is/am/are + V3/Ved + (by + người thực hiện)
-
Quá khứ đơn: S + was/were + V3/Ved + (by + người thực hiện)
-
Hiện tại hoàn thành: S + has/have been + V3/Ved + (by + người thực hiện)
-
Tương lai đơn: S + will be + V3/Ved + (by + người thực hiện)
-
Modal verbs: S + modal + be + V3/Ved + (by + người thực hiện)
Lúc nào nên dùng câu bị động trong IELTS:
-
Khi muốn nhấn mạnh hành động hoặc kết quả hơn là người thực hiện
-
Khi không biết hoặc không cần đề cập đến người thực hiện
-
Để tạo văn phong khách quan, học thuật trong Writing
-
Khi mô tả quy trình, đặc biệt trong Writing Task 1
Câu bị động đặc biệt phổ biến trong các bài viết miêu tả quy trình (process), bản đồ, và trong Writing Task 2 khi trình bày các vấn đề/giải pháp một cách khách quan.
Ví dụ: Renewable energy sources are being increasingly adopted by developing countries. (Các nguồn năng lượng tái tạo đang ngày càng được các nước đang phát triển áp dụng.)
Lỗi thường gặp: Nhiều thí sinh nhầm lẫn trong việc chuyển đổi các thì phức tạp sang bị động hoặc quên thay đổi dạng động từ thành quá khứ phân từ (V3/Ved).
V. Mệnh đề quan hệ
Mệnh đề quan hệ là công cụ mạnh mẽ để tạo câu phức, cung cấp thông tin bổ sung mà không cần tách thành nhiều câu đơn. Đây là một trong những cấu trúc ngữ pháp IELTS quan trọng nhất để nâng cao điểm Grammar Range.

Mệnh đề quan hệ được chia thành hai loại:
-
Mệnh đề quan hệ xác định (Defining relative clauses):
-
Là mệnh đề cung cấp thông tin thiết yếu để xác định rõ người hoặc vật đang được nói đến. Không có mệnh đề này thì câu sẽ không đủ nghĩa hoặc gây mơ hồ.
-
Đặc điểm: Không dùng dấu phẩy (,) trước mệnh đề quan hệ. Thường dùng who, which, that
-
Ví dụ minh họa: The student who won the scholarship is from Vietnam. → (Chúng ta cần mệnh đề “who won the scholarship” để biết chính xác học sinh nào đang được nói đến.)
-
-
Mệnh đề quan hệ không xác định (Non-defining relative clauses):
-
Là mệnh đề cung cấp thông tin bổ sung về người hoặc vật đã được xác định rõ trước đó. Nếu bỏ mệnh đề này đi, câu vẫn đầy đủ nghĩa.
-
Đặc điểm: Luôn có dấu phẩy (,) trước và sau mệnh đề quan hệ. Không dùng that trong loại mệnh đề này. Thay vào đó, chúng ta sẽ dùng who, whom, which, whose.
-
Ví dụ minh họa: Mr. Thompson, who teaches literature, is retiring next month. → (Thông tin "who teaches literature" chỉ là bổ sung – không cần thiết để xác định ông Thompson là ai.)
-
Khi muốn viết mệnh đề quan hệ trong câu, bạn cần sử dụng các đại từ và trạng từ quan hệ để nối thông tin lại với nhau. Dưới đây là những đại từ quan hệ phổ biến mà bạn sẽ thường gặp nhất trong quá trình học cấu trúc ngữ pháp IELTS:
-
who: thay thế cho người, làm chủ ngữ
-
whom: thay thế cho người, làm tân ngữ (văn phong trang trọng)
-
which: thay thế cho vật, địa điểm, khái niệm
-
that: thay thế cho người hoặc vật trong mệnh đề xác định
-
whose: chỉ sở hữu của người hoặc vật
-
where: thay thế cho nơi chốn
-
when: thay thế cho thời gian
Kỹ thuật rút gọn mệnh đề quan hệ bao gồm hai kỹ thuật chính:
-
Dùng V-ing khi mệnh đề quan hệ ở thể chủ động:
-
Công thức: Danh từ + mệnh đề quan hệ chủ động → Danh từ + V-ing
-
Ví dụ: The student who studies hard will succeed → The student studying hard will succeed.
-
-
Dùng V3/Ved khi mệnh đề quan hệ ở thể bị động:
-
Công thức: Danh từ + mệnh đề quan hệ bị động → Danh từ + V3/V-ed
-
Ví dụ: The report which was published last month contains valuable information. → The report published last month contains valuable information.
-
Lỗi thường gặp: Chọn sai đại từ quan hệ (đặc biệt nhầm lẫn who/which), sử dụng dấu phẩy không đúng, hoặc lạm dụng mệnh đề quan hệ dẫn đến câu dài và khó hiểu.
VI. Câu điều kiện trong ngữ pháp thi IELTS
Câu điều kiện giúp bạn diễn đạt các giả định, nguyên nhân-kết quả và khả năng xảy ra. Đây là cấu trúc ngữ pháp IELTS quan trọng, đặc biệt trong Speaking Part 3 khi thảo luận về giả thuyết, và Writing Task 2 khi phân tích hệ quả hoặc đề xuất giải pháp.

Có 5 loại câu điều kiện, bao gồm:
Loại câu điều kiện |
Ý nghĩa/Trường hợp sử dụng |
Công thức |
Ví dụ |
Loại 0 |
Diễn tả sự thật hiển nhiên, quy luật tự nhiên, hoặc thói quen |
If + S + V (hiện tại đơn), S + V (hiện tại đơn) |
If you heat water to 100°C, it boils. (Nếu bạn đun nóng nước đến 100°C, nó sẽ sôi.) |
Loại 1 |
Diễn tả điều có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai gần nếu điều kiện xảy ra |
If + S + V (hiện tại đơn), S + will/can/may + V-infinitive |
If the government invests more in education, the literacy rate will improve. (Nếu chính phủ đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, tỷ lệ biết chữ sẽ cải thiện.) |
Loại 2 |
Diễn tả điều không có thật hoặc khó xảy ra ở hiện tại/tương lai |
If + S + V (quá khứ đơn), S + would/could/might + V-infinitive |
If I had more time, I would travel around the world. (Nếu tôi có nhiều thời gian hơn, tôi sẽ đi du lịch khắp thế giới.) |
Loại 3 |
Diễn tả điều không có thật trong quá khứ, thường là để hối tiếc, trách móc |
If + S + had + V3/Ved, S + would/could/might + have + V3/Ved |
If the government had implemented stricter regulations, the pollution levels would have been lower. (Nếu chính phủ đã thực hiện các quy định nghiêm ngặt hơn, mức độ ô nhiễm đã thấp hơn.) |
Câu điều kiện hỗn hợp (Mixed Conditionals) |
Dùng khi tình huống ở quá khứ gây ảnh hưởng đến hiện tại, hoặc giả định hiện tại ảnh hưởng đến quá khứ |
|
If I had studied harder when I was young (quá khứ), I would have a better job now (hiện tại). (Nếu tôi đã học chăm chỉ hơn khi còn trẻ, tôi sẽ có công việc tốt hơn bây giờ.) |
Trong IELTS Speaking Part 3, câu điều kiện loại 2 và 3 đặc biệt hữu ích khi bạn cần đưa ra các giả định hoặc suy đoán. Trong Writing Task 2, câu điều kiện giúp bạn phân tích các mối quan hệ nhân-quả và đề xuất giải pháp hiệu quả.
VII. Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ là nguyên tắc cơ bản nhưng lại thường gây nhầm lẫn cho người học tiếng Anh là người Việt. Trong IELTS, lỗi này ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chí Accuracy và có thể làm giảm điểm ngữ pháp của bạn.

Quy tắc cơ bản về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ bạn cần nhớ khi học ngữ pháp thi IELTS đó là:
-
Chủ ngữ số ít đi với động từ số ít (thêm -s/es): She works at a multinational company.
-
Chủ ngữ số nhiều đi với động từ số nhiều (không thêm -s/es): They work at multinational companies.
Lưu ý:
-
Với động từ tận cùng là -ch, -sh, -s, -x, -z, cần thêm -es (ví dụ: watches, teaches)
-
Với động từ tận cùng là phụ âm + y, đổi y ➝ i + es (ví dụ: studies, tries)
Các trường hợp đặc biệt gây nhầm lẫn với người học:
-
Danh từ tập hợp (collective nouns): Danh từ tập hợp (như team, family, staff, group, audience, committee,...) có thể đi với động từ số ít hoặc số nhiều, tùy thuộc vào việc nhấn mạnh tổng thể là một đơn vị hay từng cá nhân trong nhóm.
-
The team is working on a new project. (nhấn mạnh tập thể, đội đang làm việc trên một dự án mới)
-
The team are expressing different opinions. (nhấn mạnh cá nhân, các thành viên trong đội đang đưa ra những ý kiến khác nhau)
-
-
Đại từ bất định: Các đại từ như everyone, someone, nobody, each, anybody, anything, everything luôn được xem là số ít, nên động từ theo sau phải chia ở dạng số ít.
-
Everyone has different reasons for learning English. (Mọi người đều có lý do khác nhau để học tiếng Anh.)
-
-
Cụm từ với "with", "along with", "as well as": Khi chủ ngữ chính được nối với cụm từ phụ bằng with, along with, together with, accompanied by, as well as, động từ vẫn phải hòa hợp với chủ ngữ chính, không phải danh từ trong cụm thêm.
-
The director, along with his assistants, is planning a new strategy. (Giám đốc, cùng với các trợ lý, đang lên kế hoạch cho một chiến lược mới.)
-
-
Chủ ngữ nối bằng "and": Khi hai chủ ngữ được nối bằng and, ta thường chia động từ ở số nhiều, vì đây là một tập hợp nhiều hơn một đối tượng.
-
Education and healthcare are essential public services. (Giáo dục và chăm sóc sức khỏe là các dịch vụ công thiết yếu.)
-
-
Chủ ngữ nối bằng "or", "either...or", "neither...nor": Với những cấu trúc này, động từ chia theo danh từ gần nhất (ngay sau “or” hoặc “nor”).
-
Either the students or the teacher has the answer. (Hoặc học sinh hoặc giáo viên có câu trả lời.)
-
Neither the teacher nor the students were prepared for the exam. (Cả giáo viên lẫn học sinh đều không chuẩn bị cho kỳ thi.)
-
-
Cấu trúc "there is/are": Động từ hòa hợp với danh từ đứng sau nó (danh từ thật của câu, không phải “there”).
-
There is a solution to this problem. (Có một giải pháp cho vấn đề này.)
-
There are many solutions to this problem. (Có nhiều giải pháp cho vấn đề này.)
-
Lỗi thường gặp nhất đối với thí sinh Việt Nam là nhầm lẫn khi sử dụng danh từ không đếm được (research, information, advice) hoặc danh từ số ít có đuôi -s (news, physics, economics), dẫn đến sai sót trong việc lựa chọn dạng động từ.
VIII. Cụm động từ
Cụm động từ (Phrasal Verbs) là sự kết hợp giữa động từ và giới từ/trạng từ để tạo nên một ý nghĩa mới, thường khác với ý nghĩa của từng từ riêng lẻ. Việc sử dụng thành thạo cụm động từ sẽ giúp bạn tăng tính tự nhiên và lưu loát trong cả Speaking và Writing IELTS.
Vậy tại sao cụm động từ quan trọng trong IELTS? Trong Speaking, cụm động từ giúp bạn nói tiếng Anh tự nhiên hơn như người bản ngữ, tăng điểm cho tiêu chí Fluency và Lexical Resource. Tuy nhiên, trong Writing, đặc biệt là Task 2, cần cân nhắc sử dụng cụm động từ phù hợp với văn phong học thuật.
Một số cụm động từ phổ biến và hữu ích trong IELTS bạn nên biết đó là:
-
Mô tả xu hướng (Writing Task 1):
-
go up/down (tăng/giảm)
-
level off (giữ ổn định)
-
pick up (tăng dần)
-
-
Bàn luận và trình bày ý kiến (Writing Task 2/Speaking):
-
point out (chỉ ra)
-
bring up (đề cập đến)
-
deal with (xử lý)
-
come up with (nghĩ ra)
-
carry out (thực hiện)
-
-
Đưa ra ví dụ và giải thích (Writing Task 2/Speaking):
-
set out (trình bày)
-
break down (phân tích)
-
sum up (tóm tắt)
-
Lưu ý: Trong Writing Task 2, tùy thuộc vào chủ đề, một số cụm động từ có thể được thay thế bằng động từ học thuật tương đương. Ví dụ: "go up" có thể thay bằng "increase", "look into" có thể thay bằng "investigate".
Ví dụ: Environmental organizations are calling for the government to phase out (loại bỏ dần) fossil fuels and bring in (đưa vào) stricter regulations. (Các tổ chức môi trường đang kêu gọi chính phủ loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch và đưa ra các quy định nghiêm ngặt hơn.)
IX. Cách học Ngữ pháp IELTS
Để cải thiện ngữ pháp IELTS hiệu quả, bạn cần có phương pháp học tập phù hợp và kế hoạch luyện tập có hệ thống. Cách học ngữ pháp IELTS hiệu quả theo từng bước mà bạn có thể áp dụng ngay đó là:
-
Bước 1 - Đánh giá trình độ hiện tại: Trước khi bắt đầu học, bạn cần biết mình đang ở đâu. Bạn có thể sử dụng bài test online hoặc sách luyện ngữ pháp IELTS để đánh giá chính xác năng lực hiện tại, xác định điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Việc này giúp bạn tập trung vào những chủ điểm cần cải thiện thay vì học tất cả từ đầu.
-
Bước 2 - Xác định ưu tiên và lập kế hoạch học tập: Dựa vào kết quả đánh giá, hãy ưu tiên những chủ điểm ngữ pháp quan trọng nhất trong IELTS (như đã đề cập trong bài viết này) và tập trung vào những điểm yếu của bạn. Sau đó, bạn hãy lập lịch học cụ thể theo tuần/ngày, chia nhỏ mỗi chủ điểm thành 3 giai đoạn: Hiểu lý thuyết, làm bài tập và áp dụng thực tế (nói/viết)
-
Bước 3 - Học lý thuyết và ví dụ: Khi học mỗi chủ điểm ngữ pháp, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ:
-
Quy tắc cơ bản và các trường hợp ngoại lệ
-
Cách sử dụng trong ngữ cảnh IELTS
-
Các lỗi sai thường gặp và cách tránh
-
-
Bước 4 - Luyện tập có kiểm soát: Làm bài tập ngữ pháp từ dễ đến khó, tập trung vào mỗi chủ điểm trước khi kết hợp chúng lại. Khi làm bài, hãy tự giải thích tại sao bạn chọn câu trả lời đó để nắm vững kiến thức hơn chứ không phải do chọn đáp án đúng do may mắn. Bên cạnh đó, bạn cần tập trung vào chất lượng hơn số lượng, làm ít nhưng chắc, tránh luyện “cho có”.
-
Bước 5 - Áp dụng vào Writing và Speaking: Đây là bước quan trọng nhất, giúp bạn biến kiến thức ngữ pháp thành kỹ năng sử dụng thực tế trong kỳ thi IELTS:
-
Trong Writing: Chủ động sử dụng các cấu trúc vừa học, ví dụ câu điều kiện, đảo ngữ, bị động. Sử dụng đa dạng cấu trúc ngữ pháp để tăng điểm tiêu chí Grammatical Range.
-
Trong Speaking: Tập luyện phản xạ nhanh các cấu trúc đúng. Lúc ban đầu, bạn nên bắt đầu với tốc độ chậm để nói đúng, sau đó tăng dần độ tự nhiên.
-
Ghi lại lỗi sai, đặc biệt là lỗi về thì, cấu trúc câu, chia động từ và tập trung khắc phục
-
-
Bước 6 - Nhận phản hồi và điều chỉnh: Bạn có thể nhờ giáo viên hoặc bạn học có trình độ cao hơn đánh giá bài viết/bài nói của bạn, tập trung vào lỗi ngữ pháp. Nếu học tự học, hãy sử dụng các công cụ kiểm tra ngữ pháp online như Grammarly, Quillbot Grammar Checker, PREP.
Bên cạnh việc có quy trình học ngữ pháp thi IELTS đúng cách, bạn cũng cần có phương pháp để tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn:
-
Ghi chú cấu trúc ngữ pháp theo sơ đồ tư duy để dễ nhớ và liên kết
-
Tạo thẻ ghi nhớ (flashcards) cho các quy tắc và trường hợp ngoại lệ
-
Đọc nhiều bài mẫu IELTS band cao để tiếp xúc với cách sử dụng ngữ pháp chuẩn
-
Luyện tập xác định lỗi ngữ pháp trong các đoạn văn
-
Học ngữ pháp theo chủ đề IELTS để ghi nhớ tốt hơn
Nguồn tài liệu học tập:
-
Sách ngữ pháp chuyên biệt cho IELTS như "Grammar for IELTS" của Cambridge
-
Các trang web luyện ngữ pháp miễn phí như British Council, IELTS Buddy
-
Các khóa học ngữ pháp IELTS trực tuyến hoặc trực tiếp như PREP.
Hãy nhớ rằng, học ngữ pháp IELTS không chỉ là ghi nhớ quy tắc mà còn là việc áp dụng chúng vào ngữ cảnh thực tế. Càng thực hành nhiều, bạn càng sử dụng ngữ pháp một cách tự nhiên và chính xác hơn.
Ngữ pháp IELTS là một trong những yếu tố quyết định để đạt điểm cao trong kỳ thi. Qua bài viết này, PREP đã 8 chủ điểm ngữ pháp quan trọng nhất trong IELTS bao gồm: hệ thống các thì, loại từ cơ bản, câu so sánh, câu bị động, mệnh đề quan hệ, câu điều kiện, sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ, và cụm động từ.
Điểm mấu chốt cần ghi nhớ là phải cân bằng giữa Phạm vi ngữ pháp (Grammar Range) và Độ chính xác (Accuracy). Sử dụng đa dạng cấu trúc ngữ pháp phức tạp sẽ giúp bạn tăng điểm Range, nhưng nếu mắc nhiều lỗi sai thì điểm Accuracy sẽ bị trừ. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn đã nắm vững cách sử dụng một cấu trúc trước khi áp dụng vào bài thi.
Việc cải thiện ngữ pháp IELTS đòi hỏi thời gian và sự kiên trì. Hãy luyện tập thường xuyên, áp dụng các cấu trúc ngữ pháp vào bài viết và bài nói IELTS, đồng thời thường xuyên đánh giá tiến độ của bạn. Với sự nỗ lực và phương pháp học tập phù hợp, bạn chắc chắn sẽ cải thiện được điểm ngữ pháp trong IELTS.
Hãy bắt đầu luyện tập các điểm ngữ pháp này ngay hôm nay để cải thiện kỹ năng tiếng Anh của bạn và tiến gần hơn đến mục tiêu IELTS mong muốn!
Học tiếng Anh online dễ dàng hơn với PREP - Nền tảng Học & Luyện thi thông minh cùng AI. Với công nghệ AI độc quyền, bạn có thể tự học trực tuyến tại nhà và dễ dàng chinh phục các kỳ thi như IELTS, TOEIC, VSTEP, APTIS, hay tiếng Anh giao tiếp. Teacher Bee AI luôn đồng hành cùng bạn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc và cải thiện kỹ năng một cách hiệu quả.
Hãy click TẠI ĐÂY hoặc gọi HOTLINE 0931428899 để được tư vấn chi tiết về các khóa học tiếng Anh chất lượng!
Tải app PREP ngay để bắt đầu hành trình học tiếng Anh tại nhà với chương trình luyện thi online chất lượng cao.

Chào bạn! Mình là Hiền Hoàng, hiện đang đảm nhận vai trò quản trị nội dung sản phẩm tại Blog của website prepedu.com.
Với hơn 5 năm tự học các ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung và ôn luyện một số kỳ thi IELTS, TOEIC, HSK, mình đã tự đúc rút được nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ hàng nghìn người đang gặp khó khăn trong việc học ngoại ngữ. Hy vọng rằng những chia sẻ phía trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tự ôn luyện thi hiệu quả tại nhà!
Bình luận
Bài viết liên quan
Tìm kiếm bài viết học tập
Lộ trình cá nhân hoá
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!

Kết nối với Prep

MSDN: 0109817671.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4 Tòa Vinaconex-34 Láng Hạ, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Địa chỉ kinh doanh: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Trụ sở: SN 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Phòng luyện ảo - Trải nghiệm thực tế - Công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899.
Trụ sở: Số nhà 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp.