Tìm kiếm bài viết học tập

Cẩm nang chinh phục IELTS Writing từ A - Z mới nhất hiện nay

Để chinh phục được bài thi IELTS Writing thì điều quan trọng luôn được ưu tiên hàng đầu trong quá trình ôn luyện thi IELTS Writing đó chính là bạn nắm vững được tất tần tật các kiến thức về IELTS Writing từ A đến Z. Vậy nên hiểu được sự lo lắng cũng như mối quan tâm của các bạn Preppies, trong bài viết hôm nay PREP xin gửi đến bạn đọc cẩm nang chinh phục IELTS Writing mới nhất năm 2023. Tham khảo ngay bài viết để ẵm trọn band điểm IELTS thật cao nhé!

cam-nang-chinh-phuc-ielts-writingcam-nang-chinh-phuc-ielts-writing.jpg Cẩm nang chinh phục IELTS Writing từ A đến Z mới nhất 2023 bạn nên tham khảo

I. IELTS Writing là gì?

IELTS Writing là một trong 4 kỹ năng căn bản trong đề thi IELTS Academic và IELTS General Training. Bài kiểm tra IELTS Writing dùng để đánh giá khả năng viết của thí sinh tham gia kỳ thi. Bên cạnh đó bài thi Writing còn đánh giá thêm khả năng triển khai ý tưởng, sắp xếp ý tưởng, thể hiện ý tưởng. Giám khảo sẽ đánh giá bài viết thông qua 4 tiêu chí: Task Achievement, Coherence and cohesion, Lexical Resource, Grammatical Range and accuracy. 

IELTS Writing là gì?
IELTS Writing là gì?

II. Cấu trúc đề thi IELTS Writing

1. Cấu trúc đề thi IELTS Writing

Có 2 hình thức thi IELTS Writing chính, đó là:

  • IELTS Academic (IELTS Học thuật)
  • IELTS General (IELTS Tổng quát)

2. Hình thức thi IELTS Writing

  • Hình thức thi: thi trên giấy hoặc thi trên máy tính
  • Thời gian thi: 60 phút
  • IELTS Academic + General: Người thi sẽ thi 2 tasks chính đó là IELTS Writing Task 1 + 2. Tuy nhiên cấu trúc đề thi của 2 hình thức thi này sẽ tương đối khác nhau. Vậy nên bạn cần tìm hiểu và lựa chọn kỹ càng về 1 trong 2 hình thức thi nhé!

Tham khảo thêm bài viết:

III. Tiêu chí chấm điểm IELTS Writing

Có 4 tiêu chí chấm điểm, đó là:

  • Task Achievement: dùng để chấm điểm xem bạn có viết đúng đề hay không
  • Coherence and cohesion: kiểm tra cấu trúc ngữ pháp của cả bài và từng đoạn
  • Lexical Resource: đánh giá cách thí sinh sử dụng từ vựng
  • Grammatical Range and accuracy: giám khảo sẽ lưu ý tới cấu trúc câu, các thì thí sinh sử dụng, sự linh hoạt khi sử dụng ngữ pháp

Tham khảo thêm bài viết:

Tiêu chí chấm điểm IELTS Writing
Tiêu chí chấm điểm IELTS Writing

IV. Các dạng đề IELTS Writing Task 1 và cách viết chi tiết

  • Pie Chart: giống như biểu đồ hình tròn trong môn Địa lý
  • Multiple Graphs/ Charts:  2 bảng biểu biểu thị 2 thông tin khác nhau, 2 bảng biểu này có thể cùng loại hoặc khác loại với nhau.
  • Line Graph: viết một đoạn văn ít nhất 150 từ miêu tả thông tin trong biểu đồ
  • Map: Mô tả một bản đồ nào đó ở thời điểm hiện tại; Mô tả hai bản đồ – một ở thời điểm hiện tại và một ở thời điểm tương lai; Mô tả một bản đồ – trong quá khứ và ở hiện tại.
  • Process (Diagram): mô tả được một quá trình hoặc một quy trình nào đó theo biểu đồ hay hình vẽ đã cho sẵn trong phần đề bài

Tham khảo đầy đủ bài viết:

V. Các dạng đề IELTS Writing Task 2 và cách viết chi tiết

1. Dạng bài Opinion Essay (dạng bài Agree or Disagree): 

Yêu cầu: yêu cầu người viết nêu lên quan điểm cá nhân cho một vấn đề hoặc ý kiến nào đó được nhắc tới trước trong đề thi

Cách viết: 

  • Mở bài: General Statement: paraphrase đề bài; Thesis statement: đưa ra quan điểm của bạn (giới thiệu cả mặt yếu hơn và mặt mạnh hơn hoặc ý kiến one-sided của mình)
  • Thân bài 1: Topic Sentence – Câu chủ đề: paraphrase mặt yếu hơn hoặc một phần của ý kiến one-sided; Supporting ideas: phát triển ý
  • Thân bài 2: Topic Sentence – Câu chủ đề: paraphrase mặt mạnh hơn hoặc phát triển sâu thêm ý kiến one-sided; Supporting ideas: phát triển ý
  • Kết luận: Restatement of the answer: diễn giải lại thesis statement; Prediction/ Recommendation: Đưa ra một dự đoán/đề xuất

2. Dạng bài Advantages and Disadvantages

Yêu cầu: yêu cầu người viết đưa ra các ưu điểm và nhược điểm trong vấn đề được đưa ra đề bài

Cách viết

  • Mở bài: General Statement: paraphrase đề bài; Thesis statement: giới thiệu rằng có những ưu điểm và nhược điểm (+ so sánh nếu cần thiết)
  • Thân bài 1: Topic Sentence – Câu chủ đề: paraphrase một mặt của thesis statement; Supporting ideas: phát triển ý
  • Thân bài 2: Topic Sentence – Câu chủ đề: paraphrase mặt còn lại của thesis statement (+ trình bày lại so sánh); Supporting ideas: phát triển ý
  • Kết luận: Restatement of the answer: diễn giải lại câu luận điểm; Recommendation: Đưa ra một đề xuất (để trình bày lại ý kiến của bạn)

3. Dạng bài Problem and Solution

Yêu cầu: đưa ra nguyên nhân của vấn đề/ hiện tượng nào đó và hướng giải quyết vấn đề/ hiện tượng đó

Cách viết:

  • Mở bài: General Statement: paraphrase câu hỏi đề bài; Thesis statement: trả lời lần lượt từng câu hỏi của đề bài một cách ngắn gọn
  • Thân bài 1: Topic Sentence – Câu chủ đề: paraphrase câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên; Supporting ideas: phát triển ý
  • Thân bài 2: Topic Sentence – Câu chủ đề: paraphrase câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên; Supporting ideas: phát triển ý
  • Kết luận: Restatement of the answer: diễn giải lại câu trả lời; Prediction (có thể thêm hoặc không): nhấn mạnh rằng tình hình sẽ tốt hơn nếu các biện pháp được áp dụng

4. Dạng bài Discussion Essay

Yêu cầu: thảo luận về cả hai mặt của vấn đề hoặc thể hiện ý kiến một chiều

Cách viết: 

  • Mở bài: General Statement: paraphrase câu hỏi đề bài; Thesis statement: trả lời câu hỏi đề bài bằng cách giới thiệu hai quan điểm và nêu ý kiến cá nhân: quan điểm nào mạnh hơn?
  • Thân bài 1: Topic Sentence – Câu chủ đề: nhắc lại quan điểm 1 bằng cách paraphrase thesis statement; Supporting ideas: phát triển ý
  • Thân bài 2 (nếu quan điểm 2 mạnh hơn): Topic Sentence – Câu chủ đề: nhắc lại rằng quan điểm 2 quan trọng hơn bằng cách paraphrase thesis statement; Supporting ideas: phát triển ý
  • Kết luận: Restatement of the answer: diễn giải lại câu luận điểm và quan điểm cá nhân; Recommendation: Đưa ra một đề xuất nên theo quan điểm nào?

5. Dạng bài Two-part Question

Yêu cầu: đề bài sẽ đề cập với một vấn đề nào đó rồi yêu cầu người viết trả lời 2 câu hỏi liên quan tới vấn đề đó.

Cách viết:

  • Mở bài: General Statement: paraphrase câu hỏi đề bài; Thesis statement: trả lời lần lượt từng câu hỏi của đề bài một cách ngắn gọn
  • Thân bài 1: Topic Sentence – Câu chủ đề: paraphrase câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên; Supporting ideas: phát triển ý
  • Thân bài 2: Topic Sentence – Câu chủ đề: paraphrase câu trả lời cho câu hỏi thứ hai; Supporting ideas: phát triển ý
  • Kết luận: Restatement of the answer: diễn giải lại câu trả lời; Prediction/Recommendation: thêm lời dự đoán/đề xuất

Tham khảo thêm bài viết:

VI. Lộ trình học IELTS Writing

Đây là lộ trình 21 ngày học Writing có ứng dụng các phương pháp học tập đã được nghiên cứu kỹ càng và có thể đem lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình ôn luyện của học sinh trong khóa học  IELTS Chuyên sâu Speaking-Writing. Trong lộ trình học IELTS Writing chuyên sâu 21 ngày này, mỗi ngày các bạn hãy cố gắng dành ít nhất 2 tiếng (đã tính thời gian ghi chép lý thuyết và làm bài tập).

Lộ trình học IELTS Writing
Lộ trình học IELTS Writing

Tham khảo thêm bài viết:

Lộ trình học IELTS Writing chuyên sâu trong vòng 21 ngày

VIII. Một số cuốn sách luyện IELTS Writing

  • Virtual Writing Tutor: trang web cung cấp tài liệu IELTS Writing cực kỳ hữu ích
  • IELTS Write Right: tài liệu IELTS Writing này phù hợp với các bạn đã có thể bắt đầu dần làm quen với IELTS Writing
  • Khóa chữa bài Writing chất lượng cao của PREP
  • Ebook Barron’s writing for IELTS
  • Marvellous Techniques for IELTS Writing
  • High-scoring IELTS Writing

IX. Cách luyện IELTS Writing hiệu quả

Một số lỗi trong quá trình học IELTS Writing:

  • Cố gắng nhồi nhét nhiều từ vựng “xịn” nhưng không hiểu về cách dùng
  • Ám ảnh lặp lại từ vựng 
  • Thường viết các câu đơn làm cho cách học Writing không hiệu quả
  • Và đặc biệt là không logic 

Vậy nên một số cách luyện Writing hiệu quả đó là: 

X. Bài mẫu IELTS Writing bạn nên tham khảo

Một số bài mẫu IELTS Writing Task 1 và Task 2 bạn nên tham khảo:

Trên đây là tất tần tật các kiến thức về IELTS Writing mới nhất 2023 được PREP cập nhật đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn Preppies đã yên tâm để cùng PREP đồng hành chinh phục “hung thần” Writing. Ngoài ra nếu bạn còn thắc mắc gì về những kiến thức này hãy để lại comment bên dưới hoặc liên hệ ngay với PREP để được giải đáp hoặc tư vấn kỹ càng nhất nhé!

CEO Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự

Đăng ký tư vấn lộ trình học

Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!

bg contact
Công ty cổ phần công nghệ Prep
Mã số doanh nghiệp: 0109817671
Địa chỉ: Số nhà 20 Ngách 234/35 Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Trụ sở văn phòng: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Tp.Hà Nội
VỀ PREP
Giới thiệuTuyển dụng
KẾT NỐI
TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
Download App StoreDownload Google Play
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ PREP
Phòng luyện ảo - trải nghiệm thực tế - công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899
Địa chỉ: Số nhà 20 Ngách 234/35 Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp
CHỨNG NHẬN BỞI
Bộ Công ThươngsectigoDMCA.com Protection Status