Tìm kiếm bài viết học tập
Dục tốc bất đạt tiếng Trung là gì? Nguồn gốc & lý giải câu nói chi tiết nhất
Nhà sáng lập Nho giáo - Khổng Tử đã để lại cho người đời sau nhiều câu nói nổi tiếng và được lưu truyền cho đến nay. Trong đó có câu “dục tốc bất đạt” - lời ông răn dạy đệ tử của mình. Vậy Dục tốc bất đạt tiếng Trung là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được PREP phân tích và giải thích chi tiết nhé!
I. Dục tốc bất đạt tiếng Trung là gì?
Dục tốc bất đạt tiếng Trung là 欲速不达, phiên âm /Yù sù bù dá/, là lời dạy của Khổng Tử dùng để dạy dỗ về sự nhẫn nại cho các đệ tử của mình. Đây cũng là câu thành ngữ tiếng Trung khá thông dụng với ngụ ý khuyên con người phải có tầm nhìn xa trông rộng, khi làm bất cứ việc gì cũng không được nóng vội vì đôi lúc quá vội vã sẽ không gặt hái được thành công.
Phân tích chi tiết từng Hán tự trong thành ngữ 欲速不达:
1. Chữ 欲
Chữ 欲 trong câu Dục tốc bất đạt tiếng Trung 欲速不达 có phiên âm /Yù/, mang ý nghĩa “dục vọng, ham muốn”. Khi chiết tự chữ Hán 欲 ta có:
- Bộ Cốc 谷 /Gǔ/: Có nghĩa là “sơn cốc, thung lũng”.
- Bộ Khiếm 欠 /Qiàn/: Có nghĩa là “khiếm khuyết, thiếu vắng”.
Giải thích: Hai bộ này ghép lại tạo thành chữ Dục 欲, mang ý nghĩa tâm tính luôn cảm thấy thiếu thốn, không đủ,...cho nên sẽ nảy sinh lòng ham muốn lấp đầy những mong cầu của bản thân.
2. Chữ 速
Chữ 速 có phiên âm /sù/, mang ý nghĩa là “tốc”. Hán tự này được cấu thành bởi:
- Bộ Sước 辶: Mang ý nghĩa là “xe ngựa”. Và theo văn hoá cổ xưa, ngựa là con vật chạy nhanh, ví như “mã phi” (ngựa bay).
- Chữ 束 /Shù/: Có nghĩa là thúc, được tạo bởi hai chữ là Mộc 木 (cây) và bộ Khẩu 口 (miệng).
Giải thích: Hai từ này ghép lại được hiểu với nghĩa “tốc độ”, dùng cây để thúc ngựa chạy và hô to “thúc” thì ngựa sẽ chạy nhanh hơn.
3. Chữ 不
Chữ 不 có phiên âm /bù/, mang ý nghĩa “bất, không”. Cấu tạo của Hán tự 不 gồm có:
- Bộ Nhất 一: Có nghĩa là “nhất, một”.
- Bộ Phiệt 丿: Đơn giản chỉ là nét phẩy.
- Bộ Cổn丨: Là cổn trong bộ cổn.
4. Chữ 达
Chữ Đạt 达 có phiên âm /dá/, mang ý nghĩa “đạt được, lên đến”, được tạo bởi các bộ:
- 辶 /Chuò/: Có nghĩa là xe ngựa.
- Bộ Thổ 土: Có nghĩa là “đất”.
- Bộ Dương 羊: Có nghĩa là “con cừu”.
II. Lý giải nguồn gốc câu Dục tốc bất đạt tiếng Trung
Bạn đã biết câu nói Dục tốc bất đạt tiếng Trung bắt nguồn từ đâu chưa? Nếu chưa biết, PREP sẽ bật mí chi tiết nhé!
Vào thời Xuân Thu có một quan viên tên là Tử Hạ, là học trò của Khổng Tử (người lập nên Nho giáo). Khi làm và giữ chức quan, Tử Hạ luôn cảm thấy công việc mình làm rất mơ hồ và không có tương lai. Chính vì thế, ông đã tìm tới thầy của mình là Khổng Tử để hỏi: “Thưa thầy, làm sao để trị vì một địa phương tốt?”
Sau khi nghe xong câu hỏi, Khổng Tử liền đáp lại rằng: “Nếu như con đã lựa chọn con đường làm quan thì con phải biết kiên nhẫn, phải biết nhìn xa trông rộng và cầu tiến. Con cũng không nên vì muốn nhanh chóng đạt đến cái lợi trước mắt nếu không cuối cùng chỉ có thể dục tốc bất đạt. Thậm chí, những nỗ lực mà con đã bỏ ra trước đó đều biến thành công cốc, đổ sông đổ bể.”
Sau khi nghe xong câu trả lời đó của thầy, Tử Hạ bỗng như được thức tỉnh vì ông thừa hiểu dục tốc bất đạt là thế nào. Cuối cùng, ông quay về, sau đó làm việc gì cũng kiên trì từng bước chứ không nôn nóng.
III. Ý nghĩa của câu nói Dục tốc bất đạt tiếng Trung
Câu Dục tốc bất đạt tiếng Trung có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người. Khi mà ở xã hội hiện đại, con người luôn mang tâm lý nôn nóng đạt được mục đích nào đó. Họ đang cố gắng chạy đua với thời gian mà đánh mất đi giá trị thực sự của cuộc sống. Do đó, nếu như hiểu đúng ý nghĩa câu Dục tốc bất đạt sẽ giúp bạn:
- Biết suy xét, cân nhắc thận trọng trước khi nói hay làm bất cứ việc gì.
- Luôn biết thận trọng trước mọi việc bởi vì việc càng lớn càng nhiều cạm bẫy.
- Sống chậm lại để thấy hoàn cảnh, hiểu bản thân muốn gì mà từ từ tiến lên.
IV. Những thành ngữ đồng nghĩa với Dục tốc bất đạt tiếng Trung
Bạn có thể học một số câu thành ngữ đồng nghĩa với câu Dục tốc bất đạt tiếng Trung mà PREP chia sẻ dưới đây nhé!
STT | Thành ngữ tiếng Trung | Phiên âm | Nghĩa |
1 | 拔苗助長 | Bámiáozhùzhǎng | Nóng vội; đốt cháy giai đoạn (kéo gốc lúa lên để cho lúa mau lớn. Ý nói nóng vội, đốt cháy giai đoạn, không theo quy luật phát triển của sự vật nên thất bại) |
2 | 矫枉过正 | jiǎowǎngguòzhèng | Uốn cong thành thẳng; uốn nắn quá tay; sửa chữa quá mức |
3 | 物极必反 | wùjíbìfǎn | Già néo đứt dây; tức nước vỡ bờ |
4 | 急功近利 | jígōngjìnlì | Chỉ vì cái trước mắt |
Tham khảo thêm bài viết:
Trên đây là những lý giải chi tiết cho câu nói Dục tốc bất đạt tiếng Trung. Mong rằng, những thông tin mà bài viết chia sẻ dưới đây hữu ích cho những ai đang trong quá trình học và nâng cao trình độ tiếng Trung.
Bình luận
Tìm kiếm bài viết học tập
Có thể bạn quan tâm
Học tiếng Trung theo Giáo trình Hán ngữ Quyển 1 Bài 12: 你在哪儿学习汉语?(Bạn học tiếng Hán ở đâu?)
Học giáo trình Hán ngữ Quyển 1 Bài 11: 我们都是留学生。(Chúng tôi đều là du học sinh.)
Học tiếng Trung Giáo trình Hán ngữ Quyển 1 Bài 10: 他住哪儿?(Anh ấy đang sống ở đâu?)
Phân tích cấu tạo từ trong tiếng Trung chi tiết
Luyện viết các đoạn văn về cuộc sống nông thôn bằng tiếng Trung hay
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!