Tìm kiếm bài viết học tập

HSK 1 là gì? Giải đáp mọi thông tin về cấp độ HSK 1 tiếng Trung

HSK 1 là cấp bậc đầu tiên và dễ nhất trong bài thi năng lực Hán ngữ Quốc tế. Vậy chứng chỉ HSK 1 là gì? Sau đây Prep sẽ giải đáp mọi thắc mắc về HSK cấp độ 1 và chia sẻ từ vựng, ngữ pháp cơ bản giúp bạn học tiếng Trung hiệu quả nhất!

HSK 1 tiếng Trung
HSK 1 là gì? Giải đáp mọi thông tin về cấp độ HSK 1 tiếng Trung

I. HSK 1 là gì?

HSK 1 là bậc đầu tiên của trong phần thi năng lực Hán ngữ Quốc tế. Đây là trình độ tương đương với cấp A1 của khung tham chiếu chung Châu ÂU (CEF). HSK cấp độ 1 cũng là nền tảng kiến thức cơ bản dành cho những người mới bắt đầu học tiếng Trung. Vậy học HSK 1 mất bao lâu?

Để chinh phục cấp độ đầu tiên trong bài thi HSK, bạn sẽ cần phải nắm vững được 50 từ vựng và 15 cấu trúc ngữ pháp cơ bản. Thời gian để đạt được mục tiêu từ 1 - 2 tháng. Sau khi hoàn thành HSK 1 thì bạn đã có thể giao tiếp được những tình huống đơn giản thường ngày như chào hỏi, hỏi thăm sức khỏe, họ tên, mua hoa quả, giới thiệu các thành viên trong gia đình,...

II. Lợi ích của chứng chỉ HSK 1

Với những người lần đầu học tiếng Trung muốn chinh phục chứng chỉ HSK thì chắc chắn phải học từ bậc 1. Hiện tại, Việt Nam chỉ tổ chức thi chứng chỉ HSK 3 trở lên. Cho nên, các thí sinh có thể học từ HSK 1 lên HSK 3 rồi thi lấy bằng. Học tiếng Trung HSK 1 mang đến cho chúng ta những lợi ích sau: 

  • Nắm vững được cách phiên âm, nét chữ, cách viết và cách ghi nhớ mặt chữ.
  • Giúp bạn có thể tiếp cận với tiếng Trung một cách dễ dàng từ kiến thức cơ bản nhất.
  • Có thể giao tiếp ở mức độ cực kỳ cơ bản với những mẫu câu đơn giản.
  • Tạo nền tảng vững chắc để có thể học lên cấp bậc HSK cao hơn.

Từ vựng HSK 1
Từ vựng HSK 1

III. Cấu trúc đề thi HSK 1

Phần thiSố câuNội dung

Nghe hiểu

Phần 1

5

Mỗi câu sẽ có 1 hình ảnh, thí sinh sẽ phải nghe cụm từ và dựa vào nội dung hình ảnh để có thể phán đoán câu trả lời đúng hay sai.

Phần 2

5

Mỗi câu hỏi sẽ có 3 hình ảnh, thí sinh sẽ phải nghe miêu tả để chọn nội dung vừa được nghe.

Phần 3

5

Mỗi câu là một đoạn hội thoại ngắn và cung cấp cho bạn một số hình ảnh. Bạn sẽ phải nghe cuộc hội thoại để chọn ra hình ảnh phù hợp.

Phần 4

5

Mỗi câu sẽ là một đoạn hội thoại. Thí sinh sau khi nghe xong cần chú ý câu hỏi ở phần nghe và đưa ra đáp án lựa chọn đúng với câu hỏi đó.

Đọc hiểu

Phần 1

5

Mỗi câu hỏi là 1 hình ảnh và 1 từ. Thí sinh sẽ phải chọn từ và hình ảnh tương ứng với nhau.

Phần 2

5

Mỗi câu sẽ chứa thông tin và hình ảnh minh hoạ. Thí sinh sẽ phải chọn thông tin phù hợp với hình ảnh đó.

Phần 3

5

Đề đưa ra 5 câu hỏi và đáp án tương ứng với từng câu hỏi. Thí sinh cần chọn đáp án đúng cho câu hỏi đó.

Phần 4

5

Điền từ vào chỗ trống.

IV. Thang điểm HSK 1

 Phần NghePhần Đọc hiểuĐiểm TổngĐiểm đậu
Điểm100100 điểm200120
Số lượng câu2020 câu
Điểm mỗi câu55
Thời lượng17 phút17 phút

V. Lệ phí thi HSK 1

Lệ phí thi HSK 1 hiện nay là 360.000 đồng/ thí sinh.

VI. Pinyin trong tiếng Trung

1. Pinyin (Bính âm)

Pinyin hay còn gọi là bính âm - dùng các chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc. Học thuộc hết bảng Pinyin tiếng Trung coi như bạn đã học hết bảng chữ cái.

Trong tiếng Trung, hệ thống bính âm gồm có 3 phần chính là chữ cái Latinh cụ thể: Vận mẫu - nguyên âm, thanh mẫu - phụ âm và thanh điệu. Vận mẫu, tức là nguyên âm trong tiếng Trung bao gồm: a, o, e, i, u và âm đặc biệt ü. Vận mẫu còn có thêm các biến thể nguyên âm kép của các nguyên âm đơn bao gồm: 

  • a: ai, ao, an, ang.
  • e: ei, en, eng, er.
  • o: ou, ong.
  • i: ia, iao, ie, iou, ian, iang, in, ing, iong.
  • u: ua, uai, uei, uo, uan, uang, uen, ueng.
  • ü: üe, üan, ün.

Bên cạnh các thanh mẫu cơ bản, bính âm trong tiếng Trung còn có thêm nhiều phụ âm ghép nhằm mô phỏng chính xác về cách phát âm của người Trung Quốc. 23 thanh mẫu bao gồm: b, p, m, f, d, t, n, l, g, k, h, j, q, x, z, c, s, zh, ch, sh, r, y, w.

2. Thanh điệu trong tiếng Trung

Thanh điệu 声调 /shēngdiào/ là cách đọc cao - thấp - dài - ngắn của 1 âm tiết. Thanh mẫu cùng với vận mẫu và thanh điệu tạo thành từ. Trong tiếng Trung, một chữ đại diện cho 1 âm tiết và dấu có công dụng phân biệt ý nghĩa của từ vựng.

Có 4 loại thanh điệu trong tiếng Trung tương đương với 4 dấu. Mỗi dấu có cao độ cách phát âm khác nhau, cụ thể:

Thanh điệuKý hiệuVí dụCách đọc
Thanh 1 (阴平/yīnpíng/ m bình)Tā, bāĐọc không dấu, âm kéo dài và đều đều. m kéo dài từ cao độ 5 sang 5.
Thanh 2 (阳平/yángpíng/ Dương bình)/Bá, cháĐọc giống dấu sắc trong tiếng Việt với giọng tăng dần. m độ từ trung bình lên cao theo chiều 3 lên 5.
Thanh 3 (上声/shàngshēng/ Thượng thanh)vbǎ, sǎĐọc gần giống với dấu hỏi, phát âm từ cao độ 2 (trung bình) xuống cao độ 1 (thấp) rồi lên cao độ 4 (vừa).
Thanh 4 (去声 /qù shēng/ Khứ thanh)\bà, làĐọc không dấu, đẩy xuống và đọc dứt khoát với âm điệu từ cao nhất (cao độ 5) xuống thấp nhất (cao độ 1).

Thanh dấu trong tiếng Hán
Thanh dấu trong tiếng Hán

Lưu ý: Ngoài ra, tiếng Trung còn có thanh nhẹ, thanh này không được biểu hiện bằng dấu, thanh này đọc vừa nhẹ vừa ngắn. Ví dụ: 他的 – /tāde/、桌子 – /zhuōzi/、说了 – /shuōle/、哥哥 – /gēge/、先生 – /xiānsheng/、休息 – /xiū xi/。

VII. Các nét trong tiếng Hán

Để có thể nhớ được các mặt chữ trong tiếng Hán một cách nhanh nhất thì bạn cần nhớ 8 nét cơ bản sau:

Các nét trong chữ Hán
Các nét trong chữ Hán

Khi đã ghi nhớ được các nét chữ cơ bản trong tiếng Trung thì bạn cần nắm vững quy tắc viết chữ Hán. Prep bật mí cho bạn 7 quy tắc bút thuận mà bạn cần ghi nhớ khi viết chữ Hán: 

7 quy tắc cơ bản khi viết chữ tiếng Trung

Ngang trước, sổ sau

Phẩy trước, mác sau

Trên trước, dưới sau

Trái trước, phải sau

Ngoài trước, trong sau

Vào trong trước, đóng sau

Giữa trước, hai bên sau

VII. Bộ thủ

Tiếng Trung có 214 bộ thủ. Bộ thủ là phần cơ bản nhất của chữ Hán được sử dụng để sắp xếp các loại từ có cùng đối tượng, đặc điểm và ý nghĩa. Các bộ thủ không thể tách rời hay thay thế nên khi học tiếng Trung, tra cứu bằng bộ thủ sẽ giúp bạn ghi nhớ dễ dàng hơn. Hơn hết, việc nắm vững các bộ thủ thì bạn sẽ không gặp khó khăn khi viết Hán tự nữa. 

Ở HSK 1, chúng ta chỉ học một vài bộ thủ cơ bản thông qua hệ thống 150 từ vựng. Dưới đây, Prep bật mí cho bạn 50 bộ thủ thông dụng nhất trong kỳ thi HSK 1 - HSK 6

STTBộ thủPhiên âmHán việtVí dụNghĩa
1人(亻)rénNhân Anh ấy
2刀(刂)dāoĐaoNhẫn nhịn
3Lực力量Sức mạnh
4kǒuKhẩuGọi
5wéiVi周围Chu vi
6ThổNgồi
7ĐạiĐạt
8NữMẹ
9miánMiênNhà
10shānSơnNúi
11广guǎngQuảng广Rộng
12心 (忄)xīnTâmNguyện
13chìXíchThực hiện, làm
14NhậtNắng
15手 (扌)shǒuThủChỉ
16MộcCốc, ly
17水 (氵)shǔiThủy (chấm thủy)Biển
18火(灬)huǒHòaCháy
19牛( 牜)níuNgưuCon bò
20bīngBăngBăng
21bāoBaoÔm
22犬 (犭)quảnKhuyểnChó
23NgọcĐất nước
24tiánĐiềnNam
25yòuHựuLại (lần nữa)
26MụcNhìn, xem
27shíThạchVỡ 
28ShíThập十三Mười ba
29zhúTrúcThứ (số thứ tự)
30MễSố
31糸 (糹-纟)Mịch系统Hệ thống
32ròuNhụcThịt
33艸 (艹)cǎoThảoHoa 
34chóngTrùng昆虫Côn trùng
35衣 (衤)Y衬衫Áo somi
36言 (讠)yánNgôn语言Ngôn ngữ
37bèiBối宝贝Bảo bối
38Túc足球Bóng đá
39chēXa汽车Xe hơi
40LậpVị (ngài)
41vào进入Đi vào
42金(钅)jīnKimTiền
43ménMônChúng (chỉ người)
44Kỉ机会Cơ hội
45Tuyết
46xiǎoTiểuGiây
47wénVăn(hoa) văn
48斑马Ngựa vằn
49Ngư海鲜Hải sản
50niǎoĐiểuCon chim

VI. Từ vựng HSK 1

Số lượng từ vựng HSK 1 mà bạn cần nhớ rơi vào khoảng 150 từ và nhiều hơn nữa. Việc ghi nhớ càng nhiều từ mới sẽ giúp đẩy nhanh quá trình học HSK hơn. Sau đây, Prep sẽ cung cấp cho bạn hệ thống những từ vựng cần nhớ khi học cấp độ HSK đầu tiên:

STTTiếng TrungPhiên âm (Pinyin)Dịch nghĩa
1jiāNhà cửa
2学校xuéxiàoTrường học
3饭馆fànguǎnNhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng
4商店shāngdiànCửa hàng
5医院yīyuànBệnh viện
6火车站huǒchēzhànGa tàu hỏa
7中国ZhōngguóTrung Quốc
8北京BěijīngBắc Kinh
9shàngPhía trên, bên trên
10xiàPhía dưới, bên dưới
11前面qiánmiànPhía trước
12后面hòumiànPhía sau
13Phía trong, bên trong
14今天jīntiānHôm nay
15明天míngtiānNgày mai
16昨天zuótiānHôm qua
17上午shàngwǔBuổi sáng
18中午zhōngwǔBuổi trưa
19下午xiàwǔBuổi chiều
20niánNăm

Xem trọn bộ 150 từ vựng HSK 1 ở link sau:

DOWNLOAD 150 TỪ VỰNG HSK 1 PDF

VII. Ngữ pháp HSK 1

Nếu muốn học tốt tiếng Hán thì ngay từ cấp độ đầu tiên thì bạn cần nắm vững ngữ pháp tiếng Trung HSK 1. Thực ra, trong cấp độ HSK 1 thì phần ngữ pháp khá đơn giản, dễ học nên bạn sẽ chỉ mất một thời gian ngắn là có thể ghi nhớ hết.

1. Lượng từ

Lượng từ
Cách dùngVí dụ minh họa
Dùng sau số từ: Số từ + lượng từ + danh từ
  • 一个包子 /Yī gè bāozi/: 1 cái bánh bao
  • 二个姐姐  /er gè jiějie/ :  2 người chị gái.
Dùng sau “这” ”那” ”几”: 这/那/几 + lượng từ + danh từ
  • 这个杯子 /zhè gè bèizi/: Chiếc cốc này
  • 那些年 /Nà xiē nián/: Những năm tháng đó

2. Phó từ 

Phó từ
Loại phó từCách dùngVí dụ minh họa
Phó từ phủ định不 /bù/: không (Được dùng để bác bỏ, phủ định những hành động ở hiện tại, tương lai hay bác bỏ sự thật他不是学生 /Wǒ bú shì xuésheng/: Anh ta không phải là học sinh.
没 /méi/: không (Được dùng để phủ định cho các hành động đã xảy ra ở trong quá khứ)他没去过河内 /Tā méi qù guò Hénei/: Anh ta chưa từng đến Hà Nội
Phó từ chỉ mức độĐứng trước tính từ hoặc động từ tâm lý để bổ nghĩa cho chúng太好了! /Tài hǎo le/: Quá tốt rồi!

Phó từ chỉ phạm vi

都 /dōu/: đều

都不 + động từ: Đều không…… (phủ định toàn bộ)他们不都是学生. /tamen bù dōu shì xuésheng/: Họ không phải đều là học sinh (nghĩa là có người có, có người không)
Kết hợp với phó từ 也: 也都 + động từ: Cũng đều……他们也都去中国留学. /Tāmen yě dōu qù zhōngguó liúxué/: Họ cũng đều đi Trung Quốc du học

3. Trợ từ

Trợ từ
Loại trợ từCách dùngVí dụ minh họa
Trợ từ ngữ khí了 /le/: Đứng ở vị trí cuối câu nhằm biểu thị ngữ khí khẳng định hay động tác đã xảy ra他去商店了. /Tā qù shàngdiàn le/: Ta đi nhà hàng rồi
吗 (ma): .....không?: Thường đứng ở vị trí cuối câu dùng cho câu hỏi “có….không”?他是学生吗?/Tā shì xuésheng ma/: Anh ta là học sinh à?
呢 (ne): Đứng ở cuối câu giúp cho câu thêm uyển chuyển hoặc sử dụng cho câu hỏi tỉnh lược你在哪儿呢? /Nǐ zài nǎr ne/: Cậu đang ở đâu vậy?
Trợ từ kết cấu

的 /de/: Được dùng để kết nối định ngữ và trung tâm ngữ.

  • Định nghĩa: là thành phần bổ nghĩa cho danh từ, thường đứng trước danh từ, dùng để mô tả và hạn chế cho danh từ
  • Trung tâm ngữ: Là thành phần đứng sau định ngữ, cũng là đối tượng được nhắc chính trong cụm danh từ.

Định ngữ + (的) + Trung tâm ngữ

我的衣服 /Wǒ de yīfu/: Quần áo của tôi.



 

4. Liên từ

Liên từ
Cách dùngVí dụ minh họa

和 /hé/: Và (Được sử dụng để kết nối giữa hai danh từ, nối giữa hai chủ ngữ, nối giữa hai động từ đơn và không được sử dụng để nối giữa hai vế câu

我和你/wǒhé nǐ/: Tôi và bạn.

5. Giới từ

Cách dùngVí dụ minh họa

Cấu trúc: Chủ ngữ + 在 (zài) + Tân ngữ chỉ địa điểm + động từ +Thành phần khác: Ai đang làm gì ở đâu.

我在图书馆等你 /Wǒ zài túshūguǎn děng nǐ/: Tôi đợi bạn ở thư viện.

6. Đại từ nghi vấn

Đại từ nghi vấn
Các đại từ nghi vấnVí dụ
谁 /shéi/: Ai他是谁?(Tā shì shéi): Anh ta là ai?
哪 /nǎ/: Nào, cái nào, cái gì,…你要买哪种裤子? (Nǐ yāo mǎi nǎ zhǒng kùzi): Bạn muốn mua loại quần nào?
哪 + lượng từ + danh từ  /nǎ…/ : … nào?哪条裙子是你的? /Nǎ tiáo qúnzi shì nǐ de/: Chiếc váy nào là của bạn vậy?
哪儿 /nǎr/: Ở đâu, chỗ nào, đâu,...他在哪儿? /Tā zài nǎr/: Anh ta ở đâu?
几 /jǐ/: Mấy你的哥哥几岁了? /Nǐ de gē·ge jǐ suìle/: Anh trai bạn mấy tuổi?
几 + lượng từ + danh từ /jǐ… /: Mấy ….? 你有几本书? /Nǐ yǒu jǐ běn shū/: Bạn có mấy cuốn sách vậy?
什么 /shénme/: Cái gì?你干什么 /Nǐ gàn shénme/: Bạn muốn làm gì?
多少 /duōshao/: Bao nhiêu你有多少钱?Nǐ yǒu duōshao qián/: Bạn có bao nhiêu tiền?
多少 + danh từ /duōshao/: Bao nhiêu….?苹果多少钱一斤? /Píngguǒ duōshao yì jīn/: Táo bao nhiêu tiền một cân?
怎么 /zěnme/: Thế nào, sao, làm sao…?你怎么这么高? /Nǐ zěnme zhème gāo/: Bạn làm sao mà cao thế?
怎么 + động từ /zěnme/: Hỏi về cách thực hiện của động tác这个苹果怎么迟 /Zhè gè píngguǒ zěnme chī/: Quả táo này làm sao mà ăn?
怎么样 /zěnmeyàng/: Ra làm sao, thế nào (đứng ở cuối câu hoặc làm định ngữ trong câu, dùng để hỏi về tính chất, tình hình hoặc ý kiến)今天晚上6点见,怎么样? /Jīntiān wǎnshang liùdiǎn jiàn, zěnme yàng/: Tối nay 6h gặp, thế nào?

7. Đại từ chỉ thị

Đại từ chỉ thị
Các đại từ chỉ thịVí dụ
这 /zhè/: Đây này, cái này,...这是王老师. /Zhè shì Wǒ de lǎoshī/: Đây là thầy giáo của tôi.
那 /nà/: Cái kia, kia, đó, cái ấy,...那本书是我的. /Nà běn shū shì wǒ de/: Quyển sách đó là của tôi.
这/那 + 是 + danh từ /zhè/nà shì…/: Đây là…/ kia là…这是我的书. /Zhè shì wǒ de shū/: Đây là sách của tôi.
这/那+ lượng từ + danh từ /zhè/nà…/: Cái…..này/ cái…. kia  这本书 /Zhè běn shū/: Quyển sách này.
这儿 /zhèr/: Chỗ này, bên này, ở đây,... (có thể sử dụng kết hợp với đại từ nhân xưng hoặc danh từ chỉ người nhằm chỉ chỗ của ai đó)我这儿有很多玩具. /Wǒ zhèr yǒu hěn duò wánjù/: Chỗ của tôi có rất nhiều đồ chơi.
那儿 /nàr/: Chỗ kia, chỗ ấy, nơi ấy,…(có thể sử dụng kết hợp với đại từ nhân xưng hoặc danh từ chỉ người nhằm chỉ chỗ của ai đó)李老师那儿有你的笔记本. /Lí lǎoshī nàr yóu nǐ de bǐjìběn/: Chỗ của cô Lý có vở của bạn.

8. Chữ số tiếng Trung

Chữ số tiếng TrungVí dụ
Biểu thị thời gian: Được sắp xếp theo thứ tự từ to đến nhỏ, năm - tháng - ngày.2022 年12月22日 /Èrlíngèrèr nián shíèr yuè èrshíèr rì/: Ngày 22 tháng 12 năm 2022.
Biểu thị tuổi tác他今年25岁 /tā jīnnián èrshíwǔ suì/: Anh ấy năm nay 25 tuổi.

VIII. Tài liệu học HSK 1 hiệu quả

Tài liệu giúp bạn tự học tiếng Trung cấp độ đầu tiên hiệu quả mà Prep muốn giới thiệu cho bạn đó là bộ giáo trình HSK 1. Cuốn sách này do Trụ sở của Học viện Khổng Tử/ HANBAN ủy quyền và cùng phát triển bởi Nhà xuất bản Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh.

Bộ tài liệu học HSK 1
Bộ tài liệu học HSK 1

Sách tiếng Trung HSK 1 gồm có 15 bài học với 45 điểm ngôn ngữ và 150 từ vựng có trong HSK cấp độ 1. Hệ thống bài học được thiết kế với nhiều chủ đề thân thiện, quen thuộc trong đời sống. Cuốn tài liệu này chính là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang muốn tự học HSK cấp 1 tại nhà. Hiện nay, nó đã được áp dụng cho các Học viện Khổng Tử ở nhiều quốc gia, tổ chức và cá nhân giảng dạy khác ở Trung Quốc.

Đi kèm với cuốn sách là bài tập và file nghe HSK 1. Sau khi học xong, bạn hoàn toàn có thể hiểu và sử dụng được các câu tiếng Trung đơn giản và có thể học lên cấp độ cao hơn.

DOWNLOAD GIÁO TRÌNH HSK 1 PDF

DOWNLOAD BÀI TẬP HSK 1 PDF

DOWNLOAD ĐÁP ÁN SÁCH BÀI TẬP HSK 1 PDF

DOWNLOAD FILE NGHE GIÁO TRÌNH HSK 1 PDF

XI. Lộ trình học HSK 1 tiếng Trung

Dưới đây là lộ trình học HSK 1 dành cho những ai mới bắt đầu học tiếng Trung từ con số 0. Tham khảo để nhanh chóng xây nền ngôn ngữ này bạn nhé!

1. Phương pháp Lặp lại ngắt quãng - phương pháp học cốt lõi

Là phương pháp học được cho là hiệu quả nhất, trong đó việc luyện tập 1 kiến thức sẽ diễn ra trong nhiều buổi khác nhau, dàn trải theo thời gian, thay vì học và luyện tập liên tục 1 đơn vị kiến thức, rồi chuyển sang đơn vị kiến thức khác. Đây là chiến lược PHÂN CHIA THỜI GIAN luyện tập.

Trong lộ trình này, mỗi ngày các bạn hãy cố gắng dành ít nhất từ 1.5 đến 2 tiếng để học (đã tính thời gian ghi chép lý thuyết và làm bài tập).

Study plan này mang tính chất bổ trợ, các bạn có thể điều chỉnh quỹ thời gian cá nhân của mình để sắp xếp lịch học phù hợp nhất.

2. Thời gian áp dụng

Study plan được thiết kế với mục tiêu khoảng 1/3 chặng và 2/3 chặng đường học sinh sẽ ôn lại các kiến thức đã học. Ví dụ: Tổng thời lượng để học hết khóa học là 30 ngày thì ngày 11 sẽ ôn tập kiến thức của bài Lesson 1 và đến ngày 21, học sinh lại ôn tập kiến thức của Lesson 1 để đường cong lãng quên (The Forgetting curve) được thoải hơn.

Các bạn có thể tự điều chỉnh lại thời gian ôn tập để phù hợp với lịch cá nhân của mình, nhưng cần đảm bảo thời gian ôn tập kiến thức phải đủ xa (nhưng không quá xa) so với thời gian mới học kiến thức đó lần đầu. Khi đó hiệu quả của việc ôn tập sẽ tăng lên rất nhiều. Gợi ý: Có thể cách lần đầu mới học 10 - 20 ngày.

3. Cách ghi chép và cách ôn tập

Cách ghi chép: Phương pháp ghi chép Cornell

Cách ghi chép: Phương pháp ghi chép Cornell
Cách ghi chép: Phương pháp ghi chép Cornell

Cách ôn tập: Sau mỗi bài lý thuyết, bạn sẽ có bộ bài tập để thực hành ngay! Và bạn sẽ nắm được mức độ hoàn thành của mình đang ở đâu dựa vào thang điểm này nhé:

  • < 50% Nhớ kiến thức ở mức khá; hiểu và vận dụng kiến thức ở mức yếu → Bạn cần xem lại phần kiến thức chưa nắm chắc ở video và làm lại bài tập để cải thiện lỗi sai.
  • 50-79% Nhớ hiểu kiến thức ở mức khá; vận dụng ở mức yếu → Bạn cần xem lại phần ứng dụng ở video và làm lại các bài tập bị sai để vận dụng kiến thức vào ngữ cảnh/ đề thi hiệu quả hơn.
  • 80-89% Nhớ hiểu được kiến thức ở mức tốt; vận dụng ở mức khá→ Bạn cần tập trung hiểu và làm lại các câu hỏi bị sai để vận dụng kiến thức chắc tay hơn.
  • 100% Nhớ hiểu vận dụng ở mức tốt → Chúc mừng bạn nhé, cùng cố gắng học bài tiếp theo để lên trình độ cao hơn nào!

3. Lộ trình học HSK 1

Dưới đây là lộ trình học HSK 1 tiếng Trung của PREP:

Lộ trình học HSK 1 tiếng Trung
Lộ trình học HSK 1 tiếng Trung
Lộ trình học HSK 1 tiếng Trung
Lộ trình học HSK 1 tiếng Trung

DOWNLOAD LỘ TRÌNH HỌC HSK 1 TIẾNG TRUNG ĐẦY ĐỦ

XII. Học HSK 1 - Khóa học nhập môn tiếng Trung cùng PREP

PREP chính thức ra mắt khóa HSK 1 Nhập môn tiếng Trung được giảng dạy theo phương pháp Micro Learning - không đi theo lối mòn học truyền thống mà ứng dụng cách học nhanh, ngắn gọn:

✅ Học bộ thủ thông qua mẹo nhớ nhanh chữ Hán bằng flashcard được chính đội ngũ thầy cô Prep xây dựng.

✅ 5 bài đầu tiên tập trung dạy ngữ âm: từ cách phát âm theo pinyin, đến các biến thể của âm và các thanh điệu.

✅ Sau đó là 30 bài khoá theo chủ đề.

Với khóa học này, các bạn bắt đầu từ con số 0 đều sẽ học tiếng Trung cực dễ dàng thông qua 5 bài dạy ngữ âm đầu tiên và 30 bài khoá theo chủ đề: đi từ kiến thức Từ vựng - Ngữ pháp đến Luyện tập bài khoá, với sự theo sát giảng dạy kiến thức từ thầy cô thông qua loạt video bài giảng và công nghệ AI sát sao chấm chữa phát âm.

Với chi phí “hạt dẻ”, khóa học Nhập môn tiếng Trung HSK 1 sẽ giúp bạn:

✅Thành thạo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở mức sơ cấp và chuẩn bị vững chắc tiền đề cho việc luyện thi HSK cấp độ cao.

✅Nắm chắc đủ số lượng từ vựng tiệm cận HSK 3 - tương đương 500 từ vựng theo các chủ đề quan trọng.

✅Vững vàng 50 cấu trúc ngữ pháp nền tảng.

✅Qua mỗi bài giảng, mỗi hoạt cảnh, bạn sẽ trang bị đủ kỹ năng để tự tin giao tiếp trong nhiều tình huống: trường học, cuộc sống hàng ngày, ăn uống, đi chơi, và nhiều hơn nữa.

Hãy để lại thông tin bên dưới để được PREP tư vấn về khóa học HSK 1 Nhập môn tiếng Trung nhanh chóng nhất nhé!

904x213 (1).gif

Như vậy, Prep đã tổng hợp đầy đủ về lộ trình học HSK 1 dành cho những bạn đang có mong muốn học tiếng Trung. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì bạn hãy đặt câu hỏi trực tiếp dưới bài viết này để Prep giải đáp nhé!

Thạc sỹ Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự