Tìm kiếm bài viết học tập
Có nên bảo lưu đại học để đi du học? Thời hạn bảo lưu tối đa?
Việc bảo lưu đại học để đi du học là một quyết định quan trọng, đặc biệt với những bạn đã bắt đầu chương trình học trong nước nhưng muốn khám phá cơ hội học tập ở nước ngoài. Vậy có nên bảo lưu đại học để đi du học không? Cùng PREP tìm hiểu chi tiết sau đây nhé!

- I. Bảo lưu đại học để đi du học, nên hay không nên?
- II. Điều kiện được phép bảo lưu kết quả học đại học để du học nước ngoài
- III. Quy trình và thủ tục bảo lưu kết quả học tập để đi du học
- IV. Thời hạn tối đa bảo lưu đại học để đi du học là bao lâu?
- V. Một số lưu ý quan trọng khi bảo lưu điểm số đại học để du học
I. Bảo lưu đại học để đi du học, nên hay không nên?
“Có nên bảo lưu đại học để đi du học không?” là câu hỏi mà PREP nhận được từ rất nhiều độc giả. Thực tế, việc này có cả những mặt lợi và tiềm ẩn cả những rủi ro. Các trường hợp mà bạn nên bảo lưu đại học để đi du học đó là:
-
Bằng cấp nước ngoài được đánh giá cao hơn: Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao ứng viên có bằng cấp từ các trường đại học nước ngoài vì nó đại diện cho chất lượng giáo dục cao hơn. Bằng cấp này không chỉ chứng minh kiến thức chuyên môn mà còn thể hiện khả năng thích nghi và làm việc trong môi trường quốc tế.
-
Tham gia vào chương trình trao đổi sinh viên: Nếu bạn có cơ hội được tham gia các chương trình trao đổi sinh viên, thì bạn cần bảo lưu kết quả để có thể tiếp tục học tập tại trường khi đã hoàn thành xong chương trình trao đổi.
-
Nhận được học bổng giá trị cao: Nếu bạn nhận được học bổng toàn phần hoặc bán phần từ các trường đại học uy tín nước ngoài, đây là một cơ hội lớn mà bạn nên cân nhắc bảo lưu để tận dụng. Những chương trình học bổng này không chỉ giúp giảm chi phí học tập mà còn mở ra cơ hội học tại các trường đại học danh tiếng với chất lượng đào tạo cao hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì việc bảo lưu đại học để đi du học cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà bạn nên cân nhắc:
-
Gián đoạn quá trình học tập: Việc bảo lưu có thể khiến quá trình học tập bị gián đoạn, làm bạn mất đà học tập. Khi quay lại học đại học sau thời gian du học, bạn có thể cảm thấy khó bắt nhịp với chương trình học cũ, quên đi kiến thức đã học trước đó, hoặc phải điều chỉnh lại cách học để phù hợp với môi trường cũ.
-
Áp lực tài chính lớn: Khi quyết định bảo lưu để đi du học, bạn cũng cần cân đối khả năng tài chính bởi chi phí du học rất đắt đỏ, bao gồm học phí, chi phí sinh hoạt, vé máy bay, bảo hiểm và các khoản phát sinh. Nếu không có kế hoạch tài chính vững chắc, bạn rất dễ gặp áp lực lớn về mặt tài chính.
-
Rào cản ngôn ngữ: Khi đi du học, bạn sẽ nhận ra rằng ngôn ngữ thực tế khác xa so với những gì bạn được học ở trường hay trong các kỳ thi. Tốc độ nói nhanh, từ lóng, chơi chữ hay các cấu trúc câu phức tạp sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong giao tiếp cũng như tiếp thu kiến thức mới.
II. Điều kiện được phép bảo lưu kết quả học đại học để du học nước ngoài
Trường hợp bảo lưu để du học thuộc diện nhu cầu cá nhân theo quy định của Bộ GD&ĐT. Do vậy, theo Khoản 1 Điều 15 Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT, nếu bạn muốn bảo lưu đại học để đi du học thì phải học ít nhất một học kỳ ở trường, không thuộc diện bị buộc thôi học và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy tối 2.00.
Bên cạnh những điều được quy định trên, bạn cũng cần phải đảm bảo một số điều kiện để được phép bảo lưu đại học để đi du học:
-
Nộp đơn xin bảo lưu đúng hạn: Bạn cần nộp đơn xin bảo lưu trong thời hạn mà trường yêu cầu, thường là trước khi bắt đầu học kỳ mới. Hồ sơ bảo lưu cần có các giấy tờ liên quan như đơn xin bảo lưu, thư mời nhập học từ trường đại học nước ngoài, và các tài liệu khác nếu có. Chi tiết sẽ được PREP cung cấp trong phần sau của bài viết.
-
Thời gian bảo lưu được quy định rõ ràng: Các trường đại học thường quy định thời gian bảo lưu tối đa. Nếu bạn không quay lại sau thời gian này hoặc xin gia hạn, bạn có thể phải học lại từ đầu hoặc không được công nhận kết quả học tập đã hoàn thành trước khi bảo lưu.
-
Đóng các khoản phí bảo lưu nếu có: Một số trường yêu cầu sinh viên đóng phí bảo lưu để duy trì quyền lợi học tập và giữ chỗ trong hệ thống của trường. Khoản phí này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường đại học.

III. Quy trình và thủ tục bảo lưu kết quả học tập để đi du học
Vậy chi tiết quy trình và thủ tục bảo lưu kết quả học tập để đi du học như thế nào? Cùng PREP tìm hiểu ngay nhé!
1. Tìm hiểu quy định bảo lưu của trường
Mỗi trường đại học có quy định khác nhau về việc bảo lưu. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ về:
-
Thời gian bảo lưu tối đa cho phép.
-
Thủ tục và điều kiện để bảo lưu (ví dụ: hoàn thành học kỳ đầu tiên, không nợ môn,...).
-
Các khoản phí liên quan nếu có.
Dưới đây là quy định bảo lưu của một số trường học:
-
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân: TẠI ĐÂY
-
Học viện Ngoại giao: TẠI ĐÂY
-
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM: TẠI ĐÂY
2. Chuẩn bị hồ sơ xin bảo lưu
Hồ sơ xin bảo lưu đại học bao gồm:
-
Đơn xin bảo lưu (mẫu đơn khác nhau tùy từng trường).
-
Thư nhập học từ trường quốc tế (nếu có).
-
Giấy tờ liên quan như hồ sơ sức khỏe, lý do cá nhân, hoặc kế hoạch du học.
-
Biên lai nộp học phí hoặc xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính trong thời gian học tập tại trường.
3. Liên hệ với phòng đào tạo
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn cần nộp đơn tại phòng đào tạo của trường để được xét duyệt bảo lưu. Thời gian xét duyệt có thể khác nhau tùy vào từng trường, do đó bạn cần nộp đơn sớm để không ảnh hưởng đến kế hoạch du học.
IV. Thời hạn tối đa bảo lưu đại học để đi du học là bao lâu?
Vậy bạn có thể bảo lưu đại học để đi du học tối đa trong bao lâu? Theo khoản 5 Điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về chương trình đào tạo và thời gian học tập, thời gian bảo lưu đại học của sinh viên không được quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá. Tức là, thời hạn bảo lưu đại học tối đa là 2 năm (vì thời gian đào tạo trung bình của chương trình đại học từ 3 - 5 năm).

V. Một số lưu ý quan trọng khi bảo lưu điểm số đại học để du học
Khi bảo lưu điểm số đại học để du học, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
-
Nắm rõ quy định bảo lưu của trường: Mỗi trường đại học có quy định riêng về việc bảo lưu kết quả học tập, thời gian bảo lưu cũng như thủ tục xin bảo lưu. Do vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin tại website của phòng đào tạo để nắm rõ các quy định này, tránh các sai sót hoặc chậm trễ trong quá trình xin bảo lưu.
-
Hoàn thành các yêu cầu học tập hiện tại: Trước khi xin bảo lưu, hãy chắc chắn rằng bạn đã hoàn thành đủ số tín chỉ hoặc học kỳ tối thiểu theo yêu cầu của trường để được bảo lưu. Đảm bảo không có môn học nợ hoặc vi phạm quy chế học tập, vì những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến việc xét duyệt bảo lưu.
-
Chuẩn bị hồ sơ bảo lưu đầy đủ: Hãy chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để quá trình bảo lưu được diễn ra thuận lợi, tránh bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến quá trình du học của bạn.
-
Thời gian nộp đơn bảo lưu: Hầu hết các trường đại học yêu cầu sinh viên nộp đơn bảo lưu trước khi học kỳ mới bắt đầu. Hãy chắc chắn rằng bạn nộp đơn đúng hạn, vì nộp muộn có thể dẫn đến việc đơn không được chấp nhận hoặc ảnh hưởng đến quá trình học tập.
-
Thời gian bảo lưu tối đa: Thời gian bảo lưu tối đa là 2 năm. Do đó, nếu có các vấn đề phát sinh và thời gian du học vượt quá thời hạn bảo lưu, bạn cần liên lạc ngay với nhà trường để được hỗ trợ.
-
Chi phí bảo lưu: Một số trường đại học có thể yêu cầu phí bảo lưu để giữ quyền học tập trong suốt thời gian bạn tạm dừng học. Hãy kiểm tra kỹ xem trường bạn có quy định này không và đóng đủ phí nhé!
Qua bài viết trên, PREP đã giải đáp thắc mắc cho bạn về việc có nên bảo lưu đại học để đi du học không cùng điều kiện, quy trình, thủ tục, thời hạn cũng như lưu ý quan trọng khi bảo lưu. Hy vọng những thông tin hữu ích mà PREP cung cấp sẽ giúp bạn hoàn thành được thủ tục bảo lưu và chuẩn bị hành trang cho du học.

Chào bạn! Mình là Hiền Hoàng, hiện đang đảm nhận vai trò quản trị nội dung sản phẩm tại Blog của website prepedu.com.
Với hơn 5 năm tự học các ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung và ôn luyện một số kỳ thi IELTS, TOEIC, HSK, mình đã tự đúc rút được nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ hàng nghìn người đang gặp khó khăn trong việc học ngoại ngữ. Hy vọng rằng những chia sẻ phía trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tự ôn luyện thi hiệu quả tại nhà!
Bình luận
Bài viết liên quan
Tìm kiếm bài viết học tập
Lộ trình cá nhân hoá
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!

Kết nối với Prep

MSDN: 0109817671.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4 Tòa Vinaconex-34 Láng Hạ, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Địa chỉ kinh doanh: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Trụ sở: SN 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Phòng luyện ảo - Trải nghiệm thực tế - Công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899.
Trụ sở: Số nhà 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp.