Tìm kiếm bài viết học tập

Học nhanh, nhớ lâu từ vựng với phương pháp chiết tự chữ Hán

Đối với những người học tiếng Trung thì sẽ chắn hẳn sẽ gặp không ít khó khăn trong việc ghi nhớ chữ Hán tượng hình. Chính vì thế, phương pháp chiết tự chữ Hán ra đời nhằm giải quyết những rắc rối này. Vậy chiết tự chữ Hán là gì? Có những cách chiết tự nào hay sử dụng? Tham khảo bài viết dưới đây để được PREP bật mí chi tiết nhé!

phương pháp chiết tự chữ Hán

 Phương pháp chiết tự chữ Hán

I. Chiết tự chữ Hán là gì?

“Chiết” là bẻ gãy, “tự” là chữ, từ. “Chiết tự” chính là phân tách chữ Hán là làm nhiều thành phần nhỏ để giải nghĩa toàn phần. Chiết tự được tạo ra dựa trên cơ sở nhận thức về tượng hình của chữ Hán, cách ghép các bộ thủ, cách sắp xếp và bố trí các bộ, các phần của chữ Hán.

Nếu như xem xét trên phương diện nào đó là thì chiết tự chính là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong việc phân tích chữ Hán. Xét theo kiến thức hàn lâm, thông qua chiết tự chữ Trung Quốc, chúng ta còn hiểu được thế giới quan, nhân sinh quan, đặc điểm nhận thức cũng như phương thức tư duy của người Trung Quốc xưa.

Ví dụ chiết tự chữ HánPhân tích các bộ thủ

Ví dụ 1: Phân tích chiết tự chữ 好/Hǎo/: Hay, ngon, tốt đẹp,...

Chiết tự chữ Hán 好

Chữ 好 được tạo bởi 2 bộ thủ: 

  • Bên trái là bộ Nữ 女: Nói về người con gái, phụ nữ
  • Bên phải là bộ Tử 子: Nói về người con trai, người con

Ý nói: Người phụ nữ sinh được đứa con là điều tốt đẹp nên chữ Hán này mang nhiều nghĩa hay và tốt đẹp như hay, ngon, đẹp, tốt,...

Ví dụ 2: Phân tích chiết tự chữ 大 /dà/: to, lớn,...

chiết tự chữ hán 大

Chữ 大 được tạo bởi hai bộ thủ là:

  • Bộ Nhân 人 nghĩa là người
  • Bộ Nhất 一 nghĩa là số một (số 1)

Ý nói: Bộ Nhất xếp cắt ngang bộ Nhân giống như hình ảnh con người giang rộng cánh tay. Khi đứng trước biển cả to lớn mênh mông thì mọi người thường dang rộng hai tay ra.

Ví dụ 3: Phân tích chiết tự chữ Hán 安 /àn/: an yên, an nhàn,...

chiết tự chữ Hán 安

Chữ 安 được tạo bởi hai bộ thủ: 

  • Phía trên là bộ Miên 宀: Mái nhà, mái che
  • Phía dưới là bộ Nữ 女: Người phụ nữ, người con gái, đàn bà,...

Ý nói: Bộ Nữ miêu tả tư thế yểu điệu của người con gái thời xưa, chân hơi khuỵu xuống, mặt nghiêng và hai tay đặt bên hông. Người phụ nữ đứng dưới mái nhà ý nói rằng trong nhà có phụ nữ chăm non thì mới ổn định.

II. Các phương pháp chiết tự chữ Hán thông dụng

Có những phương pháp chiết tự chữ Hán nào được sử dụng phổ biến? Những bạn nào mới bắt đầu học tiếng Trung nên áp dụng các phương pháp chiết tự chữ Hán để giúp cho việc ghi nhớ từ vựng tốt hơn và cũng hiểu được ý nghĩa sâu sắc của chữ Hán. Dưới đây là 2 cách chiết tự được ứng dụng chủ yếu mà bạn có thể tham khảo!

1. Chiết tự chữ Hán qua thơ ca

Với những bạn nào yêu thích thơ tiếng Trung và muốn nhớ từ nhanh thì có thể áp dụng phương pháp chiết tự chữ Hán qua thơ. Hơn nữa, thơ ca luôn là những thứ dễ đi vào lòng người, giúp chúng ta nhanh thuộc và nhớ lâu hơn. Do đó, học chiết tự chữ Hán qua thơ ca, người ta sẽ chiết tự với những vần thơ dễ nhớ, dễ thuộc.

Để giúp bạn dễ hiểu hơn về phương pháp này, PREP sẽ đưa ra các ví dụ và phân tích cụ thể:

Ví dụ 1: Phân tích chiết tự chữ 想 /Xiǎng/: nhớ, tưởng nhớ, nghĩ

Để có thể ghi nhớ được chữ 想 người ta đã sử dụng hai câu thơ lục bát sau:

“Tựa cây mỏi mắt chờ mong

Lòng người nhớ tới ai nơi phương nào?”

Ví dụ cách lý giải khác chiết tự chữ Hán qua thơ

Ví dụ cách lý giải khác chiết tự chữ Hán qua thơ

Giải thích: Những chữ mà PREP bôi đen ở trong đoạn thơ trên đều liên quan đến chiết tự chữ Hán, các bộ thủ và ý nghĩa. Chữ 想 bao gồm có các bộ thủ như:

  •  
    • Phía trên bên trái là bộ Mộc 木 (Cây)
    • Phía trên bên phải là bộ Mục 目 (Mắt)
    • Phía dưới hai bộ trên là bộ Tâm 心 (Tim, tấm lòng)

Sự kết hợp với 3 bộ này cùng với cách chiết tự theo đoạn thơ trên đã cho chúng ta thấy rõ hình ảnh một người đang hướng lòng mình nhớ tới ai đó (cảm giác nhớ nhung như rễ cây đâm sâu vào tim, mỏi mắt ngóng chờ người mình yêu).

Ví dụ 2: Chiết tự chữ 美 /Měi/: đẹp

Để giúp người học dễ dàng ghi nhớ chữ Hán 美 thì có thể học thuộc hai câu thơ sau:

“Con dê ăn cỏ đầu non,

Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi.”

Giải thích: Chữ 美 gồm có bộ Dương 羊 (Con dê) và chữ Đại 大 (To, lớn) phía dưới. Để viết gọn hơn, bộ Dương 羊 bị mất phần đuôi phía dưới nên mới có câu thơ “bị lửa cháy hết không còn chút đuôi”.

Ví dụ 3: Chiết tự chữ 思/Sī/: tương tư, nhớ nhung

Để có thể dễ dàng ghi nhớ chữ 思 người ta có câu thơ sau:

Ruộng kia ai cất lên cao,

Nửa vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời.

Ví dụ chiết tự chữ Hán qua thơ
Ví dụ chiết tự chữ Hán qua thơ

Giải thích: Chữ 思 gồm có bộ Điền 田 (ruộng đất) phía trên, do đó mới có câu thơ “ruộng kia ai cất trên cao”. Phía dưới có bộ Tâm 心 trông giống với hình ảnh vầng trăng khuyết với 3 ngôi sao xung quanh giữa bầu trời.

Ví dụ 4: Chiết tự chữ 夫 /fū/: chồng

Để có thể dễ dàng chữ chữ Hán 夫 thì bạn có thể học chiết tự qua bài thơ sau:

Thương em, anh muốn nên duyên,

Sợ rằng em có chữ thiên trồi đầu.

Giải thích: Chữ Phu 夫 nếu nhìn qua thấy giống với chữ Thiên 天 (bầu trời) có nét phẩy nhô cao lên trên. Bởi thế mới có câu thơ “thương em anh muốn nên duyên”, nhưng sợ em có chữ thiên trồi đầu, nghĩa là sợ em là gái đã có chồng rồi.

Ví dụ 5: Chiết tự chữ 孝 /xiào/: hiếu, hiếu thảo

Để có thể học nhanh nhớ lâu chữ 孝 thì người ta học chiết tự qua bài thơ sau:

Đất thì là đất bùn ao,

Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay.

Con ai mà đứng ở đây,

Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào.

Giải thích: Phân tích câu thơ “đất thì đất bùn ao” trong chữ Hiếu 孝 có bộ Thổ 土 (đất) liên quan đến bùn đất. Câu “ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay” chỉ nét phẩy nghiêng được viết ngang qua bộ Thổ 土. Câu thơ “con ai mà đứng ở đây” ý nói bộ Tử 子 (đứa trẻ) và bộ thủ này được viết sát với nét phẩy (cây sào đã nói ở trên) nên mới có câu thơ “đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào”.

2. Chiết tự chữ Hán qua bộ thủ

Chữ Hán gồm có 214 bộ thủ và mỗi một bộ đều mang một ý nghĩa riêng biệt. Việc học và nắm vững các bộ thủ cực kỳ quan trọng đối với người học tiếng Trung. Nó giúp bạn có thể viết, ghi nhớ được chữ Hán nhanh chóng.

214 bộ thủ tiếng Trung là chữ tượng hình và hầu như được sử dụng làm bộ phận biểu nghĩa, phần nhỏ còn lại được dùng làm biểu âm. Vì vậy, để có thể phán đoán nghĩa và âm đọc của một chữ Hán thì người ta dựa vào bộ thủ.

Ví dụ bộ thủ biểu nghĩaVí dụ về các bộ thủ biểu âm
  • Các chữ Hán có chứa bộ Mộc 木 thường mang ý nghĩa liên quan đến cây cối, gỗ như: 树 (cây), 林 (rừng), 桥 (cây cầu),...
  • Các chữ Hán có chứa bộ Thủy 水 (nước) thường mang ý nghĩa liên quan đến nước, sông, hồ, suối như: 江 (sông), (河) sông, 海 (biển)…
  • Các chữ Hán có chứa bộ Thanh 青 đều sẽ mang cùng thanh mẫu, vận mẫu “qing”, chỉ khác nhau về thanh điệu như 清, 请, 情, 晴.
  • Các chữ Hán có chứa bộ Sinh 生 như có có cách phát âm là “shēng” như 牲, 笙, 栍, 泩, 苼, 狌.

Bạn không nhất thiết phải học và cố nhớ hết 214 bộ thủ mà chỉ cần ghi nhớ một số bộ thủ thường dùng. Rất nhiều người mới học tiếng Trung cố gắng ghi nhớ hết bộ 214 bộ thủ, tuy nhiên việc ôm đồm quá nhiều kiến thức sẽ khiến bản dễ quên hơn thôi.

Việc phân tích chiết tự chữ Hán qua bộ thủ chính là cách ghi nhớ hữu hiệu nhất mà bạn nên áp dụng. Khi bắt gặp chữ Hán mới, bạn cũng đừng cắm đầu vào luyện viết trong vô thức mà hãy tra cứu xem chữ đó cấu tạo bởi bộ thủ nào, bộ đó mang ý nghĩa gì và có liên quan đến âm đọc không.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp chiết tự chữ Hán qua bộ thủ thì PREP sẽ đưa ra một số ví dụ minh họa sau:

Ví dụ 1: Nhớ Hán tự thông qua chiết tự chữ Hán 副 /fù/: Giàu có

Chữ 富 được tạo bởi các bộ thủ sau: 

  •  
    • Bộ Miên 宀 : Mái nhà
    • Bộ Nhất 一: Số 1
    • Bộ Khẩu 口: Miệng
    • Bộ Điền 田: Ruộng vườn

Giải thích: Một cuộc sống giàu có 富 là khi có bộ 一 một mái nhà 宀, có miệng ăn 口 và ruộng vườn đất đai đầy đủ 田 để làm lụng.

Ví dụ 2: Học chữ Hán qua phương pháp chiết tự chữ 休 /xiū/: Nghỉ ngơi

Chữ 休 được tạo bởi hai bộ thủ: 

  •  
    • Bộ Nhân đứng 亻: Người
    • Bộ Mộc 木: Cây

Giải thích: Con người 亻khi lao động mệt mỏi thường dựa vào gốc cây 木 để nghỉ ngơi.

Ví dụ 3: học chữ Hán 恕 /shù/: Tha thứ

Chữ 恕 được tạo bởi 3 bộ thủ: 

  •  
    • Bộ nữ 女: Phụ nữ, con gái, đàn bà
    • Bộ Khẩu 口: Miệng
    • Bộ Tâm 心: Tấm lòng

Giải thích: Khi giận dỗi, phụ nữ 女 ngoài miệng 口 thì nói lời tức giận nhưng thật ra trong lòng 心 đã tha thứ rồi.

III. Các phần mềm/app chiết tự chữ Hán thông dụng

Nếu bạn đang tìm hiểu về cách học chữ Hán thông qua phương pháp chiết tự thì có thể sử dụng thêm app/phần mềm hỗ trợ. Hiện tại có rất nhiều ứng dụng chiết tự Hán ngữ được nhiều sử dụng như một công cụ hữu ích trong quá trình học tiếng Trung. Dưới đây là 5 apps chiết tự chữ Hán khá hay mà bạn có thể tham khảo:

1. 763 chiết tự tiếng Trung

763 chiết tự tiếng Trung là một trong những app học tiếng Trung khá tiện ích mà bạn nên download về điện thoại. Đây cũng là ứng dụng học Hán ngữ miễn phí bất cứ ai cũng có thể tải và sử dụng. App cung cấp khoảng 763 chiết tự tiếng Trung và ví dụ minh họa để giúp người dùng dễ dàng học và ghi nhớ chữ Hán nhanh chóng bao gồm: 214 bộ thủ, 301 câu đàm thoại tiếng Hoa, 99 bức thư gửi cho chính mình,...

App 763 chiết tự tiếng Trung
App 763 chiết tự tiếng Trung

Ưu điểm: 

  • Phần mềm rèn luyện cho bạn cách phát âm chậm rãi, chính xác.
  • Hỗ trợ người dùng về từ vựng, luyện viết và giao tiếp.
  • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng.

2. Từ điển chữ Hán

Từ điển chữ Hán là một trong những phần mềm giúp bạn tra cứu từ vựng tiếng Trung cực kỳ hiệu quả. Ở đây có cả thư viện khổng lồ về từ vựng có phiên âm, bộ thủ. Người dùng hoàn toàn có thể tra cứu từ theo âm Hán Việt, pinyin, bộ thủ hoặc số nét.

Ưu điểm: 

  • Phần mềm cung cấp chi tiết và đầy đủ 214 bộ thủ chữ Hán.
  • Từ vựng đều có phát âm chuẩn xác.
  • Người dùng có thể tra cứu bằng chữ Nôm, Hán Việt, phiên âm nhanh chóng.

3. Trang web 汉字屋 – 汉字笔顺

汉字屋 – 汉字笔顺 là một trang web trực tuyến giúp bạn có thể tra cứu chữ Hán dưới dạng ảnh động một cách nhanh chóng. Đây cũng là một trong những web giúp bạn có thể tra cứu được chiết tự chữ Hán.

Trang web tra cứu chữ Hán
Trang web tra cứu chữ Hán

Ưu điểm: 

  • Trang web giới thiệu đầy đủ quy tắc bút thuận (thứ tự từng nét) khi viết chữ Hán.
  • Các chữ Hán mới được update liên tục trên website.
  • Khi tra cứu cách viết của một từ vựng, trang web sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin như: ảnh động thứ tự cách viết các nét cơ bản của chữ Hán, ảnh thứ tự từng nét viết, thông tin chi tiết của chữ Hán đó (âm đọc, bộ thủ, tổng các nét, các loại mã hóa khi viết, các chữ đồng âm khác nghĩa, các chữ có cùng bộ thủ,...)

IV. Sách chiết tự chữ Hán hay nhất

Hiện nay có rất nhiều cuốn sách nghiên cứu về phương pháp chiết tự chữ Hán để giải quyết những khó khăn trong việc nhớ chữ Hán cho những người học tiếng Trung. PREP cũng đã nghiên cứu và tổng hợp lại 3 cuốn sách hay nhất về phương pháp chiết tự chữ Hán mà bạn có thể tham khảo: 

1. Nhớ Hán tự thông qua chiết tự chữ Hán

Nhớ mặt chữ Hán chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với những người mới bắt đầu học. Nhưng thật may, người đời xưa đã nghiên cứu và để lại cách học chữ Hán theo phương pháp chiết tự. Nhớ Hán tự thông qua chiết tự chữ Hán chính là cuốn sách học từ vựng tiếng Trung hay về phương pháp này mà bạn có thể tham khảo và sử dụng.

Sách nhớ Hán tự thông qua chiết tự chữ Hán
Sách nhớ Hán tự thông qua chiết tự chữ Hán

Nội dung cuốn sách này chủ yếu là: 

  • Phân tích chiết tự của gần 500 chữ Hán thông dụng nhất hiện nay.
  • Cung cấp thêm kiến thức về thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt.
  • Cung cấp 70 câu đố chữ Hán trong dân gian.

Học chữ Hán theo cuốn sách này, bạn sẽ cảm thấy có hứng thú hơn đối với việc học tiếng Trung và tiết kiệm được khoảng 50% thời gian học cho mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự xây dựng cho mình cách học chữ Hán riêng mà vẫn đạt hiệu quả cao.

DOWNLOAD NHỚ HÁN TỰ THÔNG QUA CHIẾT TỰ CHỮ HÁN PDF (đang cập nhật)

2. Bí quyết chiết tự chữ Hán

Một trong những cuốn sách khá hay về phương pháp chiết tự chữ Hán nữa mà bạn có thể tham khảo đó là cuốn Bí quyết chiết tự chữ Hán. Nội dung cuốn này đi sâu phân tích hơn 700 chữ Hán thông dụng nhất trong đời sống.

Sách bí quyết chiết tự chữ Hán
Sách bí quyết chiết tự chữ Hán

Nội dung chi tiết: 

  • Phân tích chữ Hán ở dạng hội ý và hình thanh kiêm hội ý.
  • Phân tích đầy đủ 214 bộ thủ cấu tạo nên chữ Hán.
  • Tìm hiểu nguồn gốc và quá trình biến đổi của các bộ thủ giúp người học hiểu được ý nghĩa của chữ hội ý và hình thanh.

DOWNLOAD BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN PDF

3. 500 ký tự tiếng Hoa cơ bản

Cuốn sách cuối cùng mà bạn có thể tham khảo đó là 500 ký tự tiếng Hoa cơ bản. Tài liệu này được biên soạn bởi Học viện Ngôn ngữ Bắc Kinh. Nội dung mỗi trang sách sẽ là một chữ Hán. Đây đều là những chữ thông dụng nhất trong cuộc sống.

Nội dung chi tiết: 

  • Cung cấp các thông tin đầy đủ về chữ Hán (hình dạng chữ, phát âm, giải nghĩa, thứ tự các nét, kiểu chữ, gợi ý, thành phần, bộ thủ, từ thường dùng, bài tập).
  • Có hình minh họa đầy đủ, dễ hiểu giúp người học có thể tự tưởng tượng từ hình ra chữ, từ chữ ra hình ảnh.

DOWNLOAD SÁCH 500 KÝ TỰ TIẾNG HOA CƠ BẢN PDF

Như vậy, PREP đã cung cấp đầy đủ các kiến thức về phương pháp chiết tự chữ Hán dành cho những ai quan tâm. Bạn thấy đấy, nếu muốn nhớ từ vựng nhanh chóng thì nên áp dụng phương pháp này vì nó sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian học tiếng Trung hơn đấy.

Thạc sỹ Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự