Tìm kiếm bài viết học tập
10 kinh nghiệm du học Trung Quốc “xương máu” không nên bỏ lỡ
kinh nghiệm du học Trung Quốc
I. Vì sao nên du học ở Trung Quốc?
Trung Quốc là đất nước rộng lớn và được xem là cái nôi của văn minh nhân loại. Quốc gia này cũng là lựa chọn tốt cho sinh viên quốc tế có thể đến học tập tại đây bởi rất nhiều lý do như:
-
- Chất lượng giáo dục tốt, sánh ngang với các cường quốc phương Tây như Canada, Úc, Mỹ,...
- Chi phí học tập siêu rẻ với mức sinh hoạt phí chỉ bằng khoảng 20 - 30% so với các quốc gia khác.
- Thủ tục hồ sơ nhanh chóng, không yêu cầu chứng minh tài chính và tỷ lệ đỗ visa gần như 100%.
- Môi trường học tập năng động.
- Cơ hội nhận được các suất học bổng có giá trị lên đến 100%.
- Chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách tốt trong giáo dục.
- Vị trí địa lý gần với Việt Nam.
- Môi trường văn hóa tương đồng với Việt Nam.
- Bằng cấp được thế giới công nhận.
- Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cao và thăng tiến nhanh.
II. Các kinh nghiệm du học Trung Quốc từ du học sinh Việt
Hành trang cần có khi đi du học tại Trung Quốc là gì? Dưới đây là chia sẻ 10 kinh nghiệm du học Trung Quốc xương máu mà bất cứ sinh viên nào cũng không nên bỏ lỡ:
1. Làm hồ sơ du học Trung Quốc
Kinh nghiệm làm hồ sơ du học Trung Quốc “xương máu” mà bất cứ du học sinh nào cũng cần phải lưu tâm đó là cần chuẩn bị đủ giấy tờ, hồ sơ theo yêu cầu. Một bộ hồ sơ du học Trung Quốc cơ bản bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Học bạ và bằng tốt nghiệp THPT đã được dịch và công chứng bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh.
- Chứng chỉ tiếng Trung HSK.
- Hộ chiếu hợp lệ.
- Giấy khám sức khỏe.
- Đơn đăng ký của trường mà bạn sẽ đến nhập học.
- Đơn xin visa du học.
- Ảnh chân dung 4x6.
2. Phương tiện đi lại khi du học
Nếu muốn học tập ở Trung Quốc, bạn nên có sự tìm hiểu kỹ về trường, thành phố mà mình sẽ học tập thông qua kênh thông tin như mạng, diễn đàn, website trường học, cộng đồng người Việt đang sinh sống và học tập... Bạn nên phải tìm hiểu trước trường học cách xa nơi mình sẽ ở bao nhiêu km để tính toán phương tiện đi lại. Bạn cần phải tìm hiểu về các thông tin sau:
-
- Thời tiết khu vực bạn học tập và sinh sống.
- Mức sinh hoạt của khu vực đó.
- Điều kiện sinh sống (khu vực sinh sống có gần trường học không, đi lại có thuận tiện không, phòng KTX có mấy người,...)
Từ đó, bạn sẽ lựa chọn cho mình phương tiện đi lại phù hợp. Nếu như ở gần trường học có thể đi bộ, đi xe đạp. Nếu ở xa thì bạn có thể đi xe buýt công cộng. Chi phí vé tháng đi xe buýt ở Trung Quốc cũng khá tương đồng với Việt Nam.
3. Làm sim và số điện thoại khi du học
Khi sang học tập và sinh sống tại Trung Quốc, việc đầu tiên là bạn cần phải làm sim và số điện thoại mới. Kinh nghiệm du học Trung Quốc khi làm sim và số điện thoại mới mà bạn cần nhớ đó là không nên mua sim bán sẵn vì đó thường là sim rác, không chính chủ.
Việc bạn cần làm dó là mang hộ chiếu đến các điểm bán hàng của các nhà mạng để đăng ký sim chính chủ. Một số nhà mạng lớn mà bạn có thể tham khảo như China Mobile (中国移动); China Unicom và China Telecom (中国联通).
-
- China Mobile: Đây là nhà mạng lớn nhất tại Trung Quốc và có độ phủ sóng khắp quốc gia này. Theo đó, bạn có thể sử dụng nhà mạng này ở bất cứ đâu ở lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, China Mobile chỉ cung cấp sóng 3G cho điện thoại nội địa. Chỉ những dòng điện thoại từ Iphone 6S trở lên mới bắt được sóng 4G.
- China Unicom: Đây là nhà mạng chiếm thị phần lớn thứ 2 tại Trung Quốc sau China Mobile. Ưu điểm lớn nhất đó mạng 4G hoàn toàn tương thích với mọi thiết bị di động.
- China Telecom: Nhà mạng này chỉ hỗ trợ 4G cho các dòng điện thoại nội địa Trung.
Đối với sinh viên Việt Nam sang học tập tại Trung Quốc cần phải chuyển vùng quốc tế cho sim Việt Nam.
4. Chuẩn bị đồ đi du học
Du học Trung Quốc cần những gì? Một trong những kinh nghiệm du học Trung Quốc mà bạn cần nhớ đó là nên chuẩn bị hành trang đầy đủ khi lên đường. Trước khi đặt chân sang nước bạn để học tập và sinh sống, ngoài các loại giấy tờ quan trọng thì bạn cẩn bị các loại đồ dùng thiết yếu cho mình như:
-
- Áo khoác, áo ấm.
- Son dưỡng môi (vì thời tiết ở Trung Quốc khá lạnh và hanh khô).
- Thuốc đau bụng.
- Thuốc cảm, sốt, đau đầu.
- Kem đánh răng.
- Bút, sách, vở và bộ sách học tiếng Trung.
Lưu ý: Bạn chỉ nên chuẩn bị những vật dụng thực sự cần thiết và không nên mang quá nhiều. Bởi vì chỉ sau một thời gian ngắn là bạn đã quen với môi trường nước bạn và có thể tự mình mua sắm tại đây.
5. Làm thêm
Du học sinh Trung Quốc có được làm thêm không? Về mặt pháp lý, chính phủ Trung Quốc không cho phép sinh viên quốc tế làm thêm dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu như bạn làm trái quy định nặng thì sẽ bị trục xuất về nước còn nhẹ thì bị cảnh cáo và gửi thông báo về nhà trường.
Tuy nhiên, những năm gần đây, quy định về vấn đề làm thêm cũng đã được nới lỏng hơn để tạo điều kiện cho sinh viên quốc tế đến Trung Quốc học tập. Tại các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh,...các bạn sinh viên quốc tế được phép làm việc bán thời gian, thực tập có lương ngoài phạm vi trường học. Tuy nhiên, lưu ý là các bạn cần phải xin phép nhà trường và cơ quan quản lý có thẩm quyền.
6. Giấy phép cư trú
Kinh nghiệm du học Trung Quốc mà sinh viên quốc tế cần lưu ý đó là vấn đề giấy phép cư trú. Khi đến học tập tại quốc gia này, bạn cần phải đi làm giấy phép cư trú.
7. Mở thẻ ngân hàng
Cũng giống như Việt Nam, trong thời gian học tập và sinh sống tại Trung Quốc bạn cần phải mở thẻ ngân hàng. Bởi vì thanh toán bằng ví điện tử liên kết với thẻ ngân hàng là hình thức thanh toán phổ biến. Khi mới đặt chân đến quốc gia này, bạn nên đi làm ngay thẻ ngân hàng.
Có một điều mà chắc chắn hầu như du học sinh đều biết đó là khi qua Trung Quốc, trường học sẽ giới thiệu các ngân hàng đã liên kết với trường để làm thẻ sinh viên. Bạn có thể tham khảo những chia sẻ kinh nghiệm du học Trung Quốc từ quản lý sinh viên, hội sinh viên, tiền bối, bạn bè để lựa chọn ngân hàng phù hợp.
Một số lưu ý mà du học sinh cần nhớ khi mở thẻ ngân hàng:
- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ:
- Hộ chiếu
- Visa cư trú có thời hạn ít nhất 6 tháng
- Mã số thuế tại Việt Nam
- Nên đăng ký sử dụng dịch vụ SMS Banking để thuận tiện hơn cho việc thanh toán, mua sắm,...
- Nên lựa chọn ngân hàng gần khu vực học tập và sinh sống để thuận tiện cho giao dịch.
8. Ăn uống
Thời gian đầu khi mới đến học tập và sinh sống tại Trung Quốc có thể bạn sẽ cảm thấy không hợp khẩu vị với các món ăn ở đây. Vì vậy, kinh nghiệm du học Trung Quốc mà bạn nên nhớ đó là nên mang theo một ít đồ ăn khô như mì tôm, bánh đa nem, bánh đa cua,... nhưng không cần phải mang quá nhiều.
Bởi lẽ ở Trung Quốc, việc mua sắm cũng khá đơn giản, bạn có thể tìm mua các loại đồ ăn kế trên ở cửa hàng chuyên bán nguyên liệu Đông Nam Á hoặc order trên kênh mua sắm online. Theo thời gian, bạn sẽ dần quen với khẩu vị ẩm thực ở nước bạn mà thôi.
9. Ký túc xá
Theo chia sẻ kinh nghiệm du học Trung Quốc từ nhiều bạn sinh viên đang học tập tại Trung quốc gia này đó là hiện tại có hai loại phòng được sử dụng phổ biến là căn hộ riêng và ký túc xá.
Đa số sinh viên đại học sẽ lựa chọn ở tại Ký túc xá bởi giá rẻ và tiện lợi. Đặc biệt, hiện có rất nhiều trường đại học tại Trung Quốc có khu ký túc xá riêng cho sinh viên quốc tế. Do đó, các bạn du học sinh có thể sẽ được sắp xếp ở cùng sinh viên các nước khác.
Tuy nhiên, bạn không bắt buộc phải ở ký túc xá mà có thể chọn ra ngoài thuê căn hộ riêng. Chi phí sẽ phụ thuộc vào khu vực mà bạn đang học tập. Nhưng tốt nhất, khi mới sang Trung Quốc học tập thì bạn nên tìm ở trong các khu ký túc xá để làm quen với mọi thứ và chuẩn bị tốt hơn khi chuyển ra ngoài.
Ở các trường Đại học, bạn có thể lựa chọn ở phòng đơn hoặc phòng chung với khoảng 2 - 3 sinh viên khác. Cũng giống như Việt Nam, phần lớn ký túc xá tại Trung Quốc đều không có bếp ở trong phòng.
10. Tiền mặt
Một trong những kinh nghiệm du học Trung Quốc mà bạn du học sinh cần lưu ý đó là nên mang theo một ít tiền mặt bên mình. Lý do là bạn sẽ cần chuẩn bị những khoản để chi trả các chi phí như khám sức khỏe, bảo hiểm, thẻ cư trú,... Khoản này sẽ dao động trong khoảng 1.000 NDT (tương đương với khoảng 4 triệu tiền Việt Nam).
Bạn cũng nên chuẩn bị một ít tiền mặt để trang trải cho chi phí nhà ở và ăn uống hàng tháng. Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt và thuê nhà ở tại quốc gia này cũng không đắt hơn Việt Nam là mấy. Ngoài các khoản tiền nêu trên, bạn có thể mang theo khoảng 1 - 2 triệu tiền Việt để trang trải cho chi phí đi lại, tàu xe, ăn uống với bạn bè.
III. Kinh nghiệm du học Trung Quốc giúp tiết kiệm chi phí
Du học Trung Quốc vốn là lựa chọn hoàn hảo cho sinh viên Việt Nam bởi học phí rẻ, chi phí sinh hoạt phải chăng và vị trí địa lý gần. Ngoài những vấn đề nêu trên, PREP sẽ chia sẻ kinh nghiệm du học Trung Quốc giúp tiết kiệm chi phí mà du học sinh có thể tham khảo:
1. Cách tiết kiệm chi phí mua tài liệu học tập
Hầu hết, các trường Đại học ở Trung Quốc đều có thư viện lớn với đa dạng nguồn sách, tài liệu khác nhau. Đây sẽ là nơi lý tưởng mà bạn có thể mượn sách, tài liệu liên quan đến môn học.
Ngoài ra, nếu là sinh viên của trường, bạn có thể tải tài liệu học tập ngay trong khuôn viên của trường tại các trang web chia sẻ tài liệu online không mất phí mà vẫn đảm bảo quyền tác giả. Đây là phương pháp hữu hiệu giúp bạn tiết kiệm được chi phí mua sách mới.
2. Duy trì học lực tốt, dễ dàng “săn” học bổng
Với sinh viên quốc tế, kinh nghiệm du học Trung Quốc cực kỳ tiết kiệm chi phí đó là cố gắng học tập thật tốt để tìm kiếm học bổng. Việc có được học bổng học tập sẽ giúp bạn có thể khoản chi phí giúp trang trải cho cuộc sống.
3. Rèn cho mình lối sống tiết kiệm
Hầu hết các trường đại học tại Trung Quốc đều có nhà ăn trong khuôn viên trường học và cực kỳ đa dạng đồ ăn và chi phí tương đối rẻ. Nếu bạn đã quen với khẩu vị ăn uống tại đây thì việc lựa chọn nhà ăn sinh viên chính là phương pháp tốt nhất giúp tiết kiệm chi phí.
Một số trường đại học cũng tạo điều kiện cho du học sinh nếu ăn trong ký túc xá. Mặc dù việc nấu ăn hơi mất thời gian và công sức nhưng lại là cách tốt để có thể nấu những món mình thích và điều chỉnh thực đơn phù hợp với mức chi tiêu cá nhân.
Trên đây là 10 kinh nghiệm du học Trung Quốc cực kỳ hữu ích mà bất cứ bạn nào đang có ý định đi du học cũng không nên bỏ lỡ. Hy vọng, những kiến thức mà bài viết chia sẻ hữu ích cho những ai quan tâm tìm hiểu.
Bình luận
Tìm kiếm bài viết học tập
Có thể bạn quan tâm
Học tiếng Trung theo Giáo trình Hán ngữ Quyển 1 Bài 12: 你在哪儿学习汉语?(Bạn học tiếng Hán ở đâu?)
Học giáo trình Hán ngữ Quyển 1 Bài 11: 我们都是留学生。(Chúng tôi đều là du học sinh.)
Học tiếng Trung Giáo trình Hán ngữ Quyển 1 Bài 10: 他住哪儿?(Anh ấy đang sống ở đâu?)
Phân tích cấu tạo từ trong tiếng Trung chi tiết
Luyện viết các đoạn văn về cuộc sống nông thôn bằng tiếng Trung hay
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!