Tìm kiếm bài viết học tập
Tất tần tật thông tin cần biết về du học Đức cập nhật mới nhất 2025
Du học Đức đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho sinh viên quốc tế nhờ vào nền giáo dục chất lượng, chi phí học tập hợp lý và môi trường sống tuyệt vời. Cùng PREP tìm hiểu tất cả những thông tin cần thiết về du học Đức, từ lợi ích, điều kiện, chi phí đến học bổng, lộ trình và những chủ đề liên quan trong bài viết dưới đây nhé!
I. Những lý do nên du học Đức
Theo báo cáo của DAAD, số lượng sinh viên quốc tế tại Đức đã đạt mức kỷ lục mới với gần 458,000 người vào cuối năm học 2022-2023, trong đó cộng đồng sinh viên Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc, lên tới gần 7,400 người, cao hơn khoảng 30% so với thời điểm trước đại dịch Covid-19. Vậy điều gì đã làm cho Đức trở thành điểm đến du học lý tưởng như vậy?
-
Giáo dục đại học hàng đầu châu Âu và được miễn học phí: Là một trong những cường quốc giáo dục hàng đầu châu Âu, Đức thu hút đông đảo sinh viên quốc tế với hệ thống đại học danh tiếng, bằng cấp được công nhận toàn cầu và cơ hội việc làm hấp dẫn. Đặc biệt, sinh viên quốc tế có thể theo học các chương trình cử nhân tại hầu hết các trường đại học công lập của Đức hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, việc tiếng Đức là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất ở châu Âu cũng mở ra nhiều cơ hội giao lưu và phát triển cho sinh viên.
-
Đa dạng chương trình và ngành học: Hệ thống giáo dục đại học Đức cung cấp một mạng lưới rộng lớn với hơn 400 trường đại học cùng các chương trình đào tạo đa dạng, từ khoa học tự nhiên, kỹ thuật, y học đến nhân văn, xã hội. Sinh viên quốc tế có thể lựa chọn học tập bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Theo tiêu chuẩn Bologna, các bằng cấp của Đức được công nhận trên toàn thế giới, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
-
Cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp: Với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, Đức luôn chào đón các tài năng trẻ, đặc biệt là sinh viên quốc tế, thông qua việc tạo điều kiện làm thêm trong quá trình học tập và hỗ trợ tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Bạn có thể xin giấy phép cư trú 19 tháng sau khi tốt nghiệp nếu không thuộc khối EU.
-
Nền kinh tế mạnh và hệ thống phúc lợi tốt: Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu với hệ thống phúc lợi xã hội tốt nên chất lượng cuộc sống cao được đảm bảo cho cả sinh viên và người dân.
II. Điều kiện du học Đức
Vậy để du học Đức cần những điều kiện gì? Tìm hiểu ngay nhé!
1. Học lực
Để du học Đức, bạn cần tốt nghiệp THPT hoặc chương trình tương đương với du học nghề hoặc du học từ bậc đại học trở lên. Tuy nhiên, điều kiện học lực sẽ khác nhau với từng bậc học, cụ thể như sau:
Chương trình |
Điều kiện |
Du học cấp 3 |
Học sinh từ lớp 8 trở lên, có hạnh kiểm tốt và đạt học lực Khá hoặc cao hơn. |
Du học nghề |
|
Du học dự bị đại học |
|
Du học Đại học |
|
Du học thạc sĩ |
|
Bạn có thể nhận thấy rằng, để học Đại học ở Đức, bạn cần vào Dự bị Đại học trước hoặc hoàn thành 2 năm học ở Việt Nam. Vậy tại sao phải như vậy? Theo dõi Phần VI của bài viết này nhé!
2. Trình độ ngôn ngữ
Trình độ ngôn ngữ với từng bậc học như sau:
Chương trình |
Điều kiện ngôn ngữ |
Du học nghề |
Chứng chỉ B4 với 4 kỹ năng |
Du học dự bị Đại học |
IELTS 6.5/B1 tiếng Đức |
Du học Đại học |
IELTS 6.5/B2 tiếng Đức |
Du học Thạc sĩ |
IELTS 6.5/B2 tiếng Đức |
3. Visa du học Đức
Hồ sơ xin cấp visa đi du học Đức phải có những giấy tờ sau:
Giấy tờ |
Yêu cầu |
|
Tờ khai xin cấp thị thực quốc gia (thị thực dài hạn) |
|
|
Ảnh hộ chiếu sinh trắc học |
|
|
Hộ chiếu có giá trị (hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu được công nhận) |
||
Giấy tờ dành cho việc nhập học |
Nhập học đại học trực tiếp |
|
Dự bị Đại học |
|
|
Nhập học đại học |
|
|
Bảo hiểm du lịch |
Bắt buộc đối với tất cả các nước Schengen. Nếu chưa mua, hãy bấm vào ĐÂY. |
Thời gian xét duyệt visa du học Đức sẽ từ 4-8 tuần.
Lưu ý:
-
Các giấy tờ không phải là tiếng Anh/ tiếng Đức thì cần được dịch trước khi nộp hồ sơ
-
Hồ sơ phải được sắp xếp theo thứ tự như bảng trên
-
Hồ sơ không được bấm ghim
4. Tài chính
Theo VFS Global (đối tác chính thức của Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức), kể từ ngày 01.09.2024, mức chứng minh tài chính đối với diện du học bậc Đại học trực tiếp và chương trình học dự bị sẽ được nâng lên 992 EUR/tháng ~ 25.9 triệu VNĐ (tương đương 11,904 EUR/năm ~ 310.9 triệu VNĐ). Trong khi đó, diện xin nhập học Đại học yêu cầu mức chứng minh tài chính là 1081 EUR/tháng ~ 28.2 triệu VNĐ (khoảng 12,972 EUR/năm ~ 338.6 triệu VNĐ).
Như vậy, mức yêu cầu chứng minh tài chính mới của Đức tương đương với Canada (20,635 CAD ~ 363 triệu VNĐ), và vượt qua một số quốc gia châu Âu như Ireland (10,000 EUR ~ 261.1 triệu VNĐ)...
Người nộp đơn xin nhập học đại học cần chứng minh năng lực tài chính đủ cho thời gian đăng ký nhập học, tối thiểu là 3 tháng (tức là ít nhất 3.081 EUR). Có thể chứng minh tài chính theo nguyên tắc bằng cách:
-
Giấy cam kết bảo lãnh tài chính theo quy định của điều 66, 68 Luật cư trú:
-
Mở một tài khoản phong tỏa tại Vietinbank hoặc Deutsche Bank với mức chi phí mở tài khoản khoảng 155 EUR.
-
Học bổng du học đủ cao
-
Chứng nhận có đủ bảo hiểm y tế để nhập cảnh, cho thời gian tối thiểu 3 tháng kể từ ngày nhập cảnh mong muốn
Tham khảo bài viết:
III. Chi phí du học Đức
“Du học Đức cần bao nhiêu tiền” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Các khoản chi phí du học Đức bạn cần biết đó là:
1. Chi phí thẩm tra APS
Thẩm tra APS là điều bắt buộc nhằm nhằm đảm bảo rằng sinh viên có đủ trình độ và bằng cấp cần thiết để theo học tại các cơ sở giáo dục tại Đức. Chi phí thẩm tra APS cụ thể như sau:
Đối tượng |
Chi phí |
Sinh viên muốn học đại học: Đã tốt nghiệp THPT hoặc chưa hoàn tất chương trình đại học tại Việt Nam |
$150 (~3.8 triệu VNĐ) cho 10 chứng nhận đầu tiên |
Sinh viên đã tốt nghiệp đại học, đang học thạc sĩ hoặc muốn lấy thêm một văn bằng khác |
$250 (~6.3 triệu VNĐ) cho 10 chứng nhận đầu tiên |
Sinh viên thuộc khối ngành nghệ thuật |
$150 (~3.8 triệu VNĐ) cho 10 chứng nhận đầu tiên |
2. Chi phí thi TestAS
TestAS (viết tắt của "Test für Ausländische Studierende" trong tiếng Đức, nghĩa là "Bài kiểm tra dành cho sinh viên quốc tế") là một kỳ thi đánh giá năng lực học tập dành cho sinh viên quốc tế mong muốn theo học tại các trường đại học ở Đức. Chi phí thi TestAS là $90/lần (~2.3 triệu VNĐ). Kỳ thi này được tổ chức vào tháng 02, tháng 04 và tháng 10 hàng năm.
Lưu ý: Nếu du học nghề, bạn không cần thi chứng chỉ này.
3. Chi phí xin visa
Theo VFS Global, Ủy ban Châu Âu đã cập nhật mức lệ phí xin thị thực châu Âu, có hiệu lực từ ngày 11 tháng 06 năm 2024. Người nộp đơn xin thị thực sẽ phải đóng mức phí là 90 EUR (~2.4 triệu VNĐ), trong khi trẻ em từ 6 đến 12 tuổi sẽ áp dụng mức phí 45 EUR (~1.2 triệu VNĐ). Mức phí thị thực mới này sẽ được áp dụng cho tất cả hồ sơ nộp trên toàn thế giới từ hoặc sau ngày hiệu lực.
Lưu ý:
-
Phí có thể thay đổi mà không cần báo trước.
-
Đương đơn nộp hồ sơ tại Trung tâm VFS có thể thanh toán phí bằng tiền mặt hoặc thẻ.
-
Phí dịch vụ đã bao gồm thuế và không hoàn lại trong mọi trường hợp.
4. Chi phí nhận thư mời nhập học
Chi phí xử lý hồ sơ và nhận thư mời nhập học qua UNI ASSIST như sau:
-
75 EUR (~2 triệu VNĐ) cho hồ sơ đầu tiên.
-
35 EUR (~914 nghìn VNĐ) cho mỗi hồ sơ tiếp theo.
5. Chi phí dịch thuật và công chứng
Nếu giấy tờ không bằng tiếng Anh/tiếng Đức, bạn cần dịch ra trước khi nộp. Chi phí dịch thuật là khoảng 60000 VNĐ/trang và phí công chứng là 20000 VND cho mỗi con dấu.
6. Học phí du học Đức
Du học Đức được biết đến với chính sách học phí ưu đãi, đặc biệt là tại các trường đại học công lập. Hầu hết các trường đại học công lập ở Đức miễn học phí cho sinh viên quốc tế ở bậc cử nhân và thạc sĩ. Tuy nhiên, sinh viên vẫn phải đóng một khoản phí hành chính mỗi học kỳ, thường dao động từ 100 EUR - 300 EUR (~2.6 - 7.8 triệu VNĐ).
Các trường đại học tư thục thường thu học phí cao hơn, dao động từ khoảng 5000 EUR - 20000 EUR mỗi năm (~130.6 - 522.3 triệu VNĐ), tùy thuộc vào chương trình và trường học (theo UE).
7. Chi phí sinh hoạt
Bên cạnh học phí, hiểu rõ chi phí sinh hoạt hàng ngày tại Đức cũng rất quan trọng khi lên kế hoạch du học. Đức được xem là một trong những điểm đến có chi phí sinh hoạt hợp lý cho sinh viên, với mức sống tương đối thấp so với các quốc gia châu Âu khác.
-
Chi phí chỗ ở: Đây là khoản chi lớn nhất đối với sinh viên quốc tế. Theo DAAD (Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức), sinh viên trung bình chi khoảng 410 EUR (~10.7 triệu VNĐ) mỗi tháng cho chỗ ở, với phần lớn lựa chọn sống tại ký túc xá sinh viên. Các lựa chọn khác bao gồm căn hộ chung và nhà ở tư nhân.
-
Chi phí đi lại: Một điểm thuận lợi cho sinh viên quốc tế tại Đức là hệ thống giao thông công cộng rất hiệu quả. Sinh viên có thể sử dụng các chương trình ưu đãi như vé semesterticket dành cho sinh viên hoặc vé D-Ticket với chi phí 89 EUR/tháng (~2.3 triệu VNĐ), cho phép di chuyển không giới hạn trên các phương tiện công cộng.
-
Thực phẩm và ăn uống: Giá thực phẩm tại Đức được xem là phải chăng, do đó sinh viên có thể mua sắm với mức giá hợp lý cho các mặt hàng như thịt, trái cây, rau củ, và sản phẩm từ sữa. Chi phí ăn uống với sinh viên quốc tế tại Đức khoảng 198 EUR/tháng(~5.2 triệu VNĐ).
-
Bảo hiểm y tế: Một yêu cầu bắt buộc cho sinh viên quốc tế tại Đức là có bảo hiểm y tế. Sinh viên có thể lựa chọn giữa các nhà cung cấp bảo hiểm công hoặc tư nhân tùy vào nhu cầu của mình, với chi phí trung bình từ 100 – 150 EUR mỗi tháng (~2.6 - 3.9 triệu VNĐ).
IV. Học bổng du học Đức
1. Học bổng DAAD
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là chương trình học bổng của Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức, hỗ trợ tài chính cho sinh viên, nghiên cứu sinh, và giảng viên quốc tế muốn học tập hoặc nghiên cứu tại Đức. Đây là một trong những học bổng danh giá và có quy mô lớn của Đức, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu.
Giá trị học bổng |
|
Điều kiện ứng tuyển |
|
2. Deutschlandstipendium
Deutschlandstipendium là một chương trình học bổng quốc gia của Đức dành cho sinh viên tài năng và có thành tích học tập xuất sắc. Học bổng này là một sự hợp tác giữa chính phủ Đức và các tổ chức tư nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận nhằm khuyến khích và hỗ trợ tài năng trẻ trong quá trình học tập tại các trường đại học ở Đức.
Giá trị học bổng |
|
Điều kiện ứng tuyển |
|
3. Học bổng Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS)
Học bổng Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) là chương trình học bổng do Quỹ Konrad Adenauer (KAS) của Đức tài trợ, dành cho sinh viên và nghiên cứu sinh quốc tế có thành tích xuất sắc và quan tâm đến các vấn đề xã hội, chính trị, và phát triển cộng đồng. Quỹ KAS được đặt theo tên của Konrad Adenauer, thủ tướng đầu tiên của Cộng hòa Liên bang Đức, và có mục tiêu hỗ trợ những tài năng trẻ có tư duy lãnh đạo và mong muốn góp phần phát triển xã hội.
Giá trị học bổng |
|
Các khoản hỗ trợ bổ sung |
|
Hỗ trợ chi phí học tập |
|
Yêu cầu |
|
4. Học bổng Friedrich Ebert Stiftung
Học bổng Friedrich Ebert Stiftung (FES) là một chương trình học bổng của Quỹ Friedrich Ebert, một tổ chức phi lợi nhuận tại Đức, nhằm hỗ trợ sinh viên quốc tế có thành tích xuất sắc và đam mê công bằng xã hội. Tổ chức này hoạt động dựa trên các giá trị của chủ nghĩa dân chủ xã hội, với mục tiêu thúc đẩy công bằng, hòa bình và phát triển bền vững.
Học bổng dành cho các ứng viên đến từ các quốc gia ở Nam bán cầu (Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh), các quốc gia hậu Xô Viết cũng như các quốc gia Đông và Đông Nam Âu (EU). Sinh viên hoặc ứng viên tiến sĩ từ các nước OECD không đủ điều kiện nhận tài trợ. Mỗi năm sẽ có 40 suất học bổng dành cho sinh viên từ các nước được chấp nhận, nên mức độ cạnh tranh sẽ rất cao.
Giá trị học bổng |
|
Yêu cầu |
|
5. Học bổng Marie Curie IIF
Học bổng Marie Curie (International Incoming Fellowships - IIF) là một phần của chương trình Marie Skłodowska-Curie thuộc Liên minh Châu Âu, nhằm hỗ trợ các nhà nghiên cứu quốc tế từ các nước đang phát triển đến làm việc và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu ở châu Âu. Thời hạn của học bổng là từ 12 đến 24 tháng. Mỗi năm, chỉ có 50 suất học bổng Marie Curie IIF nên mức độ cạnh tranh là rất cao.
Giá trị học bổng |
|
Yêu cầu |
|
6. Học bổng Erasmus Mundus
Học bổng Erasmus Mundus là một chương trình học bổng danh giá do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, nhằm thúc đẩy hợp tác và nâng cao chất lượng giáo dục đại học thông qua việc hỗ trợ sinh viên quốc tế theo học các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ tại các trường đại học châu Âu. Đặc điểm nổi bật của học bổng Erasmus Mundus đó là sinh viên sẽ theo học tại ít nhất hai trường đại học thuộc hai quốc gia châu Âu khác nhau, giúp họ trải nghiệm đa dạng về văn hóa và môi trường học tập.
Giá trị học bổng |
Học bổng bao gồm học phí và chi phí thư viện (tối đa €3000 ~78.3 triệu VNĐ trong 10 tháng), bảo hiểm, vé máy bay khứ hồi và trợ cấp sinh hoạt €1.000/tháng. |
Yêu cầu |
|
Cách đăng ký |
Chọn tối đa 3 chương trình từ danh mục Erasmus Mundus và liên hệ trực tiếp với điều phối viên chương trình. |
7. Học bổng từ các tổ chức tư nhân
Bên cạnh các học bổng từ chính phủ, nhiều tổ chức tư nhân cũng cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế, tập trung vào những người có kỹ năng vượt trội và thành tích học tập xuất sắc. Những học bổng này không chỉ mang lại sự hỗ trợ về mặt tài chính mà còn giúp sinh viên có cơ hội giao lưu văn hóa và mở rộng mạng lưới quan hệ quốc tế. Các học bổng từ tổ chức tư nhân nổi tiếng có thể kể đến như:
-
Nghiên cứu Hiệp hội Max Planck
-
Quỹ Heinrich Boll
-
Học bổng Tiến sĩ Quốc tế DKFZ
-
Quỹ Bayer
-
Học bổng Mawista
8. Học bổng từ các trường đại học tại Đức
Các trường đại học tại Đức cũng có khoản học bổng riêng dành cho sinh viên quốc tế. Các đại học hàng đầu của Đức đều tài trợ học bổng cho sinh viên, có thể kể đến như:
-
Học bổng Đại học Heidelberg
-
Học bổng Đại học KHUD Hamburg
-
Học bổng Đại học RWTH Aachen
-
Học bổng Nghiên cứu Quốc tế Đại học Humboldt
-
Học bổng Trường Tài chính và Quản lý Frankfurt
-
Học bổng Trường Sau đại học về Quản lý Leipzig
V. Du học Đức nên học ngành gì?
Vậy du học Đức nên học ngành gì thì tốt nhất? Đức là một quốc gia phát triển nên chất lượng giáo dục các ngành đều tốt. Tuy nhiên, một số ngành học tại Đức bạn có thể yên tâm để “chọn mặt gửi vàng” đó là:
-
Kỹ thuật (Engineering): Đức nổi tiếng với các chương trình kỹ thuật chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực như kỹ thuật cơ khí, điện tử, ô tô và tự động hóa. Các trường đại học như Đại học Kỹ thuật Munich, Đại học RWTH Aachen, hay Đại học Stuttgart được đánh giá cao trong lĩnh vực này.
-
Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin (Computer Science & IT): Công nghệ thông tin là ngành đang phát triển mạnh mẽ tại Đức, với nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Ngành này bao gồm khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng và phát triển phần mềm.
-
Kinh tế và Quản lý (Economics & Management): Đức có nền kinh tế lớn nhất châu Âu, do đó sẽ là môi trường lý tưởng cho sinh viên học về kinh tế và quản trị. Các trường như Đại học Mannheim và Đại học Ludwig Maximilian (Munich) đều là những lựa chọn tốt cho ngành này.
-
Y học và Dược học (Medicine & Pharmacy): Nếu nói đến chữa bệnh và thuốc thì chắc chắn không thể không kể đến Đức. Vì vậy, lựa chọn học Y học và dược học tại đất nước này sẽ vô cùng tốt với chất lượng đào tạo rất cao tại Đức. Sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình này có thể có nhiều cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Ngành này có yêu cầu tuyển sinh khá cao và đòi hỏi trình độ tiếng Đức tốt.
-
Khoa học tự nhiên (Natural Sciences): Đức là quốc gia tiên phong trong nghiên cứu khoa học tự nhiên như hóa học, vật lý, sinh học và môi trường. Khi lựa chọn học ngành Khoa học tự nhiên tại Đức, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận các phòng thí nghiệm hiện đại và tham gia vào các dự án nghiên cứu quốc tế.
-
Kiến trúc (Architecture): Kiến trúc là một ngành học phổ biến với chất lượng đào tạo cao tại Đức, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Sinh viên kiến trúc sẽ có cơ hội học từ những công trình nổi tiếng và tham gia vào các dự án quốc tế.
-
Khoa học xã hội và Nhân văn (Social Sciences & Humanities): Đức cũng có thế mạnh trong các ngành xã hội học, triết học, tâm lý học và ngôn ngữ học, phù hợp với những ai yêu thích nghiên cứu xã hội và văn hóa. Đại học Humboldt, Đại học Ludwig Maximilian Munich, Đại học Tự do Berlin, Đại học Tübingen, Đại học Heidelberg đều là những môi trường lý tưởng cho các ngành học này.
VI. Các câu hỏi thường gặp về du học Đức
1. Du học sinh Đức có được đi làm thêm không?
Câu trả lời là CÓ. Du học sinh tại Đức được phép làm thêm nhưng với một số quy định và giới hạn cụ thể:
-
Trong thời gian học: Du học sinh được phép làm thêm 20 giờ/tuần.
-
Trong kỳ nghỉ: Trong các kỳ nghỉ học, sinh viên có thể làm việc tới 40 giờ/tuần.
-
Thời gian làm việc trong 1 năm: Sinh viên không thuộc khối EU sẽ bị giới hạn ở mức 120 ngày làm việc toàn thời gian hoặc 240 ngày làm việc bán thời gian mỗi năm, bất kể là trong kỳ học hay trong kỳ nghỉ.
Lưu ý:
-
Nếu làm việc nhiều hơn giới hạn này, bạn sẽ cần phải xin phép từ Sở Ngoại kiều (Ausländerbehörde).
-
Nếu làm việc trong khuôn viên trường (như làm trợ giảng, thư viện, hoặc hỗ trợ nghiên cứu), sinh viên có thể được phép làm nhiều giờ hơn, nhưng cần xin sự chấp thuận từ Sở Ngoại kiều.
-
Nếu bạn đang theo học một khóa tiếng hoặc đang học tại trường dự bị đại học, bạn thường chỉ được phép làm thêm khi có sự chấp thuận từ Cơ quan Việc làm Liên bang (Agentur für Arbeit) và Sở Ngoại kiều (Ausländerbehörde) – và chỉ trong khoảng thời gian nghỉ.
2. Các công việc làm thêm ở Đức dành cho du học sinh là gì?
Du học sinh tại Đức có thể tìm được nhiều công việc làm thêm phù hợp để vừa kiếm thu nhập vừa tích lũy kinh nghiệm, phổ biến nhất là:
-
Trợ giảng hoặc trợ lý nghiên cứu (HiWi): Nhiều trường đại học tuyển dụng sinh viên làm trợ giảng hoặc trợ lý nghiên cứu cho các giáo sư, thường gọi là HiWi (Hilfswissenschaftler). Công việc bao gồm hỗ trợ nghiên cứu, chấm bài, trợ giảng, hoặc hỗ trợ trong các dự án của khoa. Bạn sẽ cần kiến thức liên quan đến lĩnh vực học, kỹ năng nghiên cứu, khả năng tiếng Anh hoặc tiếng Đức để làm được công việc này.
-
Làm việc tại thư viện hoặc văn phòng hành chính: Sinh viên có thể làm thêm tại thư viện trường hoặc trong các văn phòng hành chính để hỗ trợ sắp xếp tài liệu, quản lý sách, hoặc xử lý giấy tờ hành chính. Đây là công việc ổn định và phù hợp với thời gian biểu của sinh viên.
-
Phục vụ tại nhà hàng, quán cà phê, quán bar: Công việc phục vụ là một lựa chọn phổ biến với nhiều sinh viên sinh viên. Bạn có thể cải thiện tiếng Đức, khả năng làm việc linh hoạt, ứng biến tình huống nếu lựa chọn công việc này.
-
Làm việc trong siêu thị hoặc cửa hàng bán lẻ: Nhiều sinh viên cũng lựa chọn làm thêm tại siêu thị, cửa hàng tạp hóa, hoặc các cửa hàng bán lẻ, với công việc như thu ngân, sắp xếp hàng hóa, hoặc hỗ trợ khách hàng.
-
Gia sư hoặc dạy tiếng: Sinh viên có thể dạy kèm cho học sinh tiểu học, trung học hoặc làm gia sư ngôn ngữ cho người muốn học tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
-
Làm việc trong các sự kiện và hội chợ: Đức thường xuyên tổ chức các sự kiện, hội chợ, triển lãm, nơi sinh viên có thể làm thêm với vai trò nhân viên sự kiện, hướng dẫn khách, hoặc hỗ trợ tổ chức. Công việc này thường là ngắn hạn, phù hợp với sinh viên muốn linh hoạt về thời gian.
-
Làm việc tại khách sạn hoặc nhà nghỉ: Sinh viên có thể làm thêm ở các khách sạn, nhà nghỉ với các công việc như lễ tân, dọn phòng, hoặc phục vụ.
-
Giao hàng hoặc bưu tá: Với sự phát triển của dịch vụ giao đồ ăn hoặc giao hàng trực tuyến tại Đức, ngành nghề này mở ra nhiều cơ hội làm thêm cho du học sinh. Để làm được công việc này, bạn cần có phương tiện cá nhân (xe đạp, xe máy).
-
Nhân viên bán hàng online: Sinh viên có thể làm việc cho các cửa hàng online hoặc tham gia vào các công việc hỗ trợ bán hàng qua các nền tảng thương mại điện tử. Công việc này thường yêu cầu kỹ năng máy tính, kiến thức về thương mại điện tử và khả năng quản lý đơn hàng.
-
Mini-Job tại các công ty hoặc văn phòng: Các công ty tại Đức thường tuyển dụng sinh viên cho các vị trí Mini-Job, với công việc như hỗ trợ văn phòng, nhập liệu, xử lý hồ sơ hoặc hỗ trợ khách hàng.
3. Du học sinh làm thêm có phải đóng thuế không?
Vậy nếu làm thêm tại Đức thì có cần đóng thuế không? Các quy định mới nhất quy định rằng sinh viên làm việc bán thời gian có thể kiếm được tới 538 EUR mỗi tháng và không phải trả thuế cho số tiền này. Tuy nhiên, với những ai kiếm được nhiều hơn thì cần phải nộp thuế và các khoản bảo hiểm xã hội (bao gồm bảo hiểm y tế, hưu trí, thất nghiệp).
Các công việc có thời gian làm việc ngắn hạn và không vượt quá thu nhập quy định sẽ được xếp vào dạng công việc “mini-job” và được hưởng một số ưu đãi về thuế.
4. Du học Đức bằng ngôn ngữ gì?
Bạn có thể du học Đức bằng cả tiếng Đức hoặc tiếng Anh, tùy thuộc vào chương trình và trường đại học mà bạn lựa chọn. Đa số các chương trình cử nhân ở Đức được giảng dạy bằng tiếng Đức, đặc biệt tại các trường công lập. Để học các chương trình này, sinh viên cần có trình độ tiếng Đức tối thiểu ở cấp độ B1 hoặc B2, thậm chí là C1 cho một số chương trình cụ thể.
Các chương trình sau đại học và một số chương trình cử nhân, đặc biệt trong các ngành khoa học, kỹ thuật, và kinh doanh, thì thường được giảng dạy bằng tiếng Anh. Để theo học các chương trình này, bạn cần cung cấp chứng chỉ tiếng Anh, như: IELTS (thường từ 6.0 trở lên), TOEFL (iBT từ 80 trở lên).
5. Có được ở lại Đức sau khi học xong không?
Câu trả lời là CÓ. Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên quốc tế được phép gia hạn giấy phép cư trú thêm 18 tháng để tìm kiếm việc làm liên quan đến lĩnh vực học tập của mình. Trong thời gian này, bạn có thể làm bất kỳ công việc nào để hỗ trợ tài chính trong lúc tìm việc làm chính thức.
Nếu tìm được công việc phù hợp trong lĩnh vực học tập trong thời gian theo quy định, bạn có thể xin giấy phép cư trú cho mục đích lao động. Để xin giấy phép này, công việc của bạn cần đáp ứng mức lương tối thiểu theo quy định, và bạn cần ký hợp đồng lao động chính thức.
6. Vì sao du học Đức phải học dự bị đại học?
Có thể thấy rằng, để học Đại học tại Đức thì sinh viên cần phải học Dự bị Đại học trước hoặc hoàn thành 2 năm học Đại học tại Việt Nam. Lý do cho điều này là bởi:
-
Khác biệt về hệ thống giáo dục: Hệ thống giáo dục Đức yêu cầu 13 năm học phổ thông trước khi vào đại học, trong khi nhiều quốc gia (bao gồm Việt Nam) chỉ có 12 năm. Vì vậy, chương trình dự bị đại học giúp sinh viên quốc tế bổ sung kiến thức và kỹ năng còn thiếu để đáp ứng yêu cầu đầu vào của các trường đại học Đức.
-
Chuẩn bị kiến thức chuyên ngành: Chương trình dự bị đại học cung cấp các môn học liên quan đến chuyên ngành mà sinh viên muốn học ở bậc đại học. Chẳng hạn:
-
T-Kurs: Dành cho sinh viên muốn học các ngành kỹ thuật.
-
M-Kurs: Dành cho sinh viên muốn học y dược và các ngành liên quan.
-
W-Kurs: Dành cho sinh viên muốn học kinh tế.
-
G-Kurs: Dành cho các ngành nhân văn và xã hội.
-
Làm quen với phương pháp học tập tại Đức: Phương pháp học tập tại Đức chú trọng đến khả năng tự học, tư duy phản biện và nghiên cứu độc lập. Do đó, thông qua chương trình dự bị đại học, sinh viên có thể làm quen với phong cách học tập này và thích nghi với môi trường giáo dục tại Đức.
-
Chuẩn bị cho kỳ thi đầu vào Feststellungsprüfung (FSP): Sau khi hoàn thành khóa dự bị đại học, sinh viên sẽ tham gia kỳ thi đầu vào Feststellungsprüfung (FSP), đây là yêu cầu bắt buộc để chính thức nhập học vào các trường đại học Đức.
Trên đây, PREP đã chia cho bạn tất tần tật về du học Đức. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin và nhiều góc nhìn hữu ích về du học tại đất nước này, từ đó chuẩn bị hành trang tốt nhất cho bản thân nhé!
Học tiếng Anh online dễ dàng hơn với PREP - Nền tảng Học & Luyện thi thông minh cùng AI. Với công nghệ AI độc quyền, bạn có thể tự học trực tuyến tại nhà và dễ dàng chinh phục các kỳ thi như IELTS, TOEIC, VSTEP, APTIS, hay tiếng Anh giao tiếp. Teacher Bee AI luôn đồng hành cùng bạn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc và cải thiện kỹ năng một cách hiệu quả.
Hãy click TẠI ĐÂY hoặc gọi HOTLINE 0931428899 để được tư vấn chi tiết về các khóa học tiếng Anh chất lượng!
Tải app PREP ngay để bắt đầu hành trình học tiếng Anh tại nhà với chương trình luyện thi online chất lượng cao.
Tài liệu tham khảo
1. VFS Global. Thông tin visa. Truy cập ngày 17/01/2025, từ https://www.vfsglobal.com/one-pager/germany/vietnam/vietnamese/#study 2. VFS Global. Thông báo về việc thay đổi mức chứng minh tài chính đối với hồ sơ xin du học Đại học. Truy cập ngày 17/01/2025, từ https://visa.vfsglobal.com/vnm/vi/deu/news/study-abroad-applications-notice 3. VFS Global. Thông báo quan trọng về việc tăng lệ phí xin thị thực Châu Âu áp dụng từ ngày 11 tháng 06 năm 2024. Truy cập ngày 17/01/2025, từ https://visa.vfsglobal.com/vnm/vi/deu/news/increase-in-european-visa-application-fees |
Bình luận
Tìm kiếm bài viết học tập
Có thể bạn quan tâm
Những thông tin cần biết về chứng minh tài chính du học Tây Ban Nha mới nhất
Cẩm nang chứng minh tài chính du học Pháp mới nhất
Chứng minh tài chính du học như thế nào? Có thể du học mà không cần chứng minh tài chính?
Du học Cuba: điều kiện, chi phí, học bổng mới nhất
Du học Síp: điều kiện, chi phí, học bổng mới nhất
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!