Tìm kiếm bài viết học tập
Mệnh đề độc lập là gì? Tất tần tật kiến thức về Mệnh đề độc lập
I. Mệnh đề độc lập là gì?
Mệnh đề độc lập (Independent clauses) diễn đạt một ý hoàn chỉnh và nó đóng vai trò của một câu đơn hoặc trở thành một phần của câu đa mệnh đề.
Mệnh đề độc lập bao gồm một chủ ngữ - là chủ thể chính của hành động nhắc đến trong mệnh đề, và một vị ngữ bao gồm động từ và những thông tin trong câu đi kèm sẽ được dùng để miêu tả hành động hoặc trạng thái của chủ thể chính đó.
Ví dụ:
- My little sister loves Blackpink. (Em gái tôi rất yêu thích Blackpink).
- The little cat wants to play with the ball. (Con mèo nhỏ muốn chơi với quả bóng.)
II. Cách nối hai mệnh đề độc lập trong tiếng Anh
Như chúng ta thấy, mỗi mệnh đề độc lập khi tách ra đều có thể tạo thành một câu đơn. Nếu chúng ta ghép các mệnh đề độc lập lại với nhau thì sẽ tạo thành 1 câu ghép. Vậy thì làm thế nào để liên kết các mệnh đề độc lập để biến nó thành một câu ghép? Chúng ta sẽ có 3 cách để liên kết 2 mệnh đề độc lập với nhau bằng việc sử dụng:
-
- Dấu chấm phẩy
- Liên kết hợp (coordinators)
- Trạng từ liên kết (Conjunctive adverbs)
Chúng ta hãy cùng đi vào phân tích chi tiết các cách dùng đối với mệnh đề độc lập kết hợp nhé.
1. Nối hai mệnh đề độc lập bằng dấu chấm phẩy
Hai mệnh đề độc lập với nhau có thể kết hợp với nhau và tạo thành câu ghép bằng dấu chấm phẩy. Cấu trúc chung mà các bạn có thể tham khảo:
Mệnh đề độc lập 1 ; + Mệnh đề độc lập 2
Lưu ý: Cần sử dụng dấu chấm phẩy (;) thay vì dấu phẩy (,) khi muốn kết hợp 2 mệnh đề độc lập lại với nhau. Nếu không thì bạn sẽ mắc lỗi comma splices (Lỗi dấu phẩy nối câu) vì sử dụng dấu câu không phù hợp trong câu phức.
Ví dụ:
-
- The ocean is crystal-clear; the sky is blue. (Đại dương trong vắt; bầu trời trong xanh.)
- My cat eats a lot; she asks for food every 2 hours. (Con mèo của tôi ăn nhiều lắm; em ấy đòi đồ ăn 2 tiếng một lần.)
2. Nối hai mệnh đề độc lập bằng liên từ kết hợp
Liên từ kết hợp (coordinator) đóng vai trò kết hợp hai hoặc nhiều từ, cụm từ hoặc mệnh đề độc lập lại với nhau để tạo thành câu ghép. Trong một câu như thế, hai động từ của 2 mệnh đề được liên kết cần có cấu trúc ngữ tương đồng nhau.
Dưới đây prepedu.com sẽ giới thiệu cho các bạn 7 liên từ kết hợp cơ bản trong tiếng Anh cần biết và nắm vững:
Các liên từ kết hợp | Cách dùng | Công thức/ Cấu trúc | Ví dụ |
And (và) | Khi muốn 2 sự vật, sự việc đối tượng được nhắc đến ngang hàng nhau và muốn xuất hiện cùng lúc, chúng ta dùng “and” để kết nối thành phần này với thành phần khác. | Mệnh đề độc lập 1, + and + mệnh đề độc lập 2. | Alex likes milk tea, and Mikey likes lemonade. (Alex thích trà sữa và Mikey thích nước chanh.) |
Nor (cũng không) | Khi muốn bổ sung thêm ý phủ định ở sau ý định của mệnh đề trước | Mệnh đề độc lập 1 (dạng phủ định), + nor + mệnh đề độc lập 2 (dạng phủ định, đảo ngữ.) | I have never read that book, nor do I plan to do it. (Tôi chưa bao giờ đọc cuốn sách đó, tôi cũng không có ý định làm điều đó.) |
But (nhưng) | Từ but được thêm ở giữa 2 mệnh đề để thể hiện sự tương phản, đối lập của 2 mệnh đề đó | Mệnh đề độc lập 1, + but + mệnh đề độc lập 2. | I like to play football, but I am not fast enough. (Tôi thích chơi bóng đá, nhưng tôi chạy không nhanh.) |
For (bởi vì) | Khi For được dùng trong câu có 2 mệnh đề độc lập, nó đóng vai trò để đưa ra lý do cho một việc gì đó. | Mệnh đề độc lập 1, + for + mệnh đề độc lập 2. | The plant in the garden died, for Mary forgot to water it. (Cây trong vườn chết vì Mary quên tưới nước.) |
Or (hoặc) | Từ Or được dùng để nối 2 mệnh đề khi bạn muốn đưa ra sự lựa chọn 1 trong 2 việc gì | Mệnh đề độc lập 1, + or + mệnh đề độc lập 2. | We could have a dish of fish for dinner, or we could have beefsteak. (Chúng ta có thể ăn một đĩa cá cho bữa tối, hoặc chúng ta có thể ăn bò bít tết..) |
So (vì vậy) | Từ So được đưa vào trong câu có 2 mệnh đề để thể hiện mệnh đề thứ 2 là hệ quả của mệnh đề thứ 1. | Mệnh đề độc lập 1, + so + mệnh đề độc lập 2. | Mary is sick, so she needs more sleep than usual. (Mary bị ốm nên cô ấy cần ngủ nhiều hơn bình thường.) |
Yet (tuy nhiên) | Cũng mang ý nghĩa như but, nhưng Yet thể hiện sự tương phản có phần đáng ngạc nhiên hơn. | Mệnh đề độc lập 1, + yet + mệnh đề độc lập 2. | He has tried her best, yet he still did not succeed. (Anh ấy đã cố gắng hết sức, nhưng anh ấy vẫn không thành công.) |
3. Nối hai mệnh đề độc lập bằng trạng từ liên kết
Trạng từ liên kết (conjunctive adverb) là từ đóng vai trò kết nối hai mệnh đề độc lập với nhau và giúp gắn kết về mặt ngữ nghĩa giữa 2 mệnh đề đó. Cấu trúc chung dùng để kết nối 2 mệnh đề sử dụng trạng từ liên kết là:
Mệnh đề độc lập 1; trạng từ liên kết, mệnh đề độc lập 2.
Lưu ý: Khi các bạn sử dụng trạng từ liên kết trong một câu ghép giữa hai mệnh đề độc lập, mọi người cần dùng dấu chấm phẩy (;) trước trạng từ liên kết và dấu phẩy (‘) ở sau trạng từ liên kết. Những trạng từ liên kết phổ biến gồm có:
Các trạng từ liên kết | Ý nghĩa, cách dùng | Ví dụ |
Accordingly, As a result, Consequently, Hence, Therefore, Thus | mang ý nghĩa chỉ ra kết quả của sự việc gì | Henry’s work brought poor performance; as a result, he lost his job. (Công việc của Henry mang lại hiệu suất kém; kết quả là anh ta mất việc.) |
Comparatively, Equally, Likewise, Similarly. | so sánh (thường chỉ sự ngang hàng) giữa 2 mệnh đề độc lập | Tam Rice is a dish from Southern Vietnam; similarly, Pho is from Northern Vietnam. (Cơm tấm là món ăn của Nam Bộ; tương tự, phở là từ miền Bắc Việt Nam.) |
On the other hand, In contrast, In comparison, However, Conversely, Rather, Instead. | chỉ sự tương phản giữa 2 mệnh đề | Timothy is good at studying; in contrast, his little brother is good at playing sports. (Timothy học giỏi; trong khi đó, em trai của anh ấy chơi thể thao giỏi.) |
Also, In addition | Mệnh đề sau bổ sung thông tin cho mệnh đề trước | Lily has all the ingredients to make this cake; also, she has a good oven. (Lily có tất cả nguyên liệu để làm món bánh này; Ngoài ra, cô ấy có một lò nướng tốt.) |
Further, Furthermore, Moreover | Nhấn mạnh việc bổ sung thông tin cho mệnh đề trước, nhưng thông tin ở sau có phần hơn thông tin ở trước. | Laura is pretty; moreover, she is rich. (Laura xinh đẹp; hơn nữa, cô ấy giàu có.) |
III. Một số lỗi sai thường mắc phải khi sử dụng mệnh đề độc lập
Dù vậy, khi thực hành áp dụng lý thuyết mệnh đề độc lập vào văn viết, người học vẫn thường mắc một số lỗi phổ biến và khó tránh khỏi. Hãy cùng prepedu.com điểm qua các lỗi sai sau đây nhé:
1. Lỗi nối câu bằng dấu phẩy
Nối 2 mệnh đề bằng dấu phẩy là việc sử dụng dấu phẩy giữa hai mệnh đề độc lập. Bạn thường có thể sửa lỗi bằng cách thay dấu phẩy (,) thành dấu chấm (.) và do đó biến hai mệnh đề thành hai câu riêng biệt, hoặc bạn có thể thêm trạng từ liên kết giữa 2 mệnh đề độc lập. Ví dụ:
- Câu sai: I like this movie, it is very interesting. (Tôi thích bộ phim này, nó rất thú vị.)
- Sửa:
- I like this movie. It is very interesting. (Tôi thích bộ phim này. Nó rất thú vị.)
- I like this movie because it is very interesting. (Tôi thích bộ phim này bởi vì nó rất thú vị.)
2. Hợp nhất câu sai cách
Các câu hợp nhất sai cách xảy ra khi có hai mệnh đề độc lập không được phân tách bằng bất kỳ hình thức dấu chấm câu nào. Lỗi này đôi khi có thể được sửa bằng cách thêm dấu chấm, dấu chấm phẩy hoặc viết lại thành câu ghép hoặc câu phức. Ví dụ:
- Câu sai: My brother is intelligent I've learned a lot from him. (Anh trai tôi thông minh tôi đã học được rất nhiều từ anh ấy.)
- Câu đúng:
- My brother is intelligent. I've learned a lot from him. (Anh trai tôi thông minh. Tôi đã học được rất nhiều từ anh ấy.)
- My brother is intelligent; moreover, I've learned a lot from him. (Anh trai tôi thông minh, hơn thế nữa, tôi đã học được rất nhiều từ anh ấy.)
IV. Bài tập thực hành mệnh đề độc lập trong tiếng Anh
Để có thể ghi nhớ mệnh đề độc lập được sử dụng như thế nào và có những loại câu gì, chúng ta cùng ôn luyện bằng một số câu hỏi bài tập về mệnh đề phụ thuộc và độc lập dưới đây nhé.
Bài tập: Xác định lỗi sai trong các mệnh đề dưới đây:
- Jane will make some cake, we arrive.
- Alex could not read the news clearly he took out his glasses.
- They were having breakfast, the children were playing outside.
- I could not travel in the morning, the weather was bad.
- Mary decides to do something you will not change her mind.
Đáp án:
- Lỗi nối câu bằng dấu phẩy. Sửa: Jane will make some cake when we arrive.
- Lỗi hợp nhất câu sai cách. Sửa: Alex could not read the news clearly so he took out his glasses.
- Lỗi nối câu bằng dấu phẩy. Sửa: While they were having breakfast, the children were playing outside.
- Lỗi nối câu bằng dấu phẩy. Sửa: I could not travel in the morning because the weather was bad.
- Lỗi hợp nhất câu sai cách. Sửa: Once Mary decides to do something, you will not change her mind.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của prepedu.com về mệnh đề độc lập mà prepedu.com muốn truyền tải cho các bạn. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các cấu trúc thông dụng khác để có kiến thức nền tảng thật tốt trong học tập cũng như giao tiếp nhé.
Bình luận
Tìm kiếm bài viết học tập
Có thể bạn quan tâm
Những thông tin cần biết về chứng minh tài chính du học Tây Ban Nha mới nhất
Cẩm nang chứng minh tài chính du học Pháp mới nhất
Chứng minh tài chính du học như thế nào? Có thể du học mà không cần chứng minh tài chính?
Du học Cuba: điều kiện, chi phí, học bổng mới nhất
Du học Síp: điều kiện, chi phí, học bổng mới nhất
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!