Tìm kiếm bài viết học tập

Bản kế hoạch học tập khi đi du học mới nhất 2025 với mọi quốc gia

Bản kế hoạch học tập khi đi du học là điều không thể thiếu trong hồ sơ du học. Vậy làm sao để viết bản kế hoạch học tập? Cùng PREP tìm hiểu hướng dẫn viết kế hoạch học tập chi tiết, những lưu ý và một số mẫu trong bài viết dưới đây nhé!

Bản kế hoạch học tập khi đi du học
Bản kế hoạch học tập khi đi du học

I. Bản kế hoạch học tập là gì?

Bản kế hoạch học tập (Study Plan) là một tài liệu trình bày chi tiết về lộ trình học tập của một cá nhân, thường được yêu cầu khi đăng ký du học hoặc xin học bổng. Nó bao gồm các mục tiêu học tập, kế hoạch thực hiện, thời gian cụ thể, và các phương pháp học tập nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Độ dài tối đa cho study plan là khoảng 2-3 trang.

Bản kế hoạch học tập khi đi du học đóng vai trò rất quan trọng, bởi nó:

  • Thể hiện mục tiêu học tập rõ ràng: Bản kế hoạch học tập giúp cá nhân trình bày cụ thể mục tiêu học tập và phát triển bản thân trong tương lai. Điều này cho thấy sự nghiêm túc và cam kết trong việc học tập.

  • Tạo ấn tượng tốt đối với các trường hoặc tổ chức: Khi nộp hồ sơ  hoặc xin học bổng du học, bản kế hoạch học tập là tài liệu quan trọng để các tổ chức, trường học xem xét khả năng và mức độ phù hợp của ứng viên.

ban-ke-hoach-hoc-tap-la-gi.jpg
Bản kế hoạch học tập là gì?

Để viết được bản kế hoạch học tập khi đi du học, bạn cần trả lời được các câu hỏi:

  • Mục tiêu học tập của tôi là gì?

  • Tại sao lại là tôi mà không phải là người khác?

  • Tại sao lại là chương trình này?

  • Tại sao lại là trường này?

  • Tại sao lại là đất nước này?

  • Tại sao không theo đuổi một chương trình tương tự ở Việt Nam?

  • Lý do nào khiến tôi quan tâm?

  • Tôi sẽ làm gì trong quá trình học tập tại đất nước đó?

  • Việc tham gia chương trình này sẽ giúp người học nâng cao cơ hội nghề nghiệp tại Việt Nam ra sao?

  • Những ràng buộc nào tại Việt Nam khiến người học phải trở về sau khi tốt nghiệp?

  • Năng lực tài chính với việc chi trả du học ra sao?

II. Cấu trúc bản kế hoạch học tập chi tiết

PREP sẽ chia sẻ cho bạn cấu trúc bản kế hoạch học tập cũng như cách viết của mỗi đoạn. Bắt đầu ngay nhé!

Cấu trúc của study plan sẽ bao gồm 3 phần chính: mở bài, thân bài và kết bài.

1. Mở bài

Phần mở bài có mục đích là giới thiệu bản thân và mục tiêu du học của bạn. Các nội dung cần được thể hiện trong mở bài đó là:

  • Đối tượng mà bạn đang gửi Study Plan đến (lãnh sự quán một nước hay trường đại học).

  • Giới thiệu bản thân một cách ngắn gọn, súc tích, bao gồm tên, tuổi, chương trình học hiện tại, điểm IELTS (nếu có) và những kinh nghiệm, sở thích liên quan đến lĩnh vực học tập bạn muốn theo đuổi.

  • Thông tin về chương trình mà bạn muốn theo đuổi tại nước ngoài.

mo-bai.jpg
Mở bài

2. Thân bài

Thân bài chính là phần trọng tâm của cả bài viết, và nó cũng là phần bạn cần tập trung nhất. Phần này sẽ bao gồm các nội dung sau:

2.1. Tại sao chọn ngành học này

Phần này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong Study Plan và đòi hỏi bạn cần dành nhiều thời gian và công sức nhất. Bạn nên bày tỏ sự đam mê và mong muốn theo đuổi ngành học đã chọn, đồng thời làm rõ những tiềm năng và triển vọng của ngành này trong tương lai.

2.2. Lý do chọn trường này

Sau khi đã giải thích xong lý do chọn ngành học, bạn cần trình bày về lý do chọn trường đó mà không phải trường khác. Bạn có thể nghiên cứu và đưa các thông tin về lịch sử, danh tiếng, xếp hạng quốc tế, các chương trình đào tạo nổi bật, giáo sư nổi tiếng, các dự án nghiên cứu/cơ hội thực tập,... vào study plan của mình.

Lưu ý: Đây là phần bổ sung cho lý do đi du học nên độ dài tối đa của nó chỉ nên ở trong khoảng 7-8 câu.

ly-do-chon-nganh-va-truong-hoc.jpg
Lý do chọn ngành và trường học

2.3. Lý do chọn đất nước đó để du học

Phần này sẽ là cơ sở để Lãnh sự quán/Đại sứ quán đánh giá sự phù hợp của bạn với môi trường học tập và cuộc sống tại quốc gia đó. Hãy chia sẻ những lý do khiến bạn bị thu hút bởi đất nước đó và cách mà bạn nghĩ rằng bản thân có thể hòa nhập vào môi trường mới.

Để giải thích tốt hơn cho phần này, bạn hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi:

  • Điều gì khiến đất nước trở nên đặc biệt đối với bạn?

  • Đất nước có những những lợi thế gì?

  • Tại sao đất nước đó là điểm đến ưa thích của bạn cho các nghiên cứu quốc tế?

ly-do-chon-dat-nuoc-nay.jpg
Lý do chọn đất nước

Ví dụ, nếu bạn chọn Canada là quốc gia để du học, bạn có thể giải thích lý do chọn đất nước này là vì:

Canada sở hữu hệ thống giáo dục danh tiếng với các chương trình đào tạo chất lượng cao và bằng cấp được công nhận trên toàn cầu, mang lại lợi thế lớn cho sinh viên trong việc phát triển sự nghiệp và hội nhập vào thị trường lao động quốc tế. Ngoài ra, đất nước này còn nổi bật với sự đa dạng về văn hóa, nơi mà các nền văn hóa từ khắp nơi trên thế giới giao thoa, tạo nên một môi trường sống sôi động và phong phú.…

Lưu ý: Hãy viết những chia sẻ thật lòng về quốc gia đó, không nên tâng bốc quốc gia du học mà hạ thấp quốc gia mẹ đẻ của bạn.

2.4. Lý do không học ngành này tại Việt Nam

Ở phần này, bạn hãy chia sẻ quá trình tìm hiểu của mình về chương trình học mà bạn quan tâm. Bạn đã làm những gì để tìm hiểu xem chương trình đó có phù hợp với mình và có được cung cấp tại Việt Nam hay không? Việc thể hiện sự chủ động và tìm tòi sẽ giúp ban giám khảo đánh giá cao sự nghiêm túc của bạn.

Một số lý do bạn có thể sử dụng để viết phần này đó là:

  • Có thể cấu trúc và nội dung của chương trình học tại quốc gia định du học đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong muốn học tập của bạn so với các chương trình tương tự ở Việt Nam.

  • Có thể chương trình học mà bạn muốn theo đuổi chưa phổ biến tại Việt Nam.

Ngoài ra, nếu bạn đang theo học một ngành khác ở Việt Nam và muốn chuyển sang một ngành hoàn toàn mới khi du học, điều cần làm là bạn phải giải thích được lý do của sự thay đổi đó. Hãy cho nhà trường và lãnh sự quán/đại sứ quán thấy rằng quyết định của bạn là có cơ sở và bạn đã suy nghĩ rất kỹ. Đồng thời, bạn cũng cần thể hiện sự tự tin và quyết tâm để chứng minh rằng mình sẽ là một sinh viên xuất sắc.

2.5. Mục tiêu học tập và kế hoạch sau khi tốt nghiệp

ke-hoach-sau-tốt-nghiệp.jpg
Kế hoạch sau khi tốt nghiệp

Với mục này, hãy chia sẻ chi tiết hơn về kế hoạch học tập của bạn trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp, bạn có dự định học tiếp lên cao không? Ví dụ như theo học chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Nếu có, hãy giải thích rõ ràng tại sao bạn muốn học tiếp và ngành học nào bạn đang quan tâm. Đồng thời, hãy cho lánh ự quán/đại sứ quán biết làm thế nào việc học lên cao sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Bên cạnh đó, ở phần này, bạn nên chia sẻ thêm về những lý do khiến bạn quyết định quay trở lại Việt Nam sau khi tốt nghiệp chứ không ở lại/định cư tại đất nước đó. Có thể là vì bạn muốn dành thời gian chăm sóc gia đình, muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước, hoặc muốn thực hiện một dự án kinh doanh tại quê hương.

Việc thể hiện rõ ràng mối liên kết sâu sắc với Việt Nam sẽ giúp ban giám khảo tin rằng bạn có một kế hoạch cụ thể sau khi du học và sẽ quay trở lại để đóng góp cho xã hội.

Lưu ý: Ngay cả khi bạn muốn được ở lại làm việc sau khi du học thì cũng không nên đề cập đến điều đó trong kế hoạch học tập. Việc thể hiện quá rõ ràng mong muốn ở lại nước đó có thể khiến ban giám khảo nghi ngờ về động cơ thực sự của bạn và khiến hồ sơ của bạn bị đánh trượt.

2.6. Giải trình tài chính

Giải trình về tài chính là phần cuối cùng của thân bài. Tuy nhiên, nó chỉ dành cho những sinh viên đi du học theo hình thức tự túc. Nếu bạn săn được học bổng thì không cần phải viết.

Khi viết mục này, bạn cần làm rõ ai sẽ là người chi trả cho các chi phí du học của bạn và nguồn tài chính đó đến từ đâu. Thông thường, người thân trong gia đình sẽ thực hiện chi trả các chi phí du học. Với trường hợp này, bạn cần nêu rõ về nghề nghiệp, nguồn thu nhập chính/phụ, nguồn gốc thu nhập cũng như các giấy tờ chứng minh tài chính liên quan.

Để tăng thêm tính rõ ràng của mục này, bạn có thể thêm một bảng thống kê tóm tắt về các nguồn tài chính. Tham khảo thêm bài viết "Mẫu giấy cam kết bảo lãnh tài chính du học mới nhất cho du học sinh".

3. Kết bài

Ở kết bài, bạn cần tóm tắt lại tất cả những nội dung đã viết ở trên và khẳng định lại mục đích du học là để mở rộng kiến thức và sẽ quay lại Việt Nam sau khi tốt nghiệp. Phần này cũng sẽ bao gồm cả lời chúc hoặc lời cảm ơn tới người đọc.

vi-du-ve-ket-bai.jpg
Ví dụ về kết bài

III. Những lưu ý khi viết kế hoạch học tập

Ki viết bản kế hoạch học tập khi đi du học, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Cung cấp bằng chứng cho tất cả các lập luận: Khi bạn cung cấp những minh chứng cụ thể, chẳng hạn như thành tích học tập, kinh nghiệm làm việc, hoặc các hoạt động ngoại khóa, bạn chứng minh được rằng những điều bạn nói là thật và có cơ sở thực tế. Điều này giúp người đọc tin tưởng vào những tuyên bố của bạn hơn. Ví dụ, thay vì chỉ nói bạn có kỹ năng lãnh đạo tốt, bạn có thể nêu ra những vị trí bạn đã giữ hoặc dự án bạn đã dẫn dắt, từ đó chứng minh rõ ràng năng lực của bạn.

  • Viết như một bài luận gồm nhiều đoạn văn, đừng viết theo kiểu “Hỏi và Đáp”: Khi viết study plan, bạn nên trình bày dưới dạng bài luận để tạo sự liền mạch, mạch lạc và thể hiện khả năng tư duy phản biện, phân tích thông tin một cách rõ ràng. Tham khảo thêm bài viết "Cách viết và những mẫu bài luận du học và xin học bổng bằng tiếng Anh".

khong-viet-nhu-kieu-hoi-va-dap.jpg
Không viết như kiểu hỏi và đáp
  • Không bao giờ hạ thấp đất nước của bạn: Một điều cần tránh khi viết study plan đó là tâng bốc quá đà quốc gia du học và hạ thấp đất nước của bạn vì điều này có thể gây ấn tượng xấu với hội đồng xét duyệt và làm giảm giá trị của bạn trong mắt họ. Thay vào đó, hãy giải thích tại sao Việt Nam không phải là nơi tốt nhất và quốc gia bạn chọn du học là nơi tốt hơn để bạn học tập.

  • Viết ngắn gọn, súc tích: Hội đồng xét duyệt thường phải xem qua rất nhiều hồ sơ, nên một bài viết ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề sẽ tạo ấn tượng tốt hơn và giúp họ nhanh chóng nắm bắt được ý chính cũng như mục tiêu, kế hoạch của bạn.

  • Trình bày theo quy chuẩn: Thông thường, bản kế hoạch học tập thường sử dụng font chữ Times New Roman/Calibri, cỡ chữ 12 và lề tiêu chuẩn.

  • Nhờ người có chuyên môn xem xét và chỉnh sửa kế hoạch học tập của bạn: Họ có thể giúp bạn phát hiện và sửa chữa những lỗi sai về ngữ pháp, cấu trúc, hoặc cách diễn đạt, đảm bảo bài viết của bạn rõ ràng và chính xác hơn.

IV. Một số bản kế hoạch học tập khi đi du học

Cùng PREP phân tích một mẫu study plan cũng như khám phá thêm nhiều bản kế hoạch học tập khác nhé!

Đây là một mẫu bản kế hoạch học tập khi đi du học tiến sĩ ở Canada ngành Computer Science. Study plan này thể hiện được đầy đủ các phần, bao gồm:

  • Đoạn 1: Mở bài 

  • Đoạn 2: Lý do chọn ngành học 

  • Đoạn 3: Lý do chọn trường 

  • Đoạn 4: Lý do chọn đất nước đó để du học

  • Đoạn 5: Lý do không học ngành này tại Việt Nam

  • Đoạn 6: Mục tiêu học tập và kế hoạch sau khi tốt nghiệp

  • Đoạn 7: Giải trình tài chính

  • Đoạn 8: Kết luận

To: Consulate General of Canada to Vietnam in Ho Chi Minh City

My name is Nguyen Thi Minh Anh, I am 18 years old, and I am currently a student at Le Quy Don High School in Vietnam. I have obtained an overall IELTS score of 7.5. I am applying for the Bachelor of Marketing program at University of Toronto, starting in September 2025 and expected to conclude in May 2029. This study plan outlines my motivations, educational goals, and post-graduation plans.

I have always been fascinated by the dynamics of marketing, particularly how brands communicate and engage with their audiences. My interest was sparked during high school when I participated in marketing projects and extracurricular activities focused on business and communication. I believe that a Bachelor’s degree in Marketing will provide me with the essential skills and knowledge to understand consumer behavior, create effective marketing strategies, and contribute to the development of businesses in Vietnam.

I have chosen the University of Toronto for its renowned Marketing program, which combines theoretical knowledge with practical applications. The university offers diverse courses in digital marketing, consumer behavior, and market analysis, all of which align with my interests and future career goals. Moreover, the school’s strong connection with industry professionals provides students with valuable internship opportunities, which I believe will be beneficial for my professional development. The vibrant and supportive campus community at University of Toronto will also allow me to engage in various student activities and grow both personally and academically.

Canada is well-known for its high-quality education system and multicultural environment. Studying in Canada will provide me with the opportunity to learn from experienced faculty members and collaborate with students from diverse backgrounds, broadening my perspective and enhancing my marketing skills. Additionally, Canada offers a safe and welcoming environment for international students, ensuring a positive and enriching study experience. The country’s focus on innovation and business development also aligns well with my aspiration to build a successful career in marketing.

While Marketing programs are available in Vietnam, they often lack the international perspective and practical experiences that are essential in today’s globalized business world. Many universities in Vietnam primarily focus on theoretical knowledge and have limited opportunities for hands-on learning or internships in international companies. I believe that pursuing a Marketing degree in Canada will allow me to gain exposure to global business practices and the latest marketing trends, which are crucial for success in the competitive marketing field.

My primary educational goal is to gain comprehensive knowledge and practical skills in marketing, particularly in digital marketing and consumer behavior. I plan to take advantage of internship opportunities during my studies to gain hands-on experience and build a professional network. After completing my degree, I intend to return to Vietnam and work for an international marketing agency or a multinational corporation. My long-term goal is to eventually establish my own marketing consulting firm, contributing to the development of local businesses and promoting Vietnamese brands in the international market.

To ensure I can cover my tuition fees and living expenses while studying in Canada, my family has prepared a savings fund of 1,200,000,000 VND, equivalent to approximately 65,000 CAD. Additionally, we have other assets including a house and additional savings accounts, demonstrating our financial capability. My parents are committed to supporting my education and ensuring that I have sufficient funds for my entire period of study in Canada.

In conclusion, I am eager to pursue a Bachelor’s degree in Marketing at University of Toronto to gain the skills and knowledge necessary for a successful career in the field. I am confident that studying in Canada will provide me with a solid foundation and global perspective, enabling me to contribute positively to the marketing industry in Vietnam upon my return. I sincerely hope that my application will be considered, allowing me to achieve my academic and professional goals.

Nếu bạn muốn tham khảo thêm nhiều bản kế hoạch học tập khi đi du học nữa, hãy click TẠI ĐÂY!

Trên đây, PREP đã chia sẻ cho bạn tất tần tật về bản kế hoạch học tập du học: khái niệm, cấu trúc, cách viết cũng như những lưu ý và các mẫu tham khảo. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn hoàn thành được hồ sơ du học của mình một cách tốt nhất.

Thạc sỹ Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự
TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
CHƯƠNG TRÌNH HỌC
TÍNH NĂNG NỔI BẬT
Luyện đề TOEIC 4 kỹ năng
Phòng luyện viết IELTS PREP AI
Phòng luyện nói IELTS PREP AI
Phòng luyện Hán ngữ
Teacher Bee AI
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
Có thể bạn quan tâm
Công ty cổ phần công nghệ Prep

MSDN: 0109817671.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4 Tòa Vinaconex-34 Đ.Láng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Địa chỉ kinh doanh: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Trụ sở: SN 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ PREP

Phòng luyện ảo - Trải nghiệm thực tế - Công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899.
Trụ sở: Số nhà 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp.

CHỨNG NHẬN BỞI