Tìm kiếm bài viết học tập
Hướng dẫn cách viết thư pháp tiếng Trung chuẩn đẹp
Thư pháp là bộ môn nghệ thuật có nguồn gốc lâu đời tại đất nước Trung Hoa. Đặc biệt sự xuất hiện của thư pháp hiện đại mang tính đột phá về nghệ thuật nhưng vẫn phát huy được nét truyền thống và văn hóa cổ xưa. Ở trong bài viết này, hãy cùng PREP khám phá những điều thú vị về bộ môn thư pháp tiếng Trung bạn nhé!
I. Thư pháp tiếng Trung là gì?
Thư pháp tiếng Trung là phép viết chữ của người Trung Quốc, được phát triển thành nghệ thuật và có những ảnh hưởng sâu sắc đến một số quốc gia như Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc,... Vậy thư pháp chữ Hán bắt nguồn từ đâu?
1. Nguồn gốc
Nói về nguồn gốc của thư pháp tiếng Trung, tương truyền vào thời nhà Tần, Lý Tư - tể tướng triều đình của nhà Trần được vua Tần Thủy Hoàng giao cho trọng trách cải cách, thống nhất nền văn hiến. Sau khi vua Tần thôn tính các quốc gia nhỏ đã đưa Trung Quốc trở thành đất nước thống nhất. Do đó, người dân Trung Hoa tin rằng, Lý Tư chính là cha đẻ của bộ môn Thư pháp.
Trải qua các triều đại khác nhau, đất nước Trung Hoa đã sản sinh nhiều nhà thư pháp nổi tiếng như Vương Hy Chi của nhà Đông Tấn, Tề Bạch Thạch nhà Thanh,...
Theo một truyền thuyết khác, vua Phục Hi đã sáng tạo ra long thư nhân việc nghĩ bát quái. Vua Thần Nông xem lúa mà chế tạo ra tuệ thư, Hoàng Đế quan sát mây mà đặt ra vân thư,... Tuy nhiên, tất cả những điều này chỉ là huyền thoại chứ chưa có dấu tích gì chứng minh cho điều đó.
2. Các kiểu viết thư pháp
Khi bút lông, giấy và mực được chế tạo ra, chữ Hán bắt đầu hình thành các nét viết to nhỏ. Từ đời nhà Hán đã ổn định về các kiểu chữ và loại nét. Cùng một chữ nhưng lại có 5 kiểu viết thư pháp tiếng Trung cụ thể:
- Chữ triện 篆書 (Triện thư): Khi vua Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, ông đã sai thừa tướng Lý Tư thống nhất văn tự (thống nhất các nét chữ viết, đại triện thành tiểu triện).
- Chữ lệ 隸書 (lệ thư): Đây là kiểu chữ phổ biến ở thế kỷ 3 và 2 TCN, là thư thể thông dụng trong công văn.
- Chữ khải 楷書 (khải thư hay chính thư 正書): Là kiểu chữ được cải biên từ chữ Lẹ và bắt đầu phổ biến từ thế kỷ 3. Đây cũng là kiểu chữ chính thức, chuẩn mực, dễ dàng nhận biết và dễ đọc. Đặc biệt, kiểu chữ thư pháp tiếng Trung này vẫn phổ thông nhất trong các kiểu viết chữ Hán hiện đại.
- Chữ Hành 行書 (hành thư): Là dạng viết nhanh của chữ Khải, thường dùng phổ biến trong các giấy tờ thân mật (thư từ) và đề tranh, phổ biến từ thế kỷ thứ 2. Nếu viết nhanh, chữ Khải sẽ được giản lược đi một hai nét để tạo thành một thư thể gọi là Hành Khải.
- Chữ thảo 草書 (thảo thư): Là thư thể viết nhanh nhất với nét bút phóng khoáng. Một số chữ Hán khi viết theo lối chữ khải sẽ giản lược đi nhiều nét nhưng với thảo thư sẽ có thể viết chỉ với bằng một nét bút.
II. Cách viết thư pháp chuẩn đẹp
Thư pháp tiếng Trung là một bộ môn nghệ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế và khiếu thẩm mỹ của người viết. Người Trung Quốc xưa đã từng nói rằng thư pháp giúp tu dưỡng tâm tính và rèn luyện tình cảm. Sau đây, PREP sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết thư pháp tiếng Trung chuẩn nhất nhé!
1. Vật dụng dùng để viết thư pháp
Để chuẩn bị cho quá trình viết chữ thư pháp tiếng Trung, bạn cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết sau:
Các đồ dùng |
Yêu cầu chi tiết |
Giấy |
Loại giấy cho “dân nhà nghề” sẽ có 2 loại:
Trên thị trường hiện nay có tới 8 loại giấy viết tiếng Trung cơ bản để tập viết như:
|
Mực |
Gồm 2 loại:
|
Nghiên |
|
Bút |
Bút viết tiếng Trung có nhiều loại như: Tiểu, Trung và Đại. Lông bút cũng có nhiều loại:
|
2. Hướng dẫn viết thư pháp đẹp
Sau đây, PREP sẽ hướng dẫn bạn học viết thư pháp tiếng Trung chuẩn đẹp theo từng bước hướng dẫn:
2.1. Học cầm bút đúng cách
Để có thể viết thư pháp tiếng Trung chuẩn đẹp, bước đầu tiên bạn cần học cách cầm bút đúng. Việc này tưởng dễ nhưng nhiều người mắc lỗi khi viết theo bản năng. Bạn cần lưu ý đến hai vấn đề chính sau:
- Quy tắc cầm bút đúng: Cầm bút sao cho vừa lòng bàn tay rỗng và cách ngón tay hoàn toàn có thể điều khiển linh hoạt cán bút khi viết. Với người mới bắt đầu luyện thì nên cầm bút gần với lông của bút, khoảng cách từ lông bút đến ngón áp út khoảng 3cm.
- Tư thế ngồi viết: Tay phải cầm bút, tay trí cần đặt lên bàn hoặc để tay ngang trước ngực. Việc cầm bút đúng cách sẽ giúp bạn linh hoạt và không bị đau khi tập viết.
2.2. Luyện viết từ các nét cơ bản
Để viết được chữ thư pháp tiếng Trung phức tạp, điều quan trọng là bạn cần luyện tập từ các nét chữ cơ bản. PREP cũng đã hướng dẫn khá cụ thể trong bài viết trước đó, mời bạn tham khảo “Các nét cơ bản trong tiếng Trung: 8 nét chính và 24 nét phát sinh”
2.3. Kiểm soát độ nghiêng của bút
Độ nghiêng của bút viết chính là độ nghiêng của mặt ngòi so với đường nằm ngang trên giấy. Bước này sẽ giúp bạn kiểm soát được độ đậm nhạt đồng đều của các nét trong chữ Hán.
Có một điều bạn cần lưu ý đó là độ hài hòa của khoảng cách giữa các chữ Hán. Khoảng cách giữa các chữ Hán cũng cần phải tương đồng nhau để tạo cái nhìn thẩm mỹ và cảm giác hài hòa, dễ chịu.
2.4. Luyện viết thư pháp chữ Hán qua Lâm mô tự thiếp
Lâm mô tự thiếp là quá trình dựa vào việc tập viết theo chữ mẫu trong các tác phẩm xưa và và nay. Các giai đoạn luyện viết theo phương pháp này như sau:
Giai đoạn 1: Đọc thiếp |
Quan sát tự hình của thiếp rồi phân tích kết cấu, bút pháp và ước đoán đặc điểm của nét bút trong chữ cũng như mối liên hệ giữa các nét bút. |
Giai đoạn 2: Mô thiếp |
Sử dụng giấy đặt lên chữ mẫu để viết hoặc viết lên chữ đã được in sẵn hay viết lên vở in chữ lỏm. Giai đoạn này sẽ giúp người viết có thể thông qua mẫu để cảm nhận được bút pháp, kết cấu bố cục, tinh thần của mẫu chữ mình đang theo học. |
Giai đoạn 3: Lâm thiếp |
Đặt lâm thiếp bên cạnh rồi quan sát tất cả những vấn đề về bút phát như hình thái, đường nét, kết cấu chữ, chương pháp,... Lúc đầu, người viết có thể viết và đối chiếu từng nét nhưng khi đã thành thạo thì tần suất nhìn vào sẽ ít hơn. |
Giai đoạn 4: Bối thiếp |
Dựa trên lâm thiếp, người viết sẽ có thể thông qua trí nhớ, hồi ức để viết lại chữ. Đây cũng là bước quan trọng để biến chữ trong tự thiếp thành cái của mình. |
Giai đoạn 5: Xuất thiếp |
Đây là giai đoạn đi ra ngoài khuôn khổ pháp thiếp đã có để tạo cho mình phong cách riêng. Khi bạn đã thuộc lòng các tự thiếp, nắm được đặc điểm của Hán tự, bạn có thể vận dụng tự do và linh hoạt để viết lách. |
Lưu ý:
- Lâm mô thiếp chính là con đường nhanh và mang đến hiệu quả cho những người mới bắt đầu học viết thư pháp tiếng Trung. Khi luyện, bạn cần lâm mô đến khi thuộc tự thiếp và viết chữ theo những kiến thức được đúc kết trong quá trình luyện tập.
- Người viết nên luyện tốt một Hán tự rồi chuyển sang chữ khác, không luyện tập để lấy số lượng. Điều quan trọng là bạn cần có sự tư duy, nhận thức vì chỉ khi lĩnh hội được các vấn đề đó thì mới có thể vận dụng linh hoạt, tránh được sự cứng nhắc.
III. Mẹo luyện viết thư pháp tiếng Trung chuẩn đẹp
Nếu bạn viết thư pháp chữ Hán theo thói quen, bản năng và chỉ theo đuổi theo phong cách cá nhân mà không dựa trên nền tảng nào cả sẽ khó viết được Hán tự đều, đẹp. Chính vì vậy, PREP sẽ chia sẻ bạn một số mẹo giúp luyện viết thư pháp Hán tự đẹp như sau:
- Chú ý tỉ lệ Cao - Thấp, Lơn - Bé: Trong thư pháp viết Hành thư, nếu như bạn có sự quan sát tỉ mỉ sẽ có thể phát hiện ra chiều cao trung bình của những chữ gần bằng nhau. Tuy nhiên, một số chữ lại có chiều cao đặc biệt thấp hơn những Hán tự còn lại. Và điều này tạo ra tiết tấu mềm mại trong chương pháp. Ví dụ như: 不、所、而、方 sẽ viết thấp hơn.
- Mỗi chữ Hán có đặc trưng hình khối riêng: Mỗi Hán tự sẽ có hình tự phù hợp với chữ đó chứ không phải lúc nào cũng áp dụng quy tắc viết ngay thẳng đều đặn là đẹp.
- Viết liên bút - bút thuận: Quy tắc bút thuận của chữ Hán chỉ mang tính tương đối. Một số chữ hoặc bộ phận của chữ có nhiều cách viết khác nhau phù thuộc vào bút thế và sự liền mạch trong chữ. Người mới học thư pháp thì nên áp dụng quy tắc bút thuận trước. Sau đó, khi đi vào quá trình luyện viết cần chú ý quan sát để nắm rõ được thứ tự bút thuận của chữ mẫu.
- Kiểm soát bố cục của chữ: Khi viết, bạn cần tập trung vào tổng thể rồi mới đến chi tiết để có thể kiểm soát được bố cục của chữ viết. Tư thế ngồi viết cần cố gắng ngẩng cao đầu, không khom người. Bố cục chữ ổn định với các chi tiết đơn giản sẽ tốt hơn bố cục không cân bằng với chi tiết phức tạp.
IV. Các font chữ thư pháp tiếng Trung
Có những font chữ thư pháp tiếng Trung nào thông dụng? Theo như PREP tìm hiểu, hiện tại có khoảng 8 font chữ thư pháp đẹp, cụ thể:
Font chữ Hành |
|
Font chữ Hành Khải |
|
Font chữ Khải |
|
Font chữ Lệ |
|
Font chữ Hành (书体坊硬笔行书) |
|
Font chữ Hành (叶根友毛笔行书) |
|
Font chữ Thảo (迷你繁智草) |
|
Font chữ Hành (叶根友钢笔行书升级版) |
|
Font chữ Thảo (孙过庭草体测试版) |
Tham khảo thêm bài viết:
V. Sách luyện viết thư pháp tiếng Trung
Dưới đây là một số quyển vở/ sách tiếng Trung viết thư pháp hữu ích mà PREP muốn bật mí cho những ai muốn luyện viết thư pháp:
1. Vở kẻ ô vuông Chuẩn Thư pháp - Sotitime
Một trong những vở luyện viết thư pháp tiếng Trung được nhiều người sử dụng đó là cuốn Vở kẻ ô vuông Chuẩn Thư pháp - Sotitime. Tài liệu này được đóng thành cuốn theo phong cách văn thư cổ xưa với độ trắng tự nhiên lên đến 80%.
Vở được kẻ ô chuẩn thư pháp, sắc nét và màu ô kẻ tiêu chuẩn không gây khó chịu. Đặc biệt, cuốn này phù hợp cho mọi loại bút và mực thông dụng trên thị trường.
2. Vở luyện viết chữ Hán Khải Thư
Bộ luyện viết chữ Hán Khải Thư gồm có 5 cuốn chữ lõm. Việc sử dụng tài liệu này để luyện viết chính là hình thức tập mô. Quá trình này sẽ giúp người học có thể cảm nhận, ghi nhớ Hán tự theo bản năng và tiến bộ nhanh chóng.
Đáng chú ý là cuốn Giáo trình căn bản hướng dẫn viết chữ Hán thư pháp. Còn 3 cuốn còn lại có nội dung là thơ văn, danh ngôn,...tạo hứng thú cho người học trong việc luyện viết thư pháp.
Tham khảo thêm bài viết:
VI. File PDF luyện viết thư pháp tiếng Trung
Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu giấy luyện viết thư pháp tiếng Trung thì có thể tham khảo mẫu giấy sau mà PREP đã sưu tầm được. Hãy tải xuống và luyện viết từ bây giờ nhé!
Trên đây là những thông tin chi tiết về thư pháp tiếng Trung. Mong rằng, bài viết hữu ích cho những ai quan tâm, tìm hiểu đến hệ thống chữ Hán thư pháp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại comment dưới đây để được PREP giải đáp bạn nhé!
Bình luận
Tìm kiếm bài viết học tập
Có thể bạn quan tâm
Aptis FTU: Tổ chức thi Aptis tại Đại học Ngoại thương
Những thông tin cần biết về chứng minh tài chính du học Tây Ban Nha mới nhất
Cẩm nang chứng minh tài chính du học Pháp mới nhất
Chứng minh tài chính du học như thế nào? Có thể du học mà không cần chứng minh tài chính?
Du học Cuba: điều kiện, chi phí, học bổng mới nhất
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!