Tìm kiếm bài viết học tập

Giải nghĩa câu Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng tiếng Trung

Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng tiếng Trung là gì? Nguồn gốc câu nói này xuất phát từ đâu và ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng PREP tìm hiểu chi tiết ở trong bài viết dưới đây nhé!

Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng tiếng Trung
Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng tiếng Trung 

I. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng tiếng Trung là gì?

Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng tiếng Trung là 树欲静而风不止, phiên âm /Shù yù jìng ér fēng bùzhǐ/, là thành ngữ tiếng Trung được sử dụng với ý nghĩa “người muốn được bình an, yên ổn nhưng lại luôn bị kẻ khác cố tình phá đám, gây gổ, chống đối, quấy phá”.

Trong đó:

  • 树欲 /shù/: Cây.
  • 欲 /yù/: Ao ước, ham muốn, mong muốn.
  • 静 /jìng/: Lặng, yên tĩnh.
  • 而 /ér/: Mà (liên từ nối hai thành phần có ý khẳng định và phủ định bổ sung cho nhau).
  • 风 /fēng/: Gió.
  • 不 /bù/: Không, chẳng.
  • 止 /zhǐ/: Dừng, ngừng.

Ít ai biết đến nguyên văn câu nói Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng tiếng Trung sẽ là:

“Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn”

欲静而风不止,子欲养而亲不待也 /shù yù jìng ér fēng bù zhǐ, zǐ yù yǎng ér qīn bù dài yě/.

Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng tiếng Trung là gì?
Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng tiếng Trung là gì?

II. Nguồn gốc của câu Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng

Tương truyền, năm đó, Khổng Tử đang trên đường sang nước Tề thì gặp một người đang khóc lóc thảm thiết bên vệ đường tên là Cao Ngư. Khổng Tử hỏi lý do thì được biết người này kể lại những mất mát của bản thân. 

Nguyên văn là “Hồi còn nhỏ, tôi đã rất hiếu học, chu du khắp nơi. Cho đến khi trở về mới biết rằng cha mẹ đã qua đời”. Sau đó, anh ta còn đau xót nói thêm: “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn.”

Cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục, là những người yêu thương con cái vô bờ bến. Và hiếu thuận với cha mẹ chính là trách nhiệm, bổn phận của người con. Nhưng đến lúc “con muốn phụng dưỡng thì cha mẹ không còn” là lúc mà con cái muốn báo hiếu thì cha mẹ đã không còn trên cõi đời này nữa.

III. Ý nghĩa câu nói Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng tiếng Trung

Mỗi chúng ta vẫn luôn mong muốn đến khi trưởng thành, khi rời khỏi vòng tay của cha mẹ có thể tự lập, tạo dựng cuộc sống cho riêng mình. Chúng ta chuẩn bị hành trang cho những chuyến đi xa gia đình, thực hiện ước mơ và gặt hái thành tựu nhưng vô tình quên mất một điều là cha mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý cho việc con cái của họ trưởng thành và dần rời xa mình.

Đến một lúc nào đó, bạn thèm khát được nghe lời dạy của cha, lời càm ràm của mẹ, thèm những bữa cơm gia đình đầm ấm nhưng lại thật khó biết bao nhiêu. Câu nói “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn” là muốn nhắc nhở chúng ta về điều đó.

y-nghia-cau-cay-muon-lang-ma-gio-chang-ngung-tieng-trung.jpg
Ý nghĩa câu nói Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng tiếng Trung

Người ta có thể chuẩn bị, dự đoán ngày chào đời của một đứa trẻ nhưng chẳng ai biết trước được người lúc nào sẽ đi. Báo hiếu cha mẹ là không cần phải đợi thời, chờ dịp mà cần xuất phát từ tâm khảm, tấm lòng của những người con.

Ở Trung Quốc, nhân vật Cao Ngư hối hận vì thời trẻ mải mê chạy theo ước mơ, hoài bão cho đến khi trở về quê hương thì cha mẹ sớm đã không còn. Hay câu chuyện “Tử Lộ vác gạo” ở bài khóa giáo trình HSK 5 có kể lại lúc Tử Lộ thành quan lớn, công thành danh toại muốn về quê báo đáp công lao nuôi dưỡng của cha mẹ nhưng họ đã không còn trên đời nữa. 

Câu nói “Con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ chẳng còn” muốn nhắc nhở những người con là thời gian trôi đi chẳng chờ đợi một ai. Bởi vậy, bạn hãy luôn đối xử thật tốt với cha mẹ, trân trọng từng giây từng phút hiện tại bên gia đình để đừng hối tiếc về sau.

Tham khảo thêm bài viết:

Trên đây là những lý giải chi tiết về câu nói Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng tiếng Trung. Hy vọng, những chia sẻ trên hữu ích, giúp bạn mở mang thêm nhiều kiến thức có giá trị.

Thạc sỹ Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự