Tìm kiếm bài viết học tập

Tổng hợp những thông tin mới nhất về COE Nhật

Certificate of Eligibility (COE) là một trong những giấy tờ quan trọng và bắt buộc để xin visa du học, làm việc hoặc định cư tại Nhật Bản. Trong bài viết này, PREP sẽ cung cấp cho bạn những thông tin mới nhất, cập nhật về COE Nhật nhé! Bắt đầu nào!

COE Nhật
COE Nhật

I. COE là gì du học Nhật? Phân biệt visa và COE Nhật

coe-nhat.jpg
COE du học Nhật

Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (Certificate of Eligibility - COE) là một văn bản được cấp bởi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khu vực dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp Nhật Bản trước khi làm đơn xin visa. Giấy chứng nhận này xác nhận rằng người nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện để nhập cảnh vào Nhật Bản, bao gồm các yêu cầu sau:

  • Hoạt động mà người nước ngoài dự định tham gia tại Nhật Bản tại thời điểm kiểm tra nhập cảnh là chính đáng, không gian lận

  • Hoạt động đó thuộc một trong các tư cách lưu trú được quy định trong Luật Quản lý Xuất nhập cảnh (ngoại trừ tư cách Khách tạm thời)

Tham khảo bài viết:

Nhiều người cũng nhầm lẫn giữa COE và visa, coi rằng chúng là cùng một loại giấy tờ. Nhưng thực tế không phải như vậy. Sự khác biệt giữa COE Nhật Bản và Visa du học sẽ được PREP làm rõ qua bảng sau:

Tiêu chí

COE

Visa

Khái niệm

Là giấy chứng nhận tư cách lưu trú do Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản cấp, xác nhận rằng người nộp đơn đáp ứng đủ điều kiện để nhập cảnh và lưu trú tại Nhật theo mục đích cụ thể

Là giấy phép nhập cảnh do Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản tại nước ngoài cấp, cho phép bạn vào Nhật Bản hợp pháp.

Mục đích

Xác nhận bạn đủ điều kiện để nhập cảnh và lưu trú tại Nhật Bản dựa trên mục đích cụ thể.

Cho phép bạn nhập cảnh hợp pháp vào Nhật Bản.

Thời điểm cần thiết

Cần có trước khi nộp hồ sơ xin visa. Đây là bước đầu tiên trong quy trình xin phép nhập cảnh vào Nhật Bản.

Chỉ xin được sau khi đã có COE.

Hiệu lực

  • Hiệu lực 3 tháng kể từ ngày cấp.

  • Nếu không nộp hồ sơ xin visa trong thời gian này, COE sẽ hết hạn và bạn phải xin lại từ đầu.

  • Hiệu lực tùy thuộc vào loại visa (thường từ 3 tháng đến vài năm).

  • Sau khi nhập cảnh, bạn sẽ nhận được thẻ cư trú (Residence Card), thay thế vai trò của visa trong thời gian lưu trú tại Nhật.

II. Ai cần xin COE Nhật Bản?

ai-can-xin-coe-nhat.jpg
Ai cần xin COE Nhật Bản?

Vậy những ai cần xin COE Nhật Bản? Nếu mục đích đến Nhật của người nộp đơn là để làm việc hoặc lưu trú dài hạn (bao gồm các trường hợp như du học, hoạt động văn hóa, đào tạo, diện phụ thuộc, hoặc vợ/chồng/con của công dân Nhật Bản,...), người nộp đơn cần phải có COE trước khi nộp hồ sơ xin visa.

COE không cần thiết đối với:

  • Sinh viên nhận học bổng Chính phủ Nhật Bản Monbukagakusho (COE không bắt buộc khi nộp hồ sơ xin visa).

  • Khách du lịch ngắn hạn (visa du lịch).

  • Người đến Nhật theo diện miễn visa (áp dụng với một số quốc gia).

  • Những người nhập cảnh dưới 90 ngày.

Như vậy, hầu hết những người muốn lưu trú dài hạn tại Nhật Bản vì mục đích học tập, làm việc hoặc đoàn tụ gia đình đều cần xin COE.

III. Thủ tục xin COE Nhật Bản

Cùng PREP tìm hiểu thủ tục xin COE Nhật Bản ngay sau đây nhé!

1. Các giấy tờ cần thiết để xin COE Nhật

Các giấy tờ bạn cần chuẩn bị để xin COE Nhật bao gồm:

Giấy tờ

Yêu cầu cụ thể

Mẫu đơn xin cấp COE

  • Các thông tin cần điền bao gồm:

    • Phần 1:  Thông tin cá nhân cơ bản, lịch sử học vấn và việc làm, thông tin hỗ trợ tài chính.

      • Điền đầy đủ các thông tin cá nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch,...).

      • Liệt kê chi tiết quá trình học tập và làm việc.

      • Cung cấp thông tin về người hỗ trợ tài chính (tên, mối quan hệ, thu nhập,...).

    • Phần 2: Lịch sử nhập cảnh và xuất cảnh tại Nhật Bản.

      • Ghi rõ các lần bạn đã từng vào và rời khỏi Nhật Bản (thời gian, mục đích,...).

      • Đảm bảo thông tin chính xác để tránh sai sót trong quá trình xét duyệt.

    • Phần 3: Bản cam kết hỗ trợ tài chính.

      • Trình bày kế hoạch tài chính để chi trả chi phí lưu trú tại Nhật Bản.

      • Bao gồm các nguồn tài chính (học bổng, thu nhập từ người bảo trợ, tiết kiệm cá nhân,...).

      • Người hỗ trợ tài chính cần ký hoặc xác nhận cam kết này.

  • Tải xuống mẫu đơn:

Hộ chiếu

  • Hộ chiếu còn hiệu lực

  • Bao gồm các trang có thông tin cá nhân và ảnh; thông tin quan trọng bổ sung (ví dụ: trang có tên hiện tại của bạn sau khi đổi tên, tên đầy đủ chính thức của bạn bao gồm tất cả tên đệm,...)

Ảnh

  • Số lượng: 01

  • Thời gian chụp: Ảnh phải được chụp trong vòng 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ.

  • Chất lượng hình ảnh:

    • Ảnh phải có chất lượng tốt, rõ nét, không bị mờ. 

    • Ảnh sẽ được chỉnh sửa về kích thước 40mm chiều cao × 30mm chiều rộng.

  • Góc chụp và bố cục:

    • Ảnh phải chụp từ vai trở lên, với khuôn mặt nhìn thẳng về phía trước. 

    • Khuôn mặt phải hiện rõ, không bị che khuất.

  • Nền ảnh: Không có nền (nền trắng hoặc trong suốt).

  • Tóc và trang phục: Không đội mũ, khăn trùm đầu hoặc bất kỳ vật dụng nào che khuất phần đầu (trừ lý do tôn giáo nhưng phải đảm bảo khuôn mặt không bị che).

  • Chỉnh sửa ảnh: Ảnh không được chỉnh sửa (không sử dụng các phần mềm để chỉnh khuôn mặt hoặc làm đẹp).

Yêu cầu về năng lực tiếng Nhật (có thể được yêu cầu)

  • Đối với Đại học và Cao đẳng:

    • Yêu cầu tối thiểu: Năng lực tiếng Nhật tương đương N2 hoặc 600 giờ học tiếng Nhật.

    • Chứng nhận từ các kỳ thi:

      • Đạt chứng nhận N2 trở lên trong Kỳ thi Năng lực Nhật ngữ (JLPT).

      • Điểm 200 trở lên trong phần thi tiếng Nhật của Kỳ thi Du học Nhật Bản (EJU).

      • 400 điểm trở lên trong BJT Business Japanese Proficiency Test.

  • Đối với trường nghề (Senmon) và các cơ sở giáo dục khác: Học tối thiểu 1 năm tại cơ sở đào tạo tiếng Nhật được công nhận hoặc có chứng nhận năng lực tương tự như yêu cầu đối với đại học.

  • Đối với trường Nhật ngữ: Yêu cầu năng lực tiếng Nhật A1 (150 giờ học) theo khung tham chiếu ngôn ngữ Nhật Bản.

Yêu cầu về tài chính (có thể được yêu cầu)

  • Xác minh tài chính:

    • Sổ tiết kiệm hoặc tài khoản ngân hàng phải do ngân hàng được chính phủ hoặc ngân hàng trung ương công nhận cấp.

    • Đối với người từ quốc gia khó chuyển tiền, cần cung cấp tài liệu giải thích cách mang tài sản ra khỏi nước.

  • Tài liệu chứng minh nguồn gốc tài chính:

    • Bảng sao kê giao dịch ngân hàng.

    • Chứng nhận thu nhập hàng năm do cơ quan chính phủ cấp.

  • Kế hoạch tài chính

1 phong bì phản hồi được chuẩn bị như sau

  • Sử dụng phong bì tiêu chuẩn (定形封筒).

  • Ghi rõ tên và địa chỉ người nhận (địa chỉ của bạn).

  • Dán tem bưu chính với mệnh giá phù hợp cho dịch vụ gửi đảm bảo (簡易書留).

Bản khai

 

Nếu nhận được học bổng

Cung cấp các giấy tờ theo Danh sách giấy chứng nhận cấp học bổng

Lưu ý:

  • Các tài liệu cần được in mỗi mặt một trang (không in cả hai mặt).

  • Tất cả các chứng chỉ được cấp tại Nhật Bản phải được nộp trong vòng 3 tháng kể từ ngày cấp.

  • Nếu hồ sơ nộp bằng tiếng nước ngoài vui lòng đính kèm bản dịch (tiếng Nhật).

  • Nếu không thể nộp một tài liệu nào đó, cần nêu rõ lý do và nộp tài liệu thay thế.

  • Tài liệu đã nộp sẽ không được trả lại, vì vậy cần sao lưu trước khi gửi.

2. Quy trình xin COE

Việc xin "Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE)" sẽ do bản thân người muốn đi du học (người xin) và người đại diện (gia đình của người xin hoặc nhân viên của cơ sở đào tạo tiếp nhận,...) thực hiện tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú địa phương tại Nhật Bản. Thường thì cơ sở đào tạo tiếp nhận sẽ thực hiện xin thay (chẳng hạn như trường học).

Quy trình xin COE Nhật như sau:

  • Bước 1: Hoàn thành đơn xin Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú (CoE) và chuẩn bị các tài liệu cần thiết (đã được PREP chia sẻ bên trên).

  • Bước 2: Khi tất cả tài liệu đã chuẩn bị xong, hãy gửi hồ sơ cho đại diện của bạn tại Nhật Bản (có thể là trường học, nhà tuyển dụng, hoặc người thân). Họ sẽ chịu trách nhiệm nộp đơn xin CoE thay bạn tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Khu vực.

  • Bước 3: Sau khi Cục Xuất nhập cảnh cấp CoE, bạn sẽ nhận được tài liệu này qua email.

  • Bước 4: Với CoE trong tay (bản gốc, bản scan, hoặc bản CoE kỹ thuật số được in từ email), bạn có thể nộp hồ sơ xin visa Nhật Bản tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán tại Việt Nam.

Ngoài ra, nếu đang ở Nhật Bản, bạn có thể nộp đơn xin COE trực tuyến với quy trình như sau:

  • Bước 1 - Nộp hồ sơ: Người nộp đơn gửi thông tin và tài liệu thông qua Hệ thống Đăng ký Trực tuyến Cư trú (Online Residency Application System).

  • Bước 2 - Thẩm định: Hồ sơ được chuyển đến Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Khu vực (Regional Immigration Services Bureau) hoặc Văn phòng Odaira để thẩm định.

  • Bước 3 - Kết quả: Sau khi thẩm định, kết quả được thông báo thông qua hệ thống. Nếu hồ sơ được chấp thuận, CoE hoặc giấy tờ liên quan sẽ được cấp.

  • Bước 4 - Thông báo hoàn thành: Người nộp đơn nhận email thông báo thẩm định hoàn thành hoặc bản Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú điện tử (Electronic Certificate of Eligibility).

  • Bước 5 - Nhận thẻ cư trú (Mailing of Residence Card): Nếu bạn đã nhập cảnh Nhật Bản (đã xin visa thành công), thẻ cư trú mới sẽ được gửi qua đường bưu điện.

quy-trinh-xin-coe-online.jpg
Quy trình xin COE Nhật Online

IV. Cách check COE Nhật Bản

Có rất nhiều bạn thắc mắc rằng “làm thế nào để kiểm tra tình trạng COE Nhật Bản?”. Cách nhanh và chính xác nhất đó là gọi điện hoặc gửi email đến văn phòng Cục Di Trú gần nhất để được hỗ trợ kiểm tra chi tiết.

Vậy có cách kiểm tra COE Nhật Online không? Câu trả lời là KHÔNG. Không có website chuyên dụng hoặc dịch vụ kỹ thuật số nào để kiểm tra tình trạng CoE của Nhật Bản trực tuyến. Cách duy nhất để cập nhật tình trạng CoE của bạn là liên hệ trực tiếp với Cục Di trú.

V. Các lỗi trượt COE Nhật

Có rất nhiều bạn trượt COE Nhật mà không biết lý do là gì. Cùng PREP tìm hiểu các lỗi trượt COE Nhật Bản ngay sau đây nhé!

1. Bảng mã lỗi trượt COE Cục Osaka Nhật Bản

vi-du-ve-bang-loi-truot-coe-o-osaka.jpg
Ví dụ về bảng mã lỗi trượt COE cục Osaka

Bảng mã lỗi trượt COE do cục Osaka Nhật Bản công bố như sau:

STT

Ký hiệu

Lý do trượt

1

Các hoạt động liên quan đến việc đăng ký du học không được chấp thuận thuộc phạm vi kiểm soát của Cục xuất nhập cảnh và theo điều 1 của Đạo luật cư trú của người tị nạn và người nước ngoài

A

Vì hồ sơ đã gửi dưới đây không có sự tin cậy, năng lực học tập và mong muốn học tập chưa được xác nhận (Bảng thành tích)

B

Từ năng lực tiếng Nhật của người nộp hồ sơ đăng ký, việc có ý định học lên, hay mong muốn học tập tại Nhật Bản sẽ không được chấp thuận.

C

Từ lịch sử xuất nhập cảnh và lịch sử học tập cũng như làm việc, thì việc học tập tại các trung tâm đào tạo tiếng Nhật không phải là mục đích chính thì việc học sẽ không được chấp thuận.

D

Nhìn vào giấy tờ ( ), những người có mục đích sang Nhật không tương thích với việc du học dài hạn thì hồ sơ sẽ không được chấp thuận.

E

Những giấy tờ khác (vì không đưa ra được lý do trượt lần trước, nên mong muốn học tập sẽ không được chấp thuận).

2

Các hoạt động đăng ký tư cách lưu trú của du học sinh liên quan đến cục xuất nhập cảnh và chứng nhận người tị nạn điều 7, khoản 1, mục 2 phù hợp tiêu chuẩn số 2 theo quy định của pháp lệnh bộ trưởng thì việc đăng ký sẽ không được chấp thuận.

A

Từ hồ sơ của người bảo lãnh thì khả năng bảo lãnh không đáng tin cậy, nên việc chi trả chi phí cho người đăng ký đi du học sẽ không được chấp thuận.

B

Nhìn vào giấy tờ ( ), người đăng ký bảo lãnh sẽ không được chấp thuận để chi trả chi phí cho người đăng ký du học.

C

Những giấy tờ khác (vì không đưa ra được lý do trượt lần trước, nên mong muốn học tập sẽ không được chấp thuận).

3

Liên quan đến việc giả dối trong hoạt động đăng ký sẽ không được chấp nhận. Những hồ sơ có dấu hiệu giả mạo hồ sơ sẽ không được chấp thuận. 

A

Nội dung hồ sơ đăng ký của những người đã từng đến và lưu trú tại Nhật không có sự tin cậy.

B

Nội dung của các đơn đăng ký ( ) được cho là có sự mâu thuẫn, không đáng tin cậy thì việc đăng ký tư cách lưu trú cũng sẽ không được chấp thuận. 

C

Các giấy tờ khác (  )

4

Nếu hồ sơ có sự phù hợp với quy định Các hoạt động đăng ký tư cách lưu trú du học sinh của Cục xuất nhập cảnh và quản lý tị nạn điều 7 khoản 1 mục 1 thì hồ sơ sẽ không được chấp nhận.

5

Nếu hồ sơ có sự phù hợp với quy định Các hoạt động đăng ký tư cách lưu trú du học sinh của Cục xuất nhập cảnh và quản lý tị nạn điều 7 khoản 1 mục 3 thì hồ sơ sẽ không được chấp nhận.

6

Nếu hồ sơ có sự phù hợp với quy định Các hoạt động đăng ký tư cách lưu trú du học sinh của Cục xuất nhập cảnh và quản lý tị nạn điều 7 khoản 1 mục 3 thì hồ sơ sẽ không được chấp nhận.

(Dành cho những người nước ngoài muốn đến Nhật Bản nhưng lý do từ chối cấp tư cách lưu trú phù hợp với quy định tại Điều 5 Khoản 1 của Luật Quản lý Xuất nhập cảnh và Cư trú dành cho Người nước ngoài và Tị nạn).

2. Bảng lỗi trượt COE cục Tokyo​

vi-du-ve-bang-loi-truot-coe-o-tokyo.jpg
Ví dụ về bảng mã lỗi trượt COE cục Tokyo

Bảng mã lỗi trượt COE do cục Tokyo Nhật Bản công bố như sau:

STT

Ký hiệu

Lý do trượt

1

Sau khi kiểm tra lý lịch xuất cảnh, tình trạng cư trú của người nộp đơn nhận thấy không có sự tin tưởng

A

Có tiền sử đã từng xuất cảnh

B

Có tiền sự bị trục xuất

C

Tình hình tạm trú, học tập trước đây không tốt

D

Không khai báo tiền sử xuất cảnh trước đây

2

Qua xem xét lý lịch của người nộp đơn nhận thấy không đáng tin cậy

A

Không có bằng chứng hay giải trình về lý do không được cấp COE trước đây

B

Không chấp nhận các bằng chứng hay giải trình về lý do không được cấp COE 

C

Không chấp nhận hồ sơ liên quan đến người nộp đơn không đầy đủ

3

Sau khi xem xét quá trình học tập nhận thấy người nộp đơn không có năng lực, ý chí học tập

A

Không có tính hợp lý trong lý do du học và quá trình học tập

B

Không có đầy đủ bằng chứng về ý chí, năng lực học tập

C

Không tin tưởng vào việc học tập tiếng Nhật

D

Không có đầy đủ bằng chứng về năng lực học tập tiếng Nhật

4

Nhận thấy không có sự tin tưởng trong hồ sơ nộp. Không có tính toàn vẹn trong nội dung ghi ở hồ sơ đã nộp.

A

Bằng tốt nghiệp

G

Học bạ

B

Chứng nhận học tiếng Nhật

H

Chứng nhận sinh viên

C

Bản công chứng

I

Giấy khai sinh

D

Sơ yếu lý lịch

J

Sổ hộ khẩu

E

Chứng minh số dư ngân hàng

K

Sổ ngân hàng, sao kê tiền gửi, tiền rút 

F

Chứng minh việc làm, chứng minh thu nhập

L

Giấy tờ khác

5

Nộp thiếu hồ sơ

 

Do nộp thiếu hồ sơ yêu cầu nên nhận thấy không có bằng chứng đầy đủ về lý lịch của người nộp đơn và năng lực chi trả chi phí của người bảo lãnh.

6

Liên quan đến người bảo lãnh

A

Không tin tưởng việc có thể chi trả chi phí khi học tập và sinh hoạt tại trường Nhật

B

Không có đủ bằng chứng chứng minh có thể chi trả chi phí ổn định, liên tục trong quá trình học (quá trình hình thành tài sản).

C

Vì hồ sơ liên quan đến người bảo lãnh không đầy đủ nên độ tin cậy về nội dung liên quan đến cam kết chi trả chi phí cũng không đáng tin cậy.

D

Không có lý do chính đáng về việc hoàn trả chi phí của người nộp đơn cho người bảo lãnh

7

Lý do khác

3. Bảng mã lỗi trượt COE cục Fukuoka

Bảng mã lỗi trượt COE do cục Fukuoka công bố như sau:

STT

Ký hiệu

Lý do trượt

1

Hoạt động được khai trong đơn không tương ứng với tư cách lưu trú diện du học (căn cứ Điều 1 Luật Nhập cư).

A

Mục đích du học, kế hoạch học tập không rõ ràng, hoặc tài liệu không đủ để chứng minh. B: C:

B

Không đủ minh chứng về ý định học tập hoặc khả năng tự lập tài chính.

C

-

2

Không đủ bằng chứng để khẳng định rằng các thông tin trong hồ sơ là xác thực (tài liệu nghi ngờ hoặc không đáng tin cậy).

A

Thiếu bằng tốt nghiệp.

J

Thiếu giấy chứng nhận việc làm.

B

Thiếu bảng điểm hoặc thành tích học tập.

K

Thiếu chứng nhận hoạt động kinh doanh.

C

Thiếu chứng nhận khóa học hoặc năng lực tiếng Nhật.

L

Thiếu giấy tờ chứng minh thu nhập hoặc tài chính.

D

Thiếu giấy tờ chứng minh việc gửi tiền hoặc chi phí du học.

M

Kế hoạch học tập, lý do học tập, hoặc lý lịch không rõ ràng.

E

Thông tin chi tiết về trường học hoặc kế hoạch nhập học không đầy đủ.

N

Địa chỉ cư trú hoặc nơi sống không hợp lệ.

F

Thiếu tài liệu liên quan đến hỗ trợ tài chính.

O

Không có lý do cụ thể cho việc từ chối trước đây.

G

Thiếu giấy khai sinh.

P

Không khớp với tài liệu đã nộp trong quá khứ.

H

Thiếu tài liệu chứng minh quan hệ gia đình.

Q

Thiếu giấy chứng nhận hoặc tái phát hành thành tích học tập cấp 3.

I

Thiếu giấy tờ liên quan khác về nhân thân.

   

3

Không đạt tiêu chuẩn về tài chính để đáp ứng Điều 7 Khoản 1, Mục 2 của Luật Nhập cư.

A

Không đủ năng lực tài chính.

B

Không đủ tài liệu chứng minh.

C

-

4

Thuộc các trường hợp bị từ chối nhập cảnh theo quy định.

A

Thuộc các lý do từ chối nhập cảnh được quy định tại Điều 5 Khoản 1 Mục 4.

VI. Các câu hỏi thường gặp về COE Nhật

1. Sở hữu COE có đồng nghĩa với việc đậu visa không? 

Câu trả lời là KHÔNG. Sở hữu COE (Certificate of Eligibility) không đồng nghĩa với việc chắc chắn đậu visa. COE chỉ là một trong những điều kiện cần thiết để xin visa, nhưng không đảm bảo rằng visa sẽ được cấp.

2. Thời gian xin COE Nhật mất bao lâu?

Thời gian xin COE Nhật Bản sẽ mất khoảng 1 - 3 tháng. Do đó, hãy lên kế hoạch hợp lý để có đủ thời gian xin visa Nhật nữa nhé!

COE Nhật Bản không chỉ là tấm vé đầu tiên để bạn hiện thực hóa giấc mơ đến Nhật mà còn phản ánh sự chuẩn bị và cam kết của bạn với hành trình này. Bằng việc nắm rõ những cập nhật mới nhất, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và tăng khả năng thành công trong quá trình xin COE. Hy vọng những thông tin hữu ích mà PREP cung cấp trên đây sẽ giúp hành trình đến Nhật Bản của bạn diễn ra suôn sẻ hơn!

PREP - Nền tảng học & luyện thi thông minh, ứng dụng công nghệ AI độc quyền, giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả. Tự học trÚc tuyến tại nhà, bạn sẽ dễ dàng chuẩn bị cho các kỳ thi IELTS, TOEIC, VSTEP, APTIS và rèn luyện tiếng Anh giao tiếp. Công nghệ AI sẽ hỗ trợ bạn học từ cơ bản đến nâng cao.

Hãy click TẠI ĐÂY hoặc gọi HOTLINE 0931428899 để được tư vấn chi tiết!

Tải app PREP ngay để bắt đầu hành trình học tiếng Anh trực tuyến chất lượng cao.

Tài liệu tham khảo:

1. Immigration Services Agency. Tình trạng cư trú “Sinh viên”. Truy cập ngày 17/01/2025, từ https://www.moj.go.jp/isa/applications/status/student.html 

CEO Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.

Bình luậnBình luận

0/300 ký tự
Loading...
TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
CHƯƠNG TRÌNH HỌC
TÍNH NĂNG NỔI BẬT
Luyện đề TOEIC 4 kỹ năng
Phòng luyện viết IELTS PREP AI
Phòng luyện nói IELTS PREP AI
Phòng luyện Hán ngữ
Teacher Bee AI
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
Có thể bạn quan tâm
Công ty cổ phần công nghệ Prep

MSDN: 0109817671.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4 Tòa Vinaconex-34 Đ.Láng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Địa chỉ kinh doanh: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Trụ sở: SN 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ PREP

Phòng luyện ảo - Trải nghiệm thực tế - Công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899.
Trụ sở: Số nhà 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp.

CHỨNG NHẬN BỞI