Tìm kiếm bài viết học tập

Hướng dẫn cách tự học Writing IELTS tại nhà cho người mới bắt đầu

Writing là một trong những kỹ năng “khó nhằn” nhất với nhiều sĩ tử IELTS. Tuy nhiên, nếu có chiến lược học tập hợp lý, luyện tập đúng trọng tâm và biết cách tận dụng các công cụ hỗ trợ, bạn hoàn toàn có thể chinh phục band điểm 6.5 – 7.0+ một cách dễ dàng. Trong bài viết này, PREP sẽ bật mí cho bạn cách tự học Writing IELTS hiệu quả, giúp bạn cải thiện kỹ năng viết từng ngày và tiến gần hơn đến mục tiêu du học hoặc định cư quốc tế.

Cách tự học Writing IELTS
Cách tự học Writing IELTS

I. Mục tiêu và nguyên tắc cách tự học Writing IELTS quan trọng

Đầu tiên, để học IELTS Writing hiệu quả, việc đặt ra cho bản thân những mục tiêu và nguyên tắc cần tuân thủ là vô cùng quan trọng. Cùng PREP tìm hiểu cách đặt mục tiêu và nguyên tắc tự học IELTS Writing ngay nhé!

1. Mục tiêu học IELTS

muc-tieu-hoc-ielts-writing.jpg
Mục tiêu học IELTS

Khi có một mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ biết mình đang hướng tới band điểm bao nhiêu, cần cải thiện kỹ năng nào và phải luyện tập ra sao để đạt được điều đó. Những câu hỏi bạn có thể tự đặt ra để set mục tiêu cho bản thân đó là:

  • “Mình đang ở trình độ nào?”: Hãy làm một bài thi thử IELTS Writing để xem mình đang ở band điểm bao nhiêu. Việc đánh giá đúng trình độ hiện tại giúp bạn tránh đặt mục tiêu quá xa hoặc quá dễ, từ đó xây dựng lộ trình học sát với năng lực.

  • “Mục tiêu của mình là gì?”: Bạn cần IELTS để đi du học, xin học bổng, định cư hay phục vụ công việc? Mỗi mục tiêu sẽ yêu cầu một mức điểm khác nhau. Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn biết cần đạt band bao nhiêu và học trong bao lâu.

  • “Mình có bao nhiêu thời gian để đạt mục tiêu đó?”: Việc xác định thời gian còn lại sẽ giúp bạn tính toán được mỗi tuần cần luyện bao nhiêu bài, cần cải thiện kỹ năng nào trước, kỹ năng nào sau.

  • “Kỹ năng nào là điểm yếu nhất trong Writing của mình?”: Đó là cách diễn đạt câu? Ngữ pháp? Từ vựng? Logic của bài viết? Việc hiểu rõ điểm yếu giúp bạn phân bổ thời gian hợp lý và tập trung vào những phần cần cải thiện nhiều nhất.

2. Nguyên tắc học

Việc xây dựng nguyên tắc học tập cũng đóng vai trò quyết định đến sự tiến bộ của bạn. Một số nguyên tắc mà bạn nên áp dụng có thể là:

  • Luyện viết ít nhất một bài mỗi ngày

  • Loại bỏ yếu tố gây mất tập trung:

    • Vô hiệu hóa thông báo và hạn chế truy cập vào nền tảng mạng xã hội trên cả máy tính và điện thoại di động.

    • Đặt điện thoại xa khỏi khu vực học tập - tuyệt đối không để điện thoại trên bàn trong suốt thời gian học.

    • Tối giản môi trường làm việc số - khi sử dụng máy tính, chỉ mở những tab thiết yếu và đóng tất cả các tab không liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ học tập hiện tại.

  • Áp dụng nguyên tắc "Eat the frog first": Sau khi lập danh sách cần học, hãy bắt đầu với nhiệm vụ quan trọng nhất mà bạn cảm thấy miễn cưỡng hoặc e ngại nhất. Khi bạn hoàn thành công việc khó khăn nhất trước, mọi nhiệm vụ còn lại sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Chẳng hạn, nếu việc luyện Paraphrase câu là ưu tiên cao nhưng khiến bạn cảm thấy muốn trì hoãn đến cuối ngày, hãy chủ động thực hiện nó ngay từ đầu.

Nguyên tắc sẽ giúp bạn duy trì sự kiên định và hình thành thói quen học tập bền vững, tránh tình trạng học theo cảm hứng hoặc bỏ dở giữa chừng.

II. Cần chuẩn bị trước khi tự học IELTS Writing?

Vậy trước khi tự học IELTS Writing thì cần chuẩn bị những gì? Danh sách này sẽ được PREP tiết lộ trong phần II này nhé!

1. Tài liệu học Writing

tai-lieu-hoc-ielts-writing.jpg
Tài liệu học Writing

Trước tiên, khi nói đến các tài liệu học IELTS Writing, các đầu sách chắc chắn là những “chiến hữu” quen thuộc rồi. Một số tài liệu tự học IELTS Writing được phân loại theo trình độ từ người mới bắt đầu đến cấp độ nâng cao mà PREP khuyên bạn nên tham khảo đó là:

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề mẫu của IELTS Writing Task 1 và Task 2 tại Blog IELTS của PREP nữa đó! Đây chính là tài liệu vô cùng hữu ích giúp bạn có thêm ý tưởng viết bài cũng như từ vựng hay giúp nâng cao band điểm đó!

2. Website tự học IELTS Writing

Một số website chấm chữa IELTS Writing mà bạn nên tham khảo để nâng cao band điểm đó là:

3. Kiến thức về bài thi và tiêu chí chấm IELTS Writing

co-kien-thuc-ve-bai-thi-ielts-writing.jpg
Kiến thức về bài thi  IELTS Writing

Một trong những yếu tố quan trọng cần nắm vững trước khi bắt đầu tự học IELTS Writing chính là hiểu rõ cấu trúc bài thi và các tiêu chí chấm điểm. Đây là nền tảng giúp bạn viết đúng yêu cầu, tránh lạc đề và định hướng được cách cải thiện kỹ năng theo từng band điểm cụ thể.

Bài thi IELTS Writing gồm hai phần, kéo dài tổng cộng 60 phút:

  • Task 1:

    • Với dạng Academic, bạn sẽ được yêu cầu mô tả biểu đồ, bảng số liệu, quy trình hoặc bản đồ.

    • Với dạng IELTS General Training, bạn sẽ viết một bức thư theo tình huống cho sẵn.

    • Thời gian khuyến nghị: khoảng 20 phút

    • Số từ tối thiểu: 150 từ

  • Task 2:

    • Đây là phần viết một bài luận, chiếm nhiều điểm hơn Task 1. Bạn sẽ cần đưa ra quan điểm, phân tích vấn đề hoặc thảo luận các ý kiến trái chiều.

    • Thời gian khuyến nghị: khoảng 40 phút

    • Số từ tối thiểu: 250 từ

Về tiêu chí chấm điểm, bạn có thể tham khảo bài viết “Thang điểm IELTS Writing và một số tiêu chí chấm điểm mới nhất” để nắm rõ thông tin chi tiết nhé!

III. Hướng dẫn cách tự học Writing IELTS tại nhà cho người mới

Sau đây, PREP sẽ chia sẻ cho bạn cách học Writing IELTS hiệu quả và chi tiết cho người mới bắt đầu. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Cách học IELTS Writing Task 1​

Về cách học IELTS Writing Task 1 hiệu quả, bạn có thể chia thành 3 giai đoạn như sau:

cach-hoc-ielts-writing-task-1.jpg
Cách học IELTS Writing Task 1

1.1. Giai đoạn Khởi động: Làm giàu vốn từ học thuật

Trước khi bắt tay vào viết, bạn cần trang bị nền tảng từ vựng vững chắc để mô tả biểu đồ, xu hướng, và so sánh dữ liệu. Giai đoạn này thường kéo dài từ 2–4 tuần, đặc biệt phù hợp với người mới bắt đầu.

Hướng dẫn cách học IELTS Writing Task 1 hiệu quả trong giai đoạn này như sau:

  • Nội dung cần học: Trong giai đoạn khởi đầu của việc tự học IELTS Writing Task 1, việc tích lũy và rèn luyện từ vựng theo nhóm chức năng là yếu tố quan trọng để bạn có thể mô tả biểu đồ một cách chính xác và mạch lạc. 4 nhóm từ vựng và cấu trúc bạn nên tập trung học đầu tiên bao gồm:

    • Từ vựng mô tả xu hướng (tăng, giảm, dao động)

    • Cụm từ so sánh và chỉ sự thay đổi (higher than, as much as, remain stable…)

    • Từ đồng nghĩa dùng để paraphrase đề bài

    • Từ vựng chuyên biệt cho từng dạng bài (Map, Line Graph, Bar chart, Process,…)

  • Tài liệu gợi ý: Để hỗ trợ quá trình học từ vựng, bạn có thể sử dụng các tài liệu sau:

    • Danh sách từ đồng nghĩa trong IELTS Writing Task 1

    • Tổng hợp từ vựng theo chủ đề phổ biến như Consumer Spending, Environmental Issues, Transport…

    • Flashcards từ vựng theo dạng bài

  • Mẹo học hiệu quả:

    • Ghi chép từ mới theo nhóm (group learning) thay vì từng từ lẻ

    • Viết ví dụ ngắn với từ vừa học

    • Tự luyện viết 1–2 câu mô tả biểu đồ mỗi ngày

Tham khảo bài viết:

1.2. Giai đoạn Làm quen: Học viết theo từng dạng biểu đồ

Ở giai đoạn này, bạn sẽ tập trung luyện từng dạng bài cụ thể trong Task 1, gồm 7 dạng chính: Line graph, Bar chart, Table, Pie chart, Mixed, Process, và Map. Đây là giai đoạn cốt lõi giúp bạn xây dựng kỹ năng phân tích biểu đồ và triển khai ý tưởng hiệu quả.

  • Cách học cho từng dạng:

    • Tìm hiểu đặc điểm nhận diện và cách phân tích dữ liệu

    • Học cách viết từng phần: Mở bài – Tổng quan – Thân bài 1 – Thân bài 2

    • Luyện viết phần giới thiệu và lên outline cho thân bài trước khi viết đủ bài

    • Tập diễn đạt lại đề bằng cách paraphrase

  • Thời gian gợi ý: Mỗi dạng học từ 5–7 ngày, riêng Process và Map nên học từ 10–14 ngày vì khó hơn

  • Tips để ghi nhớ sâu:

    • Với mỗi dạng, chọn 2 đề luyện tập: đề 1 tự phân tích – đề 2 đọc bài mẫu rồi viết lại theo cách của mình

    • Tự đặt câu hỏi trước khi viết: Biểu đồ có xu hướng gì? Có nhóm đối tượng nào nổi bật? Dữ liệu thay đổi như thế nào?

Tham khảo bài viết:

1.3. Giai đoạn Tăng tốc: Luyện đề và nâng cấp kỹ năng viết thực chiến

Sau khi đã có vốn từ và làm quen với từng dạng bài, đây là lúc bạn luyện đề thật để nâng cao phản xạ, tốc độ viết và kỹ năng paraphrase. Giai đoạn này nên kéo dài tối thiểu 2–4 tuần hoặc lâu hơn tùy theo mục tiêu band điểm.

  • Cách luyện hiệu quả:

    • Bước 1: Viết nháp bài theo đề thi thật. Bạn có thể tìm thấy các đề bài IELTS Writing Task 1 tại Cambridge One, PREP, IELTS Simon

    • Bước 2: So sánh bài viết với bài mẫu, rút ra điểm mạnh – điểm yếu

    • Bước 3: Gạch chân từ vựng, cụm collocation hay trong bài mẫu để học theo

    • Bước 4: Tự xây dựng kho từ vựng và cấu trúc câu hay riêng cho từng dạng

    • Bước 5: Chu trình luyện mỗi bài viết: Viết nháp → Đọc bài mẫu → Sửa bài → Ghi chú từ mới và cấu trúc → Viết lại hoặc luyện đề tiếp theo

  • Gợi ý tần suất luyện: Bạn có thể tham khảo tần suất luyện tập dưới đây để nâng cao band điểm IELTS Writing nhé!

    • Người có nhiều thời gian: 3–4 bài mỗi tuần

    • Người bận rộn: 1–2 bài mỗi tuần, miễn là duy trì đều đặn

2. Cách học IELTS Writing Task 2

Tương tự như IELTS Writing Task 2, cách tự học Writing IELTS Task 2 cũng chia thành 3 giai đoạn:

1.1. Giai đoạn 1: Tích lũy từ vựng và collocation theo chủ đề

Muốn viết được một bài luận tốt, bạn cần có ý tưởng và vốn từ vựng phong phú. Ở giai đoạn này, bạn nên tập trung xây nền cho kỹ năng viết bằng cách học từ vựng học thuật, cụm từ (collocation) và cách diễn đạt ý tưởng cho từng chủ đề.

Các chủ đề thường gặp trong IELTS Writing Task 2 gồm có:

  • Education

  • Environment

  • Technology

  • Health

  • Crime and Punishment

  • Government and Society

  • Globalization

  • Work and Employment

Cách học hiệu quả ở giai đoạn đầu tiên đó là:

  • Học từ vựng theo nhóm chủ đề, tránh học rời rạc

  • Ghi nhớ collocation thay vì học từ đơn lẻ (ví dụ: take measures, impose a ban, access to education)

  • Thực hành viết câu hoàn chỉnh bằng từ mới (có thể kết hợp với bài tập paraphrase hoặc chỉnh ngữ pháp)

Tài liệu mà PREP khuyên bạn nên tham khảo khi học IELTS giai đoạn này đó là sách Vocabulary for IELTS. Được coi là tài liệu không thể thiếu cho những thí sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi IELTS, cuốn Cambridge Vocabulary for IELTS PDF mang đến không chỉ nguồn từ vựng phong phú và chuyên sâu mà còn thể hiện một phương pháp học tập hiệu quả. Điểm nổi bật của tài liệu này là cách tiếp cận toàn diện, tích hợp từ vựng vào cả bốn kỹ năng chính – nghe, nói, đọc và viết – tạo nên một chiến lược học tập có hệ thống và đồng bộ.

1.2. Giai đoạn 2:  Học theo dạng bài và luyện viết từng phần

Sau khi đã có nền tảng từ vựng, bạn chuyển sang làm quen với cấu trúc và phong cách viết của từng dạng bài trong Task 2. Việc hiểu rõ từng dạng bài sẽ giúp bạn không bị lạc đề và biết cách phát triển ý theo đúng yêu cầu.

Các dạng bài phổ biến của IELTS Writing Task 2 bao gồm:

  • Opinion (Agree or Disagree)

  • Discussion (Discuss both views)

  • Problem-Solution

  • Advantage-Disadvantage

  • Two-part question

Cách học hiệu quả ở giai đoạn này đó là:

  • Với mỗi dạng bài, hãy tìm hiểu kỹ yêu cầu đề và cách triển khai từng phần

  • Tập viết mở bài (introduction), kết bài (conclusion) và lên outline cho phần thân bài

  • Đọc bài mẫu chất lượng để học cách diễn đạt ý và liên kết đoạn

Ở giai đoạn này, PREP khuyên bạn nên:

  • Mỗi tuần chọn 1 dạng bài để luyện

  • Viết 3–5 mở bài và 3 kết bài cho mỗi dạng để tạo phản xạ nhanh

  • Tập viết outline bằng cách gạch đầu dòng nhanh ý tưởng chính cho thân bài

1.3. Giai đoạn 3: Luyện đề toàn diện và nâng cấp bài viết

Đến với giai đoạn cuối cùng, đây là lúc bạn biến những gì đã học thành kỹ năng thực chiến. Sau khi đã nắm vững từ vựng và cách viết theo từng dạng, bạn bắt đầu luyện đề với thời gian giới hạn như thi thật.

Cách luyện tập hiệu quả như sau:

  • Bước 1: Chọn đề theo chủ đề, viết nháp trong 40 phút

  • Bước 2: Đọc bài mẫu → So sánh cách diễn đạt, idea, logic

  • Bước 3: Viết lại bài sau khi phân tích bài mẫu

  • Bước 4: Rút ra từ vựng mới, cách paraphrase hay và collocation ấn tượng để thêm vào sổ tay cá nhân

Cứ lặp lại như vậy, bạn sẽ không còn “sợ hãi” trước IELTS Writing Task 2 nữa!

Khi đã bước vào giai đoạn luyện đề, điều quan trọng không chỉ là "viết nhiều", mà còn là "viết đúng cách và rút kinh nghiệm từ mỗi lần viết". Những phương pháp mà PREP khuyên bạn nên áp dụng để tối ưu thời gian và công sức bỏ ra:

  • Luyện sâu theo từng chủ đề: Một chủ đề, luyện ít nhất 5–10 đề để hiểu rõ và nắm chắc cách triển khai:

    • Việc tập trung vào một chủ đề trong một khoảng thời gian nhất định giúp bạn làm quen với cách đặt câu hỏi, các dạng bài liên quan và từ vựng thường gặp. Thay vì luyện đề rời rạc, hãy gom đề lại theo từng nhóm chủ đề, chẳng hạn như Education, Environment, Technology,...để phát triển tư duy viết sâu hơn.

    • Mỗi khi viết xong một bài, hãy tự trả lời:

      • Mình đã triển khai đúng hướng chưa?

      • Từ vựng nào có thể dùng tốt hơn?

      • Cách tổ chức bài có hợp lý không?

  • Duy trì viết đều đặn 2–4 bài mỗi tuần, tùy theo thời gian rảnh: Việc viết thường xuyên sẽ giúp bạn hình thành phản xạ, không bị "đơ" khi bước vào phòng thi. Nếu bạn có nhiều thời gian, có thể luyện 4 bài mỗi tuần (2 bài Task 1 và 2 bài Task 2), còn nếu lịch học bận rộn thì 1–2 bài mỗi tuần vẫn ổn, miễn là bạn duy trì được sự đều đặn.

  • Luôn đọc lại bài viết của mình để phát hiện lỗi sai và cải thiện dần:

    • Đây là một bước cực kỳ quan trọng nhưng lại thường bị nhiều bạn bỏ qua. Sau khi viết xong, bạn nên để bài viết “nghỉ” một thời gian (vài giờ hoặc đến ngày hôm sau), sau đó quay lại đọc lại để tự phát hiện lỗi. Việc này giúp bạn luyện kỹ năng tự sửa bài – một kỹ năng rất cần thiết trong quá trình tự học.

    • Cách “tự chấm bài” bạn có thể áp dụng đó là:

      • Gạch chân các cấu trúc ngữ pháp chưa chắc chắn

      • Kiểm tra xem có lặp từ hay không

      • Đánh giá độ logic của lập luận và liên kết giữa các đoạn

      • So sánh bài của mình với bài mẫu để học cách diễn đạt hay hơn

Nếu bạn nhận thấy mình chưa đủ khả năng để tự chấm bài, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô hoặc các công cụ hỗ trợ học tập nhé!

Tham khảo bài viết:

IV. Cách lên kế hoạch học IELTS Writing tại nhà

ke-hoach-hoc-ielts-writing-tai-nha.jpg
Kế hoạch học IELTS Writing tại nhà

Sau đay, PREP sẽ hướng dẫn bạn cách lên kế hoạch học IELTS Writing tại nhà, được chia theo hai nhóm đối tượng chính: người bận rộn và người có nhiều thời gian rảnh. Mỗi kế hoạch đều linh hoạt, dễ áp dụng và giúp bạn tập trung vào hiệu quả thay vì học quá tải.

1. Đối với người bận rộn (chỉ có 30–60 phút mỗi ngày)

Nếu bạn là học sinh, sinh viên hoặc người đi làm có lịch trình dày đặc, bạn vẫn có thể học Writing hiệu quả nếu biết phân chia thời gian hợp lý.

Mục tiêu mà bạn cần đạt được đó là:

  • Củng cố từ vựng học thuật và collocation

  • Nắm vững cấu trúc bài viết từng dạng

  • Luyện viết đều đặn mỗi tuần 1–2 bài Task 2 và 1 bài Task 1

Lịch học IELTS Writing mẫu mỗi tuần (30–60 phút/ngày) dành cho người bận rộn như sau:

Ngày

Nội dung học

Thứ 2

Học từ vựng theo chủ đề + viết câu áp dụng

Thứ 3

Đọc và phân tích 1 bài mẫu IELTS Task 2

Thứ 4

Viết mở bài và outline Task 2 theo một đề cụ thể

Thứ 5

Viết phần thân bài 1 Task 2

Thứ 6

Viết phần thân bài 2 + kết bài Task 2

Thứ 7

Viết 1 bài Task 1 hoặc luyện paraphrase đề

Chủ Nhật

Đọc lại bài mình đã viết + ghi chú lỗi sai + học lại từ vựng

2. Đối với người có nhiều thời gian rảnh (2–3 giờ mỗi ngày)

Nếu bạn đang tập trung ôn thi IELTS toàn thời gian, bạn có thể chia kế hoạch học Writing thành các buổi chuyên sâu để luyện tập toàn diện cả Task 1 và Task 2.

Mục tiêu:

  • Thành thạo tất cả các dạng bài trong Task 1 và Task 2

  • Mở rộng vốn từ theo nhiều chủ đề

  • Tăng phản xạ viết và luyện thi dưới áp lực thời gian

Lịch học mẫu mỗi tuần (2–3 giờ/ngày) dành cho người có nhiều thời gian rảnh hơn đó là:

Ngày

Nội dung học

Thứ 2

  • Sáng: Học từ vựng + collocation theo chủ đề

  • Chiều: Phân tích 2 bài mẫu Task 2

  • Tối: Viết 1 bài Task 2 có giới hạn thời gian

Thứ 3

  • Sáng: Học cấu trúc cho từng dạng Task 1

  • Chiều: Viết mở bài và overview 2 đề Task 1

  • Tối: Viết thân bài cho 1 đề

Thứ 4

  • Sáng: Học từ vựng + ngữ pháp nâng cao

  • Chiều: Viết bài Task 2 mới hoàn chỉnh

  • Tối: Đọc bài mẫu + học cách paraphrase

Thứ 5

  • Sáng: Luyện paraphrase đề

  • Chiều: Viết nhanh outline 3 đề bất kỳ

  • Tối: Chấm bài cũ + ghi chú lỗi sai

Thứ 6

  • Sáng: Viết bài Task 1 hoàn chỉnh

  • Chiều: So sánh bài viết với bài mẫu

  • Tối: Luyện viết lại bài đã sửa

Thứ 7

  • Tổng ôn lại từ vựng theo chủ đề trong tuần + viết lại 1 bài theo feedback

Chủ Nhật

  • Làm mini test gồm cả Task 1 và Task 2 (trong 60 phút) + tổng kết tiến độ học

Tips học IELTS Writing dành cho người có nhiều thời gian rảnh:

  • Luân phiên luyện từng dạng bài thay vì học dàn trải

  • Kết hợp luyện viết + đọc bài mẫu + tự sửa lỗi để tăng chất lượng

  • Ghi chú từ vựng, cấu trúc hay vào sổ tay riêng theo chủ đề

V. Những lỗi sai phổ biến khi tự học Writing và cách khắc phục

Để có thể nâng cao hiệu quả tự học Writing IELTS, bạn cần tránh các lỗi sai sau:

1. Lạm dụng từ vựng học thuật không phù hợp

Nhiều người học cho rằng sử dụng càng nhiều từ học thuật khó thì sẽ càng dễ đạt điểm cao. Vì vậy, họ cố tình sử dụng những từ ngữ quá phức tạp hoặc không phù hợp với ngữ cảnh. Điều này khiến bài viết trở nên gượng ép và đôi khi gây sai nghĩa.

Cách khắc phục
Bạn nên học từ vựng kèm theo cụm từ đi kèm thường gặp để dùng đúng ngữ cảnh. Thay vì nhồi nhét từ phức tạp, hãy ưu tiên sự chính xác và tự nhiên. Ví dụ, thay vì dùng từ ameliorate trong mọi tình huống, hãy cân nhắc dùng improve khi diễn đạt đơn giản và đúng nghĩa.

2. Ám ảnh với việc lặp lại từ vựng

Nhiều bạn thường quá lo lắng về việc lặp lại từ vựng trong bài thi IELTS, điều này dẫn đến tình trạng cố gắng diễn đạt lại ý (paraphrase) hoặc thay thế bằng từ đồng nghĩa không chính xác. Hậu quả là bài viết của các bạn bị sai lệch về ngữ nghĩa, ảnh hưởng tiêu cực đến điểm số. Thực tế, việc lặp lại một số từ vựng quan trọng trong bài viết đôi khi là cần thiết để đảm bảo tính nhất quán và rõ ràng của nội dung. Thay vì quá tập trung vào việc tránh lặp từ bằng mọi giá, các bạn nên ưu tiên sự chính xác về mặt ngữ nghĩa và chỉ sử dụng từ đồng nghĩa khi thực sự hiểu rõ ý nghĩa và cách dùng của chúng.

Cách khắc phục
Hiểu rằng việc lặp lại những từ khóa chính của đề bài là hoàn toàn chấp nhận được trong IELTS Writing. Bạn chỉ cần thay đổi từ vựng một cách linh hoạt và hợp lý. Để paraphrase hiệu quả, hãy học cách thay đổi bằng cụm từ hoặc cấu trúc câu thay vì chỉ thay từ đơn lẻ. Ví dụ, thay vì education, có thể dùng learning environment hoặc schooling nếu ngữ cảnh phù hợp.

Ngoài ra, nếu muốn nâng cao khả năng paraphrase trong IELTS Writing, bạn có thể tham khảo qua bài viết "Cách paraphrase trong IELTS Writing chinh phục band điểm 6.5+"

4. Viết lạc đề hoặc thiếu phần overview trong Task 1

Nhiều bạn mắc phải lỗi không viết đúng trọng tâm của đề bài hoặc bỏ qua phần overview trong IELTS Writing Task 1. Đây là những lỗi nghiêm trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến điểm số của tiêu chí Task Achievement. Khi không nắm bắt được yêu cầu chính của đề bài, nhiều bạn thường phát triển bài viết theo hướng không liên quan hoặc chỉ đáp ứng một phần yêu cầu, dẫn đến việc mất điểm đáng kể.

Tương tự, việc thiếu phần tổng quan (overview) trong Task 1 - phần mà giám khảo xem là bắt buộc để đánh giá khả năng tổng hợp thông tin của thí sinh - cũng làm hạn chế điểm số của bạn. Do đó, khi tự ôn luyện IELTS Writing, bạn cần chú ý phân tích kỹ đề bài và đảm bảo luôn có phần overview tóm tắt các xu hướng chính hoặc thông tin nổi bật trong biểu đồ, bảng, hay sơ đồ.

Cách khắc phục
Với Task 1, bạn cần viết một đoạn ngắn thể hiện nhận xét tổng quan về xu hướng hoặc đặc điểm nổi bật của biểu đồ. Với Task 2, hãy phân tích đề bài kỹ trước khi viết bằng cách xác định rõ dạng bài, chủ đề và từ khóa. Việc viết lại đề bài bằng từ ngữ của mình là một bước hay để chắc chắn bạn đã hiểu đúng yêu cầu.

5. Quản lý thời gian chưa tốt, viết thiếu kết bài

Khi không phân bổ thời gian hợp lý, nhiều bạn không kịp viết kết bài hoặc viết quá sơ sài, làm giảm điểm Coherence and Cohesion.

Cách khắc phục
Bạn nên luyện viết có đồng hồ để tạo thói quen quản lý thời gian. Với Task 1, dành khoảng 20 phút viết; với Task 2, dành khoảng 40 phút. Trong mỗi phần, nên để ra ít nhất 3 đến 5 phút cuối để viết hoặc hoàn thiện kết bài. Bạn có thể chuẩn bị sẵn một số mẫu câu kết bài đơn giản để viết nhanh khi gần hết giờ, chẳng hạn như In conclusion, I believe that hoặc To sum up, it is clear that.

VI. Khóa học Online IELTS Writing tại nhà bạn cần biết

hoc-ielts-tai-prep.jpg
Khóa học Online IELTS Writing

Để giúp cho việc tự học IELTS Writing tại nhà của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, hãy tham khảo khóa học IELTS Online đến từ PREP. ​Khóa học của PREP được thiết kế toàn diện, giúp học viên ôn luyện cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, với lộ trình từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp cho mọi đối tượng từ người mới bắt đầu đến những ai muốn đạt band điểm cao.

Các điểm nổi bật của khóa học:

  • Phòng luyện thi ảo với AI chấm điểm tức thì: Prep sử dụng công nghệ AI độc quyền, giúp chấm và chỉ ra lỗi sai trong bài Speaking và Writing, từ đó học viên có thể tiến bộ mỗi ngày.

  • Lộ trình học rõ ràng theo từng band điểm: Mỗi học viên tại PREP sẽ nhận được một lộ trình học tập được thiết kế riêng theo nhu cầu cá nhân. Điều này giúp xác định chính xác khóa học nào phù hợp nhất với trình độ hiện tại của học viên, đảm bảo họ không học những nội dung quá dễ hoặc quá khó so với khả năng của mình.

  • Chấm chữa bài bởi giáo viên kinh nghiệm: Trong suốt khóa học, học viên sẽ nhận được sự chấm chữa tỉ mỉ từ đội ngũ giáo viên có chứng chỉ giảng dạy IELTS và kinh nghiệm thực chiến, giúp cải thiện kỹ năng một cách hiệu quả.

  • Phù hợp với mọi trình độ: PREP cung cấp các khóa học từ cơ bản đến nâng cao, giúp học viên dễ dàng lựa chọn lộ trình phù hợp với mục tiêu và trình độ hiện tại của mình.

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC IELTS ONLINE CỦA PREP NGAY!

Tự học Writing IELTS không hề dễ, nhưng với kế hoạch rõ ràng, sự kiên trì và phương pháp đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể đạt được band điểm cao như mong muốn. Hy vọng thông tin hữu ích mà PREP chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn sớm chinh phục được kỳ thi này nhé!

PREP mang đến phương pháp học tiếng Anh online thông minh cùng AI độc quyền. Bạn sẽ được học trực tuyến tại nhà, tự học hiệu quả và chuẩn bị cho các kỳ thi như IELTS, TOEIC, VSTEP, APTIS, hay nâng cao kỹ năng giao tiếp. Sự hỗ trợ từ Teacher Bee AI giúp bạn giải quyết mọi vấn đề, học tập dễ dàng và nhanh chóng.

Liên hệ HOTLINE 0931428899 hoặc nhấn TẠI ĐÂY để đăng ký khóa học!

Tải app PREP ngay để học tiếng Anh trực tuyến chất lượng tại nhà.

Hiền admin Prep Education
Hien Hoang
Product Content Admin

Chào bạn! Mình là Hiền Hoàng, hiện đang đảm nhận vai trò quản trị nội dung sản phẩm tại Blog của website prepedu.com.

Với hơn 5 năm tự học các ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung và ôn luyện một số kỳ thi IELTS, TOEIC, HSK, mình đã tự đúc rút được nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ hàng nghìn người đang gặp khó khăn trong việc học ngoại ngữ. Hy vọng rằng những chia sẻ phía trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tự ôn luyện thi hiệu quả tại nhà!

Bình luậnBình luận

0/300 ký tự
Loading...
TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
CHƯƠNG TRÌNH HỌC
TÍNH NĂNG NỔI BẬT
Luyện đề TOEIC 4 kỹ năng
Phòng luyện viết IELTS PREP AI
Phòng luyện nói IELTS PREP AI
Phòng luyện Hán ngữ
Teacher Bee AI
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
Có thể bạn quan tâm
Công ty cổ phần công nghệ Prep

MSDN: 0109817671.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4 Tòa Vinaconex-34 Láng Hạ, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Địa chỉ kinh doanh: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Trụ sở: SN 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ PREP

Phòng luyện ảo - Trải nghiệm thực tế - Công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899.
Trụ sở: Số nhà 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp.

CHỨNG NHẬN BỞI