Tìm kiếm bài viết học tập
HSK 9 bậc là gì? Tổng quan về khung HSK 9 bậc mới nhất 2024
Từ năm 2021, bài thi HSK 6 bậc hiện đã được nâng lên thành 9 bậc. Vậy HSK 9 bậc là gì? Có gì thay đổi so với khung 6 bậc cũ không? Trong bài viết sau đây, Prep sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ nhất về khung HSK 9 bậc mới nhất 2024 nhé!
- I. HSK 9 bậc là gì?
- II. Các giai đoạn phát triển của bài thi HSK
- III. HSK 9 bậc có gì mới?
- IV. Tiêu chuẩn đánh giá HSK trình độ 9 bậc
- V. Chi tiết mục tiêu và yêu cầu của HSK từ 1 - 9
- VI. Sự khác nhau cơ bản giữa HSK 6 cấp và HSK 9 cấp
- VII. Giải đáp một số thắc mắc về HSK 9 bậc
- 1. Bài thi HSK cũ 6 bậc có được giữ lại sau khi “Tiêu chuẩn HSK 9 bậc” được áp dụng không?
- 2. Lệ phí thi HSK 9 bậc có đắt không?
- 3. Thi HSK mới có học được sách cũ không?
- 4. Từ bài thi HSK 4 có thêm phần dịch, yêu cầu phần này như thế nào?
- 5. HSK 9 bậc sẽ quy đổi sang khung tham chiếu châu Âu như thế nào?
- 6. Các trường Đại học đặt tiêu chuẩn đầu ra HSK 4, HSK 5 sau này có thay đổi lên HSK 7 - 8 - 9 không?
Tổng quan về HSK 9 bậc mới nhất
I. HSK 9 bậc là gì?
HSK 9 bậc là tiêu chuẩn đánh giá trình độ tiếng Trung trong công tác Giáo dục Hán ngữ quốc tế của Bộ Giáo dục nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bài thi này được áp dụng kể từ ngày 31/03/2021 thay thế cho HSK 6 cấp cũ. Và độ khó của bài thi dự kiến khó hơn nhiều so với cấp độ cũ.
Cụ thể, ngay từ cấp độ đầu tiên bắt buộc các thí sinh phải thuộc lòng 500 từ vựng HSK 1 với khoảng 48 chủ điểm ngữ pháp. Lên đến HSK 7 - 8 - 9, thí sinh sẽ phải nắm được hơn 11.000 từ vựng với 572 chủ điểm ngữ pháp. Giữa các cấp độ thì độ khó không còn chênh lệch quá nhiều.
Ngay từ HSK cấp 4 trở đi, bài thi sẽ có thêm kỹ năng dịch giữa tiếng Trung sang ngôn ngữ mẹ đẻ ngoài 4 kỹ năng cơ bản Nghe - Nói - Đọc - Viết như trước đây. Điều đó chứng tỏ lên đến HSK 9, bạn đã có thể sử dụng thành thạo tiếng Trung như tiếng mẹ đẻ, tương đương với các phiên dịch viên trong cabin (dịch đồng thời).
II. Các giai đoạn phát triển của bài thi HSK
1. Giai đoạn 1.0
Vào năm 1984, Ủy ban Giáo dục Nhà nước Trung Quốc trước đây đã khởi xướng việc phát triển kỳ thi HSK để có thể đáp ứng nhu cầu học tiếng Trung và kiểm tra trình độ của sinh viên nước ngoài tại Trung Quốc. Trải qua hơn 6 năm nghiên cứu và thử nghiệm, kỳ thi HSK đã chính thức ra mắt tại Trung Quốc vào năm 1990 và được triển khai ở quốc tế vào năm 1991.
Cho đến năm 1992, kỳ thi HSK được công nhận là kỳ thi đạt tiêu chuẩn quốc tế, được thiết lập ra để kiểm tra trình độ sử dụng tiếng Trung của những người nói tiếng Trung không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ. Năm 2003, kỳ thi HSK 3 đã phát triển với hơn 46 trung tâm khảo thí ở 29 quốc gia ở nước ngoài.
2. Giai đoạn 2.0
Từ năm 2004, các Viện Khổng Tử thành lập ở nhiều quốc gia khác nhau đã làm “thổi bùng” cơn sốt học tiếng Trung trên khắp thế giới. Để nhằm nâng cao trình độ học tiếng Trung cho người nước ngoài, Trụ sở Viện Khổng Tử đã cho phép các Viện Khổng Tử tại nước ngoài tổ chức giảng dạy Hán ngữ. Bên cạnh đó, đơn vị cũng tiến hành Cải cách kỳ thi HSK - một kỳ thi mới đã được đưa ra vào năm 2009.
3. Giai đoạn 3.0
Ngành đào tạo tiếng Trung ở nước ngoài phát triển không ngừng làm xuất hiện các khái niệm mới về tiêu chuẩn ngôn ngữ quốc tế được thể hiện bởi Khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu (CEFR) và Hội đồng giảng dạy ngoại ngữ Hoa Kỳ (ACTFL). Việc thiết kế, phát triển và nâng cấp hệ thống bài thi HSK nhằm mục đích phục vụ cho việc học tập, giảng dạy, kiểm tra và đánh giá trình độ Hán ngữ ở nhiều quốc gia.
Trong quá trình phát triển và nghiên cứu về ngôn ngữ Trung Quốc, học viện Khổng Tử đã không ngừng cho ra mắt nhiều bộ tài liệu, đề cương nhằm phục vụ cho mục đích ôn luyện ở các bài thi HSK. Sau khoảng 5 năm nghiên cứu và phát triển, “Tiêu chuẩn trình độ Hán ngữ mới” ra đời với 3 bước tiến mới mẻ:
- Thứ nhất, phản ánh sự độc đáo của ngôn ngữ Trung quốc và xác định được hệ thống chỉ số định lượng ngôn ngữ 4 chiều gồm âm tiết, chữ Hán, từ vựng và ngữ pháp.
- Thứ hai, thay thế các cấp Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp trong khung 6 bậc trước đây thành tam đẳng cửu cấp (9 cấp được chia thành 3 mức trình độ) là Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp. Sự thay đổi này giúp làm tăng yêu cầu về âm tiết, chữ Hán, vốn từ vựng cũng được cải thiện đáng kể.
- Thứ ba, kết hợp giữa các đặc điểm, lý thuyết ngôn ngữ Trung Quốc, yêu cầu thí sinh hoàn thiện 5 kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết - Dịch.
III. HSK 9 bậc có gì mới?
So với HSK khung 6 bậc, HSK 9 bậc đã xuất hiện những điểm mới về số lượng từ vựng, pháp, ngữ âm và ký tự, cụ thể:
HSK 9 bậc | |||||
Trình độ | Cấp | Ngữ âm | Ký tự | Từ vựng | Ngữ pháp |
Sơ cấp | 1 | 269 | 300 | 500 | 48 |
2 | 468 | 600 | 1272 | 129 | |
3 | 608 | 900 | 2245 | 210 | |
Trung cấp | 4 | 724 | 1200 | 3245 | 286 |
5 | 822 | 1500 | 4316 | 357 | |
6 | 908 | 1800 | 5456 | 424 | |
Cao cấp | 7,8,9 | 1110 | 3000 | 11092 | 572 |
IV. Tiêu chuẩn đánh giá HSK trình độ 9 bậc
Cũng giống như bài thi HSK 6 cấp độ cũ, HSK 9 bậc cũng được chia thành các cấp độ bao gồm Sơ cấp - Trung Cấp - Cao cấp. Mỗi cấp độ sẽ có tiêu chuẩn đánh giá khác nhau, cụ thể:
Tiêu chuẩn đánh giá | Sơ cấp | Trung cấp | Cao cấp |
Yêu cầu | Với người học tiếng Trung trình độ sơ cấp có thể giao tiếp xoay quanh các chủ đề cơ bản trong cuộc hàng ngày về học tập, công việc, tạo ra các đoạn văn ngắn với các mẫu câu thông dụng. |
|
|
Từ vựng | 2245 từ vựng | 5456 từ vựng | 11092 từ vựng |
Âm tiết | 608 âm tiết | 908 âm tiết | 1110 âm tiết |
Ngữ pháp | 210 chủ điểm ngữ pháp | 424 chủ điểm ngữ pháp | 572 chủ điểm ngữ pháp |
Ký tự | 900 ký tự | 1800 ký tự | 3000 ký tự |
V. Chi tiết mục tiêu và yêu cầu của HSK từ 1 - 9
1. HSK 1
Yêu cầu của HSK 1 | ||||
Âm tiết | Ký tự | Từ vựng | Ngữ pháp | Chữ viết tay |
269 | 300 | 500 | 48 | 100 |
Kỹ năng | ||||
Nghe | Nghe hiểu được các đoạn hội thoại đơn giản (khoảng 80 từ) gồm các từ vựng cơ bản và các mẫu câu đơn giản. Cuộc hội thoại sẽ có khoảng 100 ký tự/ phút. Hiểu được các thông tin cơ bản với sự trợ giúp của các hình ảnh, đồ vật,... | |||
Nói | Giao tiếp với đoạn đối thoại đơn giản với các từ và câu đơn giản. | |||
Đọc | Hiểu được các đoạn văn bản khoảng 100 ký tự về các chủ đề quen thuộc. | |||
Viết | Nắm vững được 100 ký tự với 500 từ vựng HSK và 100 chữ viết tay được yêu cầu. | |||
Mục tiêu:
|
2. HSK 2
Yêu cầu của HSK 2 | |||||
Âm tiết | Ký tự | Từ vựng | Ngữ pháp | Chữ viết tay | |
Toàn bộ | 468 | 600 | 1272 | 129 | 200 |
Mới | 199 | 300 | 772 | 81 | 100 |
Kỹ năng |
|||||
Nghe |
Nghe hiểu được các đoạn hội thoại hàng ngày (tối đa 150 từ) dựa trên các mẫu câu đơn giản và một số câu ghép. Cuộc đối thoại kéo dài khoảng 140 ký tự/phút. | ||||
Nói |
Giao tiếp với các chủ đề khác nhau. | ||||
Đọc |
|
||||
Viết |
Viết đoạn văn khoảng 200 ký tự từ danh sách chữ viết tay được yêu cầu. | ||||
Mục tiêu: Có thể giao tiếp và tương tác cơ bản, ngắn gọn về các chủ đề thân thuộc trong đời sống như gia đình, kế hoạch học tập, cảm xúc cá nhân, mua sắm, ăn uống,... |
3. HSK 3
Yêu cầu của HSK 3 | |||||
Âm tiết | Ký tự | Từ vựng | Ngữ pháp | Chữ viết tay | |
Toàn bộ | 608 | 900 | 2245 | 210 | 300 |
Mới | 140 | 300 | 973 | 81 | 100 |
Kỹ năng |
|||||
Nghe |
|
||||
Nói |
|
||||
Đọc |
|
||||
Viết |
Viết và nắm vững được 300 ký tự từ danh sách chữ viết tay được yêu cầu. | ||||
Mục tiêu:
|
4. HSK 4
Yêu cầu của HSK 4 | |||||
Âm tiết | Ký tự | Từ vựng | Ngữ pháp | Chữ viết tay | |
Toàn bộ | 724 | 1200 | 3245 | 286 | 100 |
Mới | 116 | 300 | 1000 | 76 | |
Kỹ năng |
|||||
Nghe |
|
||||
Nói |
|
||||
Đọc |
|
||||
Viết |
|
||||
Dịch |
|
||||
Mục tiêu:
|
5. HSK 5
Yêu cầu của HSK 5 | |||||
Âm tiết | Ký tự | Từ vựng | Ngữ pháp | Chữ viết tay | |
Toàn bộ | 822 | 1500 | 4316 | 357 | 250 |
Mới | 98 | 300 | 1071 | 71 | |
Kỹ năng |
|||||
Nghe |
|
||||
Nói |
|
||||
Đọc |
|
||||
Viết |
|
||||
Dịch |
|
||||
Mục tiêu:
|
6. HSK 6
Yêu cầu của HSK 6 | |||||
Âm tiết | Ký tự | Từ vựng | Ngữ pháp | Chữ viết tay | |
Toàn bộ | 908 | 1800 | 5456 | 424 | 400 |
Mới | 85 | 300 | 1140 | 67 | |
Kỹ năng |
|||||
Nghe |
|
||||
Nói |
|
||||
Đọc |
|
||||
Viết |
|
||||
Dịch |
|
||||
Mục tiêu:
|
7. HSK 7 - 8 - 9
Yêu cầu | |||||
Âm tiết | Ký tự | Từ vựng | Ngữ pháp | Chữ viết tay | |
Toàn bộ | 1110 | 3000 | 11092 | 572 | 1200 |
Mới | 202 | 1200 | 5636 | 148 | |
Mục tiêu:
HSK 9 bậc là đầu ra cho sinh viên muốn lấy bằng Đại học bên Trung Quốc, những người học tiếng Trung chuyên nghiệp, nghiên cứu học thuật hay những người làm việc với tiếng Trung và những người muốn thử thách bản thân. |
VI. Sự khác nhau cơ bản giữa HSK 6 cấp và HSK 9 cấp
So với HSK cũ, bài thi HSK đã tăng lên mức HSK 7 - 8 - 9. Nếu như so sánh sự khác biệt thì bạn sẽ nhận thấy độ khó giữa các cấp độ không còn chênh lệch quá nhiều. Điểm khác biệt cơ bản nhất đó là số lượng từ vựng. Ngoài ra, trong khung HSK 9 bậc, từ cấp độ 4 trở đi, bài thi sẽ có thêm kỹ năng dịch giữa tiếng Trung và ngôn ngữ mẹ đẻ ngoài 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết hiện hành. Bài thi HSK 7 - 8 - 9 chỉ thi một lần dựa trên số điểm của thí sinh để đánh giá mức đạt HSK 7, HSK 8 hay HSK 9.
Dưới đây là bảng so sánh từ vựng giữa HSK cũ 6 cấp với HSK 9 bậc:
Mức | Cấp độ | Yêu cầu từ vựng | Độ khó sau điều chỉnh | Thời gian áp dụng | |
HSK 9 cấp | HSK 6 cấp | ||||
Sơ cấp | 1 | 500 | 150 | Cao | 3 - 5 năm tới |
2 | 1272 | 300 | Rất cao | ||
3 | 2245 | 600 | |||
Trung cấp | 4 | 3245 | 1200 | ||
5 | 4316 | 2500 | Cao | ||
6 | 5456 | 5000 | Trung bình | ||
Cao cấp | 7,8,9 | 11092 | Rất cao | 3/2022 |
VII. Giải đáp một số thắc mắc về HSK 9 bậc
1. Bài thi HSK cũ 6 bậc có được giữ lại sau khi “Tiêu chuẩn HSK 9 bậc” được áp dụng không?
Kể từ thời điểm tiêu chuẩn HSK 9 bậc được áp dụng thì trong khoảng 2 - 3 năm tới sẽ không có nhiều thay đổi trong bài thi HSK 6 cấp. Trong khoảng 3 - 5 năm căn cứ vào tình hình thực tế để điều chỉnh nhưng quá trình thay đổi không diễn ra đột ngột mà diễn ra từ từ.
Ngoài việc thêm phần thi HSK khẩu ngữ và độ khó các cấp độ tăng lên theo số lượng từ vựng và ngữ pháp, nếu bạn nào cần thi HSK cấp nào thì vẫn ôn tập để thi phần đó nhưng chú ý thêm kỹ năng nói. Cấu trúc đề thi HSK 1 - 6 không thay đổi nhưng độ khó có thể cao hơn.
2. Lệ phí thi HSK 9 bậc có đắt không?
Lệ phí thi HSK 9 bậc sẽ đắt hơn so với khung 6 cấp cũ. Cho nên, bạn nên tranh thủ đăng ký thi HSK khi lệ phí còn đang thấp. Hiện tại, lệ phí thi HSK tại Việt Nam còn thấp hơn cả bên Trung Quốc và các loại hình chứng chỉ khác như IELTS.
3. Thi HSK mới có học được sách cũ không?
Thực chất, sách hay giáo trình chỉ là công cụ. Bộ giáo trình cũng sẽ có quy chuẩn đầu ra miễn là phù hợp với hệ thống kiến thức HSK 9 thì đều có thể sử dụng được.
4. Từ bài thi HSK 4 có thêm phần dịch, yêu cầu phần này như thế nào?
Hiện tại, phần thi Dịch chưa có hình thức thi cụ thể. Tuy nhiên, theo đánh giá tổng quan thì phần thi này sẽ dịch xuôi ngược giữa tiếng Trung và ngôn ngữ mẹ đẻ.
5. HSK 9 bậc sẽ quy đổi sang khung tham chiếu châu Âu như thế nào?
Hiện tại chưa có quy chuẩn nào để quy đổi HSK 9 cấp sang chứng chỉ khác theo khung tham chiếu Châu Âu. Tuy nhiên, quá trình biên soạn HSK 9 bậc dựa trên đặc điểm ngôn ngữ chữ Hán, thuộc tính ngôn ngữ để định ra các bậc tương ứng. Có thể sẽ không có sự đối chiếu nào với các khung năng lực ngôn ngữ khác. Đây cũng là một khung ngôn ngữ chung, được điều chỉnh để phù hợp với tình hình ngôn ngữ trên thế giới.
6. Các trường Đại học đặt tiêu chuẩn đầu ra HSK 4, HSK 5 sau này có thay đổi lên HSK 7 - 8 - 9 không?
Hầu hết các trường Đại học hiện nay đều xây dựng tiêu chuẩn đầu ra ngoại ngữ theo khung 6 bậc. Đối với sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Trung thì HSK bậc 5 là tiêu chuẩn đầu ra để xét tốt nghiệp, còn các ngành khác thì yêu cầu chứng chỉ HSK 3, 4 trở lên. Cho nên, các bạn sinh viên có thể yên tâm nhé!
Như vậy, thông qua bài viết, Prep đã cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin về bài thi HSK 9 bậc dành cho những ai quan tâm. Ngoài những thắc mắc nêu trên, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến HSK 9 cấp thì hãy để lại comment dưới bài viết để được giải đáp nhé!
Bình luận
Tìm kiếm bài viết học tập
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!
MSDN: 0109817671.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4 Tòa Vinaconex-34 Đ.Láng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Địa chỉ kinh doanh: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Trụ sở: SN 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Phòng luyện ảo - Trải nghiệm thực tế - Công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899.
Trụ sở: Số nhà 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp.