Tìm kiếm bài viết học tập
Tìm hiểu về Tết Trùng Cửu Trung Quốc (Tết Trùng Dương)
Tết Trùng Cửu là một ngày lễ vô cùng quan trọng của người Trung Quốc. Vậy, tết Trùng Cửu tiếng Trung là gì? Ngày lễ này bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa như nào đối với người dân đất nước tỷ dân. Hãy cùng PREP tìm hiểu chi tiết ở trong bài viết này nhé!
I. Tết Trùng Cửu tiếng Trung là gì?
1. Ý nghĩa
Tết Trùng Cửu tiếng Trung là 重九节 /Chóng Jiǔ jié/ hay còn có tên gọi khác là Tết Trùng Dương 重阳节 /Chóngyáng jié/, là ngày lễ truyền thống của người dân Trung Quốc, diễn ra vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm.
Có thể bạn chưa biết, cái tên Tết Trùng Dương bắt nguồn từ Kinh Dịch của Trung Quốc. Theo Kinh Dịch, số 6 được coi là số âm trong khi số 9 được coi là số dương và là con số đỉnh cao nhất trong một vòng lặp, một chu kỳ.
Ngày 9 tháng 9 là sự lặp lại của 2 số 9, nên được gọi là “Trùng Cửu”. Đây cũng là 2 số 9 dương được lặp đi lặp lại với nhau nên được gọi là “Trùng Dương”.
Theo quan niệm dân gian, 九九 /Jiǔjiǔ/ đồng âm với 久久 /Jiǔjiǔ/ (lâu dài, mãi mãi), kết hợp với việc số 9 là số lớn nhất trong dãy số. Do đó, Trùng Cửu còn mang ý nghĩa là “sinh mệnh dài lâu, khỏe mạnh trường thọ”.
2. Các tên gọi
Ngoài tên gọi Tết Trùng Cửu hay Tết Trùng Dương thì ngày lễ này còn có các tên gọi khác như:
-
Lễ thờ cúng tổ tiên (祭祖节): Từ thời xa xưa, người dân Trung Quốc đã rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên để tỏ lòng biết ơn khi mùa màng bội thu, bày tỏ lòng hiếu thảo,...
-
Lễ hội leo núi (登高节): Tết Trùng Dương rơi vào tháng 9 âm lịch, vào mùa thu thời tiết khí hậu mát mẻ, không khí trong lành nên người ta thường leo núi để rèn luyện sức khỏe.
-
Ngày lễ người cao tuổi (敬老节): Người xưa quan niệm, ngày 9 tháng 9 mang ý nghĩa là “ngày lễ người cao tuổi”. Lý do là bởi số 9 là con số lớn nhất, ngày 9/9 là 九九 /Jiǔjiǔ/, đồng âm với 久久 mang ý nghĩ “lâu dài”. Người ta thường chúc thọ người cao tuổi sống lâu trăm tuổi.
3. Nguồn gốc
Nói về nguồn gốc của Tết Trùng Cửu của Trung Quốc, có rất nhiều truyền thuyết, điển tích điển cố. Dưới đây là hai câu chuyện về ngày lễ này được biết đến nhiều nhất:
Câu chuyện thứ nhất: Vào thời Đông Hán, một người huyện Nhữ Nam có tên là Hoàn Cảnh đã bái sư học tập để loại trừ dịch bệnh. Trải qua 9 năm học tập miệt mài, Hoàn Cảnh đã đánh bại được dịch bệnh. Sau đó, để tránh cho dịch bệnh bùng phát, vào ngày 9 tháng 9 âm lịch, Hoàn Cảnh đã đưa người dân lên núi để lánh nạn. Kể từ khi đó, cứ tới ngày 9 tháng 9 âm lịch hàng năm người dân sẽ lên núi để phòng ngừa dịch bệnh, dần dần đã tạo nên tập tục vào dịp tết Trùng Dương.
Câu chuyện thứ hai: Vào ngày 9 tháng 9 âm lịch, khi người dân lên núi để hái cây thù du (một loại tiêu), họ thường mang theo một loại bình rượu hoa cúc để xua đuổi tà ma. Loại rượu này có công dụng dưỡng nhan, giúp cho thân thể luôn khỏe mạnh, tránh bệnh tật. Kể từ khi đó, uống rượu hoa cúc và ngắm hoa trong những ngày này đã dần trở thành tập tục dân gian của Tết Trùng Dương cổ đại.
4. Hoạt động
-
Leo núi - Đăng Cao (登高): Đây là hoạt động ngoài trời mang sắc thái văn hóa truyền thống của Tết Trùng Cửu. Giai đoạn đầu ngày lễ, người ta sẽ leo núi để săn bắt các loài động vật hoang dã và hái lượm những loại thực vật quý hiếm để bào chế thuốc. Sau này, hoạt động này dần chuyển sang hình thức giải trí và ngắm cảnh.
-
Cắm cành thù du (插茱萸): Thù du là một loài thực vật có hương thơm, được người ta sử dụng để bào chế thành thuốc và dùng để xua đuổi côn trùng. Người xưa quan niệm rằng, nếu như cắm hoặc trồng cây thù du sẽ giúp tránh tai ương.
-
Chơi hoa cúc (赏菊) hoặc uống rượu hoa cúc (饮菊花酒): Hoa cúc là loại hoa dùng để làm thành rượu trong ngày tết Trùng Dương. Bên cạnh đó, người ta hay trưng bày hoa cúc hoặc chơi hoa, tạo ra đại hội dành riêng cho hoa cúc.
-
Chơi đá banh (蹴鞠): Là môn thể thao dành cho trẻ em được tổ chức vào ngày Tết Trùng Cửu xưa. Đây cũng là nguồn gốc của mộ thể thao vua ngày nay.
-
Kính lão: Tết Trùng Dương cũng được gọi là Tết của người cao tuổi. Kính trọng người cao tuổi, luôn luôn quan tâm, chăm sóc người già đã là nghĩa vụ và trách nhiệm của những người con trong gia đình.
5. Món ăn phổ biến
Vào dịp tết Trùng Dương, người ta thường làm loại bánh có tên là “bánh Trùng Dương”. Có thể bạn chưa biết, loại bánh này có nguồn gốc từ những nơi không có núi. Trong tiếng Trung, 糕点 nghĩa là bánh điểm tâm, trong đó 糕 có phát âm gần giống với chữ 高 trong từ 登高. Do đó, mọi người mới cho rằng, ăn bánh Trùng Dương còn có thể thay thế cho việc leo lên núi cao.
Đối với các khu vực không có núi non thì việc chế biến bánh Trùng Dương sẽ có sự biến tấu để hài hòa với đặc trưng ẩm thực vùng miền.
II. Từ vựng về Tết Trùng Cửu tiếng Trung
Sau khi đã biết về ý nghĩa, nguồn gốc của ngày lễ tết Trùng Dương ở Trung Quốc, bạn có thể học thêm một số từ vựng thông dụng liên quan đến chủ đề mà PREP hệ thống dưới đây nhé!
STT |
Từ vựng về Tết Trùng Cửu tiếng Trung |
Phiên âm |
Nghĩa |
1 |
重阳节 |
Chóngyáng jié |
Tết Trùng Dương |
2 |
重九节 |
Chóngjiǔ jié |
Tết Trùng Cửu |
3 |
登高节 |
Dēnggāo jié |
Tết Đăng Cao |
4 |
习俗 |
xísú |
Tập tục, phong tục |
5 |
民俗活动 |
mínsú huódòng |
Hoạt động dân tộc |
6 |
文化内涵 |
wénhuà nèihán |
Yếu tố văn hóa |
7 |
农历 |
nónglì |
Âm lịch |
8 |
登高 |
dēnggāo |
Leo núi |
9 |
饮菊花酒的风俗 |
yǐn júhuā jiǔ de fēngsú |
Phong tục uống rượu hoa cúc |
10 |
观赏菊花 |
guānshǎng júhuā |
ngắm hoa cúc |
11 |
饮菊花酒 |
yǐn júhuā jiǔ |
uống rượu hoa cúc |
12 |
锻炼身体 |
duànliàn shēntǐ |
rèn luyện thân thể |
13 |
菊花 |
júhuā |
Hoa cúc |
14 |
重阳糕 |
Chóngyáng gāo |
Bánh Trùng Dương |
15 |
长寿 |
chángshòu |
Trường thọ |
16 |
团圆 |
tuányuán |
Đoàn viên |
III. Các mẫu câu tiếng Trung chủ đề Tết Trùng Cửu
Dưới đây là một số mẫu câu giao tiếp thông dụng chủ đề Tết Trùng Cửu tiếng Trung mà PREP muốn bật mí đến bạn. Hãy tham khảo nhé!
STT |
Từ vựng về Tết Trùng Cửu tiếng Trung |
Phiên âm |
Nghĩa |
1 |
重阳节来临,祝您健康长寿! |
Chóngyáng jié láilín, zhù nín jiànkāng chángshòu! |
Chúc ông sức khỏe và trường thọ! |
2 |
重阳节来临,祝福您生活美满,心想事成! |
Chóngyáng jié láilín, zhùfú nín shēnghuó měimǎn, xīn xiǎng shì chéng! |
Tết Trùng Dương đến gần, chúc anh/chị cuộc sống viên mãn, tâm nguyện đều thành hiện thực. |
3 |
在重阳节,愿您的生活甜美幸福! |
Zài Chóngyáng jié, yuàn nín de shēnghuó tiánměi xìngfú! |
Vào ngày Tết Trùng Dương, chúc anh/chị cuộc sống luôn hạnh phúc và ngọt ngào! |
4 |
在重阳节,愿您的人生如菊花般绚丽多彩! |
Zài Chóngyáng jié, yuàn nín de rénshēng rú júhuā bān xuànlì duōcǎi! |
Vào ngày Trùng Dương, mong cuộc đời bạn rực rỡ và đa sắc như hoa cúc! |
5 |
知己相伴行天涯,爱人陪你走一生,共度八千里路云和月,历尽沧桑携手同微笑!九月九日重阳节,十指紧扣去登山,夕阳之下写人生,相伴到老不相忘! |
Zhījǐ xiāngbàn xíng tiānyá, àirén péi nǐ zǒu yì shēng, gòngdù bāqiān lǐ lù yún hé yuè, lìjìn cāngsāng xiéshǒu tóng wéixiào! Jiǔ yuè jiǔ rì Chóngyáng jié, shízhǐ jǐn kòu qù dēngshān, xīyáng zhī xià xiě rénshēng, xiāngbàn dào lǎo bù xiāng wàng! |
Tri kỷ cùng nhau đi khắp chân trời góc bể, người yêu cùng bạn đi suốt cuộc đời, cùng nhau trải qua ngàn dặm đường xa, trải qua bao thăng trầm, nắm tay nhau mỉm cười! Ngày Trùng Dương mùng 9 tháng 9, nắm chặt tay nhau leo núi, dưới ánh hoàng hôn viết nên cuộc đời, bên nhau đến già không bao giờ quên! |
6 |
久久重阳,愿你甜蜜蜜的生活一重重;美滋滋的好事一重重;乐呵呵的笑容一重重;沉甸甸的收获一重重;金灿灿的果实一重重;重阳节祝你好运一重重! |
Jiǔjiǔ Chóngyáng, yuàn nǐ tián mì mì de shēnghuó yì chóngchóng; měi zīzī de hǎoshì yì chóngchóng; lè hēhē de xiàoróng yì chóngchóng; chéndiàndiān de shōuhuò yì chóngchóng; jīncàncàn de guǒshí yì chóngchóng; chóngyáng jié zhù nǐ hǎo yùn yì chóngchóng! |
Ngày Trùng Cửu, chúc bạn cuộc sống ngọt ngào; những điều tốt đẹp liên tiếp ghé thăm; nụ cười vui vẻ luôn luôn ở trên môi; mùa màng bội thu; trái chín vàng rực; chúc bạn may mắn tràn đầy trong ngày lễ Trùng Cửu! |
7 |
阳光温暖天空的时候,我送去对你思念,当月光照亮寒夜的时候,我为你真心的祈祷,愿你一切都好,永远没有烦恼 |
Yángguāng wēnnuǎn tiānkōng de shíhou, wǒ sòng qù duì nǐ sīniàn, dàng yuèguāng zhào liàng hán yè de shíhou, wǒ wèi nǐ zhēnxīn de qídǎo, yuàn nǐ yíqiè dōu hǎo, yǒngyuǎn méiyǒu fánnǎo |
Khi mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp trên bầu trời, tôi gửi đến bạn nỗi nhớ; khi ánh trăng chiếu sáng trong đêm lạnh, tôi chân thành cầu nguyện cho bạn; mong mọi điều tốt đẹp đến với bạn, mong bạn mãi mãi không có phiền muộn. |
8 |
路人相聚叫缘分;亲人相聚叫温暖;朋友相聚叫开心;恋人相聚叫甜蜜;九九相聚叫重阳,重阳来了福满堂,愿您亲友齐相聚,幸福快乐喜洋洋! |
Lùrén xiāngjù jiào yuánfèn; qīnrén xiāngjù jiào wēnnuǎn; péngyǒu xiāngjù jiào kāixīn; liànrén xiāngjù jiào tiánmì; jiǔjiǔ xiāngjù jiào Chóngyáng, Chóngyáng láile fú mǎntáng, yuàn nín qīnyǒu qí xiāngjù, xìngfú kuài yuè xǐyángyáng! |
Người qua đường gặp nhau gọi là duyên phận; người thân gặp nhau gọi là ấm áp; bạn bè gặp nhau gọi là vui vẻ; người yêu gặp nhau gọi là ngọt ngào; ngày 9 tháng 9 gặp nhau gọi là Trùng Cửu. Tết Trùng Cửu đến, phúc lộc đầy nhà, mong bạn và người thân sum vầy, hạnh phúc, vui vẻ tràn đầy! |
Tham khảo thêm bài viết:
Trên đây là những thông tin chi tiết về ngày Tết Trùng Cửu tiếng Trung. Mong rằng, những chia sẻ trên hữu ích cho những ai đang trong quá trình học Hán ngữ, muốn nâng cao kiến thức nhanh chóng.
Bình luận
Tìm kiếm bài viết học tập
Có thể bạn quan tâm
Cách quy đổi điểm Aptis sang TOEIC và một số chứng chỉ tiếng Anh khác
Yêu cầu và mẫu Aptis Speaking Part 2 kèm đáp án chi tiết
Học giáo trình Hán ngữ quyển 2 bài 24: 我想学太极拳。 (Tôi muốn học Thái Cực quyền.)
Học Giáo trình Hán ngữ quyển 2 bài 23: 学校里边有邮局吗?(Trong trường học có bưu điện không?)
Học Giáo trình Hán ngữ quyển 2 bài 22: 我打算请老师教我京剧 (Tôi định mời giáo viên dạy tôi Kinh kịch)
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!