Tìm kiếm bài viết học tập

Giải mã và bàn về chữ Nghĩa trong tiếng Hán (義) chi tiết!

Chữ Nghĩa trong tiếng Hán (義) là một trong những Hán tự hay, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy, sâu sắc. Trong tiếng Trung, chữ Nghĩa viết như thế nào? Cấu tạo ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được PREP bật mí chi tiết nhé!

Chữ Nghĩa trong tiếng Hán

 Chữ Nghĩa trong tiếng Hán

I. Chữ Nghĩa trong tiếng Hán là gì?

Chữ Nghĩa trong tiếng Hán là , phiên âm yì, là chữ tiếng Trung ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc, tốt đẹp, đó là việc đáng phải làm, tình nghĩa, tình bạn, chính nghĩa, đạo lý,...

  • Âm Hán Việt: nghĩa
  • Tổng nét: 13
  • Bộ: dương 羊 (+9 nét)
  • Lục thư: hình thanh
  • Hình thái: ⿱𦍌我
  • Nét bút: 丶ノ一一丨一ノ一丨一フノ丶
  • Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
  • Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

II. Cách viết chữ Nghĩa trong tiếng Hán

Chữ Nghĩa trong tiếng Hán phồn thể có rất nhiều nét. Do đó, nếu muốn viết chữ 義 chuẩn thì cần phải nắm vững quy tắc cách viết các nét cơ bản trong tiếng Trung. Sau đây PREP sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết chữ 義 nhé!

Hướng dẫn nhanhHướng dẫn cách viết chữ Nghĩa trong tiếng Hán
Hướng dẫn chi tiếtHướng dẫn chi tiết cách viết chữ Nghĩa trong tiếng Hán

 

III. Ý nghĩa chữ nghĩa trong tiếng Hán

Khi tìm hiểu ý nghĩa của chữ Nghĩa trong tiếng Hán có 2 cách phân tích khá hay như sau:

1. Lý giải 1

Chữ Nghĩa 義 được cấu tạo bởi 2 phần là bộ Dương 羊 /yāng/ (con dê), phần dưới là chữ Ngã 我 /wǒ/ (tôi, ta, tớ,...). Chúng còn gọi là Tam sanh: Trâu, Dê và Heo. Mỗi con sẽ phải chịu hy sinh mạng sống thay cho giống loài của nó mà cúng tế được cho là việc làm ân nghĩa, ân đức, tức là tinh thần hiến dâng. 

Chữ Ngã là “ta” đặt ở dưới sự hi sinh tức là tinh thần phụng sự. Do đó, hai chữ này đặt lên nhau tạo thành chữ Nghĩa trong tiếng Hán 義. Đây là đức tính cao đẹp gồm cả tính cách hiến dâng và phụng sự.

2. Lý giải 2

Chữ Nghĩa 義 được tạo bởi bộ Dương (con dê) và chữ Ngã (ta). Dương (con dê) vốn có tập tính sống thành bầy đàn, chúng ăn cỏ và rất lương thiện. Chữ Dương lại đứng trên chữ Ngã thể hiện người luôn đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích cá nhân.

Chữ Ngã 我 gồm có bộ Thủ 手 (cái tay) và bên cạnh là loại vũ khí (thường thấy ở chữ Phạt trong Chinh Phạt) - hình người đứng cầm vũ khí.

Bàn luận về chữ Ngã, người xưa có câu “Kẻ thù của con người là chính mình”. Câu này có nghĩa yêu bản thân không phải là nuông chiều sở thích hay nuôi dưỡng dục vọng chỉ để thỏa mãn cá nhân. Đó là “tay lăm lăm cầm vũ khí” soi xét xem bản thân mình đã tốt chưa, nếu chưa thì hãy đào xời nó và đánh đuổi đi để tốt hơn. 

➡ Ý nghĩa chung: Chữ Nghĩa trong tiếng Hán 義 là quên đi cái tôi cá nhân, là lòng vị tha, luôn nghĩ đến người khác, coi lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

IV. Câu chuyện chữ nghĩa trong lịch sử Trung Quốc

1. Nội hàm sâu sắc chữ Nghĩa thời Tam Quốc

Bàn về chữ Nghĩa trong tiếng Hán, Trung Quốc có một câu chuyện đã lý giải khá rõ về ý nghĩa đằng sau Hán tự này. Vào cuối thời Đông hán, vua Hán nhu nhược, loạn thần hoành hành. Lúc bấy giờ, thừa tướng Đổng Trác âm mưu cướp ngôi và đoạt vương quyền gây ra xã hội đại loạn, thiên hạ bị phân chia ra thành 3 nước Ngụy - Thục - Ngô. Kể từ đây, thời kỳ giao tranh thống nhất binh quyền bắt đầu.

Câu chuyện chữ Nghĩa trong tiếng Hán thời Tam Quốc
Câu chuyện chữ Nghĩa trong tiếng Hán thời Tam Quốc

Lịch sử Tam Quốc cũng đã khắc họa và giải thích sâu sắc ý nghĩa nội hàm ẩn sau chữ Nghĩa trong tiếng Hán. Mở đâu là câu chuyện kết nghĩa vườn đào của 3 anh em Huyền Đức, Quan Vũ và Dực Đức rồi lần lượt những nhân vật khác xuất hiện, tranh đấu mở ra trang lịch sử mới, triều đại mới.

“Tam Quốc Diễn Nghĩa” xuyên suốt nội hàm ý nghĩa sâu sắc của tiêu chuẩn đạo đức, luân lý truyền thống. Đó là cảnh giác của sự vô tư, không vụ lợi hay còn gọi là “nghĩa”.

Câu chuyện Quan Vũ “đơn đao phó hội” nổi tiếng đã được các nghệ nhân kể chuyện đời tống, đời Nguyên chuyển thành giai thoại tại nhân gian và sau này được dựng thành vở kịch nổi tiếng.

Vì cảm thán sâu sắc khí phách của Quan Vũ, dân gian đã truyền lại bài thơ:

“Một đao phó hội uống thờ ơ

Coi nhỏ Đông Ngô tựa trẻ thơ

Khí khái anh hùng trong cuộc rượu

Hàm Trì gấp mấy Lạn Tương Như”.

2. Chữ Nghĩa trong câu chuyện của tào tháo

Khi nghe Tào Tháo tha thiết kể lể:

“Nhưng còn qua ngũ quan, trảm lục tướng của ta thì sao? Vậy mà ta một da không oán lại chạy theo giã biệt hầu mong tặng lễ vật lộ phí đi đường. Tương Quên vậy mà đã quên chuyện Du Công Chi Tư đuổi theo Tử Trạc Nhu Tủ thời Xuân Thu sao. Hôm nay, ta hoàn toàn là bại tướng xin được cầu an vào phút cuối cùng. Vân Trường là bậc đại tướng khoan dung sao không một chút niệm tình?

Sau một hồi suy nghĩa, thấy việc Tào Tháo kể cũng có lý và nhìn binh Tào người nào người nấy như muốn bật khóc, Vân Trường đã động lòng bảo quân dang ra.

Dù biết Tào Tháo vi phạm quân lệnh nhưng Quan Vũ đã lựa chọn thả Tào coi như trả ơn nghĩa khi xưa. Vì nghĩa mà vượt qua cảnh giới sinh tử thì đã không còn nghĩa đến cá nhân nữa.

Chữ Nghĩa trong tiếng Hán luôn được người xưa xem trọng, ngay cả khi giặc cướp cũng phải đề cao chữ Nghĩa.

V. Từ vựng về chữ Nghĩa trong tiếng Hán

Chữ Nghĩa trong tiếng Hán ở dạng giản thể 义 được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp và văn viết. PREP cũng đã hệ thống lại bảng từ vựng liên quan đến chữ 义. Hãy tham khảo và học tập nhé!

Từ vựng về chữ Nghĩa trong tiếng Hán
Từ vựng về chữ Nghĩa trong tiếng Hán

STTTừ vựng chứa chữ Nghĩa trong tiếng HánPhiên âmNghĩa
1义举yìjǔNghĩa cử, việc làm chính nghĩa
2义务yìwùNghĩa vụ
3义勇yìyǒngNghĩa dũng
4义坛yìtánNghĩa Đàn (thuộc Nghệ An)
5义女yìnǚCon gái nuôi, nghĩa nữ
6义子yìzǐCon nuôi, con đỡ đầu
7义学yìxuéTrường học miễn phí
8义师yìshīNghĩa quân
9义愤yìfènLòng căm phẫn
10义气yìqiNghĩa khí
11义理yìlǐNghĩa lý, nội dung và lý lẽ
12义齿yìchǐRăng giả

Như vậy, PREP đã giải nghĩa chi tiết về chữ Nghĩa trong tiếng Hán. Hy vọng, kiến thức mà bài viết chia sẻ sẽ giúp bạn có thể nhiều kiến thức hữu ích về tiếng Trung, dễ dàng chinh phục kỳ thi với số điểm cao.

Thạc sỹ Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự