Tìm kiếm bài viết học tập
Ý nghĩa, cấu tạo và cách viết chữ Thị trong tiếng Trung (氏) & (示)
Chữ Thị thường xuất hiện trong họ tên của người Việt. Vậy bạn có biết chữ Thị tiếng Trung có cấu tạo như nào? Cách viết và ý nghĩa ra sao? Trong bài viết này, PREP sẽ giải đáp cho bạn chi tiết nhé!

Chữ Thị trong tiếng Trung
I. Chữ Thị trong tiếng Trung là gì?
Trong tiếng Trung có 2 bộ chữ Thị đó là 氏 và 示. Cùng PREP tìm hiểu ý nghĩa, vị trí các bộ và số nét dưới đây nhé!
1. Bộ Thị 氏
Chữ Thị trong tiếng Trung là 氏, phiên âm là /Shì/. Đây cũng là Bộ Thị - bộ thứ 83 mang nghĩa là dòng tộc trong 214 bộ thủ tiếng Hán. Bộ Thị là một trong 34 bộ có 4 nét.
Chữ Thị cũng là tên lót phổ biến trong họ tên của phụ nữ Việt Nam, ý nghĩa là thuộc về dòng họ.
|
2. Bộ Thị (示)
Bộ chữ Thị trong tiếng Trung tiếp theo mà PREP muốn bật mí đó là 示, phiên âm /shì/. Bộ này hay còn có tên gọi khác là “bộ Kỳ”, đứng thứ 113, mang ý nghĩa “chỉ thị, thần Đất”. Đây là một trong 23 bộ cấu tạo bởi 5 nét trong 214 bộ thủ. Theo Từ điển Khang Hy, hiện tại có khoảng 213 chữ Hán được tìm thấy dưới bộ này.
Thông tin bộ 示:
|
II. Cách viết chữ Thị trong tiếng Trung
Chữ Thị trong tiếng Trung 氏 có tổng cộng 4 nét, còn chữ 示 được tạo bởi 5 nét . Vị trí của các nét trong bộ có sự linh hoạt trên, dưới, phải, trái. Vậy cách viết chữ Thị trong tiếng Trung như thế nào?
Cách viết chữ Thị trong tiếng Trung theo các bước là đi từ trái qua phải, trên xuống dưới theo quy tắc bút thuận trong quy trình viết các nét cơ bản trong tiếng Trung. Hướng dẫn cách viết chữ Thị (氏):
Hướng dẫn cách viết chữ 氏 |
|
|
|
Hướng dẫn cách viết chữ 示 |
|
|
III. Từ vựng có chứa chữ Thị trong tiếng Trung
Mặc dù chữ Thị tiếng Trung không được sử dụng quá phổ biến. Tuy nhiên, chữ Thị chủ yếu được sử dụng trong cách đặt tên và ghép với một số từ vựng khác để tạo thành từ mới, cụ thể:
1. Bộ 氏
STT |
Từ vựng |
Phiên âm |
Nghĩa |
1 |
氏神 |
Shìshén |
Thần hộ mệnh |
2 |
氏族 |
Shìzú |
Thị tộc |
3 |
氏名 |
Shìmíng |
Họ tên |
4 |
摂氏 |
Shèshì |
Thang chia nhiệt độ lấy điểm đông của nước là 0 và điểm sôi là 100; bách phân |
5 |
同氏 |
Tóngshì |
Người này; vị này |
6 |
両氏 |
Liǎngshì |
Hai người |
7 |
昏睡 |
Hūnshuì |
Sự hôn mê |
8 |
黄昏 |
Huánghūn |
Hoàng hôn |
2. Bộ 示
STT |
Từ vựng |
Phiên âm |
Nghĩa |
1 |
示众 |
shìzhòng |
thị chúng (trị tội trước công chúng |
2 |
示例 |
shìlì |
thí dụ mẫu; ví dụ mẫu |
3 |
示威 |
shìwēi |
thị uy; tỏ rõ uy lực của bản thân; chứng tỏ sức mạnh của bản thân |
4 |
示弱 |
shìruò |
tỏ ra yếu kém; yếu kém; yếu thế |
5 |
示意 |
shìyì |
tỏ ý; ra hiệu |
6 |
示意图 |
shìyìtú |
sơ đồ |
7 |
示波器 |
shìbōqì |
máy hiện sóng; máy hiện dao động |
8 |
示范 |
shìfàn |
làm mẫu |
9 |
示警 |
shìjǐng |
báo hiệu; báo hiệu cảnh giới |
IV. Ý nghĩa của chữ Thị trong cách đặt tên
Từ xưa đến nay, người Việt đã có áp dụng cách “nam Văn nữ Thị” để đặt tên cho con. Sở dĩ có cách đặt tên này là để giúp người khác có thể phân biệt được giới tính của con ngay trong cách gọi. Vậy tại sao con gái thường đệm là “Thị”.
Nói về nguồn gốc của chữ Thị trong tiếng Trung lại được làm tên lót của người con gái bắt đầu xuất hiện sau thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Theo đó, “Thị” là cụm từ Việt gốc Hán được dùng để chỉ phụ nữ, con gái.
Hiện xoay quanh vấn đề sử dụng chữ Thị để đặt tên cho con gái còn gây nhiều tranh cãi. Chữ Thị tiếng Trung nguyên gốc có nghĩa là họ hoặc ngành họ. Người Trung Quốc thường sử dụng chữ Thị sau tên của người chồng để thay cho tên cúng cơm của người phụ nữ đó.
Tuy nhiên, sang đến Việt Nam thì lại có sự khác biệt. Phụ nữ xuất thân từ nhà quyền quý Việt Nam vẫn giữ họ cha và thêm chữ Thị phía sau. Ví dụ: Khi Cù Hậu chưa lên ngôi hoàng hậu thì người ta gọi là Cù Thị hoặc các danh xưng khác như Hoàng hậu Dương thị, bà phi Nguyễn Thị,...
Đến khoảng thế kỷ 15, chữ Thị dần gắn với tên và họ của người phụ nữ như một cách để khẳng định gốc gác của người đó. Và công thức đặt tên Họ + Thị + Tên dần ra đời. Tuy nhiên, ngày nay công thức “nam Văn nữ Thị” đã có sự thay đổi. Rất nhiều gia đình đã sử dụng các tên đệm khác có nghĩa đẹp hơn để kết hợp với tên chính thức khi đặt tên cho con.
Tham khảo thêm bài viết:
- Tìm hiểu về bộ Thi trong tiếng Trung chi tiết (尸)
Như vậy, bài viết đã giải đáp cho bạn thắc mắc về chữ Thị trong tiếng Trung. Hy vọng, với những kiến thức mà PREP cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ được cấu tạo, cách viết cũng như ý nghĩa đằng sau Chữ Thị tiếng Trung nhé!

Cô Nguyệt là Thạc sĩ Giáo dục Hán ngữ Quốc tế, có hơn 11 năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Trung từ sơ cấp đến nâng cao, luyện thi HSK1-6, cùng 12 năm làm phiên dịch và biên dịch. Cô luôn tận tâm đồng hành cùng học viên trên hành trình chinh phục tiếng Trung.
Bình luận
Bài viết liên quan
Tìm kiếm bài viết học tập
Lộ trình cá nhân hoá
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!

Kết nối với Prep

MSDN: 0109817671.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4 Tòa Vinaconex-34 Đ.Láng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Địa chỉ kinh doanh: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Trụ sở: SN 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Phòng luyện ảo - Trải nghiệm thực tế - Công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899.
Trụ sở: Số nhà 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp.