Tìm kiếm bài viết học tập

Du học New Zealand: điều kiện, chi phí, học bổng mới nhất

Du học New Zealand đang ngày càng thu hút sự quan tâm của sinh viên quốc tế nhờ vào nền giáo dục chất lượng cao, môi trường sống an toàn và thân thiện. Cùng PREP tìm hiểu những thông tin mới nhất cần biết khi du học tại đất nước này trong bài viết dưới đây để giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho hành trình học tập tại New Zealand nhé!

Du học New Zealand
Du học New Zealand

I. Du học New Zealand có tốt không?

“Du học New Zealand có tốt không” là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi có ý định đặt chân lên đất nước này để học tập. Câu trả lời là CÓ. Những lý do mà bạn nên du học New Zealand đó là:

  • Chất lượng giáo dục cao:

    • Theo trang Studywithnewzeland, tất cả các trường đại học tại New Zealand đều nằm trong top 2% thế giới. Đặc biệt, cả 8 trường đều lọt vào top 500 toàn cầu, và 4 trong số đó đạt danh hiệu Triple Crown danh giá. Điều này thể hiện hệ thống giáo dục của New Zealand có chất lượng cao và được công nhận trên toàn cầu, mang đến cho bạn cơ hội học tập và nghiên cứu cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của mình.

    • Hệ thống giáo dục của New Zealand, vốn dựa trên mô hình của Anh, chú trọng vào việc phát triển tư duy độc lập và khả năng nghiên cứu. Điều này không chỉ giúp bạn trang bị những kiến thức chuyên môn sâu sắc mà còn rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết để thành công trong sự nghiệp

nen-giao-duc-chat-luong-cao.jpg
Nền giáo dục chất lượng cao
  • Môi trường học tập an toàn, thân thiện:

    • New Zealand đã được thế giới công nhận là một trong những quốc gia hòa bình nhất. Trong nhiều năm liền, đất nước này luôn giữ vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng các quốc gia nói tiếng Anh về chỉ số hòa bình. Theo Institute for Economics and Peace (một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế chuyên nghiên cứu và thúc đẩy hòa bình trên toàn cầu), vào năm 2024, New Zealand xếp thứ 4 về chỉ số hòa bình.

    • Không chỉ vậy, New Zealand còn nổi tiếng với hệ thống chăm sóc sức khỏe tinh thần hàng đầu thế giới. Nhà nước không ngừng đầu tư mạnh mẽ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là các bạn trẻ. Khi du học tại New Zealand, bạn sẽ luôn được đảm bảo có một môi trường sống an toàn và được hỗ trợ về mặt tinh thần một cách tốt nhất.

  • Chi phí du học hợp lý:

    • Một trong những lý do khiến New Zealand trở thành điểm đến hấp dẫn của du học sinh chính là chi phí học tập và sinh hoạt vô cùng hợp lý. So với các quốc gia phát triển khác như Mỹ, Anh, Úc hay Canada, chi phí du học tại New Zealand tiết kiệm hơn rất nhiều.

    • Theo trang Studywithnewzealand của Chính phủ New Zealand, học phí tại các trường đại học nước này dao động từ 20,000 đến 40,000 NZD/năm đối với bậc cử nhân và từ 20,000 đến 45,000 NZD/năm đối với bậc cao học. Đặc biệt, sinh viên quốc tế theo học bậc tiến sĩ còn được hưởng mức học phí ưu đãi tương đương sinh viên bản địa, đồng thời được phép làm việc toàn thời gian trong quá trình học.

    • Không chỉ học phí cạnh tranh, chi phí sinh hoạt tại New Zealand cũng khá dễ thở. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn để đầu tư vào việc học tập và khám phá đất nước mới. Cùng PREP tìm hiểu các chi phí du học New Zealand tại phần IV của bài viết nhé!

  • Chính sách đãi ngộ cho sinh viên quốc tế: New Zealand không chỉ nổi tiếng với nền giáo dục chất lượng cao mà còn có những chính sách đãi ngộ hấp dẫn dành cho sinh viên quốc tế. Cơ quan Giáo dục New Zealand đã xây dựng một website là NauMai NZ, với mục đích hỗ trợ sinh viên quốc tế đang học tập hoặc chuẩn bị học tập tại New Zealand một cách toàn diện. Tại đây, bạn sẽ được hưởng những dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao và có mức phí ưu đãi. Hơn nữa, New Zealand còn tạo điều kiện cho sinh viên quốc tế được làm thêm 20 giờ/tuần trong khi học và không giới hạn trong kỳ nghỉ, với mức lương tối thiểu cạnh tranh.

  • Chú trọng đến trải nghiệm và kỹ năng thực tiễn: Các chương trình học ở New Zealand thường có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên phát triển các kỹ năng nghề nghiệp và chuẩn bị tốt cho thị trường lao động toàn cầu.

  • Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:

    • New Zealand là thành viên của các hiệp ước quốc tế về công nhận bằng cấp như Lisbon Recognition Convention và Tokyo Recognition Convention. Do đó, bằng cấp được cấp bởi các trường đại học New Zealand không chỉ được công nhận rộng rãi trong nước mà còn được quốc tế đánh giá cao. Điều này giúp mở ra cho bạn rất nhiều cơ hội việc làm.

    • Bên cạnh đó, chính phủ New Zealand cũng tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên quốc tế có thể ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp. Với visa làm việc tạm thời, bạn sẽ có cơ hội tích lũy kinh nghiệm làm việc và khám phá thêm về đất nước xinh đẹp này.

II. Thông tin cơ bản về hệ thống giáo dục ở New Zealand

Hệ thống giáo dục ở New Zealand
Hệ thống giáo dục ở New Zealand

Trước khi đi du học New Zealand, dù ở bậc học này, bạn cũng cần biết được những thông tin cơ bản về hệ thống giáo dục nơi đây. Các bậc học chính ở New Zealand bao gồm:

  • Giáo dục mầm non (Early Childhood Education): Dành cho trẻ em từ 0 đến 5 tuổi.

  • Giáo dục phổ thông (Primary and Secondary Education): Học sinh từ 5 đến 18 tuổi theo học bậc tiểu học (Primary) và trung học (Secondary). Bậc trung học kéo dài từ lớp 9 đến lớp 13. Sau khi hoàn thành lớp 13, học sinh tại New Zealand sẽ được nhận bằng tốt nghiệp quốc gia bậc 3, gọi là The National Certificate of Educational Achievement (NCEA). Nếu học sinh mới chỉ học đến lớp 11 hoặc 12, họ sẽ nhận được chứng chỉ tương đương lần lượt là NCEA bậc 1 hoặc NCEA bậc 2.

  • Giáo dục đại học (Tertiary Education): Bao gồm các trường đại học, viện bách khoa, cơ sở đào tạo nghề, và các trường tư thục. Hệ thống này cung cấp các chương trình học từ chứng chỉ nghề, cao đẳng, đại học cho đến sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ).

Bên cạnh đó, việc hiểu về program level (cấp độ chương trình) tại New Zealand cũng rất quan trọng. Program level đề cập đến các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc gia, được phân loại theo New Zealand Qualifications Framework (NZQF).

Cấp độ 

Mô tả

Chương trình

1-3

Cấp độ cơ bản/trung cấp

Chứng chỉ cơ bản/trung cấp

4

Nâng cao hoặc chuyên môn

Chứng chỉ nghề hoặc đào tạo kỹ năng nâng cao

5-6

Cao đẳng

Cao đẳng hoặc chứng chỉ/văn bằng quốc gia

7

Đại học

Bằng cử nhân (Bachelor's Degree)

8

Sau Đại học

Cử nhân danh dự, chứng chỉ/diploma sau đại học

9

Thạc sĩ

Bằng thạc sĩ (Master's Degree)

10

Tiến sĩ

Bằng tiến sĩ (Doctoral Degree/PhD)

nzqf.jpg
NZQF

III. Điều kiện du học New Zealand

Du học New Zealand đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều sinh viên quốc tế nhờ hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới, môi trường học tập an toàn và thân thiện. Để có thể du học tại New Zealand, bạn cần đáp ứng một số điều kiện quan trọng. Cùng PREP tìm hiểu ngay nhé!

1. Trình độ học vấn

Yêu cầu về trình độ học vấn và ngôn ngữ với du học sinh New Zealand ở các bậc học như sau:

Bậc học

Yêu cầu học lực

THPT

Hoàn thành lớp 9 tại Việt Nam và đủ 14 tuổi.

Dự bị đại học

Hoàn thành lớp 11 với điểm trung bình (GPA) từ 6.5 trở lên.

Cao đẳng

Tốt nghiệp THPT với GPA từ 6.5 trở lên.

Đại học

Tốt nghiệp THPT với GPA từ 7.0 trở lên.

Thạc sĩ

Tốt nghiệp đại học với GPA từ 7.0 trở lên.

2. Trình độ ngôn ngữ

Theo NZQA (New Zealand Qualifications Authority - Cơ quan Quản lý Bằng cấp New Zealand), các chứng chỉ được chấp nhận với sinh viên quốc tế bao gồm:

  • Cambridge English Qualifications

  • IELTS

  • TOEFL

  • LanguageCert

  • OET

  • PTE

  • Trinity ISE

Với mỗi cấp độ chương trình (đã được PREP chia sẻ ở phần II của bài viết), yêu cầu về ngôn ngữ với sinh viên quốc tế muốn học tập tại quốc gia này cũng khác nhau. Bạn có thể theo dõi ảnh sau để biết về yêu cầu ngôn ngữ nhé!

trinh-do-ngon-ngu.jpg
Trình độ ngôn ngữ
yeu-cau-ngon-ngu.jpg
Yêu cầu ngôn ngữ

Lưu ý:

  • Các kết quả được liệt kê là mức điểm hoặc xếp loại tối thiểu cần thiết cho mỗi bài thi hoặc chứng chỉ để đủ điều kiện đăng ký học ở mỗi cấp độ chương trình.

  • Nếu một chương trình có yêu cầu đầu vào cao hơn về trình độ tiếng Anh so với mức được liệt kê trong bảng tương ứng cho cấp độ chương trình đó, sinh viên phải đáp ứng mức yêu cầu cao hơn.

  • Tất cả điểm thi phải được lấy từ một báo cáo duy nhất, ngoại trừ:

    • TOEFL iBT: Điểm thi phải từ một báo cáo duy nhất cho một ngày thi cụ thể và không được sử dụng tùy chọn "My Best Scores".

    • LanguageCert: Điểm thi phải được lấy từ một báo cáo duy nhất cho phần Viết (LRW) và một báo cáo riêng lẻ cho phần Nói (S).

3. Visa

visa-du-hoc.jpg
Visa du học New Zealand

Bạn cần nộp đơn xin visa du học từ Cơ quan Di trú New Zealand và nhận được sự chấp thuận trước khi bắt đầu học. Nếu bạn có kế hoạch xin visa du học cho năm 2025, nên nộp hồ sơ ít nhất ba tháng trước ngày dự định đi để đảm bảo đủ thời gian xử lý. Với visa du học, bạn có thể lưu trú với thời gian tối đa 4 năm, với chi phí  từ 750 NZD. 80% hồ sơ visa du học New Zealand được xử lý trong vòng 6 tuần.

Các giấy tờ cần nộp để xin visa du học đó là:

Giấy tờ

Cụ thể

Chứng minh nhân thân

  • 1 ảnh hộ chiếu nếu nộp đơn trực tuyến, hoặc 2 ảnh nếu nộp đơn giấy.

  • Hộ chiếu hoặc giấy chứng nhận nhân thân.

Chứng minh

sức khỏe

Bạn có thể được yêu cầu chụp X-quang ngực hoặc khám sức khỏe tổng quát, tùy thuộc vào thời gian lưu trú:

  • Dưới 6 tháng: thông thường không cần chụp X-quang ngực. 

  • Dưới 12 tháng, thông thường không cần giấy chứng nhận y tế.

Chứng minh

tài chính

  • Bằng chứng tài chính chứng minh bạn có 20,000 NZD mỗi năm cho các chương trình học đại học, học tiếng Anh, hoặc các khóa học không bắt buộc khác, hoặc 1,667 NZD mỗi tháng nếu thời gian học dưới 1 năm. 

  • Hoặc nếu bạn theo học chương trình giáo dục bắt buộc (lớp 1-13 tại trường), bạn cần có 17,000 NZD mỗi năm hoặc 1,417 NZD mỗi tháng. 

  • Giấy tờ cho thấy chi phí sinh hoạt đã được thanh toán, chẳng hạn như hóa đơn cho dịch vụ homestay, khi bạn sống cùng gia đình bản địa trong thời gian học tập.

  • Mẫu đơn bảo lãnh nhập cảnh tạm thời do người bảo trợ hợp lệ hoàn thành.

  • Mẫu đơn Cam kết tài chính cho sinh viên đã điền đầy đủ thông tin.

Thanh toán

học phí

Bằng chứng đã thanh toán học phí cho một khóa học hoặc một năm học (tùy theo thời gian nào ngắn hơn):

  • Thư từ cơ sở giáo dục đã được chấp thuận xác nhận bạn đã thanh toán học phí hoặc không cần phải đóng học phí.

  • Bằng chứng cho thấy bạn đã nộp đơn xin vay tiền từ chính phủ của quốc gia mình và xác nhận từ cơ sở giáo dục rằng họ sẽ nhận được học phí.

  • Bằng chứng về việc bạn đã xin vay tiền từ chính phủ quốc gia mình và xác nhận bạn đang đăng ký vào chương trình cử nhân hoặc cao hơn tại một cơ sở đào tạo tư nhân (PTE).

  • Bằng chứng bạn có học bổng từ cơ sở giáo dục của mình.

Tư cách đạo đức tốt

Nếu bạn từ 17 tuổi trở lên và dự định ở lại New Zealand trên 24 tháng (bao gồm cả thời gian bạn đã sống tại New Zealand), bạn phải nộp giấy chứng nhận lý lịch tư pháp từ:

  • Quốc gia nơi bạn có quốc tịch.

  • Bất kỳ quốc gia nào mà bạn đã cư trú hơn 5 năm kể từ khi bạn tròn 17 tuổi.

Bạn không cần cung cấp giấy chứng nhận lý lịch tư pháp nếu:

  • Bạn đã nộp các giấy tờ này trong hồ sơ xin thị thực trước đó và chúng được cấp trong vòng 36 tháng qua

  • Hoặc Bạn dưới 20 tuổi, đã giữ thị thực du học (hoặc thị thực du học liên tiếp) kể từ khi bạn tròn 17 tuổi và hiện đang xin thị thực du học tiếp theo.

Thư mời

nhập học

Thư mời từ một cơ sở giáo dục được chấp thuận tại New Zealand, xác nhận bạn đã được nhận vào khóa học toàn thời gian tại đây.

Bảo hiểm

y tế

Bằng chứng bạn đã mua bảo hiểm y tế cho toàn bộ thời gian lưu trú tại New Zealand.

Chính sách bảo hiểm của bạn cần bao gồm tất cả các mục sau:

  • Chi phí đi lại: Bao gồm các chuyến đi đến và rời khỏi New Zealand, di chuyển trong New Zealand, và bất kỳ chuyến đi nào bên ngoài New Zealand nếu liên quan đến khóa học.

  • Chăm sóc y tế tại New Zealand: Bao gồm chi phí chẩn đoán, kê đơn thuốc, phẫu thuật và điều trị tại bệnh viện.

  • Vận chuyển ra khỏi New Zealand: Trong trường hợp bạn gặp tình trạng bệnh nghiêm trọng hoặc chấn thương nặng, bảo hiểm cần chi trả chi phí di chuyển, bao gồm cả chi phí đi lại của các thành viên gia đình hỗ trợ bạn.

  • Chi phí tử vong: Bao gồm chi phí di chuyển của thành viên gia đình đến và rời khỏi New Zealand, chi phí hồi hương thi thể và chi phí tổ chức tang lễ.

Vé máy bay

khứ hồi

Giấy phép

làm việc

Nếu bạn từ 16 hoặc 17 tuổi, hoặc đang học lớp 12 hoặc 13 tại trường trung học, bạn cần có sự cho phép bằng văn bản để làm việc. Các giấy tờ cần cho thấy sự đồng ý từ cả hai bên:

  • Bố mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của bạn. 

  • Cơ sở giáo dục đã được chấp thuận mà bạn đang theo học.

Quyền làm việc toàn thời gian trong kỳ nghỉ

Nếu bạn được phép làm việc toàn thời gian trong kỳ nghỉ, cần có các bằng chứng sau:

  • Lịch nghỉ chính thức do cơ sở giáo dục đã được chấp thuận của bạn xác nhận, thể hiện trong thư mời nhập học.

  • Bằng chứng cho thấy khóa học của bạn có giá trị 120 tín chỉ – thông tin này có thể nằm trên hóa đơn học phí, biên lai hoặc các tài liệu khác do cơ sở giáo dục cung cấp.

Lưu ý: Các giấy tờ không phải bằng tiếng Anh cần được dịch thuật sang ngôn ngữ này.

Tham khảo bài viết:

IV. Chi phí du học New Zealand

Vậy chi phí du học New Zealand như thế nào? Cùng PREP tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Học phí

Học phí dành cho du học sinh sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại khoá học, địa điểm và thời gian học, cụ thể như sau:

Chương trình học

Chi phí

Phổ thông

  • Trường công lập: 11,000 NZD/năm (~ 158 triệu VNĐ) cho bậc tiểu học và 14,000 NZD/năm (~ 201.1triệu VNĐ) cho bậc trung học.

  • Trường tư thục: từ khoảng 25,000 NZD/năm (~ 359.1 triệu VNĐ) cho bậc tiểu học và trung học.

Chứng chỉ/chứng nhận

  • Giá khác nhau tùy vào khoá học bạn chọn.

  • Chẳng hạn, 1 kỳ học học Chứng chỉ Kỹ thuật New Zealand có giá 23,376 NZD (~ 335.8 triệu VNĐ) hoặc Văn bằng Máy tính có phí là 46,752 NZD/năm (~ 671.6 triệu VNĐ).

Đại học

  • Dao động 20,000 NZD - 40,000 NZD/năm (~ 287.3 - 574.6 triệu VNĐ)

  • Ngành y khoa và khoa học thú y có chi phí cao hơn.

Sau Đại học

  • Dao động 20,000 NZD - 45,000 NZD/năm (~ 287.3 - 646.7 triệu VNĐ)

  • Ngành y khoa và khoa học thú y có chi phí cao hơn.

Tiến sĩ

  • Dao động 6500 NZD - 7500 NZD/năm (~ 93.4 - 107.8 triệu VNĐ)

Khóa học tiếng Anh

  • Học phí đa dạng

  • Ví dụ: khóa tiếng Anh tổng quát có giá 350 NZD/tuần (~ 5 triệu VNĐ) hoặc khóa luyện thi Cambridge English có học phí là 5,100 NZD/12 tuần (~ 73.3 triệu VNĐ).

2. Chi phí sinh hoạt

sinh-hoat-phi.jpg
Sinh hoạt phí

Chi phí sinh hoạt sẽ phụ thuộc vào lối sống cá nhân cũng như khu vực bạn sống. Nếu bạn sống ở thị trấn nhỏ, chi phí sẽ thấp hơn rất nhiều so với ở thành phố lớn. Chẳng hạn, nếu bạn học tại Đại học Victoria Wellington (ở Wellington - thủ đô của New Zealand) và Đại học Auckland (tại Auckland - thành phố lớn nhất và trung tâm kinh tế của New Zealand) thì ước tính chi phí sinh hoạt sẽ rơi vào khoảng 20,000 NZD - 27,000 NZD mỗi năm (~ 287.3 - 388 triệu VNĐ). Trong khi đó, nếu học tại Đại học Otago (tại Dunedin), thì bạn sẽ chỉ cần chi trả sinh hoạt phí khoảng 18,000 NZD - 21,000 NZD/năm (~ 258.6 - 301.6 triệu VNĐ).

Các chi phí sinh hoạt cơ bản tại New Zealand với sinh viên quốc tế sẽ bao gồm:

Chỗ ở

  • Phòng trong nhà chung: 140 NZD/tuần  (~ 2 triệu VNĐ)

  • Ký túc xá có phục vụ ăn uống: 484 NZD/tuần (~ 6.9 triệu VNĐ)

Giải trí

55 NZD/tuần (~ 790 nghìn VNĐ) cho các hoạt động giải trí (nếu có)

Thực phẩm

80-120 NZD/tuần (~ 1.1 - 1.7 triệu VNĐ) cho chi phí thực phẩm cơ bản.

Đi lại

Trung bình 37 NZD/tuần (~ 531 nghìn VNĐ) (Tùy thuộc vào khoảng cách từ nơi ở đến nơi học)

Điện

200 NZD - 300 NZD/tháng (~ 2.9 - 4.3 triệu VNĐ) (nếu ở nhà riêng)

Điện thoại

19 NZD/tháng (~ 273 nghìn VNĐ)

Internet

90 NZD/tháng ~ 1.3 triệu VNĐ (Giá trung bình cho wifi không giới hạn trong căn hộ chung)

V. Du học New Zealand học bổng nổi bật

Học bổng du học New Zealand là một trong những cách tốt nhất giúp bạn tiết kiệm chi phí. Các học bổng New Zealand nổi bật nhất đó là:

1. Manaaki New Zealand

hoc-bong-manaaki-new-zealand.jpg
Học bổng Manaaki New Zealand

Manaaki New Zealand Scholarships là chương trình học bổng toàn phần do Chính phủ New Zealand tài trợ, trước đây còn được gọi là New Zealand Scholarships (NZAID Scholarships). Học bổng này được quản lý bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại (MFAT) và nhằm hỗ trợ sinh viên quốc tế từ các quốc gia đang phát triển, bao gồm Việt Nam.

Giá trị

học bổng

  • Chi trả toàn bộ học phí.

  • Trợ cấp sinh hoạt: 615 NZD/tuần (~ 8.8 triệu VNĐ)

  • Trợ cấp định cư: 3,000 NZD (~ 43.1 triệu VNĐ) để hỗ trợ chi phí ban đầu khi đến New Zealand, chẳng hạn như chi phí chỗ ở, sách giáo khoa hoặc các tài liệu học tập khác.

  • Bảo hiểm y tế khi học tập tại New Zealand.

  • Chi phí gia sư lên đến 1,000 NZD (~  14.4 triệu VNĐ)

  • Vé máy bay khứ hồi

  • Bảo hiểm du lịch.

  • Trợ cấp tái hòa nhập: 1,000 NZD (~  14.4 triệu VNĐ) để hỗ trợ chi phí thiết lập lại cuộc sống khi bạn quay về nước.

  • Hỗ trợ chi phí nghiên cứu và luận văn cho nhiều sinh viên sau đại học.

Yêu cầu

  • Quốc tịch: Ứng viên phải là công dân của quốc gia được quy định trong danh sách các nước đủ điều kiện, trong đó có Việt Nam.

  • Cam kết quay về: Sau khi hoàn tất chương trình học, ứng viên cần trở về nước để đóng góp cho sự phát triển của quốc gia trong ít nhất hai năm.

  • Trình độ học vấn: Đáp ứng các yêu cầu về trình độ học vấn và năng lực của chương trình bạn đăng ký (ví dụ: bậc đại học hoặc sau đại học).

  • Năng lực tiếng Anh: Ứng viên cần đáp ứng yêu cầu về trình độ tiếng Anh của học bổng và chương trình đăng ký.

  • Kinh nghiệm làm việc: Một số chương trình yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc liên quan đến ngành học.

2. New Zealand ASEAN (NZAS)

hoc-bong-nzas.jpg
Học bổng NZAS

Học bổng New Zealand ASEAN (NZAS) là chương trình học bổng do Chính phủ New Zealand tài trợ dành cho công dân của các quốc gia thuộc khối ASEAN, trong đó có Việt Nam. Mục tiêu của học bổng này là tăng cường quan hệ hợp tác, phát triển và kết nối giữa New Zealand và các nước trong khu vực Đông Nam Á thông qua giáo dục.

Học bổng NZAS hỗ trợ toàn phần cho sinh viên theo học các chương trình đại học hoặc sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) tại New Zealand. Các lĩnh vực ưu tiên thường tập trung vào phát triển kinh tế, giáo dục, quản trị, y tế, nông nghiệp, môi trường và các lĩnh vực quan trọng khác cho sự phát triển bền vững của quốc gia ứng viên.

Giá trị

  • Toàn bộ học phí: Chi trả học phí cho toàn bộ chương trình học.

  • Chi phí sinh hoạt: Trợ cấp hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt.

  • Bảo hiểm y tế: Được hỗ trợ bảo hiểm y tế trong suốt thời gian học tập tại New Zealand.

  • Vé máy bay khứ hồi: Bao gồm vé đến New Zealand và trở về sau khi hoàn thành chương trình học.

  • Chi phí định cư: Một khoản trợ cấp để hỗ trợ chi phí ban đầu khi đến New Zealand.

  • Chi phí nghiên cứu và luận văn (đối với sinh viên sau đại học).

Yêu cầu

  • Là công dân của một trong các quốc gia ASEAN.

  • Cam kết trở về nước để đóng góp vào sự phát triển của đất nước sau khi hoàn thành chương trình học.

  • Đáp ứng các tiêu chuẩn học thuật và trình độ tiếng Anh của chương trình học được đăng ký.

  • Có tiềm năng lãnh đạo và khả năng đóng góp cho cộng đồng hoặc lĩnh vực chuyên môn sau khi học tập.

3. Học bổng từ trường đại học

Bạn cũng có thể tìm kiếm các học bổng từ các trường đại học tại New Zealand để tiết kiệm chi phí học tập. Một số học bổng nổi bật đó là:

Học bổng

Giá trị

University of Auckland

Từ NZD 10,000 (~ 143.7 triệu VNĐ) đến toàn phần học phí.

Trợ cấp sinh hoạt và/hoặc học phí (dành cho sau đại học).

Tongarewa Scholarship - Victoria University of Wellington

5,000 NZD đến 10,000 NZD (~ 71.8 - 143.7 triệu VNĐ)

Học bổng Tiến sĩ - Victoria University of Wellington

Toàn bộ học phí và trợ cấp sinh hoạt lên đến NZD 27,500 mỗi năm (~ 395.1 triệu VNĐ).

University of Otago 

  • International Master’s Research Scholarship: Hỗ trợ học phí và trợ cấp sinh hoạt lên đến 15,000 NZD (~ 215.5 triệu VNĐ).

  • Doctoral Scholarship: Giá trị: Hỗ trợ toàn bộ học phí và trợ cấp sinh hoạt 28,600  NZD mỗi năm (~ 410.9 triệu VNĐ).

University of Canterbury

  • UC International First Year Scholarship: Giá trị: Từ 10,000 NZD đến 20,000 NZD (~  143.7 - 287.3 triệu VNĐ).

  • Học bổng nghiên cứu sau đại học: Hỗ trợ học phí và/hoặc trợ cấp sinh hoạt tùy vào từng chương trình cụ thể.

Massey University

  • Học bổng Tiến sĩ: Hỗ trợ học phí và trợ cấp sinh hoạt.

  • International Undergraduate Excellence Scholarships: Lên đến 25,000 NZD (~ 359.2 triệu VNĐ).

Lincoln University - International Taught Master Merit Scholarships

10,000 NZD (~ 143.7 triệu VNĐ)

VI. Các câu hỏi thường gặp về du học New Zealand

1. Du học sinh có được làm thêm tại New Zealand không?

Du học sinh được phép làm thêm tại New Zealand:

  • Trong kỳ học: Du học sinh có thể làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần.

  • Trong kỳ nghỉ: Du học sinh được phép làm việc toàn thời gian (lên đến 40 giờ mỗi tuần hoặc không giới hạn thời gian) trong các kỳ nghỉ chính thức, chẳng hạn như kỳ nghỉ hè.

Lưu ý:

  • Sinh viên dưới 18 tuổi cần có sự đồng ý bằng văn bản từ phụ huynh hoặc người giám hộ, cũng như sự cho phép từ cơ sở giáo dục mà bạn đang theo học.

  • Để làm việc vào kỳ nghỉ, bạn cần cung cấp minh chứng về:

    • Lịch nghỉ chính thức được xác nhận bởi cơ sở giáo dục mà bạn theo học và sẽ được nêu rõ trong thư mời nhập học.

    • Bằng chứng chứng minh rằng khóa học của bạn có giá trị 120 tín chỉ có thể được thể hiện qua hóa đơn học phí, biên lai hoặc các tài liệu khác do cơ sở giáo dục cung cấp.

2. Du học New Zealand bằng tiếng gì?

Du học tại New Zealand chủ yếu sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy chính. Các chương trình học, từ bậc phổ thông đến đại học và sau đại học, đều được giảng dạy bằng tiếng Anh. Vì vậy, du học sinh cần đáp ứng yêu cầu về trình độ tiếng Anh như đạt điểm IELTS, TOEFL hoặc các chứng chỉ tiếng Anh được chấp nhận. Yêu cầu cụ thể về chứng chỉ tiếng Anh đã được PREP chia sẻ ở phần III.2 của bài viết này.

3. Du học New Zealand nên học ngành gì?

Khi du học tại New Zealand, bạn có thể lựa chọn nhiều ngành học phù hợp với sở thích, mục tiêu nghề nghiệp và tiềm năng phát triển. Một số ngành học phổ biến và được đánh giá cao tại đất nước này đó là:

  • Công nghệ thông tin (IT) và Khoa học máy tính

  • Quản trị kinh doanh và Thương mại

  • Du lịch và Khách sạn

  • Kỹ thuật và Kỹ thuật công trình

  • Nông nghiệp và Khoa học Thực phẩm

  • Y tế và Chăm sóc sức khỏe

  • Giáo dục và Đào tạo

  • Tài chính - Ngân hàng

4. Có được ở lại New Zealand sau khi tốt nghiệp không?

Câu trả lời là CÓ. Du học sinh hoàn toàn có thể ở lại New Zealand sau khi tốt nghiệp thông qua các chương trình thị thực làm việc sau khi học, được gọi là Post-Study Work Visa. Bạn có thể nộp đơn xin thị thực này với điều kiện bạn đã có thị thực sinh viên (Student Visa) và vừa mới hoàn thành chương trình học tại New Zealand. Thị thực này cho phép bạn ở lại và làm việc tại quốc gia này trong tối đa 3 năm, tùy thuộc vào chuyên ngành bạn đã học.

Lưu ý:

  • Bạn chỉ có thể nộp đơn xin Post-Study Work Visa một lần.

  • Không được cung cấp dịch vụ tình dục thương mại hoặc điều hành hoặc đầu tư vào một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này.

  • Hạn chót để nộp đơn xin Post-Study Work Visa là 3 tháng sau khi Student visa hết hạn hoặc 6 tháng nếu bạn được cấp visa để hoàn thành bằng tiến sĩ.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về visa này cũng như các giấy tờ yêu cầu, hãy tham khảo tại website Immigration New Zealand.

5. Nên du học New Zealand hay Úc?

New Zealand và Úc đều là hai quốc gia đều nằm ở khu vực Nam Thái Bình Dương, sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức cũng như có hệ thống giáo dục hiện đại và chất lượng cao, với nhiều trường đại học nằm trong top thế giới. Điều này đã khiến nhiều người băn khoăn về việc nên du học ở New Zealand hay Úc.

Hãy cùng xem qua bảng so sánh sau đây để có cái nhìn tổng quan hơn về việc du học tại hai quốc gia này nhé!

Tiêu chí

New Zealand

Úc

Chi phí du học

  • Học phí cũng như chi phí sinh hoạt thấp hơn so với Úc

  • Học phí dao động từ NZD 20,000 đến 40,000 mỗi năm (~287.3 - 574.8 triệu VNĐ), tùy theo chương trình học.

Có xu hướng cao hơn, dao động từ AUD 20,000 đến 50,000 mỗi năm  (~317.5 - 793.6 triệu VNĐ) hoặc cao hơn đối với một số chương trình đặc biệt. 

Cơ hội làm thêm và làm việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể xin visa làm việc từ 1 đến 3 năm, tùy thuộc vào chương trình học.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể xin visa làm việc từ 2 đến 4 năm, tùy vào chương trình và thành phố học.

Yêu cầu đầu vào

Dễ hơn

Khó hơn

Lựa chọn trường học

Ít đa dạng hơn, chỉ có 8 trường Đại học cả nước

Đa dạng hơn

Với bảng trên, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về chi phí, cơ hội nghề nghiệp, yêu cầu đầu vào và sự đa dạng trường học của hai quốc gia. Việc lựa chọn quốc gia này sẽ dựa trên tài chính, mục tiêu học tập, ngành học của bạn.

Trên đây, PREP đã chia sẻ cho bạn tất tần tật về du học New Zealand. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về học tập tại đất nước này, từ đó chuẩn bị tốt nhất cho hành trình tương lai của mình!

Học tiếng Anh online dễ dàng hơn với PREP - Nền tảng Học & Luyện thi thông minh cùng AI. Với công nghệ AI độc quyền, bạn có thể tự học trực tuyến tại nhà và dễ dàng chinh phục các kỳ thi như IELTS, TOEIC, VSTEP, APTIS, hay tiếng Anh giao tiếp. Teacher Bee AI luôn đồng hành cùng bạn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc và cải thiện kỹ năng một cách hiệu quả.

Hãy click TẠI ĐÂY hoặc gọi HOTLINE 0931428899 để được tư vấn chi tiết về các khóa học tiếng Anh chất lượng!

Tải app PREP ngay để bắt đầu hành trình học tiếng Anh tại nhà với chương trình luyện thi online chất lượng cao.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Study with New Zealand. Why Study in New Zealand. Truy cập ngày 26/12/2024, từ https://www.studywithnewzealand.govt.nz/en#module-639

2.  Study with New Zealand. Tuition fees and cost of living. Truy cập ngày 26/12/2024, từ https://www.studywithnewzealand.govt.nz/en/plan-your-studies/cost-of-living 

3.  Study with New Zealand. Study levels - New Zealand Qualifications Framework. Truy cập ngày 26/12/2024, từ https://www.studywithnewzealand.govt.nz/en/why-new-zealand/education-system 

4.  New Zealand Immigration. Fee Paying Student Visa. Truy cập ngày 26/12/2024, từ https://www.immigration.govt.nz/new-zealand-visas/visas/visa/full-fee-paying-student-visa 

Thạc sỹ Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự