Tìm kiếm bài viết học tập
Lý thuyết và bài tập đầy đủ về liên từ (Conjunction) trong tiếng Anh!
I. Liên từ là gì?
Liên từ (Conjunction) trong tiếng Anh là các từ vựng dùng để liên kết 2 từ/ cụm từ/ mệnh đề khác lại với nhau. Ví dụ cụ thể về liên từ:
- I do morning exercise every day to keep fit and relax (Tôi tập thể dục mỗi buổi sáng để giữ vóc dáng và thư giãn).
- I don't like listening to music nor playing sports. I'm just keen on reading (Tôi không thích nghe nhạc cũng không thích chơi thể thao. Tôi chỉ ưa đọc sách).
II. Các loại liên từ trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, liên từ được chia ra làm 3 dạng chính, đó là:
1. Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions)
Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions) là những từ dùng để kết nối hai (hoặc nhiều hơn) đơn vị từ tương đương lại với nhau.
Có thể nói, đây là các từ được sử dụng thường xuyên nhất trong tiếng Anh. Đặc biệt là trong các bài thi tiếng anh ielts
Ví dụ:
-
- I didn't have enough money so I didn't buy that car (Tôi không có đủ tiền nên tôi không mua chiếc xe đó).
- I like watching sports and listening to music (Tôi thích xem thể thao và nghe nhạc).
1.1. Một số liên từ kết hợp
Có 7 liên từ kết hợp trong tiếng Anh, đó là FANBOYS:
Liên từ | Cách dùng | Ví dụ |
F - For | Giải thích lý do/ đưa ra mục đích nào đó (có thể hiểu là dùng tượng tự như từ because) |
|
A- And | Dùng để thêm hoặc bổ sung thứ này vào thứ khác |
|
N - Nor | Nor sẽ dùng để bổ sung 1 ý phủ định vào ý phủ định đã được nêu ra trước đó |
|
B - But | But dùng để diễn tả sự đối lập, trái ngược ý nghĩa |
|
O - Or | Or dùng để diễn tả thêm một lựa chọn khác |
|
Y - Yet | Yet diễn tả một ý nghĩa ngược lại so với ý trước (tương tự như but) |
|
S - So | So diễn tả 1 kết quả hoặc 1 ảnh hưởng của hành động/sự việc được nhắc đến trước đó |
|
1.2. Nguyên tắc sử dụng liên từ kết hợp với dấu phẩy
-
- Nguyên tắc 1: Nếu liên từ kết hợp trong câu được sử dụng để kết nối 2 mệnh đề độc lập (mệnh đề có thể đứng riêng biệt như một câu bình thường) thì giữa 2 mệnh đề đó chúng ta phải sử dụng dấu phẩy. Ví dụ: I took a comic with me on my day off, yet I didn’t read a single page (Tôi mang theo một cuốn truyện tranh vào ngày nghỉ của mình, nhưng tôi không đọc một trang nào).
- Nguyên tắc 2: Nếu một liên từ nào đó được sử dụng với mục đích kết nối 2 cụm từ (câu không hoàn chỉnh) hoặc 2 từ (trong danh sách liệt kê nào đó) thì chúng ta không cần sử dụng dấu phẩy (,). Ví dụ: I do morning exercise every day to keep fit and relax. (Tôi tập thể dục mỗi ngày để giữ dáng và thư giãn).
- Nguyên tắc 3: Khi chúng ta liệt kê 3 đơn vị trở lên, thì nên sử dụng dấu phẩy ở giữa các đơn vị trước; còn đối với đơn vị cuối thì ta có thể dùng hoặc có thể không dùng dấu phẩy mà thay vào đó là sử dụng từ “and”. Ví dụ: Many fruits are good for your eyes, such as mango, oranges, carrots and tomatoes (Nhiều loại trái cây tốt cho mắt của bạn như xoài, cam, cà rốt và cà chua).
Tham khảo thêm bài viết:
https://prepedu.com/vi/blog/linking-words-tu-noi-trong-tieng-anh/
2. Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions)
Liên từ tương quan là gì? Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions) có chức năng kết nối 2 đơn vị từ với nhau và thường đi theo cặp mà không thể tách rời.
Liên từ tương quan | Cách dùng | Ví dụ |
Either…or | Dùng để diễn tả sự lựa chọn: hoặc là cái này, hoặc là cái kia. |
|
Neither…nor | Dùng để diễn tả phủ định ké, đó là không cái này cũng không cái kia |
|
Both…and | Dùng để diễn tả lựa chọn kép: cả cái này lẫn cả cái kia |
|
Not only…but also | Dùng để diễn tả lựa chọn kép (không những cái này mà cả cái kia) |
|
Whether…or | Diễn tả nghi vấn giữa 2 đối tượng: liệu cái này hay cái kia |
|
As…as | so sánh ngang bằng: bằng, như |
|
Such…that/ so…that | Dùng để diễn tả quan hệ nhân – quả: quá đến nỗi mà |
|
Scarcely…when/ No sooner…than | diễn tả quan hệ thời gian: ngay khi |
|
Rather than | diễn tả lựa chọn: hơn là, thay vì |
|
Lưu ý:
- Trong cấu trúc liên từ tương quan với 2 cụm neither…nor và either…or, thì động từ trong câu sẽ chia theo chủ ngữ gần nhất so với động từ. Ví dụ:
-
- I want to sit with either Hoa or Han in the next school year (Tôi muốn ngồi cùng với Hoa hoặc Hân trong năm học tới).
- My girlfriend likes neither coffee nor tea (Bạn gái tôi không thích cà phê và trà).
-
- Trong cấu trúc liên từ tương quan với 2 cụm both…and và not only …but also, thì động từ trong câu sẽ chia theo chủ ngữ kép, có nghĩa là cả 2 danh từ trước đó.
-
- She wants to buy both this shirt and dress (Cô ấy muốn mua cả áo và váy này).
- Chang not only sing well but also dance perfectly (Chang không chỉ hát hay mà còn nhảy rất tuyệt).
-
3. Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions)
Liên từ phụ thuộc | Cách dùng | Ví dụ |
After/ Before | diễn tả thời gian, một việc xảy ra sau/ trước một việc khác – sau/ trước khi |
|
Although/ though/ even though | biểu thị hai hành động trái ngược nhau về mặt logic – mặc dù |
|
As | diễn tả hai hành động cùng xảy ra – khi; hoặc diễn tả nguyên nhân – bởi vì |
|
As long as | diễn tả điều kiện –chừng nào mà, miễn là |
|
As soon as | diễn tả quan hệ thời gian – ngay khi mà |
|
Because/ Since | diễn tả nguyên nhân, lý do – bởi vì |
|
Even if | diễn tả điều kiện giả định mạnh – kể cả khi |
|
If/ Unless | diễn tả điều kiện – nếu/ nếu không |
|
Once | diễn tả ràng buộc về thời gian – một khi |
|
Now that | diễn tả quan hệ nhân quả theo thời gian – vì giờ đây |
|
So that/ in order to | diễn tả mục đích – để |
|
Until | diễn tả quan hệ thời gian, thường dùng với câu phủ định – cho đến khi |
|
When | diễn tả quan hệ thời gian – khi |
|
Where | diễn tả quan hệ về địa điểm – nơi |
|
While | diễn tả quan hệ thời gian – trong khi; hoặc sự ngược nghĩa giữa 2 mệnh đề |
|
In case/ in the event that | diễn tả giả định về một hành động có thể xảy ra trong tương lai – trong trường hợp, phòng khi. |
|
Lưu ý:
-
- Liên từ phụ thuộc trong tiếng Anh được sử dụng với mục đích bắt đầu mệnh đề phụ thuộc, nhằm gắn kết mệnh đề này vào mệnh đề chính ở trong câu tiếng Anh.
- Mệnh đề phụ thuộc trong tiếng Anh có thể đứng ở trước hoặc đứng ở sau một mệnh đề chính nhưng bạn luôn phải nhớ rằng nó phải luôn được bắt đầu bằng liên từ phụ thuộc.
- Nguyên tắc sử dụng dấu phẩy đối với liên từ phụ thuộc: Nếu mệnh đề phụ thuộc trong tiếng Anh đứng ở phía trước mệnh đề độc lập trong câu thì giữa 2 mệnh đề phải sử dụng dấu phẩy. Tuy nhiên, ta nên chú ý rằng khi mệnh đề độc lập trong câu đứng trước thì không cần sử dụng dấu phẩy giữa 2 mệnh đề.
III. Phân biệt cách dùng liên từ với giới từ
Liên từ và giới từ là hai kiến thức ngữ pháp tiếng Anh thông dụng, được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp tiếng Anh cũng như trong các bài thi thực chiến. Vậy liên từ và giới từ được sử dụng như thế nào?
-
- Cách dùng liên từ: Đi sau liên từ có thể có một mệnh đề tiếng Anh bởi chức năng của liên từ tiếng Anh là gắn kết 2 câu đơn thành 1 câu ghép hoàn chỉnh. Vậy nên bạn cần ghi nhớ rằng sau liên từ phải là một mệnh đề ở dạng hoàn chỉnh. Ví dụ: My mom can not go to the supermarket because it’s raining (Mẹ tôi không thể đi siêu thị vì trời mưa).
- Cách dùng giới từ: Đi sau giới từ bắt buộc không được có một mệnh đề. Ví dụ: My mom can not go to the supermarket because of the rain (Mẹ tôi không thể đi siêu thị bởi vì trời mưa).
IV. Bài tập liên từ tiếng Anh có đáp án chi tiết
Để giúp bạn đọc nhớ lâu hiểu sâu về liên từ trong tiếng Anh thì dưới đây là một số bài tập ngắn giúp bạn đảo lại kiến thức ngữ pháp vừa tham khảo bên trên!
Bài tập: Chọn đáp án đúng
1. My mother got wet_______ her forgot her umbrella at home.
A. because of B. because C. but D. and
2. Anna stops gardening _______ heavy rain.
A. in spite of B. although C. despite D. because of
3. I and my husband have a lot of difficulties in our life _______ our poverty.
A. in spite of B. although C. because D. because of
4. Nga wakes her parents up_______ playing the piano very softly.
A. because B. in spite of C. because of D. although
5. Nobody could hear Trung_______ he spoke too quietly.
A. although B. because C. because of D. in spite of
Đáp án: B - D - D - B - B
IV. Lời Kết
Trên đây là tất tần tật lý thuyết và bài tập đầy đủ về liên từ trong tiếng Anh. Hy vọng bạn sẽ sử dụng kiến thức ngữ pháp này thành thạo nhất trong bài thi THPT Quốc gia cũng như kỳ thi IELTS.
Nếu bạn đang tìm kiếm 1 lộ trình luyện thi ielts, toeic, thptqg thì hãy đồng hành ngay cùng các thầy cô tại Prep trong các khóa học dưới đây nhé.
Bình luận
Tìm kiếm bài viết học tập
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!
MSDN: 0109817671.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4 Tòa Vinaconex-34 Đ.Láng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Địa chỉ kinh doanh: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Trụ sở: SN 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Phòng luyện ảo - Trải nghiệm thực tế - Công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899.
Trụ sở: Số nhà 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp.