Tìm kiếm bài viết học tập

Kiến thức về câu nghi vấn tiếng Anh (Interrogative Sentence) chi tiết nhất!

Câu nghi vấn tiếng Anh (Interrogative Sentence) có rất nhiều dạng tương ứng với các cấu trúc và cách dùng khác nhau để người học có thể sử dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp. Vậy bạn đã nắm được kiến thức chi tiết về các dạng câu nghi vấn tiếng Anh chưa? Hãy cùng PREP tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Câu nghi vấn tiếng Anh (Interrogative Sentence) có rất nhiều dạng tương ứng với các cấu trúc và cách dùng khác nhau để người học có thể sử dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp. Vậy bạn đã nắm được kiến thức chi tiết về các dạng câu nghi vấn tiếng Anh chưa? Hãy cùng PREP tìm hiểu trong bài viết này nhé!

cau-nghi-van-tieng-anh.jpg
Kiến thức về câu nghi vấn tiếng Anh (Interrogative Sentence) chi tiết nhất!

I. Câu nghi vấn tiếng Anh (Interrogative Sentence) là gì?

Câu nghi vấn (Interrogative sentence) trong tiếng Anh là câu dùng để hỏi và thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi ở cuối câu. Câu nghi vấn thường sử dụng với mục đích xác nhận, thu thập thông tin hay thậm chí là thể hiện cảm xúc.

Ví dụ:

  •  
    • Could you please tell me how to get to the Thu Le park? (Bạn có thể chỉ giúp tôi cách để đi đến công viên Thủ Lệ được không?)
    • Which is your bicycle? (Chiếc nào là xe đạp của bạn?)
    • Can you sing in a lower tone, Hanna? (Bạn có thể hát ở một tone giọng thấp hơn hơn không hả Hanna?)

Vậy là bạn đã biết định nghĩa về câu nghi vấn tiếng Anh rồi đúng không nào!

II. Các loại câu nghi vấn tiếng Anh

Câu nghi vấn tiếng Anh có rất nhiều dạng khác nhau, hãy cùng PREP tìm hiểu chi tiết cấu trúc câu nghi vấn trong tiếng Anh nhé!

1. Câu hỏi Có - Không (Yes - No questions)

Câu nghi vấn tiếng Anh phổ biến thường gặp đầu tiên đó là dạng câu hỏi Có - Không (Yes - No questions), được sử dụng khi cần câu trả lời là có (yes) hay không (no).

1.1. Câu hỏi xác định (Affirmative questions)

Với dạng câu hỏi này, trợ động từ (be, have, will, can, must, may…) thường được đặt ở trước chủ ngữ.

Cấu trúc: 

Auxiliary verb + S + V + O?

Ví dụ:

  •  
    • Is Hanna a student? (Hanna là học sinh phải không?)
    • Do you like Korea? (Bạn có thích Hàn Quốc không?)
    • Will Martin be here tonight? (Tối nay Tom sẽ đến chứ?)

câu nghi vấn tiếng Anh, câu nghi vấn trong tiếng anh là gì
Câu nghi vấn tiếng Anh (Interrogative Sentence)

Cách trả lời câu nghi vấn trong tiếng Anh dạng câu hỏi Có - Không (Yes - No questions) khi xác định: trả lời “Yes” có nghĩa là đúng và “No” có nghĩa là không đúng.

Ví dụ:

  • Are you a dentist? (Bạn có phải là nha sĩ không?)
    •  
      • Yes, I am. (Vâng, đúng vậy.)
      • No, I am not. I’m a teacher.. (Không, không phải. Nghề nghiệp của tôi là giáo viên.)

1.2. Câu hỏi phủ định (Negative questions)

Với dạng câu hỏi phủ định được thành lập bằng cách thêm “not” (n’t) vào đằng sau trợ động từ.

Cấu trúc:

Auxiliary verb + not + S + V + O?

Câu hỏi phủ định thường được sử dụng khi:

Các trường hợpVí dụ
Diễn đạt sự ngạc nhiên (vì điều đó không xảy ra).
  • Didn’t you hear this sound? (Bạn không nghe thấy âm thanh đó sao?)
  • Isn’t Jenny a doctor? (Jenny không phải bác sĩ sao?)
Khi người nói mong đợi đối phương đồng ý với ý kiến của mình (như dạng câu hỏi đuôi).
  • Aren’t you a friend of Hanna’s? (Chẳng phải cô là bạn của Hanna sao?)
  • Haven’t we met somewhere? (Chẳng phải chúng ta đã từng gặp nhau ở đâu đó rồi sao?)

Cách trả lời câu hỏi Có - Không (Yes - No questions) dạng phủ định: trả lời “No” có nghĩa là đúng và “Yes” có nghĩa là không đúng. Ví dụ:

  • Hasn’t Peter repaired this bicycle yet? (Bạn chưa sử chiếc xe đạp này sao?)
    •  
      • No. He hasn’t had time. (Chưa. Anh ta không có thời gian.)
      • Yes, he did it yesterday. (Rồi, anh ta đã sửa nó hôm qua.)

Lưu ý: Cần lưu ý đối với dạng câu nghi vấn tiếng Anh này đó là: Đôi khi câu hỏi Có - Không, đặc biệt là các câu hỏi đi với các động từ tình thái, được sử dụng để đưa ra lời gợi ý, lời đề nghị, lời yêu cầu, lời mời hoặc xin phép.

Ví dụ:

  •  
    • Could you wait for 15 minutes, please? (Bạn vui lòng đợi 15 phút được không?) ➡ Lời yêu cầu.
    • Can I carry your luggage? (Tôi xách hành lý cho bạn nhé?) ➡ Lời đề nghị.

2. Câu hỏi Wh- (Wh - questions)

Câu nghi vấn tiếng Anh dạng Wh - questions là loại câu hỏi bắt đầu với các nghi vấn từ (who, whom, which, what, why, where, how…).

Cấu trúc:

Wh-question + auxiliary verb + S + V?

Ví dụ:

  •  
    • Where does Hanna come from? (Hanna từ đâu đến?
    • Who telephoned you last night? (Tối qua ai đã gọi cho bạn vậy?)
    • What was that noise? (Tiếng ồn đó là tiếng gì vậy?)

Có thể sử dụng một số cụm từ để hỏi như: what time, what sort of, what kind of, how often, how mục, how many…

Ví dụ:

  •  
    • How much money did Martin spend? (Martin đã tiêu hết bao nhiêu tiền?)
    • What time is Hanna arriving? (Mấy giờ Hanna sẽ đến?)

câu nghi vấn tiếng Anh, câu nghi vấn trong tiếng anh là gì
Câu nghi vấn tiếng Anh (Interrogative Sentence)

Lưu ý: Khi hỏi về thông tin, chúng ta thường sử dụng “Do you know…”, “ Could you tell me…”,... Nếu bạn bắt đầu câu hỏi bằng những cụm từ này thì trật tự của từ trong câu sẽ khác với câu hỏi đơn. Ví dụ:

  •  
    • Where has Jenny gone? (Jenny đi đâu vậy?) ➡ Do you know where Jenny has gone? (Bạn có biết Jenny đi đâu không?)
  •  
    • Who is that woman? (Người phụ nữ đó là ai vậy?) ➡ Can you tell me who that woman is? (Bạn có thể cho tôi biết người phụ nữ đó là ai không?)

3. Câu hỏi đuôi (Tag questions)

Câu nghi vấn tiếng Anh tiếp theo là loại câu hỏi đuôi (Tag questions). Đây là dạng câu hỏi ngắn được thêm vào cuối câu trần thuật. Câu hỏi đuôi thường dùng để kiểm tra điều gì đó có đúng hay không hoặc để yêu cầu sự đồng ý.

Cấu trúc:

S + V + O, auxiliary verb + not + pronoun?

Chú ý: Nếu mệnh đề phát biểu ở dạng khẳng định thì phần đuôi ở dạng phủ định và ngược lại. Ví dụ:

  •  
    • Hanna can swim, can’t she? (Hanna biết bơi phải không?)
    • Jenny hasn’t got a car, has she? (Jenny không có ô tô phải không?)
    • Sara plays the piano, doesn’t she? (Sara chơi dương cầm phải không?)

câu nghi vấn tiếng Anh, câu nghi vấn trong tiếng anh là gì
Câu nghi vấn tiếng Anh (Interrogative Sentence)

Lưu ý: Khi sử dụng câu nghi vấn tiếng Anh dạng câu hỏi đuôi, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:

  • Câu hỏi đuôi của “I am” đó là “aren’t I?”. Ví dụ: I am late, aren’t I? (Tôi bị trễ rồi phải không?)
  •  
  • “There” có thể làm chủ ngữ trong câu hỏi đuôi. Ví dụ: There is something wrong, isn’t there? (Có điều gì không đúng phải không?)
  • Sau “Let’s…” dùng câu hỏi đuôi là “shall we?”. Ví dụ: Let’s go to the cinema, shall we? (Chúng ta đi tới rạp phim nhé?)
  • Sau câu mệnh lệnh “Do…/ Don’t do…” thì câu hỏi đuôi thường là “will you?”. Ví dụ: Do not make any noise, will you? (Đừng gây ồn được không?)
  • Câu hỏi đuôi khẳng định được sử dụng sau các câu có những đại từ hoặc trạng từ phủ định “never, nothing, nobody, none, no, scarely, hardly, little”. Ví dụ: Hanna never says what she is thinking, does she?
  • Đại từ “it” được sử dụng trong câu hỏi đuôi thay cho “nothing, everything, all”. Đại từ “they” được sử dụng thay cho “anyone, no one, nobody, someone, somebody, everybody, everyone”. Ví dụ:
    • Nothing was said, was it? (Không ai nói gì đúng không?
    • Someone had recognized her, hadn’t they? (Có người đã nhận ra cô ấy phải không?)

4. Câu hỏi trần thuật (Declarative questions)

Trong văn nói, chúng ta có thể dùng câu nghi vấn tiếng Anh dạng câu hỏi mang hình thức trần thuật và lên giọng ở cuối câu. Dạng câu này dùng khi người nói nghĩ là họ biết hoặc đã hiểu điều gì đó nhưng muốn hỏi lại cho chắc hoặc bày tỏ sự ngạc nhiên. 

Cách trả lời cho câu hỏi trần thuật: trả lời “Yes” khi xác nhận sự việc là đúng, trả lời “No” khi xác nhận sự việc không đúng.

Cấu trúc:

S + V + O?

Ví dụ:

  •  
    • That’s Martin? - Yes, he is. (Martin đó hả? - Đúng rồi, chính là anh ấy.)
    • Jenny is working late tonight? - Yes, she is. (Tối nay Jenny làm việc đến khuya à? - Đúng vậy.)

5. Câu hỏi đáp lại (Reply questions)

Một dạng câu nghi vấn tiếng Anh khác đó là Câu hỏi đáp lại (Reply questions). Chúng ta thường có thể đáp lại một câu kể bằng một câu hỏi ngắn để biết thêm thông tin hoặc bày tỏ sự chú ý, quan tâm.

Cấu trúc:

Auxiliary verb + pronoun?

hoặc

Question word?

Ví dụ: 

  •  
    • I’m going out. - Who with? (Tôi sẽ đi chơi. - Với ai?)
    • Martin is leaving her job. - When? (Martin sẽ thông việc - Khi nào?)
    • Sara had a lovely holiday. - Did she? (Sara đã có kỳ nghỉ thú vị. - Vậy sao?)
    • Jenny have got a headache. - Have she? I will get her an aspirin. (Jenny bị đau đầu - Thế à? Để tôi lấy cho cô ấy một viên aspirin.)

6. Câu hỏi tu từ (Rhetorical questions)

Dạng câu nghi vấn tiếng Anh cuối cùng đó là câu hỏi tu từ, được sử dụng như một biện pháp tu từ để làm câu nói trở nên bóng bẩy, ngụ ý và lôi cuốn hơn. Câu hỏi tu từ này không đòi hỏi câu trả lời.

Cấu trúc:

Auxiliary verb + S + V + O?

Ví dụ:

  •  
    • Do you know what time it is? (Có biết mấy giờ rồi không?)
    • Haven’t I done enough for you? (Tôi làm cho bạn chưa đủ hay sao?)

III. Bài tập câu nghi vấn tiếng Anh

Sau khi đã học toàn bộ lý thuyết về câu nghi vấn tiếng Anh ở trên, chúng mình hãy cùng bắt tay vào làm bài tập thực hành dưới đây nhé!

Bài tập: Đặt câu nghi vấn trong tiếng Anh cho các từ gạch chân dưới đây:

  1.  
    1. Hanna’s favorite subject is Biology. 
    2. Yes, he is. (Martin is good at singing).
    3. Peter goes to the market once a month. 
    4. Jenny learned Music in primary school. 
    5. Sara needs a day off to recharge my batteries. 
    6. It took her 6 hours to travel by bus. 
    7. Peter headed to the restaurant because he was hungry. 
    8. The water bottle is 15000 VND.

Đáp án:

  1.  
    1. What is Hanna’s favorite subject?
    2. Is Martin good at singing?
    3. How often does Peter go to the market?
    4. What did Jenny do in primary school?
    5. Why does Sara need a day off?
    6. How long did it take her to travel by bus?
    7. Why did Peter head to the restaurant?
    8. How much is the water bottle?

Vậy là bạn đã biết câu nghi vấn trong tiếng Anh là gì rồi đúng không nào! Bài viết trên đây, PREP đã giúp bạn tổng hợp tất tần tật kiến thức chi tiết về câu nghi vấn tiếng Anh, bao gồm khái niệm, cấu trúc và ví dụ cụ thể. Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp bạn ôn thi ngoại ngữ hiệu quả nhé!

CEO Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự

Đăng ký tư vấn lộ trình học

Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!

bg contact
Công ty cổ phần công nghệ Prep
Mã số doanh nghiệp: 0109817671
Địa chỉ: Số nhà 20 Ngách 234/35 Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Trụ sở văn phòng: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Tp.Hà Nội
VỀ PREP
Giới thiệuTuyển dụng
KẾT NỐI
TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
Download App StoreDownload Google Play
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ PREP
Phòng luyện ảo - trải nghiệm thực tế - công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899
Địa chỉ: Số nhà 20 Ngách 234/35 Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp
CHỨNG NHẬN BỞI
Bộ Công ThươngsectigoDMCA.com Protection Status