Tìm kiếm bài viết học tập
30+ chữ tượng hình Trung Quốc thường gặp nhất hiện nay
Chữ tượng hình Trung Quốc
I. Chữ tượng hình Trung Quốc là gì?
Chữ tượng hình Trung Quốc được hiểu là những chữ cái có cấu tạo đơn giản nhất dùng để tạo nên các chữ Hán cơ bản. Mỗi một chữ tượng hình đều mang nhiều đặc trưng ý nghĩa dễ hiểu bằng cách vẽ lại những thứ thường gặp trong cuộc sống. Ví dụ:
Chữ Nguyệt 月 có hình dạng giống vầng trăng | |
Chữ Ngư 鱼 có hình dạng một con cá có đầy đủ màu sắc cả đầu, thân, đuôi đang bơi,... |
II. Câu chuyện về lịch sử hình thành chữ tượng hình Trung Quốc
1. Câu chuyện 1
Nói về lịch sử hình thành chữ tượng hình Trung Quốc, truyền thuyết kể lại rằng, một triều đại rất lâu về trước có vị hoàng đế ra lệnh cho thần tử có tên Thương Hiệt sáng tạo ra văn tự.
Tương truyền, Thương Hiệt là một kẻ quái nhân có 8 mắt. Ông ta đã dùng 8 con mắt của mình để có thể quan sát 8 phương và đã nhìn thấy đủ mọi thứ khác nhau trên đời. Và ông mang tất cả những hình dạng mà bản thân thấy để đơn giản hóa lại và khắc lên mai rùa, xương thú. Chính việc làm này đã hình thành nên văn tự sớm nhất ở thời đại bấy giờ.
Đây chỉ là truyền thuyết nên nó không hề có thật nhưng cũng chứng minh sự thật rằng chữ Hán là do chữ tượng hình biến hóa mà ra.
2. Câu chuyện 2
Ở một câu chuyện khác, vào thời đại nguyên thủy mấy vạn năm về trước, người viễn cổ đã biết sử dụng ngôn ngữ trong việc biểu đạt ý nghĩa, về sau đã biết dùng tay để biểu đạt. Tuy nhiên, có một số sự vật dùng ngôn ngữ, cử chỉ cũng không thể nào bày tỏ hết được. Thế rồi, một người đã sáng tạo ra cách làm ký hiệu nhưng lại có quá nhiều thứ mà họ muốn ghi lại mà vẫn dễ bị quên.
Về sau, họ vận dụng các hình vẽ để biểu thị ý nghĩa, ví dụ vẽ hình tròn để biểu thị mặt trời. Và văn tự tượng hình sơ khai (bảng chữ tượng hình Trung Quốc cổ đại) đã được tạo ra như thế.
3. Các triều đại Trung Quốc
Tiến vào xã hội nô lệ, con người cần ghi chép nhiều hơn. Mặc dù đã sử dụng rất nhiều ký tự để biểu thị nhưng vẫn khá lộn xộn. Vậy là, người ta đã đơn giản hóa lại bằng các chữ tượng hình, mang chúng ghép lại với nhau để tạo ra loại văn tự mới.
Ví dụ: Mang chữ Người ghép với cái cây thì tạo nên một chữ 休 (người dựa vào cái cây để nghỉ ngơi).
Đến thời chiến quốc xuân thu, trên lãnh thổ của Trung Quốc đã xuất hiện nhiều nước chư hầu, tuy nhiên văn tự mỗi nước đều có sự khác biệt. Chữ một nghĩa và nhiều nghĩa xuất hiện đã gây nên những khó khăn trong việc giao lưu, trao đổi giữa các quốc gia. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước đã hạ lệnh cho các nước này phải sử dụng một loại văn tự có tên là chữ Tiểu Triện.
Tuy loại văn tự này đã đơn giản hóa hơn rất nhiều nhưng so với loại chữ trước vẫn có chút lộn xộn. Vậy là nhân gian đã từng bước tạo ra loại chữ tục thể để ứng phó hay còn gọi là Lệ Thư.
Cho đến thời khi Tam Quốc, Chung Dao của Ngụy Quốc sáng tạo ra loại chữ khá đơn giản mà sau này chúng ta vẫn sử dụng đó là Khải Thư. Kể từ đây, chữ Hán đã được tạo ra ở trạng thái khối vuông với nhiều nét chữ. Sau này, người ta dần sáng tạo ra Thảo Thư, Hành Thư,...
III. Ý nghĩa chữ tượng hình Trung Quốc
Học chữ tượng hình Trung Quốc có cái hay ở chỗ, nếu như bạn đã nhớ được mặt chữ của một từ thì sẽ khó quên được ý nghĩa của nó. Ví dụ:
- Chữ 安 (an yên, an tĩnh) được kết hợp bởi 2 bộ thủ là bộ Nữ 女 - đàn bà, con gái ở dưới và bộ Miên 宀 - mái nhà ở trên ➞ Liên tưởng đến hình ảnh người phụ nữ đứng dưới mái nhà, ý nói gia đình có phụ nữ đảm đang sẽ rất yên ổn và an tâm.
- Chữ 明 (sáng) được kết hợp bởi 2 bộ thủ là bộ Nhật 日 - mặt trời và bộ Nguyệt 月 - Mặt trăng nên mang ý nghĩa là tươi sáng.
Vì chữ Trung Quốc là chữ tượng hình nên ẩn chứa nhiều điều thú vị đằng sau. Tuy nhiên, nếu như bạn đã từng thưởng thức nét bút của người Trung thời xưa sẽ cảm thấy chữ Hán tượng hình có nhiều cái hay, cái hấp dẫn.
IV. Bảng chữ tượng hình Trung Quốc thường dùng
Bởi vì kiến thức lý thuyết khá hàn lâm và khó hiểu nên PREP đã tổng hợp lại hình ảnh minh họa giải thích chữ tượng hình Trung Quốc thường dùng dưới bảng sau. Tham khảo để hiểu hơn nhé!
Giải thích | Cách viết | Giải thích | Cách viết |
Như vậy, PREP đã hệ thống lại kiến thức về chữ tượng hình Trung Quốc. Hy vọng, thông qua những chia sẻ trên đã mang đến những cảm xúc thú vị đối với những ai đang trong quá trình học Hán ngữ.
Bình luận
Tìm kiếm bài viết học tập
Có thể bạn quan tâm
Học tiếng Trung theo Giáo trình Hán ngữ Quyển 1 Bài 12: 你在哪儿学习汉语?(Bạn học tiếng Hán ở đâu?)
Học giáo trình Hán ngữ Quyển 1 Bài 11: 我们都是留学生。(Chúng tôi đều là du học sinh.)
Học tiếng Trung Giáo trình Hán ngữ Quyển 1 Bài 10: 他住哪儿?(Anh ấy đang sống ở đâu?)
Phân tích cấu tạo từ trong tiếng Trung chi tiết
Luyện viết các đoạn văn về cuộc sống nông thôn bằng tiếng Trung hay
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!