Tìm kiếm bài viết học tập

Giải mã chữ Địa trong tiếng Hán (地) chi tiết nhất!

Chữ Địa trong tiếng Hán được dùng để biểu thị rất nhiều tầng ý nghĩa khác nhau tùy vào ngữ cảnh mà bạn sử dụng. Vậy bạn có thể biết chữ Địa tiếng Trung là gì không? Cách viết như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ở dưới bài viết này nhé!

chữ địa trong tiếng hán

 Chữ Địa trong tiếng Hán

I. Chữ Địa trong tiếng Hán là gì?

Chữ Địa trong tiếng Hán là , phiên âm de, là Hán tự có nguồn gốc từ tiếng Trung cổ xưa, mang ý nghĩa chính là đất. Chữ Hán này được sử dụng phổ biến trong các văn bản, tài liệu lịch sử và tôn giáo Trung Quốc. Bản thân người Việt Nam cũng sử dụng chữ Địa như một từ Hán Việt xuyên suốt chiều dài lịch sử cho đến thời điểm hiện tại.

Chữ Địa trong tiếng Hán 地
Chữ Địa trong tiếng Hán 地

  • Âm Hán Việt: địa
  • Tổng nét: 6
  • Bộ: thổ 土 (+3 nét)
  • Lục thư: hình thanh
  • Hình thái: ⿰土也
  • Nét bút: 一丨一フ丨フ
  • Thương Hiệt: GPD (土心木)
  • Unicode: U+5730
  • Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
  • Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

II. Ý nghĩa chữ Địa trong tiếng Hán

Chữ Địa trong tiếng Hán mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy vào ngữ cảnh người dùng sử dụng, cụ thể:

Địa là đất, nơi chứa đựng muôn loài.
  • 地球 /Dìqiú/: Trái đất
  • 地方 /Dìfāng/: Địa phương
Địa là vị trí, địa vị, ngôi mình được tới, vị thế.
  • 地位 /Dìwèi/: Vị trí
  • 十地 /Shí dì/: Thập-địa
Địa là đường đi.
  • 二十里地 /Èrshí lǐ de/: Hai mươi dặm đường. 
  • 两站地 /liǎng zhàn dì/: Lộ trình ngang qua.
Địa là thứ, lớp, mặt, diện tích.
  • 地下 /Dìxià/: Dưới mặt đất.
  • 地面 /Dìmiàn/: Mặt đất
Địa dùng làm tiếng giúp lời.
  • 忽地 /Hūdì/: Hốt địa.
  • 特地 /Tèdì/: Đặc địa.
Địa liên quan đến ý chí, cảm xúc bên trong.
  • 心地 /Xīndì/: Tâm địa.
  • 見地 /Jiàndì/: Kiến địa.

III.  Mở rộng về chữ Địa trong tiếng Hán

Chữ Địa trong tiếng Hán 地 được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, khía cạnh của đời sống con người như tín ngưỡng, tâm linh, ngũ hành. Cụ thể PREP sẽ phân tích, mở rộng ý nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

1. Chữ Địa trong “Thổ Công, Thổ Địa”

Người xưa quan niệm rằng Thổ Địa chính là vị thần cai quản đất đai, nắm rõ mọi việc xảy ra của gia chủ hay cai quản vùng đất đó. Vị thần này thích đùa nghịch với trẻ con và ăn tỏi. Người Việt có câu nói về Thổ Địa như sau:

“Đất có Thổ Công, Sông có Hà Bá”

Câu nói này nghĩa là ở một phạm vi nào đó nhất định thì sẽ có một vị thần cai quản. Do đó, nếu làm việc gì đụng chạm đến đất đai như xây nhà, mở vườn,... thì người ta sẽ cúng bái vị thần này.

Theo một số cuốn sách ghi lại “Thổ Công chính là một trong 3 vị Táo Quân trong Sự tích Táo Quân. Trong đó, người chồng thứ nhất là Thổ Địa trông coi việc nhà, người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc buôn bán, còn người chồng thứ 2 trông coi việc bếp núc.

Đặc biệt, người Việt coi ông Địa giống như một vị thần bình dân với tướng mạo mập mạp, bụng phệ, ăn mặc xuề xòa, cầm quạt lá, miệng lúc nào cũng mỉm cười. Vị Thần này được cho là khá dễ tính nên gia chủ không cần khấn vái cầu kỳ chỉ cần nải chuối là đủ.

2. Chữ Địa trong tín ngưỡng thờ cúng

Theo quan niệm về tín ngưỡng tâm linh, Thổ Công chính là vị thần quan trọng trong gia đình. Nếu như quan sát từ ngoài vào, bạn sẽ thấy bát hương thờ cúng ông Thổ Công ở giữa, bên trái là bát hương thờ bà Cô Tổ, còn bên phải là bát hương của Gia tiên. Khi cúng bái, gia chủ cần phải khấn Thổ Công trước, sau đó mới xin phép cho Tổ Tiên về. Ngày thờ cúng là vào Mùng 1 hoặc 15 Âm lịch hàng tháng.

3. Chữ Địa trong yếu tổ Thổ ngũ hành

Chữ Địa trong tiếng Hán mang ý nghĩa chính là “đất”. Trong ngũ hành tương sinh Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, Thổ tạo nên sự vận hành của vũ trụ và đất có tầm quan trọng rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Theo ngũ hành tương sinh, Hỏa đốt Mộc sẽ sản sinh ra Thổ, Thổ cũng có nghĩa là núi mà núi lúc nào cũng có đá, kim loại ẩn trong đá gây nên Thổ sinh Kim.

Theo ngũ hành tương khắc, Mộc khắc thổ do cây hút hết chất dinh dưỡng làm đất khô cằn. Thổ khắc Thủy vì nước bị đất hút đi hoặc chặn không cho chảy.

Thổ còn đại diện cho sự vĩnh cửu, ổn định, vững chắc nên mang đến cảm giác an toàn cho con người.

V. Cách viết chữ Địa trong tiếng Hán

Nếu bạn đã nắm chắc kiến thức về các nét cơ bản trong tiếng Trung, viết chữ Địa trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Sau đây, PREP sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết chữ Địa trong tiếng Hán nhé!

Hướng dẫn nhanhCách viết chữ Địa trong tiếng Hán nhanh
Hướng dẫn chi tiếtHướng dẫn cách viết chữ Địa trong tiếng Hán chi tiết

VI. Từ vựng có chứa chữ Địa trong tiếng Hán

PREP đã hệ thống lại bảng từ vựng có chứa chữ Địa trong tiếng Hán chi tiết. Hãy nhanh chóng củng cố vốn từ cho mình ngay từ bây giờ bạn nhé!

Từ vựng có chứa chữ Địa trong tiếng Hán
Từ vựng có chứa chữ Địa trong tiếng Hán

STTTừ vựng chứa chữ Địa trong tiếng HánPhiên âmNghĩa
1地下dìxiàNgầm, trong lòng đất, dưới đất, bí mật
2地下室dìxiàshìTầng hầm
3地下水dìxiàshuǐNước ngầm
4地下河dìxiàhéMạch nước ngầm
5地主dìzhǔĐịa chủ, người bản địa
6地产dìchǎnĐất đai sở hữu
7地亩dìmǔĐất đai, ruộng đất, đồng ruộng
8地位dìwèiĐịa vị, nơi, chỗ ở
9地儿dìrChỗ ngồi, chỗ đứng
10地光dìguāngÁnh địa quang
11地利dìlìĐịa lợi, lợi thế về đất đai
12地动dìdòngĐịa chấn, động đất
13地势dìshìĐịa thế
14地区dìqūKhu, miền vùng
15地图dìtúĐịa đồ, bản đồ
16地址dìzhǐĐịa chỉ, chỗ ở
17地块dìkuàiCánh đồng, đồng cỏ
18地域dìyùKhu vực, địa phương
19地基dìjīNền móng
20地声dìshēngTiếng động đất
21地壳dìqiàoVỏ trái đất
22地头dìtóuHai đầu bờ ruộng, trạm dừng
23地宫dìgōngĐịa cung,lăng mộ
24地层dìcéngTầng đất, địa tầng
25地带dìdàiMiền, vùng, khu vực

Như vậy, PREP đã giải mã chi tiết về chữ Địa trong tiếng Hán. Hy vọng, những kiến thức mà bài viết chia sẻ hữu ích với những bạn nào đang học tiếng Trung, bổ sung thêm vốn từ vựng hữu ích.

Thạc sỹ Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự