Tìm kiếm bài viết học tập

Chứng minh tài chính du học như thế nào? Có thể du học mà không cần chứng minh tài chính?

Chứng minh tài chính là một trong những yêu cầu quan trọng nhất khi nộp đơn xin visa du học tại nhiều quốc gia. Hãy cùng PREP khám phá tất tần tật những thông tin mới nhất về chứng minh tài chính du học trong bài viết này để đảm bảo bạn không bỏ lỡ những điều quan trọng nhé!

Chứng minh tài chính du học
Chứng minh tài chính du học 

I. Tại sao cần chứng minh tài chính du học?

tai-sao-can-chung-minh-tai-chinh-du-hoc.jpg
Tại sao cần chứng minh tài chính du học?

Chứng minh tài chính du học là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo rằng bạn có khả năng chi trả các chi phí liên quan đến học tập và sinh hoạt tại nước ngoài. Du học đòi hỏi một khoản chi phí lớn, bao gồm học phí, tiền sinh hoạt, chi phí bảo hiểm và các khoản chi khác. Chứng minh tài chính giúp đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực để trang trải trong suốt thời gian học tập mà không bị gián đoạn.

Bên cạnh đó, Lãnh sự quán hoặc cơ quan nhập cư của nước mà bạn dự định du học thường yêu cầu chứng minh tài chính để đảm bảo bạn không trở thành gánh nặng cho hệ thống phúc lợi xã hội của nước đó. Điều này cũng giúp tăng khả năng được cấp visa.

II. Những cách chứng minh tài chính du học

Chứng minh tài chính là một bước quan trọng trong quá trình xin visa du học. Tùy thuộc vào quốc gia và yêu cầu của trường học, bạn có thể lựa chọn một trong các cách dưới đây để đáp ứng yêu cầu chứng minh tài chính:

Hình thức

Đặc điểm

Sổ tiết kiệm 

  • Đây là cách phổ biến nhất và được hầu hết các nước chấp nhận.

  • Số tiền trong sổ tiết kiệm cần tương đương với mức chi phí học tập và sinh hoạt trong 1-2 năm học đầu tiên.

  • Sổ tiết kiệm thường phải được mở trước thời điểm nộp hồ sơ từ 3-6 tháng (hoặc hơn).

Giấy tờ chứng minh thu nhập

  • Cung cấp tài liệu chứng minh nguồn thu nhập ổn định của người bảo trợ tài chính, chẳng hạn như: Hợp đồng lao động, bảng lương. Báo cáo thuế cá nhân hoặc doanh nghiệp. Giấy tờ kinh doanh hợp pháp.

Tài sản cố định 

  • Cung cấp giấy tờ sở hữu tài sản có giá trị lớn, ví dụ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở. Giấy đăng ký xe ô tô.

  • Không phải quốc gia nào cũng chấp nhận cách này làm bằng chứng chính.

  •  

Chứng nhận học bổng

  • Nếu bạn nhận được học bổng toàn phần hoặc bán phần từ trường học hoặc tổ chức tài trợ, đây là một cách chứng minh tài chính rất thuyết phục.

  • Nếu nhận được học bổng bán phần, bạn vẫn cần chứng minh có thể chi trả cho các chi phí mà học bổng không tài trợ.

Bảo lãnh tài chính từ người thân 

  • Người thân hoặc bạn bè tại quốc gia bạn dự định học tập có thể bảo lãnh tài chính cho bạn. 

  • Yêu cầu cung cấp giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người bảo lãnh cũng như chứng minh khả năng tài chính của người bảo lãnh (sổ tiết kiệm, giấy tờ thu nhập…).

Khoản vay du học

  • Sử dụng khoản vay từ các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để chứng minh tài chính.

  • Yêu cầu:

    • Hợp đồng vay vốn từ ngân hàng với mục đích hỗ trợ du học.

    • Cam kết trả nợ hợp lệ.

III. Yêu cầu chứng minh tài chính của một số quốc gia

Mức chứng minh tài chính tối thiểu với một số quốc gia như sau:

1. Mỹ

chung-minh-tai-chinh-du-hoc-my.jpg
Chứng minh tài chính du học Mỹ

Để chứng minh tài chính du học Mỹ, thông thường, số dư tài khoản cần đạt ít nhất mức học phí và sinh hoạt phí năm đầu tiên được ghi rõ trên mẫu I-20. Tuy nhiên, để tăng tính thuyết phục cho hồ sơ, nhiều du học sinh chọn chuẩn bị số dư tài khoản cao hơn, khoảng 1.5 lần so với yêu cầu. Chi phí du học Mỹ có sự khác biệt tùy vào trường học, ngành học và khu vực sinh sống. Do đó, trước khi xin visa, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về yêu cầu tài chính của từng trường để chuẩn bị đầy đủ và hiệu quả nhất.

Tham khảo bài viết:

2. Anh

Mức chứng minh tài chính tối thiểu với du học Anh đó là:

  • Học phí: Bạn phải có đủ kinh phí để thanh toán học phí cho năm học đầu tiên (tối đa 9 tháng), với số tiền cụ thể được ghi rõ trong Thư Xác Nhận Nhập Học (CAS) từ cơ sở giáo dục bạn đăng ký.

  • Chi phí sinh hoạt:

    • Nếu bạn học tại London: yêu cầu £1,483 mỗi tháng (~47.1 triệu VNĐ) (tối đa 9 tháng).

    • Nếu bạn học ngoài London: yêu cầu £1,136 mỗi tháng (~36 triệu VNĐ) (tối đa 9 tháng).

Nếu bạn ở nội trú tại trường tư thục, bạn cần thanh toán phí nội trú thay vì chi phí sinh hoạt hàng tháng, với mức cụ thể được ghi trong CAS.

Lưu ý:

  • Số tiền này phải được duy trì trong tài khoản ngân hàng của bạn liên tục ít nhất 28 ngày trước khi nộp đơn.

  • London bao gồm Thành phố London và 32 quận thuộc khu vực này.

  • Nếu bạn đã sinh sống tại Anh với visa hợp lệ ít nhất 12 tháng trước khi nộp hồ sơ, bạn không cần chứng minh tài chính.

Tham khảo bài viết:

3. Úc

chung-minh-tai-chinh-du-hoc-uc.jpg
Chứng minh tài chính du học Úc

Chứng minh tài chính du học Úc cần mức tối thiểu là:

  • Chi phí sinh hoạt: AUD 29,710 (~477.5 triệu VNĐ)

  • Học phí: Học phí 12 tháng đầu tiên

  • Chi phí đi lại: AUD 2,000 (~32.1 triệu VNĐ)

Tham khảo bài viết:

4. Canada

Chứng minh tài chính du học Canada cần bao nhiêu?”​ là thắc mắc chung của nhiều người. Để du học Canada, bạn cần chứng minh có 20,635 CAD (~364 triệu VNĐ) để xin visa học tập tại quốc gia này.

5. Đức

chung-minh-tai-chinh-du-hoc-duc.jpg
Chứng minh tài chính du học Đức

Từ ngày 01/09/2024, bạn cần chứng minh có tối thiểu 992 EUR mỗi tháng (~26.2 triệu VNĐ) để trang trải chi phí sinh hoạt trong suốt thời gian lưu trú tại nước ngoài. Bạn cũng phải cung cấp bằng chứng tài chính đủ cho một năm, tức là ít nhất 11,904 EUR (~315.3 triệu VNĐ) .

Riêng với những người đang xin nhập học đại học, số tiền cần thiết là 1,081 EUR mỗi tháng (~28.6 triệu VNĐ). Bạn cần chứng minh khả năng tài chính đủ cho thời gian xin nhập học, tối thiểu là 3 tháng.

Tham khảo bài viết:

6. Hàn Quốc

Theo quy định mới về chứng minh tài chính du học Hàn Quốc, áp dụng từ ngày 01/07/2016, các yêu cầu cụ thể như sau:

  • Năm đầu học tiếng Hàn: Sổ tiết kiệm phải có ít nhất 10,000 USD (~254.5 triệu VNĐ) và được giữ tại ngân hàng tối thiểu 6 tháng. Đối với sinh viên trao đổi giữa các trường đại học Việt Nam và Hàn Quốc, số tiền tối thiểu là 9.000 USD và phải gửi ngân hàng ít nhất 3 tháng.

  • Chương trình đại học hoặc sau đại học: Sổ tiết kiệm cần có tối thiểu 20.000 USD (509.1 triệu VNĐ) và được duy trì tại ngân hàng trong ít nhất 3 tháng.

  • Du học dạng trao đổi (liên kết giữa trường đại học Việt Nam và Hàn Quốc): Yêu cầu sổ tiết kiệm tối thiểu 5.000 USD (127.2 triệu VNĐ), được giữ tại ngân hàng ít nhất 3 tháng trước khi nộp hồ sơ xin visa trao đổi.

IV. Du học ở đâu không cần chứng minh tài chính?

du-hoc-o-dau-khong-can-chung-minh-tai-chinh.jpg
Du học ở đâu không cần chứng minh tài chính?

Một số quốc gia mà bạn không cần chứng minh tài chính khi du học đó là:

Vậy có quốc gia du học châu Âu không cần chứng minh tài chính​ không? Câu trả lời là. Các quốc gia như Hy Lạp, Nga (không yêu cầu công khai) sẽ là lựa chọn lý tưởng khi không cần chứng minh tài chính.

Trên đây, PREP đã chia sẻ cho bạn tất tần tật về chứng minh tài chính du học. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho hành trình du học tương lai nhé!

PREP - Nền tảng học & luyện thi thông minh, ứng dụng công nghệ AI độc quyền, giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả. Tự học trực tuyến tại nhà, bạn sẽ dễ dàng chuẩn bị cho các kỳ thi IELTS, TOEIC, VSTEP, APTIS và rèn luyện tiếng Anh giao tiếp. Công nghệ AI sẽ hỗ trợ bạn học từ cơ bản đến nâng cao.

Hãy click TẠI ĐÂY hoặc gọi HOTLINE 0931428899 để được tư vấn chi tiết!

Tải app PREP ngay để bắt đầu hành trình học tiếng Anh trực tuyến chất lượng cao.

Tài liệu tham khảo:

1. Study in the States. Financial Ability Truy cập ngày 20/12/2024, từ https://studyinthestates.dhs.gov/students/prepare/financial-ability 

2. Edana Robitaille, Asheesh Moosapeta. IRCC to increase cost-of-living requirement for study permit applicants. Truy cập ngày 20/12/2024, từ https://www.cicnews.com/2023/12/ircc-increases-cost-of-living-requirement-for-study-permit-applicants-1241757.html#gs.j8vxob

3. Các cơ quan đại diện CHLB Đức tại Việt Nam. Thị thực đi du học đại học tại Đức. Truy cập ngày 20/12/2024, từ https://vietnam.diplo.de/vn-vi/dichvulanhsu/05-visaeinreise/2306798-2306798

4. GOV UK. Student Visa. Truy cập ngày 20/12/2024, từ https://www.gov.uk/student-visa 

5. Department of Home Affairs Immigration and Citizenship. Truy cập ngày 20/12/2024, từ https://immi.homeaffairs.gov.au/visas/getting-a-visa/visa-listing/student-500#HowTo 

Thạc sỹ Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự