Tìm kiếm bài viết học tập
Nằm lòng các mẹo thi TOEIC cực hiệu quả giúp bạn chinh phục điểm cao!
Với 7 phần thi chính, mỗi phần của bài thi TOEIC yêu cầu các kỹ năng và chiến lược riêng biệt. Trong bài viết này, PREP sẽ chia sẻ các mẹo thi TOEIC để giúp bạn “rinh trọn” số điểm 990, giúp bạn tự tin vượt qua kỳ thi này và đạt kết quả xuất sắc nhé!

I. Mẹo làm bài thi TOEIC phần nghe (Listening)
Cấu trúc đề thi TOEIC phần nghe sẽ có 4 phần, bao gồm:
-
Part 1: Mô tả tranh
-
Part 2: Hỏi đáp
-
Part 3: Hội thoại
-
Part 4: Bài nói chuyện
Với cấu trúc khác nhau như vậy, bạn sẽ cần những chiến thuật làm bài thi TOEIC khác nhau cho từng phần. Cùng PREP tìm hiểu các mẹo làm bài thi TOEIC điểm cao phần Listening nhé!
1. Part 1
Part 1 sẽ yêu cầu bạn xem một bức tranh và chọn đáp án đúng trong 4 lựa chọn không được hiển thị sẵn. Những mẹo làm bài thi TOEIC Part 1 bạn có thể áp dụng đó là:
-
Xem qua bức ảnh trước khi nghe: Trước khi nội dung part 1 được phát, bạn hãy bắt đầu đọc các câu hỏi, hãy dành một chút thời gian để quan sát bức ảnh. Cố gắng xác định từ vựng và động từ có thể xuất hiện trong câu hỏi. Hãy suy nghĩ về các câu hỏi như: ai, cái gì, khi nào, ở đâu.
-
Chú ý đến các hành động và vị trí: Bức ảnh có thể miêu tả con người đang thực hiện các hành động, thường là các động từ ở dạng hiện tại tiếp diễn (ví dụ: “He is repairing the machine”) hoặc thể bị động (ví dụ: “The machine is being repaired”). Để trả lời chính xác, bạn cần lưu ý đến cả hành động và vị trí của người hoặc vật trong ảnh.
-
Chú ý đến các giới từ: Các câu hỏi có thể liên quan đến vị trí của người hoặc vật trong ảnh, sử dụng các giới từ chỉ vị trí (beside, in front of, next to,...) hoặc giới từ chỉ sự chuyển động (towards, through, across,...). Hãy cẩn thận vì hành động có thể đúng nhưng vị trí của người hoặc vật có thể sai.
-
Chú ý đến những chi tiết nhỏ: Bạn cần phải chú ý quan sát kỹ lưỡng mọi chi tiết trong bức hình, kể cả những điểm có vẻ không đáng kể. Mặc dù không phổ biến, nhưng đôi khi đề thi sẽ đưa ra những câu hỏi về các chi tiết nhỏ nhặt thay vì tập trung vào những yếu tố nổi bật của bức ảnh. Đây là một chiến thuật được người ra đề sử dụng nhằm kiểm tra khả năng quan sát tỉ mỉ của thí sinh và tránh việc thí sinh chỉ tập trung vào những chi tiết chính mà bỏ qua các yếu tố phụ trong hình.
-
Đừng dựa vào giả định: Để chọn câu trả lời đúng, bạn cần dựa vào những gì thật sự có trong bức ảnh, không phải vào giả định của mình. Hãy chắc chắn rằng câu trả lời đúng dựa trên những gì bạn thấy trong hình ảnh, không phải chỉ là những gì bạn nghĩ.
-
Kiểm tra lại sau khi kết thúc: Nếu đang luyện tập tại nhà, sau khi hoàn thành Part 1, bạn nên dừng lại để kiểm tra các câu trả lời. Ghi lại bất kỳ từ vựng mới nào xuất hiện trong các đáp án và suy nghĩ về lý do tại sao một số đáp án lại sai. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện khả năng nhận diện các hình ảnh và hiểu các câu hỏi trong các lần thi sau.
Hãy cùng xem qua ví dụ sau cho dễ hiểu nhé:

Từ bức ảnh trên, bạn có thể thử suy đoán về bức tranh như sau:
-
Hoạt động: Một cô gái đang cười và nghe điện thoại. Các từ bạn có thể liên tưởng bao gồm: smile, phone call, hold, laptop,...
-
Ngữ cảnh chung: Cảnh trong ảnh có vẻ như diễn ra tại một văn phòng, vì cô gái đang mặc trang phục công sở và trên bàn làm việc có laptop, hộp bút, sổ,... Một đáp án có thể xuất hiện trong phần nghe như “There is laptop on the desk”.
-
Mối quan hệ giữa các vật: Hộp bút ở trước cái laptop hay cuốn sổ tay nằm sau cái điện thoại bàn,...
-
Những điểm ít được chú ý hơn: Tệp hồ sơ ở kệ, tệp visit card trên bàn,...
2. Part 2
Ở part 2, bạn sẽ được nghe một câu hỏi/câu nói và chọn câu trả lời trong 3 đáp án không hiện sẵn. 08 mẹo làm bài thi TOEIC part 2 giúp bạn nâng cao điểm số bao gồm:
-
Tập trung vào danh sách câu hỏi: Dù bạn chọn hình thức thi online hay thi giấy thì cũng hãy chú ý đến vị trí câu hỏi đang được audio nhắc đến. Vì cả câu hỏi và câu trả lời đều không hiện sẵn nên bạn sẽ rất dễ lạc mất vị trí câu hỏi. Điều này có thể dễ dẫn đến tình trạng chọn được đáp án đúng nhưng lại sai câu, khiến bạn mất điểm một cách đáng tiếc.
-
Giữ câu hỏi trong tâm trí: Khi nghe ba câu trả lời, hãy suy nghĩ và chọn câu trả lời có ý nghĩa hợp lý với câu hỏi. Những câu hỏi bắt đầu với các từ như “who, what, when, where, why” thường yêu cầu một câu trả lời logic. Chẳng hạn, những câu hỏi bắt đầu bằng “when” thì bạn cần chú ý đến những đáp án liên quan đến thời gian chứ không phải về địa điểm hay đối tượng.
-
Câu trả lời đôi khi không trực tiếp: Đôi khi câu trả lời tốt nhất không phải là câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi. Ví dụ, câu hỏi "How many applicants applied for the position?" có thể có câu trả lời là "I’m disappointed because we haven’t received as many CVs as we expected." Điều này phản ánh cách sử dụng tiếng Anh trong thực tế, câu trả lời không phải lúc nào cũng liên quan đến ngữ pháp của câu hỏi.
-
Chú ý đến câu hỏi có "question tags": Bạn sẽ gặp câu hỏi dạng question tags trong Part 2. Ví dụ, câu hỏi "You reserved the conference room, didn’t you?" thì câu trả lời có thể là "Yes, I did." hoặc "No, I didn’t." Hãy chú ý và chọn câu trả lời chính xác với câu hỏi có dạng này.
-
Cẩn thận với các câu hỏi về từ có nhiều nghĩa: Một trong những thử thách lớn khi làm bài thi TOEIC, đặc biệt là trong các phần nghe, là việc phải đối mặt với các từ đồng âm nhưng có nghĩa khác nhau. Đây là một trong những “bẫy” mà người thi dễ bị lừa. Ví dụ, từ "bark" có thể có nghĩa là vỏ cây hoặc tiếng sủa của chó, nhưng nếu câu nghe liên quan đến động vật, khả năng cao từ này có nghĩa là tiếng sủa của chó.
-
Chú ý những từ đồng âm khác nghĩa: Đối với những câu hỏi khó, bạn cũng sẽ gặp phải các từ có cách phát âm giống nhau hoặc gần giống nhau nhưng mang nghĩa hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: "read" (đọc) và "reed" (cây sậy) mặc dù phát âm giống nhau nhưng có cách sử dụng khác nhau. Lắng nghe xem từ đó có được sử dụng như một động từ hay danh từ, giúp bạn phân biệt được chúng.

-
Đáp án cùng chủ đề nhưng không liên quan đến nhau: Đừng vội vàng đánh dấu đáp án ngay khi bạn nghe được từ khóa trong câu hỏi. Đôi khi, câu trả lời có thể chỉ đề cập đến một chủ đề giống với câu hỏi nhưng lại đưa ra thông tin sai hoặc không đầy đủ. Hãy chú ý đến các chi tiết cụ thể trong câu trả lời, vì đôi khi sự khác biệt nhỏ giữa các đáp án có thể là yếu tố quyết định.
-
Các câu trả lời “I don’t know” thường đúng: Nếu bạn bỏ lỡ thông tin bài nghe nhưng lại bắt được câu nói “I don’t know” thì đừng ngần ngại chọn nó nhé! Vì theo kinh nghiệm, có tới 99% đáp án này là đúng đó.
Hãy cùng xem qua ví dụ sau để hiểu rõ về mẹo thi TOEIC Part 2 nhé!
Câu nói "I’ve been working at the company for 5 years."
Lựa chọn đáp án:
-
A. That's great! What position do you hold there? (Thật tuyệt. Bạn đang làm vị trí gì ở đó vậy?)
-
B. How long have you been studying? (Bạn đã học bao lâu rồi)?
-
C. Oh, I am an accountant in a food company. (Ồ, tôi đang làm kế toán ở một công ty về thực phẩm)
Giải thích:
-
Đáp án A là đáp án đúng vì câu hỏi này tiếp tục khai thác thêm chi tiết về vị trí công việc, liên quan trực tiếp đến câu nói ban đầu về thời gian làm việc.
-
Đáp án B sai vì mặc dù cùng chủ đề thời gian nhưng lại không liên quan đến thời gian làm việc tại công ty.
-
Đáp án C sai vì hoàn toàn không liên quan đến câu nói.
3. Part 3 và Part 4

Mặc dù yêu cầu Part 3 và Part 4 có thể khác nhau tuy nhiên bạn có thể áp dụng chung bí quyết làm bài thi TOEIC cho 2 phần này. Mẹo làm mẹo làm bài thi TOEIC part 3 và part 4 bạn nên biết bao gồm:
-
Xác định các câu hỏi quan trọng: Trước khi bắt đầu bài nghe, hãy cố gắng ghi nhớ các câu hỏi quan trọng, đặc biệt là những câu hỏi liên quan đến nhân vật, địa điểm, chủ đề và mục đích của cuộc hội thoại. Nếu bạn không có đủ thời gian để đọc câu hỏi trước khi cuộc hội thoại bắt đầu, thì hãy tập trung vào việc nghe và xác định các yếu tố sau:
-
Ai là người tham gia hội thoại:
-
Họ làm nghề gì?
-
Mối quan hệ giữa họ là gì?
-
Họ đang ở đâu?
-
Họ đang thảo luận về điều gì?
-
Tại sao họ lại thảo luận vấn đề này?
-
-
Lắng nghe cẩn thận để xác định các yếu tố trong câu hỏi: Trong khi nghe, bạn cần chú ý đến từng chi tiết trong cuộc hội thoại. Xác định rõ ai là người tham gia và nghề nghiệp của họ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bối cảnh cuộc trò chuyện. Việc xác định mối quan hệ giữa các người tham gia cũng giúp bạn không bị nhầm lẫn trong các câu trả lời.
-
Tập trung vào chủ đề và mục đích cuộc hội thoại: Hãy lắng nghe thật kỹ để hiểu về chủ đề mà họ đang thảo luận và lý do tại sao họ lại thảo luận vấn đề đó. Thông tin này rất quan trọng để trả lời các câu hỏi về nội dung chính và lý do của cuộc trò chuyện.
-
Chú ý đến ngữ cảnh và các từ khóa: Các câu hỏi trong TOEIC Part 3 có thể được trả lời tốt hơn nếu bạn chú ý đến các từ khóa trong cuộc hội thoại, chẳng hạn như "meeting", "conference", "project", "deadline",... Những từ này sẽ giúp bạn nhận diện ngay lập tức câu trả lời đúng khi câu hỏi xuất hiện.
-
Tập luyện kỹ năng nghe với nhiều tình huống khác nhau: Để quen với loại câu hỏi này, hãy luyện nghe các cuộc hội thoại trong các tình huống công việc hoặc cuộc sống hằng ngày. Điều này giúp bạn dễ dàng trả lời câu hỏi khi làm bài thi.
Như vậy, bạn đã nắm trong tay những mẹo làm bài thi TOEIC Part 4 và Part 3 để đạt điểm cao rồi đó!
II. Mẹo làm bài thi TOEIC phần đọc (Reading)
Sau khi đã trải qua 45 phút làm phần nghe, bạn sẽ chuyển qua làm phần đọc với thời gian 75 phút. Cùng PREP tìm hiểu các kinh nghiệm làm bài thi TOEIC Reading trong phần này nhé!
5. Part 5

Đối với Part 5, bạn sẽ được yêu cầu điền từ/cụm từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu. Những mẹo làm bài thi TOEIC Part 5 cần biết để nắm trọn điểm cao trong tay đó là:
-
Xem xét các đáp án đầu tiên: Trước khi đọc câu hỏi, hãy xem xét bốn đáp án và xác định chúng giống nhau ở điểm nào, chẳng hạn tất cả đều là danh từ, giới từ, hoặc động từ. Sau đó, xác định sự khác biệt giữa các đáp án (ví dụ: cùng một loại từ nhưng có nghĩa khác nhau, hoặc là các từ thuộc gia đình từ khác nhau). Điều này giúp bạn nhận diện các loại từ phù hợp với khoảng trống cần điền.
-
Đọc câu hỏi và tìm manh mối: Sau khi đã xác định được điểm tương đồng và khác biệt của các đáp án, tiếp tục đọc câu hỏi để tìm ra những manh mối giúp bạn chọn đáp án đúng. Điều này sẽ giúp bạn biết loại từ nào cần được điền vào chỗ trống.
-
Chú ý đến ngữ pháp và từ vựng: Các câu hỏi trong phần này thường yêu cầu bạn lựa chọn các yếu tố như: thì động từ, đại từ, dạng tính từ (-ed, +ing,...), liên từ (and, but, because of,...), hoặc từ vựng tương tự. Hãy đọc kỹ câu hỏi để chọn lựa đáp án phù hợp nhé!
-
Phân bổ thời gian hợp lý: So với Part 7, Part 5 được đánh giá là dễ hơn rất nhiều. Do đó, nếu bạn chỉ nên dành khoảng 30 giây cho mỗi câu hỏi. Nếu vượt quá thời gian này, hãy chuyển sang câu khác và quay lại khi đã làm xong toàn bộ bài thi. Nếu dành thời gian quá nhiều thời gian cho Part 5, bạn chắc chắn sẽ không thể làm hết Part 7, với nhiều đoạn văn và 54 câu hỏi đọc hiểu.
-
Xây dựng vốn từ vựng vững chắc: Một vốn từ vựng phong phú cũng là một trong những yếu tố giúp bạn đạt điểm cao TOEIC. Do đó, đừng quên dành thời gian vào việc học từ vựng để nâng cấp vốn từ của mình nhé.
Tham khảo bài viết:
6. Part 6
Part 6 sẽ yêu cầu bạn hoàn thành đoạn văn. Những mẹo làm bài thi TOEIC Part 6 bạn cần lưu ý đó là:
-
Bắt đầu từ câu hỏi đầu tiên: Đừng bị cuốn vào việc đọc toàn bộ đoạn văn. Hãy bắt đầu ngay với câu hỏi đầu tiên và phân tích bốn đáp án để tìm sự tương đồng hoặc khác biệt giữa chúng. Sau đó, đọc câu trong đoạn văn chứa chỗ trống. Điều này giúp bạn dễ dàng tập trung vào phần cần điền mà không bị phân tán bởi những thông tin không cần thiết.
-
Tập trung vào ngữ pháp và từ vựng: Part 6 chủ yếu kiểm tra ngữ pháp và từ vựng, không phải là bài tập đọc hiểu. Vì vậy, đừng cố gắng đọc hiểu toàn bộ đoạn văn, thay vào đó hãy chú ý đến ngữ pháp và từ vựng của câu hỏi để chọn đáp án phù hợp.
-
Skimming để tìm manh mối: Trong một số trường hợp, câu hỏi có thể không cung cấp đủ thông tin trong câu. Lúc này, hãy "skim" (lướt qua) các câu xung quanh để tìm manh mối. Tuy nhiên, bạn phải làm điều này nhanh chóng để không bị mất thời gian.
-
Trả lời nhanh chóng và không dừng lại lâu: Hãy trả lời câu hỏi nhanh chóng và đừng mắc kẹt vào một câu hỏi quá lâu. Nếu bạn gặp câu hỏi khó, hãy bỏ qua nó và quay lại sau. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian cho những câu hỏi sau.
7. Part 7

Đối với Part 7, đây là phần thi cuối cùng cũng là phần được đánh giá là khó nhất. Phần thi này sẽ yêu cầu bạn đọc bài thông tin và trả lời câu hỏi. Nhiều thí sinh bị mất rất nhiều điểm ở phần thi này do chưa biết đến mẹo làm bài thi TOEIC Part 7. Hãy áp dụng các tips sau để đạt trọn điểm số phần thi này nhé:
-
Xác định loại tài liệu: Đầu tiên, hãy nhanh chóng nhận diện các loại tài liệu được đưa ra trong Part 7 như email, danh sách giá, đồ thị, bảng thông báo, hay thậm chí là các cuộc trò chuyện trực tuyến. Việc này sẽ giúp bạn định hình loại thông tin mà bạn cần tìm kiếm.
-
Đọc câu hỏi trước khi đọc đoạn văn: Trước khi lao vào đọc đoạn văn, hãy đọc các câu hỏi trước. Điều này giúp bạn xác định rõ nội dung cần tìm trong văn bản và tiết kiệm thời gian.
-
Sử dụng kỹ năng "skimming" và "scanning": “Skimming” là việc lướt qua văn bản để tìm ý chính, ví dụ như tiêu đề trong email hoặc các đoạn văn đầu tiên của một bức thư khi có khiếu nại. Kỹ thuật “Scanning” là việc tìm kiếm các thông tin cụ thể, chẳng hạn như ngày tháng, tên, số đơn hàng,.... Đối với cả 2 kỹ thuật này, bạn đều cần tìm kiếm các từ khóa trong câu hỏi để xác định phần văn bản cần đọc kỹ.
-
Chú ý vào cấu trúc của văn bản: Với từng loại văn bản, thông tin quan trọng sẽ nằm ở những phần khác nhau. Chẳng hạn như trong một bức thư khiếu nại, thông tin quan trọng thường nằm ở đoạn đầu (như ngày đặt hàng và số đơn hàng), còn phần nội dung chính thường nằm ở phần tiếp theo. Tương tự, trong một bài báo, hãy đọc tiêu đề và các tiêu đề phụ để tìm phần chính cần tập trung.
-
Giải quyết các câu hỏi dễ trước: Một số câu hỏi yêu cầu thông tin chi tiết có thể được trả lời nhanh chóng. Hãy bắt đầu với những câu hỏi này, tìm phần văn bản có liên quan và trả lời ngay.
-
Chú ý đến câu hỏi về ý nghĩa chung hoặc mục đích của tác giả: Các câu hỏi này yêu cầu bạn hiểu sâu về nội dung bài đọc và có thể mất nhiều thời gian hơn. Do đó, đừng vội vàng mà hãy dành thời gian để đọc kỹ phần văn bản liên quan và suy nghĩ cẩn thận.
-
Giữ lại câu hỏi khó: Nếu gặp câu hỏi khó, đừng quá lo lắng và hãy bỏ qua chúng. Vào cuối bài thi, bạn có thể quay lại các câu hỏi chưa trả lời và chọn câu trả lời một cách nhanh chóng.
-
Luyện tập nhiều: Càng luyện tập với các đề thi TOEIC Part 7, bạn càng quen với việc xác định loại thông tin cần tìm nhanh chóng và cải thiện tốc độ làm bài. Không chỉ áp dụng với Part 7, bất kỳ phần thi nào cũng cần sự luyện tập chăm chỉ để có thể đạt được điểm số cao.
-
Chia thời gian làm bài thi TOEIC:
-
Mẹo thi TOEIC phần này đó là chia làm hai mốc thời gian rõ rệt cho hai phần của Part 7 và đảo ngược thứ tự làm bài như sau:
-
20′ đầu: Đọc từ câu 200 trở xuống đến câu 180 (Đoạn kép)
-
30′ sau: Đọc từ câu 147 trở lên đến câu 179 (Đoạn đơn)
-
-
Khi phân bổ thời gian đảo ngược như trên, các bạn sẽ làm phần khó nhất khi vẫn còn tỉnh táo và chưa quá mệt, vẫn còn sức để làm hết các đoạn đa. Sau đó, đến khi chúng ta đã gần hết "sức bền" thì cũng là lúc được tiếp cận với phần dễ hơn là các đoạn đơn.
-
III. Mẹo làm bài thi TOEIC Speaking and Writing
1. Chiến lược làm bài thi TOEIC Speaking

Những chiến lược làm bài thi TOEIC Speaking với từng phần như sau:
Phần thi |
Mẹo |
Đọc to đoạn văn (Câu 1+2) |
Bởi vì tiêu chí chấm của phần này là phát âm, ngữ điệu, ngắt nghỉ, trọng âm. Do đó, một số mẹo làm bài thi này bạn có thể áp dụng đó là:
|
Mô tả tranh (Câu 3+4) |
|
Trả lời câu hỏi hiện sẵn trên màn hình (Câu 5+6+7) |
|
Trả lời 3 câu hỏi dựa trên bảng thông tin cho sẵn (Câu 8 + 9 + 10) |
|
Trình bày quan điểm (Câu 11) |
|
Ngoài ra, một số mẹo thi TOEIC Speaking quan trọng có thể áp dụng cho tất cả câu hỏi của bài thi này đó là:
-
Nói càng rõ ràng càng tốt: Điều quan trọng nhất trong phần thi nói của TOEIC là nói càng rõ ràng càng tốt, bất kể bạn có accent như thế nào. Ngoài ra, bạn sẽ trả lời câu hỏi qua micro và các thí sinh khác cũng tương tự nên phòng thi sẽ rất ồn. Do đó, bạn cần nói to để không bị tiếng các thí sinh khác át vào.
-
Tập nói ở môi trường ồn: Như đã chia sẻ, phòng thi Speaking sẽ rất ồn vì các thí sinh đều cố gắng nói to và rõ ràng. Với những bạn chưa làm quen trước điều này, họ sẽ dễ bị xao nhãng và khó tập trung làm bài. Do đó, hãy luyện tập ở những môi trường ồn ào hoặc tìm kiếm các video có chứa tiếng ồn. Nhiệm vụ của bạn là tập trung vào việc nói và bỏ qua tất cả các yếu tố xung quanh. Cách này có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong hiệu suất và điểm số nói của bạn.
-
Sử dụng ngữ pháp chính xác: Bài thi TOEIC Speaking sẽ mang tính trang trọng nhiều hơn nên hãy tránh những cách diễn đạt không chuẩn mực như "ain't", ngay cả khi thường xuyên nghe thấy những từ này trong phim ảnh hay đời sống hàng ngày.
-
Tốc độ nói phù hợp: Đây là chìa khóa để đảm bảo thông điệp được truyền tải hiệu quả. Bạn nên nói với tốc độ vừa phải vì đây là cách duy nhất để đảm bảo người nghe có thể hiểu rõ ý của bạn. Không có ý nghĩa gì khi đưa ra một câu trả lời xuất sắc mà không ai có thể hiểu được do tốc độ nói quá nhanh.
2. Chiến thuật làm bài thi TOEIC Writing

So với TOEIC Speaking thì phần Writing lại được nhiều người đánh giá là dễ hơn và cơ hội để bạn đạt được 200/200 phần này cũng không phải là không thể. Bạn có thể tham khảo bài viết “Thông tin đầy đủ về phần thi TOEIC Writing mà bạn cần biết” để tìm hiểu tất tần tật về phần này thi này, bao gồm: cấu trúc, thang điểm, tiêu chí chấm, tài liệu, mẫu đề, chiến thuật làm bài,...
Trên đây PREP đã tổng hợp các mẹo thi TOEIC giúp các bạn ôn thi đạt hiệu quả và điểm cao như mong ước. Ngoài việc ôn theo mẹo thi TOEIC này, thí sinh cần bổ sung cho bản thân kiến thức, nền tảng ngữ pháp và từ vựng vững vàng, đồng thời giữ cho bản thân sự tự tinh cao độ. Chúc các bạn sẽ đạt số điểm cao trong kỳ thi TOEIC!
PREP - Nền tảng học & luyện thi thông minh, ứng dụng công nghệ AI độc quyền, giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả. Tự học trÚc tuyến tại nhà, bạn sẽ dễ dàng chuẩn bị cho các kỳ thi IELTS, TOEIC, VSTEP, APTIS và rèn luyện tiếng Anh giao tiếp. Công nghệ AI sẽ hỗ trợ bạn học từ cơ bản đến nâng cao.
Hãy click TẠI ĐÂY hoặc gọi HOTLINE 0931428899 để được tư vấn chi tiết!
Tải app PREP ngay để bắt đầu hành trình học tiếng Anh trực tuyến chất lượng cao.

Bình luận
Bài viết liên quan
Tìm kiếm bài viết học tập
Lộ trình cá nhân hoá
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!

Kết nối với Prep

MSDN: 0109817671.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4 Tòa Vinaconex-34 Đ.Láng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Địa chỉ kinh doanh: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Trụ sở: SN 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Phòng luyện ảo - Trải nghiệm thực tế - Công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899.
Trụ sở: Số nhà 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp.