Tìm kiếm bài viết học tập

Cấu trúc Should là gì? Kiến thức tiếng Anh về cấu trúc Should

Cấu trúc Should rất phổ biến, được dùng trong cả tiếng Anh giao tiếp hàng ngày lẫn các tình huống trang trọng. Tuy nhiên, cấu trúc Should cũng có một số công thức và cách dùng khác nhau mà bạn cần lưu ý. Hãy xem ngay bài viết hôm này để cùng PREP tìm hiểu chi tiết kiến thức về cấu trúc Should nhé!

Cấu trúc Should rất phổ biến, được dùng trong cả tiếng Anh giao tiếp hàng ngày lẫn các tình huống trang trọng. Tuy nhiên, cấu trúc Should cũng có một số công thức và cách dùng khác nhau mà bạn cần lưu ý. Hãy xem ngay bài viết hôm này để cùng PREP tìm hiểu chi tiết kiến thức về cấu trúc Should nhé!

Cấu trúc Should
Kiến thức tiếng Anh về cấu trúc Should

I. Cấu trúc Should là gì?

Should là trợ động từ, hay chính xác hơn đó là động từ tình thái. Cấu trúc Should thường mang nghĩa là nên làm gì đó hay phải làm gì đó.

Ví dụ:

  •  
    • Shouldn’t Hanna get home early? (Không phải Hanna nên đi về nhà sớm à?)
  •  
    • Martin should be working at company right now. (Chắc bây giờ Martin đang làm việc ở công ty.)

II. Các cấu trúc Should trong tiếng Anh

1. Cấu trúc chung của Should 

Cấu trúc:

S + should (not) + V

Đây là cấu trúc Should chung và phổ biến nhất. Trong đó, Should luôn luôn ở dạng nguyên thể. Cấu trúc Should này thường được dùng trong các trường hợp sau:

  •  
    • Đưa ra lời khuyên hoặc đưa ra lời khuyến nghị: Hanna should not run because the floor is slippery. (Hanna không nên chạy đâu vì sàn trơn lắm.)
  •  
    • Nói về nghĩa vụ phải làm nhưng sắc thái không mạnh bằng “must”. Ví dụ: Jessica should submit the report by 8 a.m. (Jessica phải nộp báo cáo vào 8 giờ chiều.)
  •  
    • Nói về xác suất và kỳ vọng. Ví dụ: Martin should be here by midnight. (Martin có lẽ sẽ đến vào nửa đêm.)
  •  
    • Nói về điều kiện dạng đảo ngữ trong câu điều kiện loại 1. Ví dụ: Should Hanna get the prize, she’ll treat John to a meal. (Nếu Hanna thắng giải, cô ấy sẽ khao John một bữa.)

cấu trúc should, cấu trúc should be
Kiến thức tiếng Anh về cấu trúc Should

2. Cấu trúc Should have 

Cấu trúc Should have với phân từ hoàn thành được dùng để nói về điều gì nên xảy ra trong quá khứ nhưng đã không thể xảy ra. Khi thêm “not” vào sau “should”, cấu trúc này lại có nghĩa là diễn tả một việc không nên xảy ra nhưng đã xảy ra. Tuy nhiên, cấu trúc Should not have thường dùng như phép lịch sự chứ không để chỉ trích.

Công thức:

S + should (not) have + PP

Ví dụ:

  • Hanna should have told John about the accident. (Đáng lẽ Hanna nên nói với John về vụ tai nạn.)
  • Martin shouldn’t have listened to Anna. (Martin đã không nên nghe lời của Anna.)

cấu trúc should, cấu trúc should be
Kiến thức tiếng Anh về cấu trúc Should

3. Cấu trúc Should be V-ing

Công thức:

S + should be + V-ing

Cấu trúc Should be này có hai ý nghĩa đó là: 

  • Diễn tả một hành động có thể đang xảy ra ở thời điểm nói. Ví dụ:
    • It’s 9 am, Hanna should be working right now. (9 giờ sáng rồi, chắc bây giờ Hanna đang làm việc.)
  • Ám chỉ chủ ngữ đang không hoàn thành đúng nghĩa vụ của họ hoặc đang hành động không đúng, không hợp lý. Ví dụ:
    • It’s 9 am! Hanna, you should be studying right now! (Đã 9 giờ sáng rồi! Hanna, đáng ra cậu nên đang học bài rồi mới phải!)

cấu trúc should, cấu trúc should be
Kiến thức tiếng Anh về cấu trúc Should

4. Cấu trúc Should you

Trong các tình huống trang trọng, chúng ta có thể sử dụng cấu trúc Should you thay cho “If” trong câu điều kiện. Công thức:

Should + S + V

Ví dụ:

  • Should Hanna wish to cancel her order, please contact me. (Nếu Hanna muốn hủy đơn đặt hàng, xin vui lòng liên hệ với tôi.)

5. Cấu trúc If + should

Chúng ta có thể dùng If should để chỉ những sự kiện có thể xảy ra một cách tình cờ hoặc ngẫu nhiên. Công thức:

If + should + something

Ví dụ:

  • If you should bump into Martin, can you tell him I’m looking for him? (Nếu tình cờ gặp Martin, bạn có thể nói với anh ta rằng tôi đang tìm kiếm anh ấy không?)

III. Cách dùng cấu trúc Should trong giao tiếp

1. Nói về tình huống lý tưởng nhất

Trong giao tiếp, cấu trúc Should được dùng để nói về tình huống lý tưởng nhất hay việc tốt nhất mà bạn nên làm. Ví dụ:

  •  
    • This country should have more public transport system. (Tốt nhất là quốc gia này nên có nhiều hệ thống phương tiện công cộng hơn.)
    • Hanna should go now, or she will miss the flight. (Tốt nhất là Hanna nên đi bây giờ, không thì cô ấy lỡ chuyến bay mất.)

2. Nói về việc có khả năng cao là sự thật

Cấu trúc Should còn sử dụng để đưa ra nhận định về một tình huống mà người nói kỳ vọng, phỏng đoán vào tình huống đó có khả năng cao là sự thật. Ví dụ:

  •  
    • It’s 6 pm. There should be traffic jam right now. (Lúc này là 6 giờ chiều. Chắc hẳn là sẽ tắc đường đấy.)
    • Hanna is an introvert. Hanna shouldn’t want to go to a party. (Hanna là người hướng nội. Chắc Hanna không muốn đến bữa tiệc đâu.)

3. Dùng thay thế cho Would hoặc Shall

Cấu trúc Should còn được dùng để thay thế cho Would khi đứng sau chủ ngữ là “I” hoặc “We” để tăng tính trang trọng. Ví dụ:

  •  
    • If Anna’s company gave her a chance, she should/would go on a business trip to the Korea. (Nếu công ty của Anna cho cô ấy một cơ hội thì giờ cô ta đã đi công tác đến Hàn Quốc rồi.)

Ngoài ra, cấu trúc Should còn được dùng để thế chỗ cho Shall khi chuyển từ câu trích dẫn trực tiếp sang dạng câu trần thuật. Ví dụ:

  •  
    • “I shall buy you a new laptop”, Martin said. 

➡ Martin said he should buy me a new laptop. (Martin đã nói rằng anh ấy sẽ mua máy tính mới cho tôi.)

4. Dùng để cảm ơn

Thay vì nói “Thank you” thì bạn có thể sử dụng cấu trúc Should để  “You shouldn’t have!” khi nhận một món quà hay được ai đó giúp điều gì. Trường hợp này chỉ được dùng trong văn nói. Ví dụ:

  •  
    • A: Hanna, I have a gift for you! (Này Hanna, mình có một món quà tặng bạn!)
    • B: You shouldn’t have! (Khách sáo quá, cảm ơn nhé!)

IV. Phân biệt cấu trúc Should với Ought to, Would

Trong tiếng Anh, cấu trúc Should và cấu trúc Ought to, Would có nghĩa giống nhau, tuy nhiên chúng lại có một số khác biệt trong cách sử dụng. Hãy cùng PREP phân biệt ngay nhé!

1. Phân biệt Should và Ought to

Phân biệt cấu trúc Should và Ought to
 Cấu trúc ShouldCấu trúc Ought to
Giống nhauCả hai cấu trúc Should và Ought to đều mang nghĩa là nên làm gì, cần làm gì.
Khác nhau

Cấu trúc Should dùng để bày tỏ ý kiến ​​chủ quan của mình, tức là “những gì tôi cho là tốt nhất”. Ví dụ: 

  • Anna should apologize to John because he was not wrong. (Anna nên xin lỗi John vì anh ấy là người đúng.)

Đôi khi ta có thể sử dụng Should sau Why khi cần tìm kiếm lời giải thích hoặc lý do. Nhưng “Ought to” thì không được dùng theo nghĩa này. Ví dụ: 

  • Why should I believe Martin? (Tại sao tôi nên tin bạn?)

Cấu trúc Should thể hiện một sự dự đoán trong khi Ought to thì không. Ví dụ:

  • It should be raining tonight. (Tối nay chắc sẽ mưa đấy.)

Ought to dùng khi ta muốn thể hiện một sự thật khách quan, tức là “điều gì là cần thiết và không thể bỏ qua”. Ví dụ:

  • My family ought to leave the house because the storm is coming. (Gia đình tôi nên rời đi vì bão tới rồi.)

Ought to mạnh hơn về nghĩa, vì Should là “nên” còn Ought to mang nghĩa là “cần, cần thiết”. Ví dụ: 

  • Martin ought to leave tomorrow, right after dinner. (Martin cần đi vào ngày mai, ngay sau bữa tối.)

Tham khảo thêm bài viết: Should và Ought to là gì? Cách phân biệt Should và Ought to chi tiết

2. Phân biệt Should và Would

Phân biệt cấu trúc Should và Would
 Cấu trúc ShouldCấu trúc Would
Giống nhauCả hai cấu trúc Should và Would đều mang nghĩa là nên làm gì.
Khác nhau

Sử dụng cấu trúc Should như một cách thay thế trang trọng hơn cho Would với chủ ngữ “I” và “We” trong mệnh đề điều kiện. Ví dụ:

  • I should/would love to meet Hanna again if I had a chance. (Tôi mong muốn gặp lại Hanna nếu tôi có cơ hội.)

Sử dụng cấu trúc Should như một cách thay thế trang trọng hơn cho Would khi chúng ta muốn diễn tả ít trực tiếp hơn.

  • Martin should/would think that a lot of people will be interested. (Martin nên nghĩ rằng rất nhiều người sẽ quan tâm.)

V. Một số cụm từ đi kèm với Should trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, ngoài những cấu trúc Should cơ bản ở trên còn có một số cụm từ đi kèm với Should để tạo thành những idiom phổ biến như sau:

Cụm từNghĩaVí dụ
I should hope/say/think so/notMang nghĩa nhấn mạnh ý kiến của người nói.

"Will Martin be there?" - "I should hope not! Martin was so horrible to you." 

(“Liệu Martin có tới đây không?” - “Tôi mong là không! Anh ấy rất tệ với bạn.”)

They should worry!Nhấn mạnh với ai đó rằng không cần phải lo lắng

Martin should worry! He hasn't a problem. 

(Martin không cần phải lo lắng! Anh ấy không có vấn đề gì cả!)

You should be so lucky!Diễn tả ai đó rất khó có khả năng đạt được những gì họ muốn

"Martin's going to ask for a salary increase." - "He should be so lucky!" 

(“Martin sẽ yêu cầu tăng lương.” - “Yêu cầu này của anh ta khó mà đáp ứng được!”)

You should get out moreDùng để nói với ai đó rằng họ đang dành quá nhiều thời gian để làm những việc nhàm chán hoặc không quan trọng

Hanna arranged all her CDs in alphabetical order. She should get out more!

(Hanna đã sắp xếp tất cả các đĩa CD của cô ấy theo thứ tự bảng chữ cái. Cô ta đang dành quá nhiều thời gian cho những việc không quan trọng!)

VI. Bài tập cấu trúc Should có đáp án

Sau khi đã học lý thuyết về cấu trúc Should, chúng mình hãy cùng áp dụng công thức và cách dùng vào bài tập nhỏ dưới đây nhé:

Bài tập: Điền cấu trúc Should hoặc Ought to vào chỗ trống

  1.  
    1. Hanna _____ drive more slowly in this raining weather. 
    2. Peter thinks this city _____ have more parks.
    3. “Do you think Jenny _____ invite John to her party?” “Yes, I think she  _____.”
    4. Harry  _____ eat lots of vegetables every day.
    5. This TV never works as it  _____. Look at the screen, it’s terrible! 
    6. There  _____ be some good movies at the cinema this month.
    7. Martin _____ have apologized to Hanna after he was so rude. He’ll call her later to say sorry.

Đáp án:

  1.  
    1. should
    2. ought to
    3. should/should
    4. ought to
    5. should
    6. ought to
    7. Should

VII. Lời Kết

Trên đây là toàn bộ kiến thức chi tiết về cấu trúc với Should mà PREP đã tổng hợp đầy đủ cho bạn. Vậy là bạn đã biết Should + gì và ý nghĩa của các công thức Should rồi đúng không nào. 

Prep luôn đồng hành cùng các bạn, hãy tham khảo ngay các khóa học tại Prep dưới đây nhé:

  1. Khóa học toeic
  2. Khóa học ielts
  3. Khóa học tiếng anh thptqg
CEO Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự

Đăng ký tư vấn lộ trình học

Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!

bg contact
Công ty cổ phần công nghệ Prep
Mã số doanh nghiệp: 0109817671
Địa chỉ: Số nhà 20 Ngách 234/35 Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Trụ sở văn phòng: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Tp.Hà Nội
VỀ PREP
Giới thiệuTuyển dụng
KẾT NỐI
TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
Download App StoreDownload Google Play
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ PREP
Phòng luyện ảo - trải nghiệm thực tế - công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899
Địa chỉ: Số nhà 20 Ngách 234/35 Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp
CHỨNG NHẬN BỞI
Bộ Công ThươngsectigoDMCA.com Protection Status