Tìm kiếm bài viết học tập

Mệnh đề phụ thuộc là gì? Tất tần tật kiến thức về mệnh đề phụ thuộc

Mệnh đề tiếng Anh là một tập hợp các thành tố bao gồm chủ ngữ và động từ được chia theo thì của câu. Có 2 dạng mệnh đề là: Mệnh đề độc lập (Independent Clause) và Mệnh đề phụ thuộc (Dependent Clause). Nó còn đóng vai trò quan trọng khi ghép thành câu phức với một mệnh đề độc lập. Vậy mệnh đề phụ thuộc là gì? Mệnh đề phụ thuộc có bao nhiêu dạng thức và cách sử dụng mệnh đề này như thế nào? Hãy cùng prepedu.com tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

menh-de-phu-thuoc.jpg
Kiến thức cơ bản về mệnh đề phụ thuộc

I. Mệnh đề phụ thuộc là gì?

Mệnh đề phụ thuộc (Dependent/subordinate clauses) là một nhóm từ được tạo nên từ một liên từ phụ thuộc (subordinator), một chủ ngữ (subject) và một vị ngữ (predicate), có vai trò bổ nghĩa cho câu. Mệnh đề này không thể đứng một mình vì chưa diễn đạt được hoàn chỉnh ý, vì vậy nó cần phải được kết hợp với một mệnh đề khác trong câu. 

Định nghĩa mệnh đề phụ thuộc
Định nghĩa mệnh đề phụ thuộc

Một mệnh đề phụ thuộc và mệnh đề độc lập khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành một câu phức. Sau đây sẽ là một số ví dụ về mệnh đề phụ thuộc để các bạn có thể hiểu rõ hơn về mệnh đề này:

  • Ví dụ 1: Even though I didn’t bring an umbrella, I still walked to the park. (Mặc dù tôi không đem ô, tôi vẫn đi bộ đến công viên) ➡ Trong ví dụ như trên, mệnh đề trước là “Even though I didn't bring an umbrella” (Mặc dù tôi không đem ô) là một mệnh đề phụ thuộc. Nếu mệnh đề này chỉ đứng một mình thì sẽ không có nghĩa gì. Nhưng khi được đứng trong câu trên, thì nó sẽ đóng vai trò bổ nghĩa cho mệnh đề chính là “I still walked to the park.” (Tôi vẫn đi bộ đến công viên).
  • Ví dụ 2: When I met my old friend, I was really happy and invited her to my party. (Khi tôi gặp lại người bạn cũ của mình, tôi thực sự rất vui và mời cô ấy đến bữa tiệc của tôi.) ➡ Mệnh đề phụ thuộc “When I met my old friend” trong câu này bổ nghĩa cho mệnh đề chính là “I was really happy and invited her to my party.”

Mệnh đề phụ thuộc là gì?
Ví dụ về Mệnh đề phụ thuộc là gì?

II. Cách dùng và các loại mệnh đề phụ thuộc trong tiếng Anh

1. Mệnh đề trạng từ

Mệnh đề trạng từ thường có chức năng như một trạng từ, hay nói cách khác, là cũng có thể bổ nghĩa cho động từ thường, tính từ hoặc một trạng từ khác. Sau đây là một số dạng mệnh đề trạng từ mà chúng ta cần biết:

  •  
    • Mệnh đề trạng từ chỉ thời gian (hay mệnh đề phụ thuộc chỉ thời gian): thường bắt đầu bằng When, While, as, until,...
    • Mệnh đề trạng từ chỉ sự nhượng bộ (hay mệnh đề phụ thuộc chỉ sự nhượng bộ) thường bắt đầu bằng Although, Though, Even though, in spite of, despite…
    • Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích (hay mệnh đề phụ thuộc chỉ mục đích) thường bắt đầu bằng in order to, so as to hoặc so that, in order that…
    • Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân (hay mệnh đề phụ thuộc chỉ nguyên nhân) thường bắt đầu bằng because, as, since, seeing that, due to the fact that, now that…

Ví dụ: 

  • After the girl received a phone call from her friend, she left home immediately. (Cô gái rời khỏi nhà ngay lập tức sau khi cô ấy nhận được điện thoại từ bạn của mình.) ➡ Mệnh đề trạng từ đứng trước mệnh đề độc lập và bổ nghĩa cho động từ “left”.
  • The baby is cute when he is young (Cậu bé rất đáng yêu khi em ấy đang bé như này). ➡ Mệnh đề trạng từ đứng sau mệnh đề độc lập và bổ nghĩa cho tính từ “cute”.

Lưu ý: Khi mệnh đề trạng từ đứng trước mệnh đề độc lập thì các bạn cần dùng dấu phẩy (,) để ngăn tác, còn ngược lại, mệnh đề trạng từ đứng sau thì không cần dùng dấu phẩy.

Tham khảo thêm: Mệnh đề trạng ngữ (Adverb clauses): Dạng thức, phân loại chi tiết

2.  Mệnh đề danh từ

Mệnh đề danh từ cũng là một trong số những loại của mệnh đề phụ thuộc và đóng vai trò như một danh từ. Vì vậy, mệnh đề này thường bắt đầu bằng that, how, who, whoever, whom, whomever, whose, what, whatever, which, whichever, where, when, why, whether hoặc if.

Ví dụ:

  • What I read in that book made me unable to forget. (Những gì tôi đọc được trong quyển sách đó thật khó quên.) ➡ Trong ví dụ trên, mệnh đề “What I read in that book” (Những gì tôi đọc được trong quyển sách đó) đóng vai trò làm chủ ngữ khi đứng đầu câu và là một cụm danh từ.
  • America is where I want to come to study. (Nước Mỹ là nơi tôi muốn đến để học tập.) ➡ Mệnh đề phụ thuộc “where I want to come to study” (nơi tôi muốn đến để học tập) đứng sau động từ to be danh từ vị ngữ trong câu, nhằm bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ cũng như xác định lại đối tượng chủ ngữ sau động từ liên kết (là động từ to-be)

Ví dụ về mệnh đề danh từ - Mệnh đề phụ thuộc
Ví dụ về mệnh đề danh từ - Mệnh đề phụ thuộc

3. Mệnh đề tính từ 

Mệnh đề tính từ hoặc mệnh đề quan hệ đóng vai trò giống như một tính từ, được dùng để tả danh từ hoặc đại từ. Để bắt đầu một mệnh đề tính từ, các bạn có thể kết hợp với đại từ quan hệ như who, whom, whose, which, what hoặc that, hoặc bằng một trạng từ quan hệ, như when, why hoặc where. Mệnh đề này sẽ đứng sau danh từ hoặc đại từ mà nó mô tả.

Ví dụ: Staff who didn’t attend the conference need to do so tomorrow. (Nhân viên không tham dự hội nghị cần phải làm như vậy vào ngày mai.) → Mệnh đề tính từ “who didn’t attend the conference” bổ sung ý nghĩa cho danh từ “Staff”.

III. Cách xây dựng câu phức dựa vào mệnh đề độc lập và mệnh đề phụ thuộc

Một câu phức được tạo nên bằng một mệnh đề độc lập với một hoặc nhiều hơn một mệnh đề phụ thuộc kết hợp với nhau bằng các liên từ phụ thuộc (when, while, because, although, since, unless, etc.) hoặc các đại từ quan hệ (who, whom, which, that..) 

Công thức chung:

Mệnh đề độc lập + >= 1 mệnh đề phụ thuộc 

Theo lý thuyết, chúng ta có thể xây dựng một câu phức đơn giản với 1 mệnh đề độc lập + 1 mệnh đề phụ thuộc, hoặc một câu phức phức tạp hơn với nhiều mệnh đề phụ thuộc.

Chúng ta có thể linh hoạt thay đổi vị trí của mệnh đề độc lập và mệnh đề phụ thuộc trong câu phức. Dưới đây là một số vị trí của 2 mệnh đề trong câu phức:

  •  
    • Vị trí 1: mệnh đề độc lập đứng trước, rồi đến mệnh đề phụ thuộc.
    • Vị trí 2: mệnh đề phụ thuộc đứng trước, rồi đến mệnh đề độc lập.
    • Vị trí 3: mệnh đề độc lập đứng kẹp giữa hai mệnh đề phụ thuộc.
    • Vị trí 4: 2 mệnh đề phụ thuộc đứng cạnh nhau, rồi sau đó mới đến mệnh đề độc lập. (Hoặc ngược lại).

Ví dụ: 

  • When I bought my son a shirt for his birthday, I picked a red one because that’s his favorite color. (Khi tôi mua cho con trai tôi một chiếc áo sơ mi nhân ngày sinh nhật, tôi đã chọn một chiếc màu đỏ vì đó là màu nó yêu thích.) ➡ Trong ví dụ này, mệnh đề phụ thuộc “When I bought my son a shirt for his birthday” đứng trước mệnh đề độc lập “I picked a red one because that’s his favorite color.”
  • I heated my coffee in the microwave because it was too cold. (Tôi hâm nóng cà phê trong lò vi sóng vì nó quá lạnh.) ➡ Ở ví dụ này, mệnh đề độc lập “I heated my coffee in the microwave” đứng trước mệnh đề phụ thuộc “because it was too cold”.

Xây dựng câu phức dựa vào mệnh đề độc lập và mệnh đề phụ thuộc
Xây dựng câu phức dựa vào mệnh đề độc lập và mệnh đề phụ thuộc

IV. Xây dựng câu phức hợp dựa vào mệnh đề độc lập và mệnh đề phụ thuộc

Một câu kết hợp ít nhất hai mệnh đề độc lập với ít nhất một mệnh đề phụ thuộc sẽ cấu tạo nên câu phức hợp (Compound-complex sentence).

Công thức chung:

>= 2 mệnh đề độc lập + >= 1 mệnh đề phụ thuộc 

Ví dụ: 

  • Safety is one of the most commonly mentioned reasons; indeed research from the UK's Transport Research Laboratory has shown that more than 90% of road incidents include human error as a contributing element, and in the great majority of cases, it is the primary cause (An toàn là một trong những lý do thường được đề cập nhất; thật vậy, nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Giao thông vận tải của Vương quốc Anh đã chỉ ra rằng hơn 90% sự cố trên đường bao gồm lỗi của con người như một yếu tố góp phần và trong phần lớn các trường hợp, đó là nguyên nhân chính.)➡ Ví dụ trên cho thấy, câu này bao gồm 3 mệnh đề độc lập và 1 mệnh đề phụ thuộc. Như vậy, câu này là một câu phức hợp.
  • I couldn't help him because I didn't know the situation, but if he returns, you should help him. (Tôi không thể giúp anh ấy vì tôi không biết tình hình, nhưng nếu anh ấy trở lại, bạn nên giúp anh ấy.) ➡ Câu này chứa 2 mệnh đề độc lập và 2 mệnh đề phụ, vì vậy câu này là câu phức hợp

V. Bài tập thực hành mệnh đề phụ thuộc trong tiếng Anh

Để có thể ghi nhớ mệnh đề phụ thuộc được sử dụng như thế nào và có những loại câu gì, chúng ta cùng ôn luyện bằng một số câu hỏi bài tập về mệnh đề phụ thuộc và độc lập dưới đây nhé.

Bài tập: Xác định mệnh đề phụ thuộc trong các câu sau

  1.  
    1. When I lived in this village, we often played football.
    2. My husband gave food to poor people whom he met on the street.
    3. Because the boy was smart, he absorbed the lesson very quickly.
    4. If he kept lying, no one would believe him.
    5. I'm about to go to a place that I've been dreaming of.

Đáp án:

  1.  
    1. Mệnh đề phụ thuộc: When I lived in this village.
    2. Mệnh đề phụ thuộc: whom he met on the street.
    3. Mệnh đề phụ thuộc: Because the boy was smart
    4. Mệnh đề phụ thuộc: If he kept lying.
    5. Mệnh đề phụ thuộc: that I've been dreaming of.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của prepedu.com về mệnh đề phụ thuộc mà prepedu.com muốn truyền tải cho các bạn. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các cấu trúc thông dụng khác để có kiến thức nền tảng thật tốt trong học tập cũng như giao tiếp nhé.

Thạc sỹ Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự
TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
CHƯƠNG TRÌNH HỌC
TÍNH NĂNG NỔI BẬT
Luyện đề TOEIC 4 kỹ năng
Phòng luyện viết IELTS PREP AI
Phòng luyện nói IELTS PREP AI
Phòng luyện Hán ngữ
Teacher Bee AI
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
Có thể bạn quan tâm
Công ty cổ phần công nghệ Prep

MSDN: 0109817671.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4 Tòa Vinaconex-34 Đ.Láng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Địa chỉ kinh doanh: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Trụ sở: SN 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ PREP

Phòng luyện ảo - Trải nghiệm thực tế - Công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899.
Trụ sở: Số nhà 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp.

CHỨNG NHẬN BỞI