Tìm kiếm bài viết học tập

Môn đăng hộ đối tiếng Trung là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa chi tiết nhất

Khi nói đến chuyện cưới xin, người xưa thường hay sử dụng thành ngữ “môn đăng hộ đối”. Vậy Môn đăng hộ đối tiếng Trung là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được PREP phân tích và lý giải chi tiết nhé!

Môn đăng hộ đối tiếng Trung
Môn đăng hộ đối tiếng Trung

I. Môn đăng hộ đối tiếng Trung là gì?

Môn đăng hộ đối tiếng Trung là 门当户对, phiên âm /méndānghùduì/, hay còn được hiểu là “xứng vai xứng vế”. Cùng PREP phân tích chi tiết từng Hán tự nhé!

  • Chữ Môn 门: Gia đình, nhà.
  • Chữ Đương 当: Tương xứng, tương đương.
  • Bộ Hộ 户: Cửa ngõ, dòng dõi.
  • Chữ Đối 对: Đối, khớp, ăn ý, phù hợp.

Giải thích: Khi ghép 4 Hán tự này sẽ tạo nên thành ngữ Môn đăng hộ đối tiếng Trung 门当户对, có thể hiểu nôm na là gia đình tương xứng, dòng dõi phù hợp. Hiểu đơn giản hơn là từ cửa cho đến trong nhà đều phải tương xứng với nhau. Vì chữ “đương” có thể đọc là “đang” nên cụm từ này đang dần trở thành “môn đăng hộ đối” mà người Việt vẫn thường nói.

Môn đăng hộ đối tiếng Trung là 门当户对
Môn đăng hộ đối tiếng Trung là 门当户对

Thành ngữ Môn đăng hộ đối 门当户对 đang thể hiện rõ sự phân biệt giai cấp, địa vị trong xã hội. Điều này có nghĩa là con nhà quan phẩm cao thì thường kết giao với nhà có địa vị tương đương, chứ không lấy người có địa vị quá cao hoặc thấp hơn mình.

Theo cách hiểu của con người hiện đại, “môn đăng hộ đối” trong hôn nhân chính là nên lấy những người có cùng địa vị, đẳng cấp. Bởi như vậy, cuộc sống hôn nhân mới êm đềm, hạnh phúc.

II. Nguồn gốc câu nói Môn đăng hộ đối tiếng Trung

Vậy bạn đã biết nguồn gốc thành ngữ Môn đăng hộ đối tiếng Trung bắt nguồn từ đâu chưa? Theo Thuyết Văn giải tự, 门 ở đây là “cửa có hai cánh”, 户 là “cửa một cánh”. “Môn” và “hộ” chính là nói cái chỗ mà từ đó người trong nhà chui ra, chui vào, không phải nói nguyên căn nhà.

“Môn đương” và “hộ đối” lại là hai chữ đi liền nhau của cùng một từ. Thời xa xưa, trước nhà quan thường có những chi tiết điêu khắc được đặt ngay ở lối ra vào, dùng trấn gia trạch theo phong thuỷ, trong đó có “môn đăng” và “hộ đối”.

nguon-goc-cau- mon-dang-ho-doi-tieng-trung-tieng-trung.jpg
Nguồn gốc câu nói Môn đăng hộ đối tiếng Trung

Vào thời nhà Hán, các nhà quan thường đặt cặp trống làm bằng đá trước cửa (tiếng trống tượng trưng cho sấm sét dùng để xua đuổi ma quỷ). Và đôi trống này được gọi là “môn đương”. Theo quan võ thì môn đương có dạng vuông, quan văn thì môn đương có dạng hình tròn.

Trên khung cửa thường đặt những trụ tròn nhô ra khoảng một tấc, gọi là “hộ đối”. Nó tượng trưng cho nam đinh, đặt trên cửa với ngụ ý gia tộc hưng thịnh.

“Môn đăng hộ đối” dùng để ám chỉ nhà cửa có gia thế, địa vị của hai gia đình có sự tương đồng. Bởi vì theo quan niệm thời xưa, vợ chồng căn bản phải có chung hệ quy chiếu mới có thể hoà hợp lâu dài. Còn những người không cùng đẳng cấp sẽ có quan điểm bất đồng, dễ tạo nên xung đột khiến đời sống hôn nhân trục trặc.

Tham khảo thêm bài viết:

Như vậy, PREP đã giải thích chi tiết về nguồn gốc, ý nghĩa của thành ngữ Môn đăng hộ đối tiếng Trung. Mong rằng, những chia sẻ trên hữu ích cho những ai đang trong quá trình học và nâng cao kiến thức Hán ngữ.

Thạc sỹ Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự