Tìm kiếm bài viết học tập

Tổng quan về Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2025

Kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) tổ chức là một trong những kỳ thi quan trọng, được nhiều thí sinh lựa chọn để xét tuyển vào các trường đại học uy tín trên cả nước. Cùng PREP tìm hiểu các thông tin tổng quan và mới nhất về kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2025 qua bài viết dưới đây để bạn có cái nhìn rõ ràng, chủ động trong việc lên kế hoạch ôn tập và đăng ký dự thi hiệu quả nhé!

Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội
Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội
  1. I. Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội
    1. 1. Sự thay đổi mới trong cấu trúc đề thi ĐGNL ĐHQG TPHCM 2025
    2. 2. Cấu trúc đề thi 2025
    3. 3. So sánh cấu trúc đề thi 2025 với năm 2024
  2. II. Lịch thi và địa điểm thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội 2025
  3. III. Lệ phí thi
    1. 1. Lệ phí thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội là bao nhiêu?
    2. 2. Phương thức và cách thanh toán lệ phí thi
  4. IV. Hướng dẫn đăng ký kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội
    1. 1. Chuẩn bị đăng ký dự thi
    2. 2. Cách đăng ký dự thi
  5. V. Một số câu hỏi thường gặp về thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội
    1. 1. Xem giấy báo dự thi ĐGNL ở đâu?
    2. 2. Kết quả thi Đánh giá năng lực có được cộng điểm ưu tiên khu vực hoặc đối tượng hay không?
    3. 3. Vì sao không thể chỉnh sửa thông tin cá nhân sau khi đã đăng ký ca thi?
    4. 4. Phần thi Khoa học có bắt buộc phải chọn cả môn tự nhiên và xã hội không, hay được chọn 3 môn bất kỳ?
    5. 5. Nếu đã tạo tài khoản HSA từ năm trước (dù đã tham gia thi hay chưa), năm nay có cần đăng ký tài khoản mới không?
    6. 6. Nếu bị mất email cũ, vậy có thể dùng email khác để lập tài khoản mới không?
    7. 7. Có thể dùng hộ chiếu để đăng ký thi HSA không?
    8. 8. Thí sinh được dự thi HSA bao nhiêu lần?
    9. 9. Vì sao đã hủy ca thi nhưng hệ thống vẫn báo hết chỗ và không cho đăng ký lại?
    10. 10. In Phiếu báo dự thi như thế nào? Có bắt buộc phải in không?
    11. 11. Nếu bị mất căn cước công dân trước ngày thi thì cần dùng giấy tờ gì để đi thi?
    12. 12. Sau bao lâu thì có kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội?

I. Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Sự thay đổi mới trong cấu trúc đề thi ĐGNL ĐHQG TPHCM 2025

Năm 2025, bài thi Đánh giá năng lực HSA của Đại học Quốc gia Hà Nội được điều chỉnh để phù hợp hơn với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Bài thi gồm 3 phần chính:

  • Phần 1: Toán học và xử lý số liệu – 50 câu hỏi, làm trong 75 phút

  • Phần 2: Ngôn ngữ – Văn học – 50 câu hỏi, làm trong 60 phút

  • Phần 3: Khoa học – 50 câu hỏi, làm trong 60 phút

Điểm mới quan trọng là phần thi Khoa học (Phần 3) và cách ra câu hỏi đã có sự thay đổi đáng kể. Sau khi hoàn thành hai phần đầu, thí sinh sẽ tự chọn 3 trong số 5 chủ đề thuộc các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý để làm phần thi Khoa học. Tổng thời gian làm bài các phần thi là 195 phút (chưa tính thời gian làm câu hỏi thử nghiệm).

Nếu thí sinh chọn thi Ngoại ngữ, phần thi này sẽ được xây dựng thành một hợp phần riêng, thay thế cho phần Khoa học, dùng để đánh giá năng lực chuyên biệt theo hướng sâu hơn.

Về hình thức câu hỏi, bài thi năm nay có thêm câu hỏi chùm, tức là một ngữ cảnh hoặc đoạn dữ liệu sẽ đi kèm với từ 1 đến 3 câu hỏi nhỏ để đánh giá khả năng phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề của thí sinh. Dạng câu hỏi này có thể là chủ đề mới, yêu cầu thí sinh đọc hiểu, suy luận và đưa ra đáp án hợp lý dựa trên dữ liệu được cung cấp.

2. Cấu trúc đề thi 2025

2.1. Dạng thức bài thi

Bài thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội bao gồm 150 câu hỏi với thời gian làm bài là 195 phút. Điểm tối đa thí sinh có thể đạt được là 150 điểm, với thang điểm tối đa mỗi phần thi là 50 điểm.

Tóm gọn về cấu trúc đề thi 2025 như ảnh sau:

cau-truc-de-thi.jpg
Cấu trúc đề thi 2025

Chi tiết về cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 như sau:

Nội dung

Số câu

Thời gian thi

Lĩnh vực và nội dung chi tiết

Phần 1 (Toán học và xử lý số liệu/Tư duy định lượng)

50 câu hỏi (chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm), bao gồm:

  • 35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn

  • 15 câu hỏi điền đáp án

75 phút

Đại số và một số yếu tố giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất

Phần 2 (Văn học - Ngôn ngữ/Tư duy định tính)

50 câu hỏi (trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn) trong đó:

  • 25 câu hỏi đơn

  • 5 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi

60 phút

  • Sử dụng ngữ liệu đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (bao gồm từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển và các biến thể của ngôn ngữ, cách hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật,...

  • Các ngữ liệu này có thể được lấy từ cả trong và ngoài chương trình giáo dục phổ thông, nhằm đánh giá năng lực hiểu và xử lý thông tin của thí sinh trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.

Phần 3 (Khoa học hoặc Tiếng Anh)

50 câu hỏi (trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và điền đáp án, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm

60 phút

  • Vật lý: Bao gồm các chủ đề như Động học, Động lực học, Công – Năng lượng – Công suất, Động lượng, Chuyển động tròn, Biến dạng vật rắn, Dao động – Sóng, Điện, Từ, Vật lý nhiệt, Hạt nhân – Phóng xạ, cùng với các nội dung về thí nghiệm và thực hành Vật lý.

  • Hóa học: Gồm các kiến thức như Bảng tuần hoàn, Liên kết hóa học, Năng lượng và động hóa học, Điện hóa học, Hóa học vô cơ, Kim loại, Phức chất, Các loại hidrocacbon, Dẫn xuất halogen, alcohol, phenol, hợp chất carbonyl, ester – lipid, carbohydrate, hợp chất chứa nitơ – lưu huỳnh, polymer và các nội dung thực hành hóa học.

  • Sinh học: Bao gồm các cấp độ tổ chức sống, Sinh học tế bào, Vi sinh vật – virus, Cơ thể sống, Di truyền, Tiến hóa, Sinh thái học – môi trường, Sinh học phân tử, Kiểm soát sinh học và phần thực hành sinh học.

  • Lịch sử: Tập trung vào Lịch sử thế giới (cận đại và hiện đại), Lịch sử Đông Nam Á, Lịch sử Việt Nam (cận – hiện đại), các chuyên đề như danh nhân lịch sử và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

  • Địa lý: Gồm Địa lý đại cương, Địa lý kinh tế – xã hội thế giới, Địa lý Việt Nam (tự nhiên, dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế) và một số chuyên đề như thiên tai và biện pháp phòng chống, phát triển làng nghề…

Đối với phần 3 của đề thi, thí sinh có thể chọn thi phần Khoa học hoặc phần Tiếng Anh trong kỳ thi Đánh giá năng lực:

Phần thi

Nội dung chi tiết

Phần thi Khoa học

  • Thí sinh sẽ chọn 3 trong 5 chủ đề, gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí.

  • Mỗi chủ đề có khoảng 16 đến 17 câu hỏi, bao gồm:

    • Các câu hỏi đơn lẻ;

    • Từ 1 đến 2 chùm câu hỏi, mỗi chùm gồm 1 đoạn thông tin hoặc ngữ cảnh, kèm theo 3 câu hỏi liên quan.

  • Nếu trong lựa chọn có 2 chủ đề cùng lĩnh vực (ví dụ: 2 môn khoa học tự nhiên hoặc 2 môn khoa học xã hội), thì mỗi chủ đề đó có 17 câu hỏi, và chủ đề còn lại có 16 câu hỏi.

  • Các chủ đề thuộc Vật lý, Hóa học, Sinh học sẽ có ít nhất 1 câu hỏi dạng điền đáp án, thay vì chọn đáp án từ lựa chọn sẵn.

Phần thi Tiếng Anh

  • Được sử dụng để phục vụ các ngành đào tạo ngoại ngữ, ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài.

  • Gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu có 4 lựa chọn.

  • Trong đó:

    • Có 35 câu hỏi đơn lẻ;

    • Có 3 chùm câu hỏi, mỗi chùm gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi, nhằm kiểm tra kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, diễn đạt, đọc hiểu và xử lý tình huống trong văn bản.

2.2. Tỉ lệ phân bổ kiến thức theo từng lớp học

Bên cạnh việc hiểu rõ cấu trúc đề thi, để ôn thi hiệu quả hơn, bạn cũng cần nắm được kiến thức phân bổ theo chương trình học các lớp như sau:

  • Lớp 10: khoảng 10%

  • Lớp 11: khoảng 30%

  • Lớp 12: khoảng 60%

Lưu ý đặc biệt:

  • Đối với chủ đề Vật lí và Sinh học, tỷ lệ nội dung có thể dao động ±5% tùy theo cách phân bổ nội dung chương trình giữa các lớp.

  • Với phần thi Tiếng Anh, khoảng 45% kiến thức thuộc chương trình lớp 12, còn lại là kiến thức tổng hợp và nâng cao, chiếm khoảng 15%.

Để hiểu chi tiết về cấu trúc đề thi trong kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau đây: “Bật mí” cấu trúc đề thi đánh giá năng lực chính thức.

2.3. Độ khó của các câu hỏi trong đề thi HSA

Để ôn tập HSA hiệu quả hơn, bạn cũng cần hiểu về độ khó của các câu hỏi trong đề thi:

Các phần thi Toán học và xử lý số liệu, Văn học – Ngôn ngữ, và Khoa học

Các câu hỏi được sắp xếp theo độ khó tăng dần, chia thành 3 cấp độ, với tỉ lệ phân bổ như sau:

  • Cấp độ 1 (dễ): 20%

  • Cấp độ 2 (trung bình): 60%

  • Cấp độ 3 (khó): 20%

Phần thi Tiếng Anh (trong lựa chọn thứ ba)

Câu hỏi được xây dựng theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT), tương đương với khung tham chiếu trình độ châu Âu như sau:

  • Bậc 2 (A2): 25%

  • Bậc 3 (B1): 35%

  • Bậc 4 (B2): 35%

  • Bậc 5 (C1): 5%

3. So sánh cấu trúc đề thi 2025 với năm 2024

Cùng PREP so sánh cấu trúc đề thi 2025 với năm 2024 để có kế hoạch ôn thi hiệu quả nhé!

Tiêu chí

ĐGNL 2025

ĐGNL 2024

Cấu trúc bài thi

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: (Toán học và xử lý số liệu/Tư duy định lượng)

  • Phần 2: (Văn học - Ngôn ngữ/Tư duy định tính)

  • Phần 3: (Khoa học hoặc Tiếng Anh)

Số câu hỏi - Thời gian làm bài - Điểm tối đa

150 câu - 90 phút - 150 điểm

Môn tự chọn

Chọn 3 trong 5 môn thi (Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa) hoặc chọn phần thi Ngoại ngữ riêng

Không được chọn môn thi. Thí sinh phải hoàn thành các câu hỏi trong cả 3 phần thi bắt buộc

Dạng câu hỏi

  • Trắc nghiệm

  • Điền đáp án vào chỗ trống

  • Câu hỏi trùm

  • Trắc nghiệm

  • Điền đáp án vào chỗ trống

II. Lịch thi và địa điểm thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội 2025

ke-hoach-to-chuc-thi.jpg
Kế hoạch tổ chức thi 2025

Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2025 sẽ được chia thành 6 đợt thi. Các thông tin về đợt thi, ngày thi, địa điểm thi và quy mô sẽ được PREP thể hiện qua bảng sau:

Đợt thi

Đăng ký ca thi*

Ngày thi

Địa điểm thi

Quy mô

501

09h00: 23/02/2025

đến

16h30: 28/02/2025

15 -

16/03/2025

Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa,…

10,000

502

09h00: 23/02/2025

đến

16h30: 02/3/2025

29 - 30/03/2025

Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,…

15,000

503

09h00: 23/02/2025

đến

16h30: 02/3/2025

12 - 13/04/2025

Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,…

15,000

504

9h00: 23/02/2025

đến

16h30: 02/3/2025

19 - 20/04/2025

Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa,…

15,000

505

9h00: 23/02/2025

đến

16h30: 02/3/2025

10 - 11/05/2025

Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình,…

15,000

506

9h00: 23/02/2025

đến

16h30: 02/3/2025

17 - 18/05/2025

Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình,…

15,000

*: Thí sinh có nguyện vọng đăng ký thêm ca thi thứ hai có thể lựa chọn ca thi trên hệ thống từ 09 giờ sáng ngày 03 tháng 3 năm 2025 đến trước ngày thi chính thức 14 ngày. Việc chọn địa điểm thi được thực hiện trực tiếp trên hệ thống đăng ký tại địa chỉ: http://hsa.edu.vn/

Lưu ý: Lịch thi có thể được điều chỉnh tùy theo tình hình thực tế, đặc biệt nếu có yêu cầu về phòng chống dịch bệnh.

Chi tiết về địa điểm tổ chức thi của kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như các kỳ thi ĐGNL khác, bạn có thể tham khảo tại “Tổng hợp các địa điểm thi Đánh giá năng lực 2025”.

III. Lệ phí thi

1. Lệ phí thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội là bao nhiêu?

Lệ phí dự thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 là 600,000 đồng/lượt thi/thí sinh (tăng 100,000 VNĐ so với năm ngoái). Lệ phí đăng ký và dự thi phải được nộp trực tuyến trong vòng 96 giờ (tức 4 ngày) kể từ khi hoàn thành đăng ký ca thi. Nếu quá thời gian này mà chưa nộp lệ phí, ca thi sẽ bị hủy tự động. Sau khi thí sinh hoàn tất thanh toán lệ phí, hệ thống sẽ gửi email xác nhận đã nộp phí thành công. Hãy kiểm tra cả Hộp thư đến (Inbox) và Thư rác (Spam) để không bỏ sót email bạn nhé!

Lệ phí đã nộp không được hoàn lại trong bất kỳ trường hợp nào. Vì vậy, thí sinh cần đọc kỹ hướng dẫn và cân nhắc kỹ trước khi thanh toán. Chỉ khi hoàn tất việc nộp lệ phí, thí sinh mới được xem là đăng ký dự thi thành công và đủ điều kiện tham gia kỳ thi.

2. Phương thức và cách thanh toán lệ phí thi

Có 03 phương thức bạn có thể sử dụng để thanh toán lệ phí thi đó là:

2.1. Viettel Money

Để nộp lệ phí qua ứng dụng Viettel Money, bạn hãy làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Chọn phương thức thanh toán là “App Viettel Money” trên hệ thống đăng ký dự thi.

  • Bước 2: Tải và cài đặt ứng dụng Viettel Money từ CH Play (Android) hoặc App Store (iOS) về điện thoại.

  • Bước 3: Thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình (gồm 6 bước cơ bản). Đảm bảo tài khoản Viettel Money có đủ tiền trước khi thực hiện giao dịch.

thanh-toan-qua-viettel-money.jpg
Thanh toán qua Viettel Money
hoan-tat-thanh-toan-qua-viettel-money.jpg
Hoàn tất thanh toán qua Viettel Money

2.2. QR Code

Để nộp lệ phí qua QR Code, bạn hãy làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Chọn phương thức thanh toán là “QR Code” trên hệ thống đăng ký dự thi.

  • Bước 2: Thực hiện thao tác quét mã QR hiển thị trên màn hình hệ thống. 

  • Bước 3: Làm theo hướng dẫn để tiến hành thanh toán lệ phí. Đảm bảo tài khoản giao dịch đủ số dư cần thiết để thanh toán lệ phí theo mức quy định.

Lưu ý: Mức lệ phí chưa bao gồm phí giao dịch ngân hàng.

2.3. Viettel Pay

Cách thanh toán lệ phí bằng Viettel Pay như sau:

  • Bước 1: Chọn cổng thanh toán Viettel Pay ➨ hệ thống sẽ hiển thị cửa sổ thanh toán và hướng dẫn cụ thể.

chon-cong-thanh-toan-viettel-pay.jpg
Chọn cổng thanh toán Viettel Pay
  • Bước 2: Nhập số điện thoại đã đăng ký tài khoản Viettel Pay của người nộp lệ phí (không nhất thiết phải là thí sinh) ➨ Chọn Đăng nhập.

dang-nhap-tai-khoan-viettel-pay.jpg
Đăng nhập Viettel Pay
  • Bước 3: Hệ thống sẽ gửi mã OTP lần 1 đến số điện thoại đó. Nhập mã OTP vào hộp thoại và nhấn Xác nhận.

xac-thuc-otp.jpg
Xác thực OTP
  • Bước 4: Sau khi hệ thống xác nhận đăng nhập thành công:

    • Chọn nút Thanh toán để tiến hành nộp lệ phí.

    • Hệ thống sẽ tiếp tục gửi mã OTP lần 2, thí sinh nhập mã OTP này vào để hoàn tất thanh toán.

chon-thanh-toan-va-xac-thuc-lan-2.jpg
Chọn thanh toán và xác thực lần 2
  • Bước 5: Sau khi hoàn tất thanh toán, thí sinh sẽ nhận được email xác nhận trạng thái "Đã thanh toán" trong vòng 24 giờ. Vui lòng kiểm tra Hộp thư đến (Inbox) và cả Thư rác (Spam). Hệ thống cũng sẽ cập nhật trạng thái ca thi sang "Đã thanh toán" trên tài khoản đăng ký của thí sinh.

thanh-toan-thanh-cong.jpg
Thanh toán thành công

Tham khảo thêm bài viết:

IV. Hướng dẫn đăng ký kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Chuẩn bị đăng ký dự thi

Những thông tin thí sinh cần chuẩn bị khi đăng ký tài khoản thi HSA bao gồm:

STT

Thông tin

Nội dung chi tiết

1

Số điện thoại cá nhân

  • Bắt buộc phải có số điện thoại để đăng ký tài khoản.

  • Hệ thống sẽ gửi mã OTP xác nhận vào số điện thoại trong các trường hợp: đăng ký tài khoản, hủy ca thi, đặt lại mật khẩu.

2

Email cá nhân

  • Phải dùng email cá nhân riêng, không sử dụng email của người khác.

  • Email và mật khẩu cần được bảo mật cẩn thận, tránh lộ thông tin cá nhân.

3

Ảnh chân dung (dùng để in trên giấy chứng nhận kết quả thi)

  • Định dạng: .jpg hoặc .jpeg, dung lượng không quá 5MB, kích thước 4x6, đặt tên theo số CCCD.

  • Ảnh phải chụp trên nền sáng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu.

  • Ảnh cần được chụp trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm đăng ký thi.

4

Ảnh và số Căn cước công dân (CCCD)

  • Bắt buộc sử dụng CCCD 12 số.

  • Không được dùng 1 số CCCD để tạo nhiều tài khoản – hệ thống sẽ kiểm tra và khóa tài khoản trùng lặp để xác minh.

  • Hệ thống cũng sẽ đối chiếu số CCCD trong ảnh và số CCCD do thí sinh nhập.

    • Nếu có cảnh báo ảnh không hợp lệ, hãy kiểm tra lại số CCCD trên thẻ và thông tin đã nhập.

    • Nếu nhập sai số CCCD, thí sinh có thể bị từ chối dự thi.

5

Điểm trung bình các học kỳ

  • Nhập điểm trung bình của các học kỳ lớp 10, 11 và kỳ 1 lớp 12 (không bắt buộc nhập điểm kỳ 2 lớp 12).

  • Nhập theo định dạng có dấu chấm, ví dụ: 8.5. Nếu nhập sai định dạng (ví dụ: 85), hệ thống sẽ không lưu dữ liệu.

6

Địa chỉ và số điện thoại người nhận phiếu báo điểm

  • Cần kê khai đúng và đầy đủ địa chỉ nhận thư.

  • Phiếu báo điểm sẽ được gửi qua bưu điện bảo đảm.

  • Nhân viên bưu điện có thể sẽ gọi vào số điện thoại bạn đã khai để giao phiếu, vì vậy hãy điền số liên hệ chính xác.

Bạn có thể xem ảnh dưới đây để hiểu rõ hơn về yêu cầu ảnh nhé!

yeu-cau-anh-chan-dung.jpg
Yêu cầu về ảnh

2. Cách đăng ký dự thi

Để đăng ký thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội, bạn hãy làm theo các bước sau:

truy-cap-website.jpg
Truy cập vào website
    • Để đăng ký tài khoản, hãy nhập số điện thoại chính xác (hệ thống sẽ gửi mã OTP). Số điện thoại là duy nhất, không thay đổi được. 

    • Nhập email cá nhân đang sử dụng. Mọi thông báo từ hệ thống sẽ được gửi qua email này.

dien-thong-tin-dang-ky.jpg
Điền thông tin đăng ký tài khoản
    • Đọc và tích chọn Đồng ý với Thỏa thuận giữa thí sinh và Viện Đào tạo số & Khảo thí.

    • Nhấn Xác thực ngay để hệ thống gửi mã OTP về điện thoại. Nhập mã OTP trong vòng 10 phút để hoàn tất bước xác thực.

xac-thuc-tai-khoan.jpg
Xác thực tài khoản
    • Sau khi xác thực thành công, hệ thống yêu cầu xác nhận email (mở email và nhấn vào liên kết xác nhận).

xac-nhan-email.jpg
Xác thực email
  • Bước 2: Đăng nhập tài khoản

    • Nhập số điện thoại và mật khẩu đã đăng ký để đăng nhập.

dang-nhap-tai-khoan.jpg
Đăng nhập tài khoản
    • Nếu quên mật khẩu, chọn “Đặt lại mật khẩu” ➨ nhập số điện thoại ➨ nhận mã OTP để thiết lập mật khẩu mới.

  • Bước 3: Cập nhật hồ sơ dự thi: Sau khi đăng nhập, cập nhật đầy đủ các mục:

    • Thông tin cá nhân

    • Căn cước công dân

    • Địa chỉ nhận Phiếu báo điểm

    • Kết quả học tập THPT

    • Nguyện vọng xét tuyển (khảo sát, không bắt buộc)

    • Thí sinh tốt nghiệp THPT trước 3 năm cần liên hệ với Viện Đào tạo số để được hỗ trợ cập nhật thông tin sinh.

cap-nhat-ho-so.jpg
Cập nhật hồ sơ
  • Bước 4: Đăng ký ca thi:

    • Vào mục Đăng ký dự thi, chọn:

      • Kỳ thi

      • Đợt thi

      • Địa điểm thi

      • Ca thi phù hợp

dang-ky-ca-thi.jpg
Đăng ký ca thi
    • Mỗi thí sinh được chọn tối đa 2 ca thi/năm, cách nhau tối thiểu 28 ngày. Hệ thống sẽ tự động đóng ca thi trước 14 ngày thi chính thức.

    • Chỉ những ca thi còn chỗ trống mới được phép đăng ký.

    • Sau khi chọn xong, nhấn Xác nhận để hoàn tất đăng ký ca thi.

xac-nhan-dang-ky-ca-thi.jpg
Xác nhận đăng ký ca thi
    • Hệ thống sẽ gửi email xác nhận ca thi và yêu cầu nộp lệ phí trong vòng 96 giờ (4 ngày). Nếu quá thời hạn, ca thi sẽ tự động bị hủy.

  • Bước 5: Thanh toán lệ phí dự thi:

    • Lệ phí thi năm 2025 là 600.000 đồng/lượt.

    • Lệ phí không hoàn lại, kể cả khi hủy ca thi.

    • Có 3 phương thức và cách thanh toán đã được PREP chia sẻ ở mục III.2 của bài viết.

    • Sau thanh toán, kiểm tra email (Inbox/Spam) để nhận xác nhận “Đã thanh toán”.

    • Nếu đã thanh toán mà sau 24 giờ hệ thống chưa cập nhật, gửi email đến: khaothi@vnu.edu.vn kèm ảnh chụp giao dịch và số CCCD.

thanh-toan-le-phi.jpg
Thanh toán lệ phí

Lưu ý: Mỗi tài khoản chỉ được đăng nhập và thao tác trên một thiết bị máy tính tại một thời điểm.

V. Một số câu hỏi thường gặp về thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Xem giấy báo dự thi ĐGNL ở đâu?

Giấy báo dự thi sẽ được chuyển qua email và thông báo trên tài khoản dự thi trước ngày thi chính thức 07 ngày.

2. Kết quả thi Đánh giá năng lực có được cộng điểm ưu tiên khu vực hoặc đối tượng hay không?

KHÔNG CỘNG ĐIỂM ƯU TIÊN. Kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA) không cộng điểm ưu tiên khu vực hay đối tượng vào kết quả. Viện Đào tạo số và Khảo thí chỉ tổ chức kỳ thi và cấp phiếu báo điểm, không xét tuyển và không cộng điểm ưu tiên. Việc có cộng điểm ưu tiên hay không sẽ do từng trường đại học quyết định, khi thí sinh sử dụng kết quả HSA để xét tuyển. Do đó, thí sinh cần tra cứu thông tin trong đề án tuyển sinh của trường mình muốn nộp hồ sơ để biết rõ quy định về việc cộng điểm ưu tiên (nếu có).

3. Vì sao không thể chỉnh sửa thông tin cá nhân sau khi đã đăng ký ca thi?

Sau khi thí sinh chọn ca thi thành công, hệ thống sẽ khóa một số thông tin cá nhân quan trọng để đảm bảo tính chính xác, nhất quán và phòng chống gian lận trong kỳ thi.

Những thông tin KHÔNG THỂ chỉnh sửa sau khi chọn ca thi bao gồm:

  • Họ và tên

  • Số căn cước công dân (CCCD)

  • Ảnh chân dung (4x6 cm)

  • Ảnh CCCD

  • Ngày sinh

  • Giới tính

  • Số điện thoại

Lưu ý: Thí sinh nên kiểm tra thật kỹ toàn bộ hồ sơ trước khi nhấn xác nhận đăng ký ca thi.

Những thông tin vẫn CÓ THỂ chỉnh sửa (trước khi ca thi bị đóng) bao gồm:

  • Địa chỉ nhận thư

  • Kết quả học tập THPT

  • Khu vực ưu tiên (nếu có)

Sau khi đóng đăng ký đợt thi, nếu bạn nhập sai địa chỉ nhận thư thì sẽ không nhận được phiếu báo điểm qua bưu điện.

Các thông tin có thể sửa sau khi thi xong (không ảnh hưởng đến kết quả) bao gồm:

  • Địa chỉ thường trú (hộ khẩu)

  • Ngày cấp CCCD

  • Nơi cấp CCCD

4. Phần thi Khoa học có bắt buộc phải chọn cả môn tự nhiên và xã hội không, hay được chọn 3 môn bất kỳ?

Thí sinh được chọn 3 môn bất kỳ. Điều này có nghĩa là bạn được quyền tự chọn 3 trong 5 môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý – không bắt buộc phải chọn trái ban giữa tự nhiên và xã hội.

Trong mỗi lựa chọn, sẽ có 2 chủ đề có 17 câu hỏi, gồm:

  • 1 chủ đề có 16 câu hỏi chính thức,

  • 1 câu hỏi thử nghiệm (không tính điểm).

Chủ đề còn lại có 16 câu hỏi chính thức.

Thí sinh nên lựa chọn các chủ đề phù hợp với thế mạnh, định hướng học tập và khả năng tư duy của bản thân. Thí sinh sẽ có 60 phút để hoàn thành phần này.

5. Nếu đã tạo tài khoản HSA từ năm trước (dù đã tham gia thi hay chưa), năm nay có cần đăng ký tài khoản mới không?

Câu trả lời là . Tất cả các tài khoản HSA được lập trước ngày 31/12/2024 đều đã bị xóa để chuyển sang hệ thống mới. Vì vậy, thí sinh phải lập lại tài khoản mới từ đầu để tham gia kỳ thi HSA năm 2025. Khi lập tài khoản mới, thí sinh cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác dữ liệu cá nhân, bao gồm: ảnh chân dung, số điện thoại, email, số căn cước công dân,… đúng theo yêu cầu của hệ thống. Thời gian bắt đầu tạo lại tài khoản là từ tháng 1 năm 2025.

6. Nếu bị mất email cũ, vậy có thể dùng email khác để lập tài khoản mới không?

Câu trả lời là . Thí sinh có thể dùng một địa chỉ email khác để tạo tài khoản mới. Thông tin đăng ký HSA cần phải chính xác và nhất quán. Nếu không xác nhận được email, thí sinh sẽ không thể thanh toán ca thi và không nhận được email xác nhận từ hệ thống.

7. Có thể dùng hộ chiếu để đăng ký thi HSA không?

Câu trả lời là KHÔNG ĐƯỢC. Từ năm 2022, Bộ Công an đã thống nhất dữ liệu quốc gia bằng Căn cước công dân (CCCD) 12 số. Để đồng bộ thông tin với phần mềm tuyển sinh, lọc ảo và xét tuyển đại học, hệ thống HSA chỉ chấp nhận CCCD 12 số khi đăng ký thi. Vì vậy, thí sinh bắt buộc phải dùng CCCD khi đăng ký và dự thi HSA.

Những thí sinh đang làm CCCD hoặc chưa có CCCD thì phải chờ có CCCD mới được tạo tài khoản thi. Hệ thống sẽ kiểm tra và không cho phép đăng ký nếu sử dụng hộ chiếu hoặc CCCD trùng lặp.

Lưu ý: Trường hợp thí sinh là công dân nước ngoài sẽ được Hội đồng thi hướng dẫn riêng.

8. Thí sinh được dự thi HSA bao nhiêu lần?

Mỗi thí sinh được phép dự thi HSA tối đa 2 lần trong một năm, với khoảng cách giữa hai lần thi ít nhất là 28 ngày.

9. Vì sao đã hủy ca thi nhưng hệ thống vẫn báo hết chỗ và không cho đăng ký lại?

Khi bạn hủy ca thi, hệ thống tại khaothi.vnu.edu.vn sẽ tối ưu hóa lại chỗ trống, nhưng chỗ trống này sẽ không xuất hiện ngay lập tức mà sẽ được hiển thị ngẫu nhiên sau một khoảng thời gian.

Bạn cần chờ khoảng 60 phút nếu đó là lần hủy đầu tiên; 4 ngày nếu là lần hủy thứ hai; và 7 ngày nếu là lần hủy thứ ba mới có thể đăng ký lại ca thi (nếu vẫn còn chỗ trống).

Lưu ý: Thí sinh không được chuyển nhượng hay trao đổi ca thi cho người khác. Hãy kiểm tra kỹ trước khi đăng ký ca thi vì lệ phí đã đóng sẽ không được hoàn lại nếu bạn hủy ca thi.

10. In Phiếu báo dự thi như thế nào? Có bắt buộc phải in không?

Thí sinh chỉ cần nhớ chính xác số báo danh và mang theo căn cước công dân là có thể tham gia kỳ thi HSA. Việc in Phiếu báo dự thi không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu thí sinh muốn in, cần lưu ý bản in này không được mang vào phòng thi.

11. Nếu bị mất căn cước công dân trước ngày thi thì cần dùng giấy tờ gì để đi thi?

Nếu thí sinh bị mất căn cước công dân ngay trước ngày thi, hãy đến công an xã hoặc phường để xin cấp Giấy xác nhận nhân thân để đi thi. Khi đến điểm thi, cán bộ coi thi sẽ chụp ảnh bạn để xác minh danh tính và đảm bảo đúng đối tượng dự thi. Giấy xác nhận này sẽ tạm thời thay thế căn cước công dân để thí sinh được phép tham gia kỳ thi.

12. Sau bao lâu thì có kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội?

Thí sinh có thể tra cứu kết quả thi và nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày kể từ ngày dự thi. Giấy chứng nhận kết quả thi sẽ được gửi qua đường thư bảo đảm đến địa chỉ thí sinh đã khai báo trong tài khoản đăng ký thi HSA, kèm theo số điện thoại liên hệ để đảm bảo việc giao nhận chính xác.

Nếu cần hỗ trợ, thí sinh có thể liên hệ:

  • Số điện thoại: 1900 866 891 (trong giờ hành chính)

  • Email: khaothi@vnu.edu.vn

Trên đây là tất tần tật về kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi, ôn luyện hiệu quả và giải đáp được những thắc mắc đang quan tâm. PREP chúc bạn ôn luyện thi thật hiệu quả và chinh phục được điểm số thật cao trong kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2025 sắp tới nhé!

PREP mang đến phương pháp học tiếng Anh online thông minh cùng AI độc quyền. Bạn sẽ được học trực tuyến tại nhà, tự học hiệu quả và chuẩn bị cho các kỳ thi như IELTS, TOEIC, VSTEP, APTIS, hay nâng cao kỹ năng giao tiếp. Sự hỗ trợ từ Teacher Bee AI giúp bạn giải quyết mọi vấn đề, học tập dễ dàng và nhanh chóng.

Liên hệ HOTLINE 0931428899 hoặc nhấn TẠI ĐÂY để đăng ký khóa học!

Tải app PREP ngay để học tiếng Anh trực tuyến chất lượng tại nhà.

Tài liệu tham khảo:

1. Báo điện tử chính phủ Xây dựng chính sách, pháp luật. TUYỂN SINH 2025: Lịch thi Đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội. Truy cập ngày 25/03/2025, từ https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tuyen-sinh-2025-lich-thi-danh-gia-nang-luc-hsa-cua-dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-119250205162957879.htm

Hiền admin Prep Education
Hien Hoang
Product Content Admin

Chào bạn, mình là Hiền. Hiện tại, mình đang đảm nhiệm vai trò Quản trị Nội dung Sản phẩm tại Prep Education.
Với hơn 5 năm kinh nghiệm tự học và luyện thi IELTS trực tuyến một cách độc lập, mình tự tin có thể hỗ trợ người học đạt được số điểm cao nhất có thể.

Bình luậnBình luận

0/300 ký tự
Loading...
TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
CHƯƠNG TRÌNH HỌC
TÍNH NĂNG NỔI BẬT
Luyện đề TOEIC 4 kỹ năng
Phòng luyện viết IELTS PREP AI
Phòng luyện nói IELTS PREP AI
Phòng luyện Hán ngữ
Teacher Bee AI
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
Có thể bạn quan tâm
Công ty cổ phần công nghệ Prep

MSDN: 0109817671.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4 Tòa Vinaconex-34 Đ.Láng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Địa chỉ kinh doanh: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Trụ sở: SN 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ PREP

Phòng luyện ảo - Trải nghiệm thực tế - Công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899.
Trụ sở: Số nhà 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp.

CHỨNG NHẬN BỞI