Tìm kiếm bài viết học tập

Cấu trúc, cách dùng tân ngữ trong tiếng Trung chi tiết!

Tân ngữ trong tiếng Trung là thành phần đặc biệt quan trọng, giúp diễn đạt câu văn hay và trôi chảy. Nếu như bạn không nắm chắc kiến thức này thì sẽ rất dễ nhầm lẫn với bổ ngữ. Và trong bài viết hôm nay, PREP sẽ giải đáp chi tiết về tân ngữ, hãy theo dõi và ôn tập ngay từ bây giờ nhé!

tân ngữ trong tiếng trung

 Tân ngữ trong tiếng Trung

I. Tân ngữ trong tiếng Trung là gì?

Tân ngữ là gì trong tiếng Trung? Tân ngữ trong tiếng Trung 宾语 /Bīnyǔ/ hay còn có tên gọi khác là túc từ, là thành phần thuộc vị ngữ trong câu. Xét về mặt ngữ pháp, tân ngữ được sử dụng để chỉ thành phần được chi phối bởi động từ, có mối liên hệ hoặc do giới từ dẫn dắt.

Vị trí của tân ngữ là thường đứng sau liên từ, động từ và giới từ nhằm biểu đạt ý nghĩ của người hoặc sự vật chịu sự tác động của động - giới từ đứng trước. Mặt khác, tân ngữ cũng được dùng để biểu đạt mối liên kết giữa các tân ngữ với nhau thông qua liên từ trả lời cho các dạng câu nghi vấn “谁 - Ai?”, “什么 - Cái gì?”.

Một câu tiếng Trung có thể mang một hoặc nhiều tân ngữ khác nhau. Nó thường nằm ở giữa câu, cuối câu và cũng có thể là một từ hay một cụm từ. Ví dụ về tân ngữ trong tiếng Trung: 

  • 小王接受批评。/Xiǎowáng jiēshòu pīpíng/: Tiểu Vương chấp nhận phê bình.
  • 小月说她不知道。/Xiǎoyuè shuō tā bù zhīdào/: Tiểu Nguyệt nói cô ấy không biết.
  • 我写。/Wǒ xiě xìn/: Tôi viết thư.
  • 明明做作业。/Míngmíng zuò zuòyè/: Minh Minh làm bài tập về nhà.
  • 老师教我们数学。/Lǎoshī jiào wǒmen shùxué/: Thầy giáo dạy chúng tôi môn Toán.

Tân ngữ trong tiếng Trung
Tân ngữ trong tiếng Trung

II. Các loại tân ngữ trong tiếng Trung

Tân ngữ trong tiếng Trung gồm có 2 loại là tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp, cụ thể:

1. Tân ngữ trực tiếp

Tân ngữ trực tiếp 直接宾语 /Zhíjiē bīnyǔ/ là loại tân ngữ dùng để chỉ vật hoặc đối tượng trực tiếp của hành động. Ví dụ về tân ngữ tiếng Trung:

  • 美领的老师教中文。/Měilǐng de lǎoshī jiào Zhōngwén/: Thầy giáo của Mỹ Linh dạy môn tiếng Trung. ➡ Ở ví dụ này, cụm từ 中文 (môn tiếng Trung) biểu thị sự vật nên đây là tân ngữ trực tiếp.
  • 妈妈做面条。/Māmā zuò miàntiáo/: Mẹ nấu mì. ➡ Ở ví dụ này, cụm từ 面条 (mì) biểu thị sự vật nên là tân ngữ trực tiếp.

2. Tân ngữ gián tiếp

Tân ngữ gián tiếp 间接宾语 /Jiànjiē bīnyǔ/ là loại tân ngữ dùng để chỉ người, đối tượng không trực tiếp nhưng chịu tác động bởi hành động. Ví dụ về tân ngữ trong tiếng Trung:

  • 老师教英文。/Lǎoshī jiào Yīngwén/: Giáo viên dạy tôi tiếng Anh. ➡ Ở ví dụ này, từ 我 (tôi) chỉ người nên là tân ngữ gián tiếp.
  • 小兰提醒课文。/Xiǎo Lán tíxǐng kèwén/: Tiểu Lan nhắc tôi bài khóa. ➡ Ở ví dụ này, đại từ 我 (tôi) chỉ người nên là tân ngữ gián tiếp.

III. Cấu trúc về tân ngữ trong tiếng Trung

Làm thế nào để xác định đâu là tân ngữ trong tiếng Trung? Nếu bạn đang băn khoăn điều này thì hãy tham khảo các cấu trúc dưới đây để hiểu chính xác và sử dụng đúng chuẩn.

Cấu trúc tân ngữ trong tiếng Trung
Cấu trúc tân ngữ trong tiếng Trung

1. Câu có một tân ngữ

Cấu trúc tân ngữ trong tiếng Trung: 

Chủ ngữ + Động ngữ + Tân ngữ

Ví dụ:

  • 我学日语。/Wǒ xué Rìyǔ./: Tôi học tiếng Nhật.
  • 玛丽去超市。/Mǎlì qù chāoshì./: Mary đi siêu thị.
  • 牛吃。/Niú chī cǎo./: Con bò ăn cỏ.
  • 妈妈做。/Māmā zuò fàn./: Mẹ nấu cơm.

2. Câu có 2 tân ngữ (câu vị ngữ động từ mang hai tân ngữ)

Câu có hai tân ngữ trong tiếng Trung là dạng câu chỉ có duy nhất một động từ nhưng sau từ loại này lại có đến 2 tân ngữ. Tân ngữ đầu tiên là gián tiếp chỉ người, tân ngữ thứ hai trực tiếp chỉ vật.

Cấu trúc tân ngữ trong tiếng Trung:

Chủ ngữ + Động Từ + Tân ngữ 1 + Tân ngữ 2.

Ví dụ:

  • 妈妈买给我一条裙子。/Māmā mǎi gěi wǒ yītiáo qúnzi./: Mẹ mua cho tôi một chiếc váy.
    • Tân ngữ 1: 我 - Tôi.
    • Tân ngữ 2: 一条裙子 - Một chiếc váy.
  • 明明送给我礼物。/Míngmíng sòng gěi wǒ lǐwù./: Minh Minh tặng cho tôi một món quà.
    • Tân ngữ 1: 我 - Tôi.
    • Tân ngữ 2: 礼物 - Món quà.
  • 林老师教我韩语。/Lín lǎoshī jiào wǒ Hányǔ./: Thầy Lâm dạy tôi tiếng Hàn.
    • Tân ngữ 1: 我 - Tôi.
    • Tân ngữ 2: 韩语 - Tiếng Hàn.
  • 小月借我一本书。/Xiǎoyuè jiè wǒ yī běn shū./: Tiểu Nguyệt mượn tôi một cuốn sách.
    • Tân ngữ 1: 我 - Tôi.
    • Tân ngữ 2: 一本书 - Một cuốn sách.

3. Một số động từ có thể mang hai tân ngữ trong tiếng Trung

Trong tiếng Trung có một số động từ có thể mang hai tân ngữ nhưng không nhiều. PREP đã hệ thống lại dưới bảng sau:

3.1. Động từ xưng hô

Động từ xưng hôPhiên âmDịch nghĩaVí dụ
jiàoGọi他早点回去。/Nǐ jiào tā zǎodiǎn huíqù/: Cậu bảo anh ta về sớm một chút.
hǎnQuát, hét你去他一声。/Nǐ qù hǎn tā yīshēng/: Cậu đi gọi anh ấy một tiếng.
chēngXưng大家他林老师。/Dàjiā chēng tā lín lǎoshī/: Mọi người gọi anh ta là Thầy Lâm.

3.2. Động từ tự thuật, kể lại

Động từ tự thuật, kể lạiPhiên âmDịch nghĩaVí dụ
wènHỏi他健康。/Wǒ wèn tā jiànkāng/: Tôi hỏi thăm sức khỏe anh ấy.
报告bàogàoBáo cáo报告林老师论文结果。/Tā bàogào Lín lǎoshī lùnwén jiéguǒ/: Anh ấy báo cáo thầy Lâm kết quả luận văn.
告诉gàosùNói với告诉别人这件事。/Bié gàosù biérén zhè jiàn shì/: Đừng nói chuyện này cho người khác.
通知tōngzhīThông báo通知大家这件事。/Tā tōngzhī dàjiā zhè jiàn shì/: Anh ấy thông báo mọi người sự việc này.

3.3. Động từ mang hàm ý nhận được, lấy được

Động từ mang hàm ý nhận được, lấy đượcPhiên âmDịch nghĩaVí dụ
拿 Cầm, đem我开玩笑。/Bié wǒ kāiwánxiào/: Đừng đem tôi ra làm trò cười.
Phạt他一杯。/ tā yībēi/: Phạt anh ta 1 ly.
yíngThắng我一次。/Tā yíng wǒ yīcì/: Cậu ta thắng tôi 1 lần.
qiǎngTranh giành小明我一本书。/Xiǎomíng qiǎng wǒ yī běn shū/: Tiểu Minh tranh giành tôi một cuốn sách.
tōuĂn trộm我钱包。/Tā tōu wǒ qiánbāo/: Hắn trộm ví tiền của tôi.

3.4. Động từ mang hàm ý cho đi

Động từ mang hàm ý cho điPhiên âmDịch nghĩaVí dụ
zèngBiếu, tặng爷爷一个礼物。/Tā zèng yéye yīgè lǐwù/: Anh ấy biếu ông nội một món quà.
gěiCho了我一杯茶。/Tā gěile wǒ yībēi chá/: Cậu ấy cho tôi một tách trà.
jiāoDạy học 林老师我们英语。/Lín lǎoshī jiào wǒmen Yīngyǔ/: Thầy Lâm dạy chúng tôi Tiếng Anh.
péiĐền bù我一本书。/Tā péi wǒ yī běn shū/: Anh ấy đền tôi một cuốn sách.
Gửi爸妈我很多东西。/Bà mā wǒ hěnduō dōngxi/: Bố mẹ gửi tôi rất nhiều đồ.
sòngTặng我们她一束花。/Wǒmen sòng tā yī shù huā/: Chúng tôi tặng cô ấy một bó hoa.
shǎngThưởng他一匹马。/Shǎng tā yī pǐ mǎ/: Thưởng cho anh ấy một con ngựa.
huánHoàn trả我钱。/Tā huán wǒ qián/: Cậu ấy trả tôi tiền.

IV. Phân biệt bổ ngữ và tân ngữ trong tiếng Trung

Bổ ngữ và tân ngữ trong tiếng Trung là các thành phần câu rất dễ bị nhầm lẫn nếu không nắm chắc cấu trúc, cách dùng. Bởi vậy, để sử dụng ngữ pháp tiếng Trung chuẩn, bạn hãy theo dõi bảng phân biệt dưới đây:

Phân biệt bổ ngữ và tân ngữ trong tiếng Trung
Phân biệt bổ ngữ và tân ngữ trong tiếng Trung

Giống nhau:

  • Cả bổ ngữ và tân ngữ trong tiếng Trung đều đứng sau động từ.
  • Động từ, tính từ hay các đoản ngữ đều mang tính động từ và tính từ.

Khác nhau: 

So sánhTân ngữ trong tiếng TrungBổ ngữ trong tiếng Trung
Ý nghĩa

Là đối tượng đề cập đến động từ để trả lời cho các dạng câu hỏi “Ai?”, “Cái gì?”.

Ví dụ: 

  • 面条/Chī miàntiáo/: Ăn mì. 

➞ Trả lời cho câu hỏi: 吃什么? /Chī shénme/: Ăn gì?

Là thành phần nói rõ và bổ sung ở phía sau của tính từ, động từ để trả lời cho các câu hỏi “như thế nào”, bao nhiêu”, “bao lâu”.

Ví dụ: 

  • 够了 /Shuì gòule/: Ngủ đủ rồi.

➞ 睡得怎么样 /Shuì de zěnme yàng/: Giấc ngủ như thế nào?

Từ loại
  • Những từ loại như danh từ, đại từ, lượng từ, đoản ngữ (do vật lượng từ tạo thành đoản ngữ số lượng) mang tính danh từ đứng phía sau của thuật ngữ chính là tân ngữ.
  • Thuật ngữ là động từ làm trung tâm vị ngữ.

Ví dụ: 

小月有一个问题,可以问老师吗?/Xiǎoyuè yǒu yīgè wèntí, kěyǐ wèn lǎoshī ma/: Tiểu Nguyệt có một câu hỏi, muốn hỏi thầy giáo được không?

  • Các đoản ngữ chỉ số lượng xuất hiện ngay phía sau thuật ngữ do tính chất của lượng từ quyết định.
  • Thường do động lượng từ tạo thành để làm bổ ngữ.

Ví dụ: 

我们去看一次吧!/Wǒmen qù kàn yīcì ba/: Chúng ta cùng đi xem một lần đi!

Khi có hoặc không có từ phụ trợ cấu trúc 得

Các từ hợp lại chỉ là một ngữ tố như:

  • 觉得 /Juéde/: Cảm nhận.
  • 获得 /huòdé/: Nhận biết.
  • 取得 /Qǔdé/: Đạt được
  • 晓得 / xiǎodé/:  Nắm được, biết được 
  • 得 /Dé/: Được.

Những từ này làm thuật ngữ thì sự xuất hiện của các từ ngữ phía sau chúng  không phải bổ ngữ mà là tân ngữ.

Ví dụ: 他一点也不觉得欢乐。/Tā yīdiǎn yě bù juéde huānlè/: Tôi một chút cũng không cảm thấy vui vẻ.

Trợ từ kết cấuthường là tiêu chí của bổ ngữ, phía sau vị ngữ xuất hiện 得 đều là bổ ngữ.

Ví dụ: 

你回来那天,美玲激动得流泪了。/Nǐ huílái nèitiān, Měilíng huā jīdòng dé liúlèile./: Ngày cậu về, Mỹ Linh rưng rưng xúc động.

Có sự thay đổi của câu chữ 把 hay không?
  • Các đoản ngữ số lượng do vật lượng từ tạo nên thì ở phía sau động từ vị ngữ.
  • Các đoản ngữ số lượng có thể thay đổi thành câu chữ 把 là tân ngữ.

Ví dụ: 

她浪费了两个钟头。 /Tā làngfèile liǎng gè zhōngtóu/: Cô ấy đã lãng phí 2 tiếng đồng hồ.

 ➞ “她把两个钟头浪费了。”/:“Tā bǎ liǎng gè zhōngtóu làngfèile”/: Cô ấy đã lãng phí 2 giờ.

Đoản ngữ số lượng không thể đổi làm bổ ngữ.

他干了两个钟头/Tā gànle liǎng gè zhōngtóu/: Anh ta đã làm việc trong 2 tiếng.

➞ Không thể nói  “他把两个钟头干了”。/Tā bǎ liǎng gè zhōngtóu gànle/.

V. Bài tập về tân ngữ trong tiếng Trung

Để giúp bạn củng cố kiến thức về tân ngữ trong tiếng Trung, PREP đã hệ thống lại các dạng bài tập luyện dịch câu dưới đây. Hãy nhanh chóng làm bài để ghi nhớ ngữ pháp tân ngữ trong tiếng Trung lâu nhất nhé!

Đề bài: Luyện dịch các câu tiếng Việt sang câu tiếng Trung:

  1.  
    1. Anh ta đưa cho tôi một quyển từ điển.
    2. Mình hỏi giáo viên một câu hỏi.
    3. Bố cho tôi một chiếc áo len.
    4. Cô ấy trả lại tôi 50 tệ.
    5. Cậu ta mượn tôi một cuốn sách
    6. Cô ta nói cho tôi một tin tức.
    7. Cô giáo cho tôi một vài gợi ý.
    8. Mẹ đã mua bánh cho em.
    9. Mẹ gọi điện thoại cho tôi.
    10. Chúng tôi tặng cô ấy một bó hoa.

Đáp án:

  1.  
    1. 他给我一本词典。
    2. 我问老师一个问题。
    3. 爸爸送我一件毛衣。
    4. 她还我50 块钱。
    5. 他借我一本书。
    6. 她告诉我这个消息。
    7. 老师给我一些建议。
    8. 妈妈给我买了一个蛋糕。
    9. 妈妈给我打电话。
    10. 我们送她一束花。

Như vậy, PREP đã cung cấp toàn bộ kiến thức về thành phần tân ngữ trong tiếng Trung. Hy vọng, toàn bộ thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp bạn củng cố và nắm chắc ngữ pháp, dễ dàng chinh phục kỳ thi HSK với số điểm cao.

Thạc sỹ Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự