Tìm kiếm bài viết học tập
Hướng dẫn viết thư giới thiệu du học nước ngoài (Letter of Recommendation)
Thư giới thiệu du học là một trong những tài liệu quan trọng trong hồ sơ xin nhập học của sinh viên. Cùng PREP tìm hiểu chi tiết thư giới thiệu du học là gì, bố cục cùng với những hướng dẫn chi tiết về cách viết một thư giới thiệu ấn tượng và hiệu quả.
I. Thư giới thiệu du học là gì?
Thư giới thiệu du học (Letter of Recommendation) là một tài liệu quan trọng trong hồ sơ xin du học, do giáo viên, giảng viên, hoặc người quản lý trực tiếp của bạn viết. Mục đích của thư là nhằm cung cấp thông tin về quá trình học tập, khả năng, và phẩm chất cá nhân của bạn, giúp các trường đại học hoặc tổ chức cấp học bổng du học có cái nhìn toàn diện hơn về ứng viên.
Trong thư giới thiệu du học, các đặc điểm cần được nhấn mạnh bao gồm:
-
Thành tích học tập: Đánh giá về năng lực học tập của bạn, bao gồm các môn học, điểm số, và sự nỗ lực của bạn trong quá trình học.
-
Kỹ năng và phẩm chất cá nhân: Người viết cần đề cập đến những kỹ năng nổi bật của ứng viên như khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo hay thái độ học tập tích cực.
-
Mối quan hệ và sự phát triển: Người viết sẽ trình bày về quá trình làm việc hoặc học tập với bạn, nhận xét về sự tiến bộ và phát triển của bạn qua thời gian.
-
Lý do và tiềm năng thành công: Thư giới thiệu thường nêu rõ lý do vì sao bạn phù hợp với chương trình du học mà bạn đăng ký và tiềm năng thành công của bạn trong môi trường quốc tế.
II. Bố cục của thư giới thiệu du học
Một bức thư giới thiệu đi du học thường có bố cục như sau:
1. Phần mở đầu
Phần mở đầu chính là lời giới thiệu về người viết thư cũng như chức danh của họ. Phần này sẽ bao gồm các yếu tố:
-
Lời chào: Kính gửi .
-
Giới thiệu về người viết: Giới thiệu ngắn gọn về bản thân người viết, bao gồm tên, vị trí công tác, và mối quan hệ với ứng viên (ví dụ: giáo viên, giảng viên, quản lý trực tiếp).
-
Lý do viết thư: Nêu rõ mục đích của thư là để giới thiệu và hỗ trợ ứng viên xin học tại chương trình hoặc trường đại học mà bạn đang ứng tuyển.
-
Mô tả sơ qua về người được giới thiệu: Nêu bật một số đặc điểm cá nhân của người được giới thiệu trong thư.
Khi viết phần mở đầu, bạn cần tránh những điều sau:
-
Tránh các mô tả chung chung như thông minh, chăm chỉ hay tốt bụng.
-
Độ dài tối đa cho đoạn này là từ 4-5 dòng.
2. Phần thân bài
Phần thân bài cần thể hiện được sự ủng hộ với người được giới thiệu bằng cách cung cấp cả bằng chứng định lượng và định tính cho các đặc điểm cá nhân được nêu trong câu cuối của phần mở đầu thư. Mỗi đoạn nên tập trung vào một đặc điểm cụ thể tại một thời điểm nhất định.
Các nội dung cụ thể mà phần thân bài cần thể hiện được đó là:
-
Đánh giá năng lực học tập: Người viết cần mô tả chi tiết về quá trình học tập của ứng viên, bao gồm thành tích, môn học nổi bật, và những dự án hoặc bài tập mà ứng viên đã hoàn thành tốt.
-
Phẩm chất cá nhân và kỹ năng: Đề cập đến những phẩm chất cá nhân nổi bật mà ứng viên đã thể hiện trong suốt quá trình học tập/làm việc.
-
Sự phát triển và tiến bộ: Nêu rõ quá trình phát triển của ứng viên qua thời gian làm việc hoặc học tập cùng nhau, cho thấy sự nỗ lực và tiềm năng của ứng viên.
Vì đây là phần quan trọng nhất của thư giới thiệu nên bạn hoặc người viết cần lưu ý một số điều sau để giúp phần này “có hồn" và trở nên nổi bật, ấn tượng hơn:
-
Show, don’t tell: Thay vì chỉ nói về những gì bạn đã làm, hãy kể lại những câu chuyện cụ thể để minh họa cho kinh nghiệm và kỹ năng của bạn.
-
Các đoạn văn nên được sắp xếp theo trình tự thời gian và được kết nối với nhau bằng những câu chuyển tiếp ngắn gọn và mạch lạc.
-
Liên kết những đóng góp cụ thể của người được giới thiệu với các nhiệm vụ và trách nhiệm đã đảm nhận.
-
Sử dụng số liệu cụ thể để minh họa rõ ràng cho thành tích học tập của người được giới thiệu.
3. Phần kết bài
Những nội dung mà bạn cần thể hiện được trong phần kết bài đó là:
-
Khẳng định lại sự ủng hộ: Người viết khẳng định lại sự tin tưởng vào năng lực và tiềm năng của ứng viên, cho rằng ứng viên phù hợp với chương trình du học nước ngoài mà bạn đăng ký.
-
Lời kết: Bày tỏ mong muốn ứng viên sẽ được chấp nhận và phát triển tốt trong môi trường học tập mới.
Bạn không nên dông dài cho phần này, mà hãy chỉ tập trung nội dung trong khoảng 3 - 4 dòng là tốt nhất.
III. Cách viết thư giới thiệu du học
Hướng dẫn chi tiết cách viết thư giới thiệu du học như sau:
1. Bước 1: Thu thập thông tin về học sinh/sinh viên
Trước khi viết, bạn cần thu thập thông tin về học sinh/sinh viên mà bạn giới thiệu:
-
Tên đầy đủ và thông tin liên lạc của học sinh/sinh viên.
-
Chương trình hoặc trường mà họ đang nộp đơn.
-
Mục tiêu học tập và định hướng nghề nghiệp của họ.
-
Các thành tích học tập nổi bật, hoạt động ngoại khóa, kỹ năng và phẩm chất cá nhân của họ.
-
Các dự án hoặc công việc cụ thể mà học sinh/sinh viên đã tham gia mà bạn biết.
2. Bước 2: Xác định mục đích của thư giới thiệu
Hiểu rõ lý do tại sao học sinh/sinh viên này cần thư giới thiệu và những tiêu chí của trường hoặc chương trình du học mà họ đang ứng tuyển. Điều này giúp bạn viết thư một cách tập trung và phù hợp với mục tiêu của họ.
3. Bước 3: Mở đầu thư
Hãy giới thiệu về tên của bạn, vai trò hiện tại, và mối quan hệ của bạn với học sinh/sinh viên. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nêu rõ bạn đã biết học sinh/sinh viên bao lâu và trong bối cảnh nào (giảng viên, cố vấn, quản lý dự án,....) để tăng thêm uy tín.
4. Bước 4: Mô tả chi tiết và đánh giá tiềm năng về học sinh/sinh viên
Những mô tả chi tiết về học sinh/sinh viên sẽ được thể hiện ở phần thân bài. Thành tích học tập, kỹ năng/phẩm chất cá nhân, các dự án hoặc hoạt động ngoại khóa là những nội dung cần được nêu bật.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần thể hiện được tiềm năng học thuật, sự phát triển tương lai và sự tương thích với chương trình/trường trong thư.
5. Bước 5: Kết thúc thư
Ở phần kết thúc thư, hãy tóm tắt lại lý do bạn giới thiệu cá nhân đó. Ngoài ra, hãy đề nghị người nhận liên lạc với bạn nếu họ cần thêm thông tin hoặc muốn trao đổi thêm.
Cuối cùng, hãy ký tên và ghi rõ họ tên, chức vụ, và thông tin liên hệ của bạn (email và số điện thoại).
6. Bước 6: Đọc lại và chỉnh sửa
Sau khi viết xong, hãy kiểm tra lại toàn bộ thư xem có bất kỳ lỗi chính tả, ngữ pháp và cấu trúc câu hay không. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo tính rõ ràng, mạch lạc của thư và nhấn mạnh được những điểm mạnh nhất của học sinh/sinh viên. Ngoài ra, vì đây là một bức thư trang trọng (formal letter) nên hãy đảm bảo nội dung thư phải thật chuyên nghiệp và nghiêm túc.
IV. Những kinh nghiệm khi viết thư giới thiệu du học
Một số kinh nghiệm mà PREP muốn chia sẻ với bạn khi viết thư giới thiệu du học đó là:
-
Cung cấp ví dụ cụ thể: Khi viết thư giới thiệu, điều bạn không nên làm đó là viết chung chung về học sinh/sinh viên đó. Thay vào đó, hãy cung cấp ví dụ cụ thể về các dự án, hoạt động ngoại khóa, hoặc tình huống mà học sinh/sinh viên đã thể hiện xuất sắc. Tuy nhiên, các ví dụ cần được chọn lọc để thể hiện rõ ràng khả năng và tiềm năng của học sinh/sinh viên, chứ không phải mang tất cả chúng vào thư.
-
Duy trì sự trung thực và khách quan: Mặc dù thư giới thiệu cần nêu bật được những ưu điểm của học sinh/sinh viên, nhưng bạn cũng nên tránh phóng đại hoặc đưa ra những thông tin không chính xác. Sự trung thực là yếu tố quan trọng với thư giới thiệu và người nhận có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin.
-
Cá nhân hóa thư: Việc tham khảo các mẫu thư giới thiệu là một điều tốt để giúp bạn có thêm định hướng. Tuy nhiên, mỗi thư giới thiệu nên được tùy chỉnh dựa trên người bạn giới thiệu và chương trình họ ứng tuyển. Đừng sử dụng cùng một mẫu cho tất cả các thư vì điều này có thể làm giảm sự chân thực và cá nhân hóa.
-
Hãy giữ thái độ tích cực: Trong thư giới thiệu của bạn phải xác nhận rằng học sinh/sinh viên đó là ứng viên sáng giá cho chương trình học đó. Nội dung bên trong thư cần tránh mọi bình luận có thể bị hiểu theo hướng tiêu cực.
-
Trình bày rõ ràng: Hãy sử dụng font chữ thống nhất và thường được sử dụng trong thư như Arial hoặc Times New Roman. Bên cạnh đó, bạn nên dùng cỡ chữ 11 hoặc 12 và căn lề 1 hoặc 0,75 inch.
-
Viết ngắn gọn, súc tích và có cấu trúc rõ ràng: Bức thư nên được viết ngắn gọn (thường từ 1-2 trang), nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ thông tin cần thiết. Tránh sử dụng từ ngữ phức tạp hoặc quá hoa mỹ.
-
Không lặp lại những gì đã có trong hồ sơ ứng tuyển: Những thông tin như GPA, điểm số, kết quả các kỳ thi đã được đề cập trong hồ sơ ứng tuyển rồi và bạn cũng không cần nhắc lại nữa. Thay vào đó, bức thư nên tập trung trình bày những thành tích học tập dựa trên các phẩm chất cá nhân của người được giới thiệu (như sự chăm chỉ, cần cù, và tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động của mình) và đưa ra những dẫn chứng qua những hành động cụ thể.
-
Dành thời gian để viết thư: Khi đồng ý viết thư giới thiệu cho nhân viên/học sinh/sinh viên của mình, hãy dành thời gian cho việc này. Đây là việc yêu cầu sự nghiên cứu cũng như trau chuốt trong câu từ. Do đó, hãy phân chia thời gian hợp lý để viết được một bức thư giới thiệu có giá trị cho người nhận nhé!
V. Mẫu thư giới thiệu du học bằng tiếng Anh
Mẫu thư giới thiệu du học bằng tiếng Anh cho trường MIT (Mỹ) (chỉ bao gồm phần nội dung):
I am delighted to recommend Huy Hoang for admission to MIT. He is truly one of the most remarkable students I have had the privilege to teach in my 20-year career. I taught Huy Hoang in Math when he was a tenth grader, and he ranked among the very best in a class primarily composed of high-achieving seniors. Huy Hoang possesses an exceptional talent for mathematics and is deeply committed to his studies, often demonstrating persistence and dedication that extends beyond the standard class requirements.
Huy Hoang's true passion, however, lies in computer science. He has created a series of programs designed to offer computerized drills and reviews in fundamental algebraic and arithmetic skills, and he has recently expanded these to cover other subjects. His contributions in this area are so innovative and impactful that he has published a paper and delivered lectures on his work to professionals across the country. This achievement is remarkable for anyone, but especially for a young student from Thanh Hoa.
Huy Hoang’s character is as exceptional as his academic achievements. He is a kind, empathetic, and mature young man who has faced a challenging family situation over the past few years. Despite his mother’s battle with cancer, he has provided her with emotional support while maintaining his own stability and academic excellence. He has maximized every opportunity available to him in our small community, and his maturity convinces me that he is well-prepared to start college a year earlier than usual, as he intends. I genuinely hope that MIT will offer him a place in its freshman class.
Nếu bạn muốn tham khảo thêm nhiều mẫu thư giới thiệu học sinh du học, hãy xem ngay tại TẠI ĐÂY.
Trên đây, PREP đã chia sẻ với bạn tất tần tật về thư giới thiệu du học. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về LOR và viết được một bức thư có giá trị cho người được giới thiệu.
Bình luận
Tìm kiếm bài viết học tập
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!
MSDN: 0109817671.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4 Tòa Vinaconex-34 Đ.Láng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Địa chỉ kinh doanh: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Trụ sở: SN 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Phòng luyện ảo - Trải nghiệm thực tế - Công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899.
Trụ sở: Số nhà 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp.