Trang chủ
Luyện đề
Tìm kiếm bài viết học tập
Có nên nghe chép chính tả khi tự học IELTS Listening tại nhà?
Tự học IELTS Listening là môt trong những bài viết trong chuỗi bài Sharing series. Ngoài ra PREP xin giới thiệu đến các Preppies chuyên viên học thuật - Mai Trang. Trong bài viết này Mai Trang sẽ hỗ trợ các bạn trong với vấn đề “nên hay không nên nghe chép chính tả khi tự học IELTS Listening?”. Cùng PREP tham khảo bài viết để có thể ôn luyện thi hiệu quả nhất Preppies nhé!
I. Nên hay không nên nghe chép chính tả khi tự học IELTS Listening?
Nghe chép chính tả (dictation) có lẽ là một trong những phương thức luyện nghe “kinh điển” nhất. Phương pháp được mọi người truyền tai nhau từ đời này qua đời khác. Thậm chí khi mình google từ khóa “nghe chép chính tả” thì sương sương cũng được gần 12 triệu kết quả.
Thế nhưng ít ai biết rằng, câu hỏi “Nghe chép chính tả có hiệu quả không?” nó khá vô nghĩa. Nó không khác gì câu hỏi “Thuốc Panadol có hiệu quả không?”. Vậy, vì thuốc hiệu quả cho người bị đau đầu. Nhưng lại tất nhiên không hiệu quả cho người bị đau bụng rồi. Vậy câu hỏi đúng hơn mà chúng ta cần đặt ra là “Nghe chép chính tả sẽ hiệu quả cho đối tượng nào?”
II. Nghe chép chính tả tức là như nào?
Quá trình nghe chép chính tả về cơ bản gồm 2 phần: Nghe và Chép. Tức là bạn phải nghe được, nghe rõ. Thậm chí là nghe chính xác (phần lớn) từ mà audio đang nhắc tới. Chỉ có như vậy thì bạn mới có khả năng chép những từ bạn đã nghe được xuống giấy.
Để đạt được tới “cảnh giới” tuyệt hảo này. Bạn cần có đôi tai nhạy bén với ngôn ngữ (để nghe rõ từ) và vốn từ vựng khá rộng (để nhận biết từ và viết được chúng xuống). Đây rõ ràng là 2 yếu tố mà các bạn chỉ mới ở trình độ trung cấp (5.0 IELTS) trở xuống còn đang rất yếu. Nghe chép chính tả chắc chắn không phải là cách thức luyện tập phù hợp cho đối tượng này.
III. Vậy đâu là “liều thuốc” phù hợp cho đôi tai của bạn khi tự học IELTS Listening?
Trình độ nghe ngoại ngữ nói chung và nghe tiếng Anh nói riêng của mỗi người sẽ “tiến hóa” qua nhiều cấp độ khác nhau. Cũng giống như các loại bệnh khác nhau vậy. Mỗi cấp độ sẽ cần tới một phương pháp luyện tập. Hay những phương thuốc khác nhau. Hãy làm thử 1 đề Listening trong gói Luyện đề IELTS Listening-Reading Miễn phí. Và sau đó quay lại đây, chúng mình cùng nhau bắt bệnh và tìm “phương thuốc cứu chữa” nhé!
1. Bệnh nhân số 1: Chả nghe thấy gì!
Tất nhiên ý mình ở đây là bạn đang trong tình trạng không nghe ra bất cứ từ tiếng Anh nào cả. Audio cứ trôi tuột từ tai trái qua tai phải, lùng bùng và … xì xà xì xồ. Tình trạng này chắc chắn sẽ xảy ra khi vốn từ vựng của bạn quá ít. Thường đang chỉ ở trình độ sơ cấp - 4.0 IELTS trở xuống.
“Liều thuốc” phù hợp nhất cho bệnh nhân này chính là trước khi nghe. Bạn hãy mở phần transcript của audio ra và đọc trước. Sau đó tra nghĩa và học những từ vựng/ cấu trúc mới để mở rộng vốn từ của bản thân. Đừng sợ mình sẽ biết trước đáp án.
Vì khả năng cao là ngay cả khi đã đọc transcript, bạn cũng chưa chắc đã nghe được gì đâu. Hãy thực hành cách luyện tập này khi tự học IELTS Listening. Chỉ sau 3 tháng luyện tập liên tục, chắc chắn bạn sẽ thấy điểm của mình cải thiện trông thấy đó!
Bên cạnh đó, hãy tham khảo thêm khóa Từ vựng từ cơ bản tới chuyên sâu của PREP. Khóa học trang bị thêm nhiều từ vựng ở đa dạng chủ đề hơn. Khi bạn vừa luyện đề nhưng vẫn tự học IELTS Listening xen kẽ, hiệu quả sẽ x100 đó.
2. Bệnh nhân số 2: Tưởng là đúng rồi mà hóa ra lại sai!
Bạn đã bao giờ lâm vào tình trạng rõ ràng bạn nghe thấy đáp án là từ ABC. Bạn hí hửng điền ABC, trong lòng khấp khởi mừng vui vì đề dễ. Nhưng đến lúc chấm điểm thì đáp án lại là XYZ chưa? Nếu câu trả lời là “rồi”. Thì rất có thể lý do là vì bình thường bạn cũng phát âm sai kha khá nhiều đó!
Trong việc học ngôn ngữ thì Nghe và Nói là 2 kỹ năng phái sinh của nhau. Nếu Nghe kém thì khó lòng Nói tốt. Mà Nói kém thì cũng khó lòng Nghe chuẩn. Thử tưởng tượng bình thường bạn toàn phát âm sai từ “island” thành “aissss-lừn”. Thì tới khi audio họ nói từ “Iceland”. Chắc chắn bạn sẽ điền nhầm đáp án thành “island” rồi. Lỗi sai này cũng được cô Hà Trang nhắc tới trong khóa Phát âm cơ bản của Prep rồi đấy.
Vậy việc cần làm dành cho những “bệnh nhân” này đó là sau khi làm đề. Các bạn hãy dành thêm thời gian shadow (nhại lại) audio bạn vừa nghe. Tập trung vào những chỗ mà bạn đã nghe sai, nghe nhầm để luyện kỹ phát âm những chỗ đó nhé. Kỹ năng shadow này cũng được cô Hà Trang hướng dẫn trong bài Final sounds ở khóa Phát âm cơ bản đó!
3. Bệnh nhân số 3: Nghe thì đúng mà viết lại sai bét!
Đây mới là nhóm đối tượng chính mà phương pháp “Nghe chép chính tả” khi tự học IELTS Listening tại nhà. Nhóm này có thể phát huy tác dụng tối đa được. Nhược điểm của nhóm này đó là dù phát âm thì khá, vốn từ cũng không tệ.
Tuy nhiên vì không nhớ mặt chữ hoặc vì viết quá chậm mà lại để tuột mất đáp án vô cùng đáng tiếc. Nhất là với những từ có nhiều chữ cái. Ví dụ như các bạn sẽ hay viết thiếu chữ “n” trong từ “government”. Hoặc những từ thay đổi cách viết khi dạng từ của chúng thay đổi. Ví dụ như động từ “explain” khi chuyển sang danh từ sẽ phải là “explanation”, không có chữ “i” nữa.
Vậy nên nghe chép chính tả sẽ giúp các bạn đang gặp tình trạng này luyện ghi nhớ mặt chữ và luyện cho đôi tay có thể phản ứng nhanh với những gì đôi tai nghe được. Từ đó nâng dần band điểm của các bạn hơn nè!
Một phương pháp học, nó sẽ không có “đúng” hoặc “sai”. Mà nó chỉ có “phù hợp” hay “không phù hợp” mà thôi! Một phương pháp hợp với người này, không có nghĩa là cũng hiệu quả với bạn. Vì vậy hãy thử nghiệm và thay đổi liên tục nhé! Nếu có thắc mắc hay yêu cầu gì về nội dung tiếp theo các bạn muốn đọc thì cũng đừng ngần ngại comment ở dưới cho PREP biết nhé! Chúc các bạn Preppies chinh phục được kỹ năng “Nghe chép chính tả” khi tự học IELTS Listening tại nhà nhé!
Bình luận
Tìm kiếm bài viết học tập
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!