Tìm kiếm bài viết học tập

Nâng band từ 5.5 - 7.0 IELTS Writing nhờ biết những sự thật sau đây

Bài chia sẻ bởi một Preppies đã chinh phục được 7.0 IELTS Writing sau nhiều lần dậm chân tại band 5.5. Cùng PREP đi tìm hiểu về hành trình nỗ lực nâng band IELTS Writing của học viên này nhé!
Nâng band từ 5.5 - 7.0 IELTS Writing nhờ biết những sự thật sau đây
Nâng band từ 5.5 - 7.0 IELTS Writing nhờ biết những sự thật sau đây

I. Những sai lầm khiến mình mãi dậm chân ở band 5.5

1. Chỉ viết overview đúng 1 câu

Kiểu mình cứ nghĩ overview thì chỉ viết 1 câu thôi, nó dài dài và miễn là câu ghép thì vẫn được. Tại trước đây thì vẫn thế, cho tới khi được chấm chữa và trao đổi trực tiếp với giáo viên thì mình mới nhận ra là IELTS Writing đã update và cần tránh những loại lỗi kiểu như one-sentence paragraph.

Chỉ viết overview đúng 1 câu
Chỉ viết overview đúng 1 câu

2. Chuyên gia sử dụng liên từ ở đầu câu

Không biết có bạn nào giống mình không nhưng 10 bài Writing thì cả 10 mình đều viết thế này “S + V. However, S + V.” hơn là “S + V, however, S + V”. Nhưng sau khi tìm đọc 7749 bài viết chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm từ thầy cô (và vẫn là do chấm chữa mà ra) thì để liên từ ở đầu câu không được khuyến khích lắm trong bài thi này. 

3. Lạm dụng cụm “besides", “too", “very" và “to sum up"

Đọc đến đây chắc các bạn sẽ nghi ngờ mình kiểu “M là giám khảo hay sao mà biết điều này sẽ hạ band, bằng chứng đâu?”. Thì thật ra cũng lại do chấm chữa hết các bạn ạ. Có học có khôn, có chữa có tiến bộ. Nếu như bình thường mình đoán là bạn chỉ đọc 1 bài chữa đơn thuần thì mình sẽ tặc lưỡi: ừ thôi, band hơi thấp, lần sau cố.

Nhưng mình thì khác, mình mò tới giáo viên để hỏi, để chat tận nơi và vặn vẹo tại sao lỗi này bị trừ và wala :)) Những cách diễn đạt trên nó bị informal vì vậy dùng trong dạng văn trịnh trọng như Writing là không nên.

Lạm dụng cụm “besides", “too", “very" và “to sum up"
Lạm dụng cụm “besides", “too", “very" và “to sum up"

4. Cuống quá là auto sử dụng tính từ dễ xơi như: good, bad, nice, big, small, …

Mình biết việc sử dụng máy tính từ này thì nó không hề sai, nhưng mà sẽ không hay, và không được liệt kê vào dạng band cao (vì thầy cô chữa bài cho mình nói thế). Mình cũng thử tự suy luận xem tại sao, thì thật ra đơn giản thui, mấy cái tính từ này trẻ con cấp 1 nó còn học được mà, với tra theo bảng từ của Oxford hay Cambridge thì nó cũng ko nằm trong range C1. 

5. Ngại viết outline nên bố cục thiếu sự mạch lạc

“Đi thi thì chỉ có 60p cho 2 bài, lại mất thời gian làm outline nữa thì viết kiểu gì cho kjp?” Ôi một thời ngu ngốc đã khiến mình luôn luôn coi thường outline. Đến giờ thì xin chừa, xin chừa, xin chừa ạ. Nhiều khi không có outline còn làm mình trả lời không đủ các phần của câu hỏi, lại còn lan man thiếu trọng tâm nữa chứ.

Có tình huống dở khóc dở cười của mình và hồi còn band 5,0 cơ, mình viết thế này “This is firstly because people's living standards which have been greatly improved in recent years provoke they have to broaden their horizons. For example, that there are ample promotional opportunities can climb the career ladder so travel abroad helping them learn useful skills, experience different cultures and reduce stress.”

U là trời giờ đọc lại k hiểu tại sao lại có sự liên kết sâu sắc giữa các câu văn như vậy chứ. Sau lần này, mình quyết tâm phải tập viết outline cho ra nhẽ rồi bám vào đó mà phát triển ý. Rất may, cho đến hiện tại mình đã ko còn lạc đề nữa, và luôn duy trì band 7 ở tiêu chí TR hay CC. Mình sẽ viết chi tiết hơn cách mình tập tọe làm outline ở phần 2 cho bạn nào muốn tham khảo.

6. Lạm dụng bài mẫu sai cách

Học Writing qua bài mẫu là 1 ý tưởng không tồi, nhưng nếu bạn áp dụng nó sai cách thì có lẽ cũng vẫn đang đứng vững ở 5.5 - 6.0 như mình hồi trước. Lại điểm qua những thứ ngu ngok mình đã làm cách đây 2 tháng: tra từ điển mọi lúc mọi nơi khi có từ mới & luôn sa đà vào học từ vựng ngữ pháp riêng lẻ. Xong rồi lại nhớ cái từ mới đó, thậm chí là câu nào hay quá học thuộc nguyên si, và chờ cơ hội có chiếc đề nào dùng được là mình đắp vào ngay!

II. Bí thuật gì giúp mình chạm tới band 7 Writing sau 2 tháng?

Thật ra chẳng có bí thuật gì, ngoài việc luyện tập & có người chấm chữa. Được chỉ ra lỗi sai, trao đổi rõ ràng tại sao lỗi này lại bị tính là sai đã giúp mình vỡ ra nhiều thứ, từ đó điều chỉnh khối lượng, loại kiến thức thu nạp vào trong lúc học. Rồi, giờ mình sẽ đưa ra giải pháp mà mình áp dụng để triệt tiêu những sai lầm bên trên ^^

1. Bí thuật 1: Chấm chữa Speaking và Writing là điều “bắt buộc”

Riêng với Writing (và Speaking nữa) thì chấm chữa là điều bắt buộc, không thể cứ thể học template rồi đi thi mà không qua 1 bài chấm chữa nào. Minh chứng đã rõ, bạn cũng thấy nếu ko được chấm chữa & giải đáp từ giáo viên thì mình đã không tự đúc kết được các sai lầm số 1,2,3,4 nêu trên.

Mình chọn chấm chữa ở PREP đơn giản vì mình đang theo học khóa Writing bên đấy, nó trong combo. Nhưng cũng đáng tiền vì được trao đổi với giáo viên về bài chấm, mình vặn vẹo thầy cô đủ điều luôn mới lòi ra các mục bên trên. Mình sẽ để ảnh 1 bài chấm của mình bên dưới cho mọi người coi. Khi nhận bài xong mình sẽ chép lại bài được chữa vào vở, và so sánh lại với version cũ đã làm, tự phát hiện ra sự nâng cấp trong bài viết mới với cũ. 

So sánh xong thì mở lại bài chữa của giáo viên, đọc lại phần suggest sửa, với cả nhận xét cho mấy tiêu chí và action plan ở cuối (ở PREP mình đc cung cấp sẵn action plan dựa trên từng bài viết), xong rồi thấy thầy cô viết thiếu cái gì thì tìm cái đó trên youtube, tiktok hoặc gg rồi học thôi :3 À hồi 2018 đi học off thầy Bách có cái quyển về collocation nữa.

Mình lôi ra học lại luôn, thường sẽ là note từ/ cụm từ cần học bằng màu đỏ, còn text, câu bình thường mình để màu xanh. Những từ/cụm nào trong sách thầy Bách viết có, mà mình bắt gặp trong bài Reading ở sách Cam hoặc đống bài mẫu thầy viết thì mình dùng bút highlight cho nó nổi lên lần nữa, kiểu làm ký hiệu cho mình biết là phải thuộc, phải thuộc, phải thuộc ý.  

2. Bí thuật số 2: Khắc phục việc học bài mẫu sai cách

Khắc phục việc học bài mẫu Writing sai cách. Ở trên thì mình có nêu 2 lỗi sai của bản thân, quote lại bên dưới kèm lý do không nên nhé!

  • Không nên: Dừng lại và tra từ điển bất kì khi nào gặp từ mới. Vì: Làm mất mạch đọc hiểu, không nhìn được tổng quan ý tưởng cũng như cách triển khai ý của tác giả → Giải pháp: Tạm bỏ qua nếu không ảnh hưởng tới mạch đọc hiểu bài mẫu
  • Không nên: Sa đà vào việc học các từ vựng, ngữ pháp riêng lẻ. Vì: Dễ không để ý cấu trúc chung, hay sự liên kết logic, mạch lạc của cả bài. → Giải pháp: Trong quá trình đọc, chú ý đến những từ vựng, ngữ pháp được highlight trong bài, nhưng chưa đọc phần glossary vội mà cần tập trung vào đọc hiểu và đọc phân tích trước.

Các bước mình áp dụng khi đọc glossary: 

  • Bước 1: Đọc từ/ cụm từ và ý nghĩa của chúng
  • Bước 2: Đọc cả câu chứa từ đó trong bài Writing Sample để nắm được ngữ cảnh (context) của từ
  • Bước 3: Nếu có thể, tự đối chiếu lại xem bản thân có sử dụng 1 từ/cụm từ nào khác để thể hiện cùng 1 ý không? Và liệu từ/ cụm từ trong phần glossary có hay hơn không đáng để học không?
  • Bước 4: Ghi chép lại cả câu chứa từ/ cụm từ vào 1 cuốn sổ, highlight từ/ cụm từ đó để tiếp tục áp dụng vào các context, bài viết khác. Bạn có thể tự tạo flashcard trên quizlet hay memrise đều ok nha.

Bí thuật số 3: Tập viết outline & luôn luôn nhớ phải viết outline trước khi vào bài chính

Bonus 1 tí là mình hay brainstorm trước khi viết outline. Và cách brainstorm của mình là: Xác định xem đề bài đó thuộc topic gì, viết topic chính đó ra giữa rồi cho mấy cái topic hay động đến như education, culture, jobs and works, laws, transportation, v.v ở xung quanh. Xong mình bắt đầu nối từ topic chính (đề bài) tới các topic liên quan và xem có ý gì không.

Cuối cùng là cân nhắc xem ý mình vừa draft là advantages hay disadvantages thì để dấu + -  tương ứng vào thôi là đc. Nếu vẫn thấy khó hiểu thì mình có làm mẫu 1 ảnh bên dưới với đề bài là: Some people think that it would be better for large companies and industries to move to regional areas outside large urban centers. Do you think the advantages outweigh the disadvantages? Bạn kéo xuống để xem chi tiết nhé.

Sau khi có bản brainstorm idea thì mình bắt đầu đọc lướt tầm 30s và sắp xếp các ý xem ý nào nên viết đầu tiên, ý nào nên viết sau. Bố cục thì mình sẽ sắp xếp các câu trong 1 body là: Câu chủ đề → Nêu luận điểm → Giải thích luận điểm → Ví dụ → Kết luận lại. Xong rồi xem nếu có nhiều từ bị lặp quá thì thay referencing vào, và note ngay từ vựng mà mình đang có trong đầu về topic đấy, để tranh lúc vào mạch viết lại quên.

III. Lời Kết

Trên đây là cách nâng band từ 5.5 -7.0 của một bạn học viên tại PREP. Chúc bạn học luyện thi IELTS và chinh phục được band điểm thật cao nhé!

CEO Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự

Đăng ký tư vấn lộ trình học

Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!

bg contact
Công ty cổ phần công nghệ Prep
Mã số doanh nghiệp: 0109817671
Địa chỉ: Số nhà 20 Ngách 234/35 Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Trụ sở văn phòng: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Tp.Hà Nội
VỀ PREP
Giới thiệuTuyển dụng
KẾT NỐI
TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
Download App StoreDownload Google Play
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ PREP
Phòng luyện ảo - trải nghiệm thực tế - công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899
Địa chỉ: Số nhà 20 Ngách 234/35 Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp
CHỨNG NHẬN BỞI
Bộ Công ThươngsectigoDMCA.com Protection Status