Trang chủ
Luyện đề
Tìm kiếm bài viết học tập
Nguồn gốc, ý nghĩa và cách viết chữ Hỷ tiếng Trung (喜)
Chữ Hỷ tiếng Trung
I. Nguồn gốc và ý nghĩa chữ Hỷ tiếng Trung
1. Nguồn gốc
Phong tục treo chữ Hỷ tiếng Trung bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa. Cho đến khi du nhập vào Việt Nam thì nó vẫn giữ nguyên cách viết.
Trong lễ ăn hỏi, đám cưới của người Trung Quốc và cả người Việt Nam, chữ Hỷ màu đỏ xuất hiện rất nhiều, không chỉ một chữ, mà là “song hỷ (囍)” in trên thiệp cưới, phông cưới, vỏ hộp bánh hay dán trong nhà, ngoài ngõ, trong phòng tân hôn. Theo quan niệm người xưa, song hỷ mang ý nghĩa thể hiện hai niềm vui lớn:
-
- Đại đăng khoa - Thủ đỗ làm quan.
- Tiểu đăng khoa - Cưới vợ.
Ngày nay, chữ song hỷ tiếng Trung biểu thị niềm vui cũng như sự chúc phúc của họ đàng trai và đằng gái dành cho cặp đôi uyên ương. Chữ Hỷ (囍) trong đám cưới được ghép lại từ 2 chữ “Hỷ” (喜), được gọi là song hỷ. “Song” có nghĩa là hai, hỷ có nghĩa là vui mừng. Song hỷ mang ý nghĩa là niềm vui được nhân đôi.
Trong hôn lễ của người Hoa, người ta thường có câu 双喜临门 /Shuāng xǐlínmén/: Song hỷ lâm môn. Câu nói này biểu thị niềm vui nhân đôi, mang ý nghĩa vô cùng tốt đẹp cho các cặp đôi ngày cưới. Và cho đến nay, chữ Hỷ tiếng Trung đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu trong đám cưới của người Việt.
2. Ý nghĩa
Chữ Hỷ 喜 /xǐ/ là một chữ hội ý kết cấu trên dưới, phía trên là Trú 壴 /zhù/, phía dưới là bộ Khẩu 口 /kǒu/.
- Chữ 壴 /zhù/: Đây là chữ tượng hình miêu tả một cái trống, ở giữa là mặt trống, phía trên có vật trang trí và phía dưới là đế trống. Có thể bạn chưa biết, nguồn gốc của chữ Cổ 鼓/gǔ/ (cái trống, đánh trống) là do chữ Trú 壴 /zhù/ tạo nên. Trú 壴 là loại nhạc cụ dạng trống dùng trong ca múa, lễ hội.
- Bộ Khẩu 口 /kǒu/: Miệng, biểu thị cho lời hát, lời chúc mừng.
➞ Chữ Hỷ 喜 là tay đánh trống miệng reo hò chúc mừng, thể hiện niềm vui, điều tốt lành.
Hai chữ Hỷ 喜 kết hợp với nhau tạo thành chữ Song hỷ 囍 mang ý nghĩa là niềm vui lớn, đại sự. Chữ Song hỷ trong tiếng Trung thường được người ta dán trong đám cưới với ý nghĩa niềm vui được nhân đôi. Lễ cưới là sự việc trọng đại nhất đời người. Do đó, việc sử dụng chữ này trong đám cưới như lời chúc phúc mong muốn đôi vợ chồng trẻ sẽ sống hạnh phúc, hòa thuận và vui vẻ.
II. Cấu tạo chữ Hỷ tiếng Trung
Chữ Hỷ tiếng Trung là 喜 /xǐ/ và chữ Song hỷ là 囍 được ghép từ hai chữ hỷ, phiên âm tiếng Trung là 双喜 /shuāngxǐ/. Chữ Hỷ được cấu thành từ 4 bộ thủ:
-
- Bộ Sĩ 士 /shì/, nghĩa là kẻ sĩ
- 2 Bộ Khẩu /kǒu/, nghĩa là cái miệng
- Bộ Bát 八 /bā/, là số 8
- Bộ Nhất 一 /yī/, nghĩa là số 1
Các bộ này kết hợp theo quy tắc bút thuận từ trên xuống, trái sang phải, trong ra ngoài để tạo nên chữ 喜 mang ý nghĩa là vui vẻ, hoan hỷ.
III. Cách viết chữ Hỷ tiếng Trung
Chữ Hỷ tiếng Trung 喜 bao gồm 12 nét. Dưới đây là hướng dẫn cách viết chi tiết theo từng nét tiếng Trung.
IV. Cách treo chữ Hỷ
Chữ Hỷ tiếng Trung thường được treo ở các phông bạt trong lễ cưới, trên đầu giường phòng tân hôn của cặp vợ chồng mới cưới, hai bên tường phòng khách, dán ở xe hoa cô dâu, dán ở cổng,... Khi treo chữ Hỷ thì nên treo đúng chiều, không nên treo ngược.
Có nhiều người cho rằng, nếu như chữ Phúc tiếng Trung có thể dán ngược mang ý nghĩa là niềm vui, vận may đang đến thì chữ Hỷ dán ngược cũng sẽ mang ý nghĩa là niềm vui đang đến. Tuy nhiên, hầu như tất cả mọi người đều không treo ngược chữ này.
Liên quan đến cách treo chữ Hỷ tiếng Trung, Trung Quốc thời xưa có truyền thống “tảo hôn”. Theo đó, người chết chưa kết hôn sẽ không được vào mộ tổ tiên, cho nên nếu họ chưa kịp kết hôn mà muốn vào mộ tổ tiên thì phải “kết hôn”. Người xưa kể lại rằng, người đầu tiên làm tảo hôn chính là Tào Xung, con trai của Tào Tháo.
Tào Xung từ nhỏ đã thông minh, nhanh nhẹn, là đứa con được Tào Tháo yêu quý. Không may, ông qua đời lúc mới 13 tuổi. Để được đưa vào mộ tổ tiên, Tào Tháo đã tổ chức “tảo hôn” cho con trai. Trong đám cưới này đã treo chữ Hỷ ngược để chỉ đó là đám cưới âm phủ. Tuy nhiên, chữ Hỷ tiếng Trung được sử dụng lúc bấy giờ là “chữ Hỷ đơn thân”.
Sau này, vào thời Bắc Tống, Vương An Thạch đã tạo nên chữ Song hỷ 囍 - hạnh phúc nhân đôi. Cũng có rất nhiều người lại cho rằng không nên dán chữ Hỷ ngược vì điều đó sẽ rước xui xẻo vào nhà. Cho nên, việc dán chữ Hỷ theo đúng phong thủy là cách đem đại cát đại lợi về nhà, nhất là trong lễ kết hôn.
Như vậy, PREP đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về chữ Hỷ tiếng Trung. Hy vọng, bài viết này đã giúp bạn, nhất là những ai có niềm đam mê tìm hiểu văn hóa Trung Quốc có tài liệu hữu ích để tham khảo.
Bình luận
Tìm kiếm bài viết học tập
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!