Tìm kiếm bài viết học tập

Chữ Hiếu tiếng Trung là gì? Cấu tạo, cách viết và ý nghĩa chi tiết

Càng học và nghiên cứu tiếng Trung, bạn sẽ càng thấy rằng ngôn ngữ này có rất nhiều điều thú vị ẩn sau mỗi chữ Hán. Vậy bạn đã từng nghe qua chữ Hiếu 孝 và ý nghĩa của chữ Hán này là gì chưa? Nếu chưa, cùng PREP giải mã ý nghĩa chữ Hiếu tiếng Trung 孝 trong bài viết dưới đây nhé!

chữ hiếu tiếng trung

 Chữ Hiếu trong tiếng Trung

I. Chữ Hiếu tiếng Trung là gì?

Chữ Hiếu tiếng Trung là gì? Trong tiếng Trung, chữ Hiếu là , phiên âm là “xiào”, mang nghĩa “hiếu thuận, có hiếu”. Ngoài ra, chữ 孝 còn có một số ý nghĩa khác như để tang, chịu tang, tang phục hoặc họ Hiếu.

II. Cấu tạo chữ Hiếu tiếng Trung

Chữ Hiếu tiếng Trung 孝 được tạo bởi 7 nét và bộ Tử 子 (con). Với việc xuất hiện bộ Tử (con cái) trong chữ Hiếu đã phần nào đó cho chúng ta hiểu được ý nghĩa của chữ Hán này. Đây là một trong những đức tính mà những người làm con cái đều phải tu dưỡng thật tốt.

III. Cách viết chữ Hiếu tiếng Trung

Nếu như bạn đã nắm được thứ tự viết các nét cơ bản trong tiếng Trung thì viết chữ Hiếu 孝 trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Dưới đây, PREP sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về các bước viết chữ Hiếu tiếng Trung 孝 theo từng nét cụ thể nhé!

Hướng dẫn nhanhCách viết chữ Hiếu trong tiếng Trung
Hướng dẫn chi tiết theo từng bướcHướng dẫn cách viết chữ Hiếu trong tiếng Trung

IV. Ý nghĩa chữ Hiếu tiếng Trung

Với những bạn nào yêu thích nghiên cứu Hán tự sẽ thấy mỗi chữ Hán đều ẩn chứa những ý nghĩa sâu sắc. Tìm hiểu chữ Hiếu trong tiếng Trung, bạn sẽ thấy rõ được điều đó. Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa biểu hình của chữ Hiếu 孝.

Xét theo từ nguyên, có nhiều ý kiến cho rằng, chữ Hiếu bắt nguồn từ một hình ảnh người con cõng cha già hoặc mẹ già. Hình ảnh này biểu tượng cho tấm lòng hiếu thuận của con cái.

Chữ Hiếu bắt nguồn hình ảnh người con cõng cha mẹ của mình
Chữ Hiếu bắt nguồn hình ảnh người con cõng cha mẹ của mình

Phân tích chữ Hiếu tiếng Trung 孝, bạn sẽ thấy chữ Hán này gồm có 2 bộ phận, cụ thể: 

  •  
    • Phía trên là một phần của chữ Lão 老, ý chỉ bề trên
    • Phía dưới là chữ Tử  子 chỉ con cái

➡ Ý chỉ mối liên hệ mật thiết giữa những người lớn tuổi và con cái của họ. Đó là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, những người con luôn biết kính trên và hiếu thuận với bậc sinh thành.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến nhận định rằng, chữ Hiếu 孝 được tạo bởi chữ Thổ 土 (đất), nét sổ xiên từ trái sang phải và chữ Tử 子 (con cái). Sự kết hợp này ám chỉ đứa con chịu nằm xuống đất để cây roi trên mình cho cha mẹ đánh thì đó là đứa con hiếu thuận. Từ đây, bạn cũng có thể thấy rằng, lối giải thích này mang những nét độc đáo giống với cách giáo dục trẻ con của người Việt Nam ngày trước, cũng giống như câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”.

Dù bạn hiểu theo cách nào thì chung quy lại, chữ Hiếu vẫn là một phạm trù đạo đức, là quy tắc ứng xử của người con đối với cha mẹ mình. Nói về chữ Hiếu, người Việt Nam có câu: 

“Công cha như núi Thái Sơn 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 

Một lòng thờ mẹ kính cha 

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

V. Từ vựng có chứa chữ Hiếu tiếng Trung

Chữ Hiếu tiếng Trung 孝 kết hợp với một số chữ Hán khác tạo ra từ vựng mới mang ý nghĩa tương tự. Dưới đây là bảng từ vựng có chứa chữ Hiếu tiếng Trung mà PREP đã hệ thống lại. Bạn có thể tham khảo và học tập nhé!

STTTừ vựng có chứa chữ Hiếu tiếng TrungPhiên âmDịch nghĩa
1孝顺xiàoshùnHiếu thuận, hiếu thảo, vâng lời
2孝敬xiàojìngHiếu kính
3孝心xiàoxīnHiếu tâm, lòng hiếu nghĩa
4孝道xiàodàoHiếu đạo
5孝子xiàoziHiếu tử (đứa con có hiếu với cha mẹ)
6孝行 xiàoxíngHiếu hành
7不孝búxiàoBất hiếu
8孝服/孝衣xiàofú/xiàoyīĐồ tang
9孝幔xiàomànMàn hiếu (màn treo trước linh cữu)
10守孝shǒuxiàoGiữ đạo hiếu, chịu tang
11谢孝xièxiàoLạy đáp lễ (lạy người đến viếng)
12重孝zhòngxiàoQuần áo tang, quần áo đại tang
13报孝bào xiàoNgười báo tin
14尽孝jìn xiàoBổn phận hiếu thảo của người làm con
15忠孝zhōngxiàoTrung hiếu
16孝敬xiàojìngBiếu, tặng quà

VI. Chữ Hiếu tiếng Trung trong thư pháp

“Hiếu” là đạo lý, bổn phận mà người làm con cần phải có đối với cha mẹ của mình. Nói về chữ Hiếu tiếng Trung trong thư pháp, cũng giống như Trung Quốc, người Việt Nam chúng ta từ xa xưa đã có truyền thống đi xin chữ đầu năm. 

Thư pháp chữ Hiếu tiếng Trung
Thư pháp chữ Hiếu tiếng Trung

Người Việt đi xin chữ Hiếu đầu năm với mong ước gia đạo bình an, gia đình hòa thuận, con cái hiếu thảo và luôn có lòng hiếu kính với tổ tiên. Đặc biệt, người xưa đây luôn lấy hình ảnh lớn lao và vĩ đại nhất để nói về công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Là con cái phải luôn giữ trọn đạo làm con, thời mẹ, kính cha, giữ gìn đạo hiếu.

Đặc biệt, với xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì chúng ta lại càng phải khắc cốt ghi tâm truyền thống đạo đức tốt đẹp ấy. Đó chính là giá trị quý báu, đạo lý làm người mà chúng ta luôn phải biết trân trọng và giữ gìn.

Như vậy, PREP đã giải mã cho bạn đọc chữ Hiếu tiếng Trung là gì, cấu tạo, ý nghĩa và cách viết của chữ Hiếu 孝. Hy vọng, với những kiến thức mà bài viết chia sẻ hữu ích cho những bạn đang học và nghiên cứu chữ Hán.

Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự

Đăng ký tư vấn lộ trình học

Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!

Công ty cổ phần công nghệ Prep
Mã số doanh nghiệp: 0109817671
Địa chỉ: Số nhà 20 Ngách 234/35 Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Trụ sở văn phòng: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Tp.Hà Nội
VỀ PREP
Giới thiệuTuyển dụng
KẾT NỐI
TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ PREP
Phòng luyện ảo - trải nghiệm thực tế - công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899
Địa chỉ: Số nhà 20 Ngách 234/35 Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp
CHỨNG NHẬN BỞI