Tìm kiếm bài viết học tập
Có nên cho con đi du học? Mặt lợi và hại của du học nước ngoài
Quyết định cho con đi du học là một bước quan trọng trong hành trình học tập và phát triển của con trẻ. Tuy nhiên, quyết định này mang đến cả những lợi ích và thách thức cho con cái và bố mẹ. Cùng PREP giải đáp thắc mắc có nên cho con đi du học và tìm hiểu các thông tin khác về lợi ích, thách thức, thời điểm đi du du học cũng như lời khuyên dành cho bố mẹ trong bài viết dưới đây nhé!
I. Có nên cho con đi du học nước ngoài? Lợi ích và rủi ro là gì?
Có nên cho con đi du học không là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt với những ai có mong muốn cho con đi học từ sớm. Việc có nên cho con đi du học nước ngoài không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như độ tuổi, bản lĩnh của trẻ, tài chính gia đình,... Phụ huynh có thể đưa ra quyết định sau khi so sánh về cái được và mất khi cho con đi du học sau đây:
1. Lợi ích
Những lợi ích của việc cho con đi du học nước ngoài đó là:
-
Mở rộng kiến thức và cơ hội học tập: Du học mang đến cho con trẻ cơ hội tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, hiện đại. Các trường học và chương trình học tập ở nước ngoài thường có cơ sở vật chất tốt, phương pháp giảng dạy cập nhật, cùng với đội ngũ giảng viên chất lượng, giúp con phát triển kỹ năng và tư duy toàn diện hơn.
-
Phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp: Một lợi ích quan trọng của du học nước ngoài đó là con được sống và học tập trong môi trường quốc tế, từ đó dễ dàng rèn luyện khả năng ngôn ngữ hơn. Sự tiếp xúc hàng ngày với người bản địa và các bạn học sinh quốc tế sẽ cải thiện đáng kể kỹ năng giao tiếp và phản xạ bằng tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ khác).
-
Nâng cao kỹ năng sống và tự lập: Khi xa gia đình, con buộc phải trở nên tự lập, mạnh mẽ và bớt phụ thuộc hơn. Đây sẽ là một lợi thế lớn khi con chuẩn bị bước vào đời sống công việc và xã hội sau khi tốt nghiệp.
-
Xây dựng mối quan hệ quốc tế: Học tập ở nước ngoài tạo cơ hội cho con kết nối với bạn bè quốc tế và mở rộng mạng lưới mối quan hệ. Những mối quan hệ này không chỉ giúp ích trong cuộc sống mà còn hỗ trợ trong sự nghiệp sau này.
-
Cơ hội nghề nghiệp tốt hơn: Các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên đã từng học tập và trải nghiệm trong môi trường quốc tế, vì họ tin rằng những ứng viên này có tư duy toàn cầu và khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường đa văn hóa.
2. Rủi ro
Bất cứ điều gì cũng có hai mặt của nó và du học cũng vậy. Bên cạnh những lợi ích thì gia đình cũng cần cân nhắc một số rủi ro khi cho con đi du học đó là:
-
Chi phí cao: Một trong những rủi ro lớn nhất khi đi du học đó chính là vấn đề tài chính. Chi phí du học, đặc biệt tại các quốc gia phát triển thường rất đắt đỏ. Đối với gia đình không có điều kiện tài chính mạnh, việc cho con đi du học có thể gây áp lực kinh tế lớn.
-
Khó khăn trong việc hòa nhập văn hóa: Con trẻ có thể gặp khó khăn khi phải thích nghi với môi trường văn hóa và xã hội mới. Sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán, và cách sống có thể gây ra cú sốc văn hoá, cảm giác lạc lõng và cô đơn, dẫn đến căng thẳng tâm lý.
-
Nguy cơ xa gia đình và mất cân bằng cảm xúc: Khi sống xa gia đình, đặc biệt là đối với những bé còn nhỏ tuổi (chưa đủ 14 tuổi), việc không có sự hỗ trợ thường xuyên từ gia đình có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và tinh thần của con. Nỗi nhớ nhà, cô đơn và thiếu sự giám sát từ phụ huynh có thể dẫn đến stress và ảnh hưởng đến học tập. Thậm chí là những vấn đề tâm lý nặng hơn như trầm cảm, rối loạn cảm xúc.
-
Sự cạnh tranh và áp lực học tập: Nhiều trường quốc tế có tiêu chuẩn học tập cao, điều này có thể gây ra áp lực học hành lớn đối với con. Đặc biệt trong những môi trường có tính cạnh tranh cao và không có sự động viên, hỗ trợ trực tiếp từ bố mẹ, con có thể gặp khó khăn trong việc duy trì thành tích học tập.
-
Nguy cơ không đạt được kỳ vọng: Một rủi ro khác khi cho con đi du học đó là con có thể không đáp ứng được kỳ vọng của gia đình hoặc bản thân. Khi không đạt được kỳ vọng của bản thân hoặc bố mẹ, con có thể cảm thấy chán nản, và mất đi định hướng trong tương lai. Nếu không có sự động viên kịp thời từ gia đình, thì có thể phải mất thời gian rất dài con mới có thể vượt qua được điều này.
-
Quên mất văn hoá dân tộc: Mặc dù khi đi du học, con có cơ hội tiếp thu những giá trị, tư duy và quan niệm sống mới từ môi trường giáo dục phương Tây hoặc quốc tế. Tuy nhiên, các giá trị này đôi khi có thể đối lập hoặc khác biệt so với những giá trị văn hóa truyền thống mà họ đã được nuôi dưỡng. Sự thay đổi này có thể khiến con trẻ dần dần quên mất văn hoá dân tộc, đặc biệt đối với những bạn đi du học từ quá nhỏ.
II. Thời điểm thích hợp để cho con đi du học
Để quá trình du học diễn ra suôn sẻ, việc chuẩn bị kỹ càng từ phía cả cha mẹ và con cái là vô cùng quan trọng. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo các em có một hành trình học tập thuận lợi. Vậy khi nào là thời điểm thích hợp nhất để cho con đi du học? Đây là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh trăn trở. Để đưa ra quyết định sáng suốt, các bậc phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng một số yếu tố quan trọng:
1. Độ tuổi du học
Có nên cho con đi du học sớm? Thực tế thì, nếu cho con đi học từ quá sớm (chưa đủ 14 tuổi), con sẽ có khả năng hội nhập ngôn ngữ và văn hóa nhanh hơn. Nhưng đây cũng chính là con dao hai lưỡi. Con có thể dễ dàng quên mất ngôn ngữ, văn hoá mẹ đẻ, cũng như có những xung đột về giá trị văn hoá được nuôi dưỡng khi tiếp thu những điều mới.
Ngoài ra, trong giai đoạn quan trọng của phát triển tâm sinh lý, đặc biệt là tuổi dậy thì, con trẻ sẽ thường gặp phải những bất ổn tâm lý. Ngay cả khi có gia đình bên cạnh thì con trẻ còn cảm thấy khó khăn để vượt qua được. Vậy nếu ra sao khi xung quanh con toàn người xa lạ mà không có bố mẹ?
Vậy, độ tuổi 14 sẽ là dấu mốc quan trọng trong việc quyết định cho con đi du học. Lúc này, con đã vào giai đoạn ổn định và tự lập hơn, cũng như tiếp xúc đủ lâu với văn hoá mẹ đẻ. Từ đó sẽ giảm thiểu được tối đa các rủi ro về sức khỏe, tâm lý, văn hoá khi đi du học.
2. Mục tiêu giáo dục và nghề nghiệp
Phụ huynh nên dựa trên mục tiêu dài hạn về giáo dục và sự nghiệp của con để xác định thời điểm thích hợp. Ví dụ, nếu con muốn học ở các trường đại học hàng đầu, có thể lựa chọn du học từ cấp 3 để con có thời gian thích nghi với môi trường quốc tế.
Ngoài ra, nếu con có mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, như các ngành khoa học công nghệ, y khoa, hay kinh doanh quốc tế, du học sớm sẽ giúp con định hướng rõ ràng hơn, xây dựng nền tảng kiến thức và kỹ năng phù hợp với ngành nghề tương lai. Điều này không chỉ giúp con phát triển chuyên môn mà còn mở rộng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động toàn cầu.
3. Khả năng tài chính
Chi phí du học, đặc biệt tại các quốc gia phát triển và trường đại học danh giá, thường rất cao. Ví dụ:
-
Du học Úc: Tổng chi phí một năm sẽ dao động khoảng 35,000 AUD - 70,000 AUD, bao gồm: học phí (20,000 AUD - 45,000 AUD/năm), chi phí sinh hoạt (từ 15,000 AUD - 25,000 AUD/năm).
-
Du học Canada: Một du học sinh Canada trung bình 1 năm sẽ tiêu tốn khoảng 25,000 CAD - 50,000 CAD với các khoản phí chủ yếu như học phí (hoảng 15,000 CAD - 35,000 CAD/năm), chi phí sinh hoạt (từ 10,000 CAD - 15,000 CAD/năm) với tiền thuê nhà đã chiếm trung bình từ 600 CAD - 1,200 CAD/tháng.
-
Du học Singapore: Chi phí du học ở Sing trung bình 1 năm sẽ vào khoảng 25,000 SGD - 55,000 SGD với các chi phí cụ thể bao gồm học phí (trung bình khoảng 15,000 SGD - 40,000 SGD/năm) và chi phí sinh hoạt (ừ 10,000 SGD - 15,000 SGD/năm).
Do đó, phụ huynh nên cho con đi du học khi đã chuẩn bị đủ về tài chính, bao gồm cả học phí, sinh hoạt phí, bảo hiểm, và các chi phí phát sinh khác. Điều này không chỉ giúp giảm áp lực kinh tế cho gia đình mà còn giúp con trẻ có thể tập trung toàn lực vào việc học tập mà không bị xao nhãng hay mải làm mà quên mất mục đích khi đi du học.
4. Sự trưởng thành của con
Gia đình cũng cần xem xét đến sự trưởng thành của con để đưa ra quyết định đi du học. Nếu con đã có khả năng tự quản lý cuộc sống, biết cách xử lý các vấn đề cá nhân tốt hơn và có thể sống tự lập xa gia đình thì đây chính là thời điểm thích hợp để con tự do “tung cánh" ở bầu trời bên ngoài. Còn nếu vẫn còn những sự “non nớt", gia đình có thể rèn luyện thêm để con cứng rắn hơn rồi mới đi du học cũng không muộn.
III. Lời khuyên cho cha mẹ khi quyết định cho con đi du học
Một số lời khuyên dành cho phụ huynh khi đưa ra quyết định cho con đi du học đó là:
1. Thảo luận kỹ lưỡng với con
Trước khi quyết định cho con đi du học, cha mẹ nên có những cuộc thảo luận chi tiết và kỹ lưỡng với con. Hãy lắng nghe mong muốn, mục tiêu và sự quan tâm của con để đảm bảo rằng con thật sự sẵn sàng và có động lực cho hành trình này.
Hãy cùng con tìm hiểu các chương trình du học, trường học và quốc gia phù hợp với sở thích, mục tiêu học tập và năng lực của con. Sự tham gia của con trong quá trình quyết định sẽ giúp con có thêm sự tự tin và cảm giác tự chủ. Đây là điều quan trọng để con dễ dàng hòa nhập và vượt qua những thử thách khi sống và học tập ở nước ngoài.
2. Chuẩn bị kỹ về tài chính và tâm lý
Việc chuẩn bị tài chính và tâm lý là bước không thể bỏ qua khi cha mẹ quyết định cho con du học. Tài chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất, vì vậy cha mẹ cần lập kế hoạch chi tiết, bao gồm cả học phí, chi phí sinh hoạt, bảo hiểm y tế và các khoản chi phí phát sinh khác trong quá trình du học của con.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần sẵn sàng hỗ trợ con về mặt tâm lý, đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn khi con cảm thấy lạc lõng hoặc bị áp lực trong môi trường mới. Hãy duy trì liên lạc thường xuyên để con luôn cảm thấy có gia đình ở bên cạnh, giúp con vượt qua những trở ngại về mặt cảm xúc.
3. Tìm kiếm các chương trình học bổng
Để giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình, cha mẹ nên khuyến khích con tìm kiếm các cơ hội học bổng từ trường học, chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế. Hãy bắt đầu tìm kiếm học bổng từ sớm để có thời gian chuẩn bị hồ sơ và các chứng chỉ cần thiết, vì quá trình xin học bổng có thể khá cạnh tranh.
Ngoài ra, nếu phụ huynh và con muốn tìm hiểu thêm về những kinh nghiệm khi du học tại các quốc gia thì có thể tham khảo bài viết “Những kinh nghiệm đi du học “xương máu" để không bị bỡ ngỡ”. Thêm vào đó, để biết thêm về những điều cần chuẩn bị, nên mang vali gì, xếp đồ như thế nào, hãy tham khảo “Kinh nghiệm chọn vali du học phù hợp? Cách xếp đồ vali du học”.
Trên đây, PREP đã giải đáp thắc mắc có nên cho con đi du học, đồng thời đưa ra những lời khuyên về thời điểm thích hợp đi du học và các gợi ý để phụ huynh có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho tương lai của con trẻ.
Bình luận
Tìm kiếm bài viết học tập
Có thể bạn quan tâm
Các mẫu câu hỏi Aptis Speaking Part 1 thường gặp và mẫu đáp án tham khảo
100+ câu giao tiếp tiếng Trung thông dụng giúp bạn nói tự tin
Cách chứng minh tài chính du học Úc thành công 100%
Du học Úc nên học ngành gì? 10 ngành nổi bật nhất nên học tại Úc
Tất tần tật về visa du học Úc: điều kiện, lệ phí, hồ sơ, thủ tục
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!