Tìm kiếm bài viết học tập

Động từ nguyên mẫu (Infinitive): Khái niệm, cấu trúc & cách dùng

Động từ nguyên mẫu (infinitive) - kiến thức không thể bỏ qua nếu bạn muốn chinh phục được điểm thi THPT Quốc gia cũng như kỳ thi IELTS thật cao. Trong bài viết hôm nay, PREP sẽ chia sẻ đến các bạn Preppies đầy đủ nhất những kiến thức cần lưu ý về chủ điểm ngữ pháp này. Tham khảo ngay bài viết để giỏi hơn mỗi ngày bạn nhé!

Động từ nguyên mẫu tiếng Anh
Tổng quan kiến thức về động từ nguyên mẫu (infinitive) trong tiếng Anh!

I. Sơ lược về động từ nguyên mẫu

1. Động từ nguyên mẫu là gì?

Động từ nguyên mẫu là một hình thức cơ bản của một động từ trong tiếng Anh. Dạng động từ này bao gồm 2 loại, đó là có to và không có to, cụ thể:

  • Động từ nguyên mẫu có “to”. Ví dụ: She decided to go to Korea (Cô ấy đã quyết định đi Hàn Quốc).
  • Động từ nguyên mẫu không có “to”. Ví dụ: I'd rather not eat chicken (Tôi không muốn ăn thịt gà).

Một số ví dụ khác:

Động từ nguyên mẫu là gì?
Động từ nguyên mẫu là gì?

2. Dạng thức của động từ nguyên mẫu

Trong tiếng Anh, khi nhắc tới động từ nguyên mẫu, mọi người thường đề cập đến hình thức của động từ hiện tại nguyên mẫu, là hình thức phổ biến, được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, còn có 4 hình thức khác trong tiếng Anh, đó là:

  • Nguyên mẫu hoàn thành
  • Nguyên mẫu hoàn thành tiếp diễn
  • Nguyên mẫu tiếp diễn
  • Nguyên mẫu thụ động

Tuy nhiên, trong bài viết này chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu về nguyên mẫu hiện tại, động từ nguyên mẫu hiện tại có 2 dạng:

  • Nguyên mẫu có to = to + phần gốc
  • Nguyên mẫu zero = phần gốc

Ví dụ:

Nguyên mẫu có To Nguyên mẫu Zero
to go go
to become become
to eat eat
to wash wash

Các động từ nguyên mẫu thể phủ định trong tiếng Anh được hình thành bằng cách đặt từ not ở phía trước của hình thức nguyên mẫu bất kỳ. Ví dụ:

  • I decided not to go to Hai Duong (Tôi quyết định không đi Hải Dương).
  • I'd rather not vegetable (Tôi không muốn ăn rau).

Dạng thức của động từ nguyên mẫu
Dạng thức của động từ nguyên mẫu

II. Cấu trúc và cách dùng động từ nguyên mẫu có “to”

1. Dùng làm chủ ngữ trong câu

Động từ nguyên mẫu có “to” thường được dùng làm chủ ngữ trong câu. Ví dụ cụ thể như:

  • To visit Korea is my life-long dream (Được đến thăm Hàn Quốc là ước mơ cả đời của tôi).
  • To become a famous writer is her goal (Mục tiêu của cô là trở thành một nhà văn nổi tiếng).

Dùng làm chủ ngữ trong câu
Dùng làm chủ ngữ trong câu

2. Dùng làm tân ngữ trong câu

2.1. Tân ngữ của động từ

Tân ngữ của động từ: Kiến thức ngữ pháp này đứng sau một số động từ (tìm hiểu tại đây) , thường làm tân ngữ cho các từ đó.

Ví dụ: It’s very important for Anna to be patient with her little brother. Bảng cụ thể về một số động từ theo sau là “to infinitive” (Verb + to V nguyên mẫu):

STT Động từ (Verbs) Nghĩa (Meaning) STT Động từ (Verbs) Nghĩa (Meaning)
1 Hope Hy vọng 13 seem Dường như
2 Offer Đề nghị 14 Decide Quyết định
3 Expect Mong đợi 15 Manage Xoay xở, cố gắng
4 Plan Lên kế hoạch 16 Agree Đồng ý
5 Refuse Từ chối 17 Afford Đáp ứng
6 Want Muốn 18 Arrange Sắp xếp
7 Promise Hứa 19 Appear Hình như
8 Pretend Giả vờ 20 Learn Học
9 Fail Thất bại, hỏng 21 Would like muốn
10 Attempt Cố gắng, nỗ lực 22 Offer Cho, tặng, đề nghị
11 Tend Có khuynh hướng 23 Intend Định

2.1. Tân ngữ của tính từ

Ngoài ra chúng còn được sử dụng như tân ngữ của một tính từ tiếng Anh. Ví dụ:

  • It’s good to talk with you. (Thật tốt khi nói chuyện với bạn).
  • It’s important for Lam to be patient with his little sister. (Điều quan trọng với Lâm là phải kiên nhẫn với em gái của ang ấy).

Tân ngữ của tính từ
Tân ngữ của tính từ

3. Được dùng trong cấu trúc Verbs + Object + To infinitive

Chúng ta sẽ thường xuyên sử dụng cấu trúc “to + V nguyên mẫu” nếu phía trước của nó có các động từ sau đây:

STT Động từ (Verbs) Nghĩa (Meaning) STT Động từ (Verbs) Nghĩa (Meaning)
1 Advise Khuyên 14 Invite Mời
2 Allow Cho phép 15 Need Cần
3 Ask Hỏi 16 Order Gọi món
4 Beg Cầu xin 17 Permit Cho phép
5 Cause Gây ra 18 Persuade Thuyết phục
6 Challenge Thử thách 19 Remind Nhắc nhở
7 Convince Thuyết phục 20 Require Yêu cầu
8 Encourage Khuyến khích 21 Recommend Giới thiệu
9 Expect Mong chờ 22 Teach Dạy
10 Forbid Ngăn cấm 23 Tell Nói
11 Force Bắt buộc 24 Urge Thúc giục
12 Hire Thuê, mướn 25 Want Muốn
13 Instruct Hướng dẫn 26 Warn Cảnh báo

Ví dụ:

  • My teach allowed me to use her headphones. (Cô giáo tôi cho phép tôi sử dụng tai nghe của cô ấy).
  • I ask my mom recipe to cook a meal. (Tôi hỏi mẹ tôi công thức để nấu một bữa ăn).

Được dùng trong cấu trúc Verbs + Object + To infinitive
Được dùng trong cấu trúc Verbs + Object + To infinitive

4. Đứng sau từ nghi vấn

Ngoài ra, động từ nguyên mẫu trong tiếng Anh có đứng sau từ nghi vấn. Tuy nhiên, ta nên lưu ý rằng to V nguyên mẫu sẽ không đứng sau từ để hỏi Why. Ví dụ:

  • My mom asked me how to use an oil-free fryer. (Mẹ tôi hỏi tôi cách sử dụng nồi chiên không dầu).
  • You can tell me when to press the button. (Bạn có thể cho tôi biết khi nào thì nhấn nút).

Đứng sau từ nghi vấn
Đứng sau từ nghi vấn

III. Cấu trúc và cách dùng động từ nguyên mẫu không có “to”

1. Thường đi kèm với các động từ như: make/ let/ help

S + Make/ Let/ Help + Object + V nguyên mẫu 

Ví dụ cụ thể: 

  • His parents let him stay out late (Bố mẹ anh ấy để anh ấy đi chơi muộn).
  • Let’s go to the station tonight (Hãy đến nhà ga tối nay).

Thường đi kèm với các động từ như: make/ let/ help
Thường đi kèm với các động từ như: make/ let/ help

2. Đứng sau động từ chỉ cảm giác, giác quan

S + Verbs of perception + Object + V nguyên mẫu/ V-ing

Các động từ chỉ tri giác (hear, sound, smell, taste, feel, watch, notice, see, listen, find,...) + O + V nguyên mẫu

Các động từ chỉ tri giác (hear, sound, smell, taste, feel, watch, notice, see, listen, find,...) + O + V-ing

Ví dụ cụ thể:

  • I saw my friend get on the taxi (Tôi thấy bạn tôi lên taxi).
  • We saw him closing his eyes (Chúng tôi thấy anh ấy đang nhắm mắt).

Đứng sau động từ chỉ cảm giác, giác quan
Đứng sau động từ chỉ cảm giác, giác quan

3. Đứng sau “had better”

Một số ví dụ cụ thể về động từ nguyên mẫu không “to” đứng sau “had better”. Một số ví dụ cụ thể, đó là:

  • They had better take some warm clothing (Tốt hơn là họ nên mặc một ít quần áo ấm).
  • You’d better give your friend your address (Tốt hơn hết bạn nên cho người bạn của mình địa chỉ của mình).

Đứng sau “had better”
Đứng sau “had better”

4. Sử dụng với Why

Động từ nguyên mẫu không “to” với why khi đưa ra một số lời đề nghị, ví dụ như:

  • Why wait until tomorrow? (Tại sao phải đợi đến ngày mai?).
  • Why walk when we can go in the car? (Tại sao phải đi bộ khi chúng ta có thể đi bằng ô tô?).

Sử dụng với Why
Sử dụng với Why

Trên đây là tất tần tật kiến thức về động từ nguyên mẫu (infinitive) trong tiếng Anh. Hy vọng những kiến thức được chia sẻ này sẽ giúp bạn chinh phục kiến thức ngữ pháp một cách dễ dàng nhất. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì về kiến thức phía trên thì hãy liên hệ trực tiếp với PREP để được tư vấn cũng như giải đáp chi tiết nhất nhé!

CEO Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.

Bình luậnBình luận

0/300 ký tự
Loading...
TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
CHƯƠNG TRÌNH HỌC
TÍNH NĂNG NỔI BẬT
Luyện đề TOEIC 4 kỹ năng
Phòng luyện viết IELTS PREP AI
Phòng luyện nói IELTS PREP AI
Phòng luyện Hán ngữ
Teacher Bee AI
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
Có thể bạn quan tâm
Công ty cổ phần công nghệ Prep

MSDN: 0109817671.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4 Tòa Vinaconex-34 Đ.Láng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Địa chỉ kinh doanh: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Trụ sở: SN 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ PREP

Phòng luyện ảo - Trải nghiệm thực tế - Công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899.
Trụ sở: Số nhà 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp.

CHỨNG NHẬN BỞI