Tìm kiếm bài viết học tập
Cuộc sống du học sinh tại Úc có như bạn nghĩ? Tổng hợp thông tin cần biết
Du học Úc luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều du học sinh quốc tế, trong đó có cả Việt Nam. Vậy cuộc sống du học sinh tại Úc có như bạn nghĩ không? Cùng PREP tìm hiểu tất tần tật về du học Úc để có cái nhìn chân thực và toàn diện trong bài viết dưới đây nhé!

- I. Số lượng du học sinh tại Úc
- II. Những điều cần biết về cuộc sống du học sinh tại Úc
- III. Những kỹ năng cần có để bắt đầu cuộc sống của du học sinh tại Úc
- IV. Những khó khăn mà du học sinh gặp phải tại Úc
- V. Những bí kíp để tiết kiệm chi phí khi du học Úc
- VI. Trải nghiệm thực tế về cuộc sống của du học sinh tại Úc
I. Số lượng du học sinh tại Úc

Theo số liệu thống kê từ Bộ giáo dục Úc, tổng số sinh viên quốc tế tại Úc trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2024 là 803,639, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc là quốc gia có số lượng sinh viên học tập ở Úc lớn nhất, với hơn 174,000 người, theo sau lần lượt là Ấn Độ và Nepal với 132,802 và 62,950 người.
Việt Nam là quốc gia có số lượng du học sinh tại Úc nhiều thứ 5, với 36,490 người, chiếm khoảng 5% và tăng trưởng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tiểu bang Victoria là điểm đến phổ biến nhất với gần 15,000 sinh viên, chiếm gần một nửa tổng số du học sinh Việt tại Úc. Ngược lại, Bắc Úc lại “kém hấp dẫn hơn”, với chỉ hơn 350 sinh viên Việt Nam theo học.
Vậy cuộc sống du học sinh tại Úc như thế nào? Cùng PREP tìm hiểu trong phần II nhé!
II. Những điều cần biết về cuộc sống du học sinh tại Úc
Những điều bạn cần biết và lưu ý về cuộc sống du học sinh tại Úc đó là:
1. Thời tiết

Thời tiết ở Úc nhìn chung khá dễ chịu, không có sự chênh lệch quá lớn giữa các mùa. Các bang phía Bắc thường ấm áp vào mùa đông, trong khi các bang phía Nam như Melbourne lại mát mẻ hơn.
Lấy ví dụ về Melbourne - một thành phố ở phía Nam với khí hậu ôn đới:
-
Mùa hè: nhiệt độ từ 16-26°C
-
Mùa đông: nhiệt độ từ 6-14°C
-
Những ngày nóng nhất có thể lên đến 40°C nhưng khô ráo, không oi bức như ở Hà Nội
Một điều đặc biệt là thời tiết Melbourne thường xuyên thay đổi trong ngày - có thể sáng nắng chiều mưa bất chợt. Điểm quan trọng cần lưu ý là mùa ở Úc ngược với Việt Nam:
-
Khi Việt Nam mùa đông → Úc mùa hè
-
Khi Việt Nam mùa hè → Úc mùa đông
Lời khuyên cho du học sinh đó là nếu bạn sang Úc vào khoảng tháng 6-8 (mùa hè ở Việt Nam), hãy chuẩn bị trang phục cho thời tiết lạnh vì đó là mùa đông ở Úc với nhiệt độ 8-20°C. Việc chuẩn bị quần áo phù hợp với mùa sẽ giúp bạn tránh được sốc nhiệt và tiết kiệm chi phí mua sắm khi mới sang.
2. Sự đa dạng văn hóa
Úc được biết đến là một quốc gia đa văn hóa với sự giao thoa độc đáo giữa nhiều nền văn hóa khác nhau. Sự đa dạng này được thể hiện qua hai khía cạnh chính:
-
Ngôn ngữ: Có khoảng 200 ngôn ngữ được sử dụng tại Úc, trong đó 45 ngôn ngữ là ngôn ngữ bản địa của thổ dân. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, nhưng nhiều cộng đồng vẫn duy trì ngôn ngữ riêng như tiếng Trung, Italia, Hy Lạp, Ả Rập. Tiếng Việt có vị trí đặc biệt với cộng đồng người Việt lớn, tập trung chủ yếu ở các khu vực như Footscray và Richmond tại Melbourne
-
Văn hóa: Úc có sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Tây và văn hóa thổ dân Aboriginal. Bên cạnh đó, mỗi cộng đồng nhập cư đều mang đến những nét văn hóa đặc trưng
Lời khuyên dành cho những người mới đến Úc đó là:
-
Tìm hiểu kỹ về đặc trưng văn hóa Úc trước khi đến
-
Mở rộng hiểu biết về các cộng đồng văn hóa khác nhau
-
Tận dụng cơ hội khám phá sự đa dạng văn hóa để làm phong phú trải nghiệm cá nhân
-
Sẵn sàng hòa nhập vào môi trường đa văn hóa trong học tập và làm việc
3. Nhà ở

Tìm nhà là một trong những ưu tiên hàng đầu của du học sinh khi đến Úc. Đặc biệt với người mới đến, việc này có thể gặp nhiều khó khăn do chưa quen thuộc với thị trường và quy trình thuê nhà.
Các loại hình nhà ở phổ biến ở Úc bao gồm:
-
Ký túc xá
-
Căn hộ
-
Nhà riêng
-
Homestay
Chi phí của các loại hình nhà sẽ được PREP thể hiện qua bảng sau:
Hình thức thuê nhà |
Chi phí |
Khách sạn bình dân/nhà khách (lựa chọn ngắn hạn trong thời gian tìm chỗ ở) |
400 – 600 AUD/tuần (Khoảng 6.450.000 - 9.680.000 VNĐ) |
Nhà chung |
100 – 250 AUD/tuần (Khoảng 1.640.000 - 4.030.000 VNĐ) |
Thuê nhà riêng |
170 – 500 AUD/tuần (Khoảng 2.740.000 - 8.060.000 VNĐ) |
Ký túc xá |
250 – 500 AUD/tuần (Khoảng 4.030.000 - 8.060.000 VNĐ) |
Ở cùng với người bản xứ (Dành cho người dưới 18 tuổi cần có người giám hộ) |
235 – 325 AUD/tuần (Khoảng 3.790.000 - 5.240.000 VNĐ) |
Nội trú |
11,000 – 22,000 AUD/năm (Khoảng 117.000.000 - 234.000.000 VNĐ) |
Lưu ý:
-
Khu vực gần trung tâm sẽ có giá cao hơn
-
Khu vực xa trung tâm thì giá rẻ hơn, do đó, bạn có thể lựa chọn nhà ở gần phương tiện công cộng để vừa tiết kiệm chi phí vừa tiện di chuyển hơn.
Lời khuyên cho những bạn mới đến Úc đó là:
-
Giai đoạn đầu nên ưu tiên thuê gần trường hoặc ký túc xá: Mặc dù chi phí cao hơn nhưng lại thuận tiện cho việc đi lại. Đồng thời bạn cũng có thể dễ dàng làm quen với môi trường mới
-
Sau khi đã quen thuộc: Có thể cân nhắc chuyển đến khu vực xa hơn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí thuê nhà. Tuy nhiên, hãy đảm bảo gần các phương tiện công cộng để việc di chuyển dễ dàng hơn nhé!
Ngoài ra, để được hỗ trợ tìm nhà, bạn có thể tìm đến các dịch vụ như Student Hero, nơi có đội ngũ du học sinh có kinh nghiệm giúp:
-
Tìm nhà theo yêu cầu cụ thể
-
Cung cấp hình ảnh thực tế
-
Đưa ra đánh giá khách quan
4. Ăn uống
Úc nổi tiếng với nền ẩm thực đa văn hóa, phản ánh sự đa dạng của cộng đồng người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới. Đặc điểm này mang đến nhiều lựa chọn cho du học sinh vì Úc có đầy đủ các món ăn từ khắp nơi trên thế giới. Nếu bạn không ăn được hoặc không thích thú với đồ tây thì Úc vẫn có nhiều khu chợ châu Á (Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan), giúp bạn có thể dễ dàng tìm được món ăn quen thuộc.
Nếu bạn có ý định ăn ngoài nhà hàng thì tin buồn là các thành phố lớn như Sydney, Melbourne có chi phí ăn uống cao. Giá thực phẩm và ăn uống tại nhà hàng khá đắt đỏ. Do đó, bạn nên tự nấu ăn tại nhà để tiết kiệm chi phí, đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh cũng như chủ động trong việc quản lý chi tiêu. Như vậy, trước khi đến Úc, hãy học kỹ năng nấu những món ăn đơn giản nhé!
5. Dịch vụ y tế chất lượng
Úc nổi tiếng với hệ thống y tế chất lượng cao và tiên tiến bậc nhất thế giới. Dịch vụ y tế tại Úc được xây dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo sức khỏe toàn dân, kết hợp giữa khu vực công và tư, mang đến sự chăm sóc toàn diện và hiệu quả cho người dân và cả du học sinh quốc tế.
Hệ thống y tế công được chính phủ Úc tài trợ thông qua chương trình Medicare. Người dân và cư dân thường trú được tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí hoặc với chi phí rất thấp tại các bệnh viện công và trung tâm y tế. Các bệnh viện và phòng khám tư cung cấp dịch vụ cao cấp hơn, thời gian chờ ngắn hơn, nhưng chi phí cao hơn.
Vậy du học sinh có được hưởng những quyền lợi y tế trên hay không? Câu trả lời là CÓ. Quyền lợi cho du học sinh bao gồm:
-
Được hưởng bảo hiểm y tế du học sinh (OSHC)
-
Được tiếp cận các dịch vụ y tế như người bản địa
-
Chi phí khám chữa bệnh được giảm đáng kể khi sử dụng OSHC
Do đó, hãy nhớ luôn mang theo thẻ OSHC khi đi khám bệnh cũng như tận dụng quyền lợi bảo hiểm để tiết kiệm chi phí y tế nhé!
6. Những lễ hội tại Úc

Khi đến Úc, bên cạnh việc học thì bạn cũng nên dành thời gian để tìm hiểu và tham gia các lễ hội đặc sắc của nước này. Điều này không chỉ giúp trải nghiệm du học của bạn trở nên trọn vẹn hơn mà còn giúp nâng cao kiến thức về văn hóa đa quốc gia.
Những lễ hội nổi bật ở Úc bao gồm:
Lễ hội |
Thời gian |
Địa điểm |
Điểm nổi bật |
Lễ hội đón năm mới (New Year's Eve) |
31/12 hàng năm |
Cảng Sydney |
|
Lễ hội hoa Floriade - Canberra |
Giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 |
Công viên Commonwealth, Canberra |
|
Lễ hội ánh sáng Vivid Sydney |
Cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 hàng năm |
Sydney, New South Wales |
|
Lễ hội Melbourne Cup - Melbourne |
Thứ ba đầu tiên của tháng 11 mỗi năm |
Trường đua Flemington, Melbourne |
|
Lễ hội nghệ thuật Adelaide Fringe - Adelaide |
Tháng 2 đến tháng 3 hàng năm |
Adelaide, Nam Úc |
|
Lễ hội hoa tulip Tesselaar - Victoria |
Tháng 9 đến tháng 10 (mùa xuân) |
Thung lũng Yarra, gần Melbourne |
Hơn một triệu bông hoa tulip nở rộ với nhiều chủ đề khác nhau mỗi tuần. Có các hoạt động văn hóa, âm nhạc và khu vực ẩm thực phong phú. |
III. Những kỹ năng cần có để bắt đầu cuộc sống của du học sinh tại Úc

Để bắt đầu một cuộc sống mới với tư cách là du học sinh tại Úc, bạn cần trang bị cho mình một số kỹ năng thiết yếu để thích nghi và phát triển trong môi trường mới:
-
Tính độc lập và tự lập: Kỹ năng cơ bản nhất là khả năng tự chăm sóc bản thân khi không có sự hỗ trợ từ gia đình. Điều này bao gồm quản lý việc nhà, chăm sóc cá nhân và các trách nhiệm hàng ngày. Giai đoạn đầu có thể sẽ khó khăn cả về thể chất lẫn tinh thần khi bạn thích nghi với cuộc sống độc lập
-
Tinh thần chủ động: Việc chủ động trong giao tiếp, học tập và trải nghiệm những điều mới là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn không chỉ thích nghi nhanh hơn với môi trường mới, tận dụng tối đa cơ hội học tập mà quan trọng hơn là có trải nghiệm trọn vẹn xã hội đa văn hóa của Úc.
-
Tư duy tích cực: Duy trì thái độ lạc quan là điều cần thiết khi bạn phải đối mặt với thách thức về sự thích nghi văn hóa, chương trình học mới và căng thẳng, nỗi nhớ nhà. Chính tư duy tích cực sẽ giúp bạn vượt qua những thử thách và tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ để chia sẻ với người thân.
-
Rèn luyện thể chất: Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp bạn học tập và làm việc hiệu quả hơn. Do đó, việc tập luyện thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp bạn duy trì thể lực và tinh thần tốt, làm cho cuộc sống tự lập tại Úc trở nên dễ dàng hơn.
IV. Những khó khăn mà du học sinh gặp phải tại Úc
Vậy cuộc sống du học sinh tại Úc sẽ gặp phải những khó khăn gì? Những bất cập lớn nhất với sinh viên quốc tế tại Úc, đặc biệt là du học sinh Việt Nam đó là:
-
Rào cản ngôn ngữ:
-
Một trong những thử thách lớn nhất của du học sinh Việt Nam tại Úc là rào cản ngôn ngữ trong giao tiếp thực tế, ngay cả với những bạn có điểm IELTS cao. Nguyên nhân chính là do thiếu cơ hội thực hành tiếng Anh với người bản xứ trước khi du học, dẫn đến giọng điệu mang đặc trưng tiếng Việt.
-
Chỉ cần sai sót nhỏ trong phát âm như nhấn trọng âm không đúng hoặc bỏ sót âm cuối, người Úc, đặc biệt là những người ít tiếp xúc với người nước ngoài, có thể gặp khó khăn khi hiểu ý bạn nói. Đồng thời, sinh viên cũng thường khó nắm bắt được cách nói của người bản xứ. Điều này dẫn đến tâm lý thiếu tự tin và ngại giao tiếp, khiến kỹ năng giao tiếp khó được cải thiện và tạo nên một vòng luẩn quẩn, làm vấn đề ngày càng trầm trọng hơn.
-
-
Áp lực học tập:
-
Học tập tại các trường đại học Úc đặt ra nhiều thách thức cho sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên Việt Nam. Mỗi học kỳ chỉ kéo dài 13 tuần, nhưng cường độ học tập rất cao và sinh viên quốc tế phải đăng ký tối thiểu 4 môn để duy trì tư cách du học sinh, trong khi sinh viên bản xứ có thể học bán thời gian linh hoạt.
-
Sinh viên cần đầu tư 6 giờ tự học mỗi tuần cho mỗi môn, bên cạnh 3 giờ học chính thức. Đồng thời, họ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đạo văn và gian lận học thuật với hệ thống kiểm tra chặt chẽ. Ngoài ra, sự khác biệt văn hóa học tập cũng là thách thức lớn. Sinh viên Việt Nam thường quen với học độc lập, trong khi sinh viên bản xứ có truyền thống học nhóm và chia sẻ kiến thức, điều này khiến sinh viên Việt gặp thêm áp lực khi tự mình vượt qua khó khăn trong học tập.
-
-
Vừa học vừa làm để trang trải chi phí sinh hoạt: Làm thêm quá nhiều có thể khiến cho sinh viên quốc tế thiếu thời gian học tập, dẫn đến rơi vào vòng luẩn quẩn: thi trượt, đóng phí học lại, đi ngược với mục tiêu du học ban đầu. Đối với sinh viên Việt Nam, rào cản ngôn ngữ càng khiến việc tìm công việc tốt, lương cao khó khăn hơn, buộc nhiều bạn phải làm việc với mức lương thấp và điều kiện không đảm bảo.
-
Cảm giác cô đơn: Nỗi cô đơn và nhớ nhà là cảm xúc hầu như du học sinh nào cũng trải qua, đặc biệt trong những tháng đầu tại Úc. Dù ở những thành phố sôi động như Sydney hay Melbourne, việc trở về căn phòng trọ vắng lặng sau giờ học và làm việc càng làm nỗi nhớ gia đình trở nên thấm thía. Các dịp lễ Tết là thời điểm khó khăn nhất khi du học sinh chỉ có thể nhìn thấy khoảnh khắc sum vầy qua màn hình điện thoại. Sự chênh lệch múi giờ khiến việc liên lạc với gia đình trở nên hạn chế, nhiều cuộc gọi video ngắn ngủi trong giờ nghỉ cũng đủ làm người ta rơi nước mắt.
V. Những bí kíp để tiết kiệm chi phí khi du học Úc
Chắc hẳn khi tìm hiểu về du học Úc, bạn cũng biết rằng đất nước này có chi phí sinh hoạt rất đắt đỏ, chưa tính đến tiền học phí. Do đó, bạn cần phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý để không gia tăng thêm áp lực tài chính cho bản thân và gia đình.
Những bí kíp có thể giúp ích cho bạn trong việc tiết kiệm chi phí du học Úc đó là:
1. Làm thêm
Du học sinh tại Úc được phép làm thêm tối đa 48 tiếng trong mỗi 2 tuần, với mức lương tối thiểu 24.1 AUD/giờ. Bạn có nhiều cơ hội việc làm thêm đa dạng như trợ lý văn phòng, công việc freelance, hỗ trợ tại trường đại học, hoạt động tình nguyện, thực tập theo chuyên ngành, phục vụ nhà hàng và bán hàng.
Quyền lợi người lao động, kể cả với sinh viên quốc tế tại Úc là:
-
Được bảo hiểm lao động
-
Môi trường làm việc an toàn
-
Chế độ nghỉ phép có lương
-
Quyền lợi hưu trí khi đóng thuế đầy đủ
PREP muốn dành cho bạn những lời khuyên sau khi làm thêm ở Úc đó là:
-
Chuẩn bị CV chuyên nghiệp và trung thực
-
Tận dụng mạng lưới giới thiệu từ thầy cô và sinh viên khóa trước
-
Cân bằng giữa học tập và làm thêm - ưu tiên việc học
Hãy nhớ rằng, việc làm thêm chỉ nên được xem là phương tiện hỗ trợ tài chính, không phải mục tiêu chính của việc du học. Nhiều sinh viên đã gặp khó khăn trong học tập do không sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc học và làm. Do đó, hãy luôn đặt việc học lên hàng đầu và cân nhắc kỹ nhé!
2. Mua đồ tại các quầy second-hand

Một trong những trải nghiệm thú vị khi sống và học tập tại Úc chính là khám phá các khu chợ chuyên bán đồ secondhand (đồ si) với mức giá cực kỳ phải chăng. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tìm thấy quần áo từ nhiều thương hiệu nổi tiếng với mức giá chỉ bằng một phần nhỏ so với giá gốc. Việc mua sắm đồ secondhand không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể mà còn góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải thời trang và mang lại tác động tích cực cho thiên nhiên.
3. Đi lại bằng phương tiện công cộng
Úc sở hữu một hệ thống giao thông công cộng hiện đại và tiện lợi, là lựa chọn tối ưu cho du học sinh muốn di chuyển hiệu quả và tiết kiệm. Đây không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn là cách thân thiện với môi trường.
Ưu điểm của việc sử dụng phương tiện công cộng:
-
Chi phí thấp hơn nhiều so với việc sử dụng phương tiện cá nhân, hay đi taxi
-
Không phải lo về giá xăng và bảo dưỡng xe
-
Góp phần bảo vệ môi trường
-
Mạng lưới phương tiện phủ khắp các thành phố lớn
-
Thời gian di chuyển hợp lý
-
Dịch vụ đáng tin cậy và an toàn
4. Thuê nhà xa trung tâm
Việc lựa chọn thuê nhà xa trung tâm có thể là một quyết định thông minh cho du học sinh, không chỉ vì lợi ích tài chính mà còn nhiều ưu điểm khác. Chi phí thuê nhà ở khu vực ngoại ô thường thấp hơn đáng kể so với các khu vực trung tâm thành phố lớn, giúp sinh viên tiết kiệm được một khoản đáng kể trong chi phí sinh hoạt. Mặc dù phải dậy sớm hơn và có thể mất nhiều thời gian di chuyển hơn, nhưng bù lại bạn sẽ được tận hưởng không gian sống yên tĩnh, thoáng đãng, tránh xa sự ồn ào và ô nhiễm của khu vực trung tâm.
Tuy nhiên, điều quan trọng là cần nghiên cứu kỹ về khu vực sinh sống mới, đặc biệt là các vấn đề về an ninh, tỷ lệ tội phạm và môi trường xung quanh để đảm bảo một cuộc sống an toàn và thoải mái trong thời gian du học.
5. Tự nấu ăn ở nhà
Chi phí ăn uống tại các nhà hàng và quán ăn ở Úc khá cao, trung bình một bữa ăn ngoài có thể tốn từ 15-30 AUD (khoảng 250.000 - 500.000 VNĐ). Trong khi đó, nếu tự nấu ăn, bạn chỉ cần chi khoảng 50-80 AUD/tuần cho thực phẩm, giúp tiết kiệm một khoản lớn trong ngân sách du học.
Bên cạnh đó, khi tự đi chợ và nấu ăn, bạn có thể lên kế hoạch mua sắm thực phẩm theo tuần hoặc tháng, từ đó kiểm soát được chi tiêu và tránh lãng phí. Nấu ăn tại nhà cũng giúp bạn tận dụng tối đa nguyên liệu đã mua. Tự nấu ăn giúp bạn chủ động lựa chọn thực phẩm tươi sạch và đảm bảo dinh dưỡng cân bằng. Điều này rất quan trọng để duy trì sức khỏe và thể lực trong quá trình học tập xa nhà.
Ngoài ra, tự nấu ăn không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian, lên kế hoạch và kỹ năng bếp núc – những kỹ năng rất cần thiết cho cuộc sống tự lập khi du học. Bạn có thể nấu ăn cùng bạn bè hoặc tổ chức những bữa ăn chung, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tạo không gian vui vẻ và gắn kết hơn trong cuộc sống du học.
VI. Trải nghiệm thực tế về cuộc sống của du học sinh tại Úc

Theo một du học sinh ở Úc, quả thật Nhiều du học sinh Việt Nam tại Úc gặp phải khó khăn trong giao tiếp thực tế, ngay cả khi đã có nền tảng tiếng Anh tốt. Sự khác biệt giữa ngôn ngữ sách vở và cách nói trong đời sống hàng ngày khiến họ mất tự tin. Tuy nhiên, các giáo viên tại Úc rất nhiệt tình hỗ trợ sinh viên quốc tế cải thiện kỹ năng tiếng Anh thông qua các hoạt động như học nhóm, thuyết trình và tự học tại thư viện.
Về phương tiện giao thông, hệ thống công cộng ở Úc như xe buýt, tàu điện và xe lửa rất hiện đại và đúng giờ. Tuy nhiên, nhiều du học sinh ban đầu vẫn gặp khó khăn khi tìm trạm dừng và làm quen với lịch trình di chuyển.
Bên cạnh đó, một thách thức lớn mà du học sinh phải đối mặt là chi phí sinh hoạt đắt đỏ và giá thuê nhà cao. Theo báo Tuổi Trẻ, không ít sinh viên rơi vào tình cảnh thiếu lương thực và vất vả cân bằng giữa việc học và làm thêm để trang trải chi phí. Đại dịch COVID-19 còn làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi nhiều bạn mất việc làm, hết tiền học bổng và thậm chí rơi vào tình trạng vô gia cư.
Ngoài khó khăn tài chính, nhiều du học sinh còn chịu áp lực tinh thần từ sự kỳ thị và thiếu hỗ trợ từ cộng đồng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và kết quả học tập của họ, khiến cuộc sống xa nhà càng thêm thử thách.
Còn về cuộc sống sau du học thì sao? Theo Migration Strategy của Bộ Nội vụ Úc, hơn 50% người nắm giữ visa Tốt nghiệp Tạm thời đang làm các công việc có tay nghề thấp và không có được kinh nghiệm làm việc có tay nghề cần thiết để đủ điều kiện xin visa thường trú nhân diện tay nghề cao. Do đó, khoảng 19.000 sinh viên và người tốt nghiệp đã ở Úc 9 năm hoặc lâu hơn. Những người nhập cư này không thể hoàn toàn xây dựng cuộc sống tại Úc và phải đối mặt với những rào cản trong thị trường lao động do tình trạng tạm trú của họ.
Trên đây, PREP đã chia sẻ tất tần tật về cuộc sống du học sinh tại Úc. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có cái nhìn chân thực nhất, đồng thời chuẩn bị tốt nhất cho hành trình du học tương lai nhé!
Học tiếng Anh online dễ dàng hơn với PREP - Nền tảng Học & Luyện thi thông minh cùng AI. Với công nghệ AI độc quyền, bạn có thể tự học trực tuyến tại nhà và dễ dàng chinh phục các kỳ thi như IELTS, TOEIC, VSTEP, APTIS, hay tiếng Anh giao tiếp. Teacher Bee AI luôn đồng hành cùng bạn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc và cải thiện kỹ năng một cách hiệu quả.
Hãy click TẠI ĐÂY hoặc gọi HOTLINE 0931428899 để được tư vấn chi tiết về các khóa học tiếng Anh chất lượng!
Tải app PREP ngay để bắt đầu hành trình học tiếng Anh tại nhà với chương trình luyện thi online chất lượng cao.
Tài liệu tham khảo:
1. Department of Education. International student numbers by country, by state and territory. Truy cập ngày 30/12/2024, từ https://www.education.gov.au/international-education-data-and-research/international-student-numbers-country-state-and-territory |

Bình luận
Bài viết liên quan
Tìm kiếm bài viết học tập
Lộ trình cá nhân hoá
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!

Kết nối với Prep

MSDN: 0109817671.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4 Tòa Vinaconex-34 Đ.Láng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Địa chỉ kinh doanh: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Trụ sở: SN 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Phòng luyện ảo - Trải nghiệm thực tế - Công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899.
Trụ sở: Số nhà 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp.