Tìm kiếm bài viết học tập
Kính ngữ tiếng Hàn là gì? Bật mí cách dùng kính ngữ tiếng Hàn chi tiết
Kính ngữ tiếng Hàn là một trong những kiến thức nhập môn cơ bản mà người học không thể bỏ qua để có thể giao tiếp thành thạo trong cuộc sống. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng PREP tìm hiểu chi tiết về định nghĩa, cách dùng và những lưu ý về kính ngữ tiếng Hàn nhé!
I. Kính ngữ tiếng Hàn là gì?
Lễ nghĩa đối với người Hàn Quốc rất quan trọng, do đó mà việc sử dụng kính ngữ được coi như chuẩn mực giao tiếp. Kính ngữ tiếng Hàn là một hình thức để thể hiện sự tôn trọng và kính trọng đối với người khác dựa trên cấp bậc hoặc vị trí của họ. Kính ngữ cũng được sử dụng để chỉ danh hiệu danh dự và phản ánh vị thế xã hội của một người trong xã hội.
Kính ngữ tiếng Hàn được sử dụng để tôn trọng những người có vị trí cao hơn mình (giám đốc, trưởng phòng, chủ tịch, v.v.), những người lớn tuổi hơn mình (bố mẹ, ông bà, anh chị, v.v.), hoặc trong những tình huống trang trọng.
Không giống với tiếng Việt chỉ thể hiện kính ngữ qua các từ ngữ cụ thể như “thưa, kính gửi, kính thưa, ạ, dạ…”, kính ngữ tiếng Hàn phức tạp hơn rất nhiều với cấu trúc câu đầy đủ chủ - vị và cần cân nhắc sử dụng đại từ nhân xưng phù hợp. Ngoài việc sử dụng đại từ nhân xưng, kính ngữ tiếng Hàn còn đòi hỏi người nói phải có khả năng đánh giá ngữ cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp và mục đích giao tiếp để chọn cách sử dụng phù hợp nhất.
II. Từ vựng kính ngữ trong tiếng Hàn thông dụng
Trong tiếng Việt, khi nói chuyện trong các hoàn cảnh trang trọng hoặc nói chuyện với người lớn tuổi, người có địa vị cao hơn mình thì cần sử dụng một số từ tế nhẹ như “dùng bữa” (thay vì “ăn cơm”), từ “qua đời” (thay vì “chết”),… Tương tự như thế, kính ngữ tiếng Hàn không chỉ thể hiện ở đuôi câu kính ngữ mà còn biểu hiện ở các từ loại mang sắc thái trang trọng. Hãy cùng tham khảo một số từ vựng tiếng Hàn về kính ngữ thông dụng nhất trong bảng dưới đây:
Từ vựng kính ngữ tiếng Hàn |
|||
Từ loại |
Dạng thường |
Dạng kính ngữ |
Dịch nghĩa |
Danh từ |
밥 |
진지 |
Cơm |
말 |
말씀 |
Lời nói |
|
집 |
댁 |
Nhà |
|
술 |
약수 |
Rượu |
|
이름 |
성함 |
Tên |
|
병 |
병환 |
Bệnh |
|
나이 |
연세 |
Tuổi |
|
생일 |
생신 |
Sinh nhật |
|
Động từ |
주다 |
드리다 |
Cho, biếu |
말하다 |
말씀하시다 |
Nói, báo cho |
|
아프다 |
편찮으시다 |
Đau ốm |
|
묻다 |
여쭈다 / 여줍다 |
Hỏi |
|
죽다 |
돌아가시다 |
Chết, hy sinh |
|
데려가다 |
모셔가다 |
Mang đi, dẫn đi |
|
자다 |
주무시다 |
Ngủ |
|
있다 |
계시다 |
Có |
|
먹다 |
잡수시다 / 드시다 |
Ăn |
|
보다 |
뵙다 |
Gặp, xem |
|
없다 |
안 계시다 |
Không có |
|
일어나다 |
기침하시다/기상하시다 |
Tỉnh dậy |
|
보내다 |
분부하시다 |
Gửi cho |
|
이르다 |
분부하시다 |
Chỉ thị, yêu cầu |
|
Hậu tố |
|
님 |
Ngài, vị |
Đại từ |
그사람 |
그분 |
Người đó |
Tiểu từ |
에게 |
께 |
Để |
은 / 는 |
께서는 |
Là |
III. Cách dùng kính ngữ trong tiếng Hàn
Kính ngữ tiếng Hàn được chia thành 3 dạng lớn là: kính ngữ chủ thể, kính ngữ khách thể và kính ngữ đối phương. Cùng PREP tìm hiểu ý nghĩa và cách dùng của các loại kính ngữ tiếng Hàn này nhé!
1. Kính ngữ chủ thể (주체높임)
Kính ngữ chủ thể được dùng để thể hiện sự tôn kính đối với chủ ngữ ở trong câu; chỉ sử dụng với danh từ chỉ người chứ không sử dụng với sự vật, hiện tượng.
Còn thông thường, chúng ta sẽ thực hiện như sau để thể hiện kính ngữ tiếng Hàn đối với chủ thể:
Thêm vĩ tố kính ngữ (으)시: Động từ/Tính từ + (으)시
Thêm trợ từ chủ ngữ: Danh từ chủ ngữ + – 님/ – 께서
Trong đó:
- Nếu động từ hoặc tính từ kết thúc là một nguyên âm thì dùng 시.
- Nếu động từ hoặc tính từ kết thúc là một phụ âm thì dùng (으)시.
- Sử dụng các động từ kính ngữ (ở trong bảng phần trên).
Ví dụ:
- 어머니께서 요리를 하십니다. (Mẹ đang nấu ăn.)
- 형님, 도와주시겠어요? (Anh trai ơi, anh có thể giúp tôi không?)
- 할아버지께서 정원에 꽃을 심으셨어요. (Ông nội đã trồng hoa trong vườn.)
- 회장님, 다음 주에 회의가 있을 예정입니다. (Tổng giám đốc ơi, tuần sau dự kiến có cuộc họp.)
- 사장님께서 회사를 운영하십니다. (Giám đốc đang điều hành công ty.)
- 선생님, 질문이 있습니다. (Thưa thầy, em có câu hỏi.)
- 교수님께서 학생들의 의견을 잘 들으시고 계십니다. (Giáo sư đang lắng nghe ý kiến của sinh viên.)
2. Kính ngữ khách thể (격체높임)
Kính ngữ khách thể được sử dụng để thể hiện sự tôn trọng với đối tượng chịu tác động của hành động (tân ngữ, bổ ngữ).
Kính ngữ tiếng Hàn đối với khách thể cần sử dụng với một số động từ đặc biệt sau:
- 을/를 뵙다: diện kiến, gặp
- 모시다: mời đi, đưa đi
- 께 드리다: tặng, biếu
- 여쭈다: hỏi
Ví dụ:
- 선생님을 모셔서 학교로 가겠습니다. (Tôi sẽ mời thầy giáo đến trường.)
- 할머니께 드릴 선물이 있습니다. (Cháu có món quà để biếu tặng bà.)
- 부모님께 여쭤봐도 될까요? (Con có thể hỏi ý kiến bố mẹ được không?)
- 고객님을 뵙고 싶습니다. (Tôi muốn gặp khách hàng.)
- 사장님께서는 저희 회사에 오셨다. (Tổng giám đốc đã diện kiến công ty chúng tôi.)
3. Kính ngữ đối phương (상대높임)
Kính ngữ đối phương được sử dụng để thể hiện sự tôn trọng với người nghe và thường đặt ở vị trí đuôi kết thúc câu.
Kính ngữ đối phương thể hiện qua đuôi câu kính ngữ và bao gồm hai loại:
- Thể quy cách (격식체): thể cao (존대형), thể trung (중립형), thể thấp (하대형).
- Thể ngoài quy cách (외격식체).
Tuy nhiên, tiếng Hàn không có sự phân chia rõ ràng giữa thể quy cách và thể ngoài quy cách trong đối thoại thông thường. Do đó mà người nói cần khéo léo, linh hoạt để lựa chọn các cách kết thúc đuôi câu thể hiện kính ngữ tiếng Hàn với đối phương sao cho phù hợp với mỗi ngữ cảnh giao tiếp.
Hãy tham khảo bảng hệ thống đuôi câu kính ngữ tiếng Hàn dưới đây để áp dụng vào giao tiếp thực tế nhé!
Cấp độ nói |
Đuôi kết thúc câu tiếng Hàn |
|||||
Câu trần thuật |
Câu đề nghị |
Câu mệnh lệnh |
Câu cảm thán |
Câu nghi vấn |
||
Thể quy cách |
Thể cao |
(으)ㅂ니다 |
(으)ㅂ시다 |
(으)십시오 |
(는)군요 |
(으)ㅂ니까 |
Thể trung |
네 |
세 |
게 |
(는)구먼 |
나 |
|
Thể thấp |
는/ㄴ 다 |
자 |
아/어/여라 |
(는)구나 |
니 |
|
Thể ngoài quy cách |
Thể cao |
아/어/여요 |
|
|
(는)군요 |
|
Thể thấp |
|
아/어/여 |
|
(는)군 |
|
Ví dụ:
- 회의에 참석해 주셔서 감사합니다. (Cảm ơn vì đã đến tham dự cuộc họp ạ.)
- 어떻게 생각하십니까? (Anh/chị nghĩ sao về vấn đề này ạ?)
- 조금만 기다려 주십시오. (Xin vui lòng chờ một chút.)
- 어서 들어오십시오. 차를 준비해 두었습니다. (Xin hãy vào. Tôi đã chuẩn bị xe ạ.)
IV. Những lưu ý về kính ngữ tiếng Hàn
- Không sử dụng kính ngữ chủ thể đối với bản thân (không sử dụng cho ngôi thứ nhất). Ví dụ, khi nói câu “Tôi sẽ chăm chỉ học tập”:
- 저는 열심히 공부하겠습니다. ➡ Đúng.
- 저는 열심히 공부하시겠습니다. ➡ Sai.
- Kính ngữ chủ thể không được dùng với các sự vật hiện tượng, chỉ được sử dụng với danh từ chỉ người. Ví dụ, khi nói câu “Cà phê đã ra rồi”:
- 커피는 나왔습니다 ➡ Đúng
- 커피는 나오셨습니다. ➡ Sai
- Đối với kính ngữ chủ thể và kính ngữ khách thể, người nói có thể linh hoạt áp dụng các đuôi câu phù hợp. Tùy theo địa vị, vai vế của người nghe, người nói có thể dùng đuôi câu khác nhau trong từng trường hợp khác nhau. Ví dụ, khi nói câu “Bà bị bệnh nặng nên đã nhập viện”:
- Nói với bạn bè: 할머니께서 많이 편찮으셔서 입원을 하셨어요.
- Nói với bố mẹ: 할머니께서 많이 편찮으셔서 입원을 하셨습니다.
- Kính ngữ chủ thể chỉ được sử dụng dựa trên quan điểm chủ quan của người nói, không dùng kính ngữ trong báo cáo, công văn hay hội nghị, cuộc họp nhằm đảm bảo tính khách quan. Ví dụ: 요즘 경제 위기 때문에 많은 사람들은 어려움을 꺾고 있습니다. (Gần đây, nhiều người đang gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế). Trong đó:
- Chủ ngữ: nhiều người (mang tính khách quan) ➡ Không sử dụng kính ngữ chủ thể.
- Chỉ sử dụng kính ngữ đối phương (người nghe) với đuôi câu “ㅂ/습니다”.
- Trong kính ngữ chủ thể, nếu chủ ngữ có vai vế, địa vị thấp hơn người nghe thì không sử dụng kính ngữ tiếng Hàn. Ví dụ, trong trường hợp nói với ông bà: 어머니가 집에 왔습니다. (Mẹ cháu đã về nhà rồi ạ.) Trong đó:
- Người nghe (ông bà) có vai vế cao hơn chủ ngữ trong câu (bố mẹ), do đó không sử dụng kính ngữ chủ thể.
- Chỉ sử dụng kính ngữ đối phương (người nghe) với đuôi câu “ㅂ/습니다”.
Vậy là bạn đã biết kính ngữ tiếng Hàn là gì rồi đúng không nào! Bài viết trên đây PREP đã tổng hợp giúp bạn tất tần tật kiến thức chi tiết về kính ngữ tiếng Hàn rồi đó! Hãy lưu lại ngay để học luyện thi, chinh phục ngoại ngữ tiếng Hàn thật hiệu quả nhé. Chúc bạn thành công!
Bình luận
Tìm kiếm bài viết học tập
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!
MSDN: 0109817671.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4 Tòa Vinaconex-34 Đ.Láng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Địa chỉ kinh doanh: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Trụ sở: SN 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Phòng luyện ảo - Trải nghiệm thực tế - Công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899.
Trụ sở: Số nhà 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp.