Tìm kiếm bài viết học tập
Top 50 từ tượng thanh trong tiếng Trung thông dụng nhất
Việc nắm được cấu trúc, cách dùng các từ tượng thanh trong tiếng Trung sẽ giúp kỹ năng nói và viết Hán ngữ của bạn thêm sinh động, giàu hình ảnh. Hãy cùng PREP tìm hiểu chi tiết về các loại từ tượng thanh ở dưới bài viết này nhé!
Từ tượng thanh trong tiếng Trung
I. Từ tượng thanh trong tiếng Trung là gì?
Từ tượng thanh trong tiếng Trung có tên gọi là 象声词 /Xiàng shēng cí/ hoặc 拟声词 /Nǐ shēng cí/. Từ tượng thanh là những từ vựng được hình thành bằng cách bắt chước âm thanh từ tự nhiên. Bản thân chúng được sử dụng phổ biến giúp cho việc biểu đạt ngôn ngữ thêm sinh động và ấn tượng hơn. Ví dụ:
- 当当 /dāngdāng/: Choang choang.
- 琅琅 /lángláng/: Leng keng (tiếng va chạm).
II. Cấu trúc và cách dùng từ tượng thanh trong tiếng Trung
Không chỉ Hán ngữ mà bất cứ ngôn ngữ nào cũng có những từ mô tả âm thanh. Vậy đặc điểm ngữ pháp tiếng Trung của từ tượng thanh là gì? Hãy cùng PREP tìm hiểu dưới đây nhé!
1. Từ tượng thanh có thể dùng độc lập
Từ tượng thanh tiếng Trung có thể làm câu độc lập hoặc đứng ở vế riêng trong câu tiếng Hán. Để hiểu được cấu trúc này, mời bạn xem hai ví dụ sau:
Ví dụ 1 |
“扑通扑通”。我能听得清楚你的心跳。/“Pūtōng pūtōng”. Wǒ néng tīng de qīngchǔ nǐ de xīntiào/: “Thình thịch, thình thịch”. Tôi có thể nghe rõ nhịp tim của cậu. ➜ Từ tượng thanh 扑通扑通 đứng ở câu độc lập. |
Ví dụ 2 |
“咣当”,门重重地关上了。/ “Guāngdāng”, mén zhòng zhòng de guānshàngle/: Ầm ầm, cánh cửa nặng nè đóng sập lại. ➜ Từ tượng thanh 咣当 đứng ở vế riêng trong câu. |
2. Từ tượng thanh có thể làm thành phần câu
Làm định ngữ |
|
Làm trạng ngữ |
|
Làm vị ngữ |
|
Làm bổ ngữ |
|
Điệp âm |
|
Lưu ý:
- Hiện tượng ngôn ngữ dùng âm thanh để thay thế động tác mang thuộc tính của động từ nên có thể kết hợp với “了”, “着”, “过” và mang theo các thành phần thời lượng, động lượng,...
- Khi từ tượng thanh trong tiếng Trung làm bổ ngữ, vị ngữ đều có đặc điểm chung là có thêm trợ từ “的” và đều dùng hình thức láy.
III. Một số từ tượng thanh trong tiếng Trung thường gặp
Từ tượng thanh trong tiếng Trung dùng để mô phỏng âm thanh tự nhiên. Nếu như biết cách vận dụng chính xác vốn từ này thì sẽ khiến cho câu văn, lời nói giàu sắc thái hơn. Dưới đây là danh sách các từ tượng thanh trong tiếng Trung mà PREP đã lưu lại:
1. Các từ tượng thanh thường gặp trong đời sống
Từ tượng thanh trong tiếng Trung | Phiên âm | Nghĩa |
Tiếng bay | ||
嗖嗖嗖 | sōu sōu sōu | Vù vù |
呼 | hū | Vù vù, ù ù |
呼啦 | hūlā | Phần phật |
扑棱 | pūlēng | Phành phạch (tiếng vỗ cánh) |
啪啪啪 | pā pā pā | Bộp bộp |
啪啦 | pāla | Rè rè, cành cạch |
Tiếng người | ||
噗 | pū | Phù |
怦 | pēng | Thình thịch |
唧唧咕咕 | jījī gū gū | Thì thầm, nói nhỏ |
吁 | xū | Xuỵt (tiếng la mắng súc vật) |
嘁嘁喳喳 | qīqīchāzhā | Rì rầm, thì thầm |
扑哧 | pūchī | Khì khì (mô tả tiếng cười) |
喃喃 | nánnán | Lẩm bẩm, lẩm nhẩm |
琅琅 | lángláng | Leng keng, vang vang, oang oang |
朗朗 | lǎnglǎng | Lanh lảnh, vang vảng |
嗷嗷 | áo’áo | Mô tả tiếng gào khóc |
咿唔 | yīwú | Ê ả (tiếng đọc sách) |
牙牙 | yáyá | Bập bẹ, bi bô (tiếng em bé tập nói) |
咯咯 | gēgē | Khanh khách (tiếng cười) |
咕嘟 | gūdū | Sùng sục, ừng ực (tiếng uống nước) |
咕噜 | gūlū | Lẩm bẩm, càu nhàu |
哈哈 | hāhā | Ha ha, hô hố (tiếng cười) |
杭育 | hángyō | Hò dô ta; dô ta |
呵呵 | hēhē | Hehe (tiếng cười) |
嘿嘿 | hēihēi | Hì hì, khà khà (tiếng cười) |
呼哧 | hūchī | Hổn hển, hồng hộc (tiếng thở mệt nhọc) |
呼噜 | hūlu | Khò khò (tiếng ngáy) |
嚯 | huò | Ồ (tỏ vẻ kinh ngạc) |
叽里咕噜 | jīligūlū | Liến thoắng |
喳 | zhā | Thì thầm, thủ thỉ |
呱呱 | guāguā | Huhu, oa oa, oe oe (tiếng trẻ con khóc) |
Tiếng xe cộ | ||
呜 | wū | Vù |
嗖 | sōu | Vụt, vèo (mô tả tiếng lướt qua rất nhanh) |
辘辘 | lùlù | Lộc cộc (mô tả tiếng bánh xe) |
嘎 | gā | Két (thắng xe) |
突突 | tūtū | Xình xịch |
Tiếng cửa | ||
哗 | huā | Soạt |
嘭 | pēng | Bụp |
乓 | pāng | Choang |
呀 | yā | Kít, két |
咣 | guāng | Rầm |
Tiếng bước đi | ||
趵趵 | bōbō | Lạch bạch |
嗵 | tōng | Thình thịch |
橐 | tuó | Lộp cộp |
咯噔 | gēdēng | Lộp cộp |
Tiếng va đập | ||
铮 | zhèng | Loong coong (tiếng chiêng kêu) |
锵 | qiāng | Chập cheng, vang vang |
当 | dāng | leng keng, loong-coong |
丁当 | dīngdāng | Leng keng, lách cách, loong coong |
丁咚 | dīng dōng | Ding dong |
哐 | kuāng | Loảng xoảng |
Tiếng cây | ||
喀嚓 | kāchā | Răng rắc, sồn sột, rột rột (tiếng gãy) |
梆 | bāng | Cộc (tiếng gõ lên thân cây) |
嘎巴 | gābā | Răng rắc |
淅沥 | xīlì | Xào xạc |
簌簌 | sùsù | Rì rào |
2. Từ tượng thanh về tiếng kêu của con vật
Tiếng kêu | Từ vựng | Phiên âm | Nghĩa |
Tiếng chim, gia cầm | |||
Gà rừng (野鸡)
|
咯咯咯 | gē gē gē | Cục tác |
咕咕嘎嘎 | gū gū gā gā | Cục ta cục tác | |
Vịt rừng (野鸭) | 嘎咕 | gā gū | Quác quác |
嘎嘎嘎 | gā gā gā | Quác quác | |
Chào mào (白头翁) | 咕嘟噜 | gū dū lū | Cúc cu |
Quạ (乌鸦) | 刮!刮! | guā! guā! | Quang quác |
呱呱呱 | guā guā guā | Quạc quạc | |
哇哇 | wāwā | Quạ quạ | |
哑哑 | yāyā | Quạ quạ | |
吱哇 | zhī wa | Quạ | |
苦呀!苦呀! | kǔ ya! kǔ ya | Quạ quạ | |
Chim công (孔雀) | 咕咕咕 | gū gū gū | Cúc cu |
科科科 | kē kē kē | Cu cu cu | |
Chim đỗ quyên (杜鹃) | 咕咕布谷 | gū gū bùgǔ | Cúc cu |
布谷! | bùgǔ! | Cúc cu | |
Chim uyên ương (鸳鸯) | 嘎嘎 | gāgā |
Khạc khạc |
咯咯 | gēgē | ||
Chim sơn ca (云雀) | 滴溜儿 | dīliūr |
Chiêm chiếp |
啾啾 | jiūjiū | ||
Chim họa mi (画眉)
|
啾咕 | jiū gū |
Chiêm chiếp |
啾啾 | jiūjiū | ||
Chim cú mèo (猫头鹰) | 咕……咕咕 | gū… gū gū | Cúc cu |
咯娄娄 | gē lóu lou | ||
Chim ngói (斑鸠) | 气嘟嘟—嘟! | qì dū dū—dū! | Cúc cu |
滴咕儿滴咕儿 | dī gūr dī gūr | ||
咿 | yī | Ê, a | |
啾 | jiū | Chiếp | |
Gà gô (竹鸡) |
叽叽叽
|
jī jī jī | Chiêm chiếp |
Sếu (白鹳) | 嘎—嘎—嘎— | gā—gā—gā— | Quạc quạc |
Cánh cụt (企鹅) | 哦,哦 | ò, ò | Ò ò |
Tiếng gia súc | |||
Tiếng dê kêu | 咩 | miē | Be be |
Tiếng trâu bò kêu | 哞 | mōu | Ò ọ |
Tiếng ngựa hí | 萧萧 | xiāoxiāo | Rền vang |
Tiếng động vật khi mệt | 哼哧 | hēngchī | Phì phò |
IV. Phân biệt thán từ và từ tượng thanh trong tiếng Trung
Thán từ và từ tượng thanh trong tiếng Trung đều có điểm chung là mô phỏng âm thanh nên người ta gọi chúng là “nghĩ thanh từ” hay “thanh âm từ”. Vậy chúng khác nhau ở điểm nào? Hãy theo dõi dưới đây nhé!
Nội dung so sánh | Từ tượng thanh trong tiếng Trung | Thán từ trong tiếng Trung |
Ngữ âm | Từ tượng thanh trong tiếng Trung dùng để mô phỏng âm thanh trong tự nhiên. | Biểu thị cảm xúc, thường là âm thanh bộc phát được phát ra từ người nói khi phải chịu một kích động nào đó. |
Ngữ pháp |
Từ tượng thanh trong tiếng Trung kết hợp với các trợ từ kết cấu 的, 地, 得, có thể làm các thành phần cú pháp như định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, vị ngữ, từ chen ngang và tạo thành một câu độc lập. Ví dụ:
|
Thán từ chỉ có thể là từ chen ngang hoặc tạo thành câu độc lập, trước và sau nó thường phải có sự ngừng ngắt. Ví dụ:
|
Ngữ nghĩa |
Là hiện tượng vật lý khách quan, do sự vật tự nhiên phát ra chứa không hề hàm chứa tình cảm ở bên trong. Ví dụ:
|
Là hiện tượng tâm lý chủ quan, âm thanh thể hiện tình cảm hoặc lời gọi đáp của con người. Ví dụ:
|
Đối tượng sử dụng | Từ tượng thanh trong tiếng Trung thường xuất hiện ở ngôn ngữ trần thuật của người thứ ba. | Là lời gọi đáp do bản thân người nói phát ra nên xuất hiện trong ngôn ngữ người nói ở ngôi thứ nhất. |
Như vậy PREP đã cung cấp toàn bộ kiến thức về từ tượng thanh trong tiếng Trung thông dụng. Có thể thấy, tiếng Hán có rất nhiều điểm thú vị mà trong quá trình học bạn sẽ khám phá ra và thấy thích thú hơn đấy!
Bình luận
Tìm kiếm bài viết học tập
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!