Tìm kiếm bài viết học tập

Dokkai N1 - Những mẹo làm bài và ôn luyện hiệu quả nhất!

Dokkai là phần thi khó ăn điểm nhất của mọi đề thi JLPT, và lên đến N1 thì độ khó của nó được nâng lên một tầm cao mới. Đừng để bài thi dokkai N1 trở thành nỗi ám ảnh của bạn, hãy bỏ túi ngay những bí kíp và tài liệu luyện đọc hiểu N1 JLPT tiếng Nhật quý giá mà PREP đã tổng hợp được!
Dokkai N1 - Những mẹo làm bài và ôn luyện hiệu quả nhất!
Dokkai N1 - Những mẹo làm bài và ôn luyện hiệu quả nhất!

I. Cấu trúc bài dokkai N1 JLPT

Phần dokkai N1 sẽ nằm trong bài thi về 言語知識 ‐ 読解 (kanji, từ vựng, ngữ pháp & đọc hiểu) với tổng thời gian là 110 phút. Đọc hiểu là phần thi rất khó với khoảng 22-26 câu trắc nghiệm, được chia làm 6 mục nhỏ hơn bao gồm:

JLPT N1 DokkaiSố bài đọcSố câu hỏiNội dung

1. Bài đọc ngắn

内容理解(短文)

4 bài đọc

Mỗi bài khoảng 200 chữ

4Thường hỏi về ý kiến, quan điểm, hành động của tác giả.

2. Bài đọc vừa

内容理解(中文)

3-4 bài đọc

Mỗi bài khoảng 500 chữ

8-9Thường hỏi về ý kiến, quan điểm, hành động của tác giả.

3. Bài đọc dài

内容理解(長文)

1 bài đọc

Khoảng 1000 chữ

3-4Thường hỏi về ý kiến, quan điểm, hành động của tác giả.

4. Bài đọc tổng hợp

統合理解

2 bài đọc

Mỗi bài khoảng 300 chữ

2-32 bài đọc có liên quan đến nhau. Câu hỏi sẽ yêu cầu đối chiếu thông tin giữa 2 bài.

5. Bài luận

主張理解(長文)

1 bài đọc

Khoảng 1000 chữ

3-4Phân tích văn bản mang tính lý luận cao, yêu cầu người đọc nắm bắt được các ý kiến, quan điểm trong bài.

6. Bài lọc thông tin

情報検索

1 bài đọc

Khoảng 700 chữ

2Yêu cầu tìm ra thông tin cần thiết trong các tờ rơi, poster, tờ tạp chí…

II. Mẹo làm bài Dokkai N1 JLPT tiếng Nhật hiệu quả

Để có thể làm tốt trong thời gian ngắn ngủi của bài dokkai N1 thì chỉ với kỹ năng tiếng là chưa đủ. Hãy trang bị cho mình những mẹo đọc hiểu N1 mà PREP giới thiệu ngay sau đây:

1. Nắm chắc các trình độ thấp hơn trước khi luyện dokkai N1

Nếu đỗ N2 JLPT ở mức điểm sàn, chưa chắc là bạn đã xử lý được hết các câu trong phần đọc hiểu phải không nào? Nếu lúc này bạn “thừa thắng xông lên” tìm ngay tài liệu luyện đọc hiểu N1 thì sẽ rất dễ quá sức và bị nản. Vậy nên theo PREP, trước tiên bạn nên làm nhuần nhuyễn và nắm vững các bài đọc của trình độ N2 rồi mới luyện lên N1 JLPT.

nắm chắc kiến thức trước khi luyện dokkai n1
Để luyện dokkai N1 bạn hãy xếp thật chắc những hàng gạch bên dưới nhé

2. Ghi nhớ ngữ pháp thể hiện quan điểm của tác giả

Đây là dạng câu hỏi rất hay gặp trong đề dokkai N1. Quan điểm của tác giả thường có xu hướng nằm ở cuối đoạn văn. Ngoài ra, những câu có sử dụng các cấu trúc sau cũng thường mang theo góc nhìn hoặc ý kiến của tác giả:「と思う」,「と思われる」,「のだ」,「べきだ」,「はずだ」,「ではないか」,「でしょう」,「わけだ」. Bạn hãy luyện thật kỹ các cấu trúc trên, gạch chân lại ý nằm trước nó và lọc ra câu trả lời mà mình cần nhé.

3. Nắm vững các liên từ

Liên từ là những từ nối giữa các vế hoặc các câu, giúp bạn phân biệt được phần dẫn dắt và ý chính trong câu một cách dễ dàng. Bạn hãy tạo lập thói quen gạch chân các liên từ trong đoạn văn mà mình cần phân tích để dễ dàng nắm bắt ý hơn. Một số liên từ quan trọng cần chú ý bao gồm: 

  • , , , : Vế trước chỉ nguyên nhân, vế sau chỉ kết quả hoặc mục đích ➡ Chú ý hơn vào vế trước.
  • , , , , : Vế sau thường là câu tổng kết cho những gì đã nói ➡ Chú ý hơn vào vế trước.
  • , , , : Vế sau thường là quan điểm chính của tác giả ➡ Chú ý hơn vào vế sau.
  • , , , , : Vế sau thường dùng để bổ sung thêm ý ➡ Chú ý hơn vào vế sau.

4. Đặc biệt chú ý các câu hỏi tu từ

Cũng giống như tiếng Việt, trong nhiều trường hợp, các câu nghi vấn trong tiếng Nhật không dùng để hỏi mà dùng để bộc lộ suy nghĩ và góc nhìn của tác giả. Bạn hãy xem một số ví dụ sau để hiểu thêm:

  • 本当にそうか? (Thực sự là như vậy sao?) = そうではない。 (Không hẳn là như vậy.)
  • 果たして必要なのか。 (Liệu có chắc là cần thiết không?) = 必要ではない。 (Không cần thiết.)
  • それは本当に恋なのだろうか? (Liệu đó có thực sự là tình yêu hay không?) = それは恋ではない。 (Đó không phải là tình yêu.)
  • のではないでしょうか? (Chẳng phải là như vậy sao?) = です。 (Là như vậy.)

Lối hành văn trong tiếng Nhật, đặc biệt là trong các bài dokkai N1 nổi tiếng là dài dòng và phức tạp. Để giảm thời gian đọc và tìm ý, bạn nên tập ghi nhớ những cách rút gọn mà PREP vừa liệt kê, dần dần nó sẽ trở thành phản xạ khi làm bài đọc hiểu của bạn.

5. Phân bổ thời gian hợp lý

Bạn dự tính sẽ làm phần thi JLPT N1 dokkai trong bao nhiêu phút? Nếu không phân bổ thời gian thật hợp lý cho các phần thi, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng “làm bài tốt nhưng bỏ trống nhiều”. 

Phần thi thứ nhất bao gồm nội dung về kanji, từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu, và có tổng thời gian làm bài là 110 phút. Bạn nên dành ra khoảng 15-20 phút cho các câu hỏi về kanji và từ vựng, khoảng 10-15 phút cho phần ngữ pháp ứng dụng, và khoảng 70-80 phút cho các câu đọc hiểu.

Phân bổ thời gian dokkai N1
Chú ý phân bổ thời gian khi làm bài dokkai N1

Thời gian trong bài thi sẽ trôi qua rất nhanh, nhiều khi tập trung làm bài sẽ không để ý được. Vậy nên bạn hãy tạo thói quen bấm giờ và nhìn đồng hồ khi luyện đề dokkai N1 nhé. Đối với những câu chiếm quá nhiều thời gian, bạn hoàn toàn có thể khoanh tạm 1 trong những đáp án mà mình cho là đúng nhất rồi quay lại suy nghĩ tiếp khi đã xong bài thi.

➡ Tham khảo thêm: Bí kíp phân bổ thời gian thi JLPT 5 cấp độ hiệu quả & một số lưu ý

III. Một số tài liệu luyện dokkai N1

Nếu muốn chinh phục bài đọc khó nhất của kỳ thi JLPT thì bạn không thể bỏ qua những giáo trình dokkai N1 dưới đây. Đừng quên download file PDF về để ôn luyện nhé!

1. Dokkai Kouryaku N1 

Giáo trình này được chia làm 3 phần lớn phù hợp với cấu trúc đề thi JLPT N1 dokkai: bài đọc ngắn, bài đọc vừa và bài đọc dài.

Phần bài đọc ngắn bao gồm 6 dạng bài tập, mỗi dạng tập trung vào một kỹ năng nhất định. Một số dạng câu hỏi dokkai N1 mà có thể nhiều bạn đã quen thuộc như câu hỏi với đại từ chỉ định (kono,sono,soko,donna,dochira,...), câu hỏi về ý nghĩa của từ gạch chân, hoặc câu hỏi về ý nghĩa của toàn đoạn văn. Mỗi dạng bài tập đều có ví dụ và chỉ dẫn cách làm bài đọc hiểu N1 cụ thể.

Ở phần bài đọc vừa và dài, giáo trình Kouryaku chia theo 4 dạng văn bản chính hay gặp trong bài dokkai N1: bài giải thích, xã luận, tùy bút và tiểu thuyết. Với mỗi dạng văn bản đều có 4 bài đọc vừa và 5 bài đọc dài để thí sinh thỏa sức ôn luyện.

Ngoài ra, ở phần cuối sách còn có các bài mẫu thi thử JLPT N1 dokkai giúp các bạn kiểm tra lại xem khả năng đọc hiểu của mình đã tiến bộ đến mức nào. Hãy bấm giờ và làm thử nhé!

Download Dokkai Kouryaku N1 PDF

2. Shinkanzen Master Dokkai N1

Shinkanzen Master là một giáo trình tiếng Nhật nổi tiếng được nhiều người học và các trung tâm ngoại ngữ tin dùng. Cuốn Dokkai N1 trong bộ sách này có nhiều ưu điểm vượt trội bởi nó được biên soạn chuẩn chỉnh theo format đề thi thực chiến, giúp người học thực hành nhuần nhuyễn các dạng bài tập trong đề thi. 

nắm chắc kiến thức trước khi luyện dokkai n1
Sách Shinkanzen Master Dokkai N1

Thông qua cuốn sách, thí sinh có thể trau dồi một số kỹ năng quan trọng như: tăng tốc độ đọc, tìm ra điểm mấu chốt, nắm bắt nội dung, keyword của bài đọc,…

Tất nhiên sách cũng trang bị đầy đủ đáp án và lời giải thích chi tiết cho các dạng bài tập dokkai N1. Nhờ đó các bạn có thể hiểu sâu và nắm chắc hơn những lỗi sai mà mình thường mắc phải. 

Download Shinkanzen Dokkai N1 PDF

IV. Đề dokkai N1 JLPT có đáp án

Trăm nghe không bằng một thấy, tại sao bạn không thử sức với một bài trong đề dokkai N1 bên dưới để xem khả năng hiện tại của mình đang ở đâu? Đừng quên bấm giờ và kiểm tra lại bằng đáp án ở cuối bài nhé. Chúc các bạn làm bài tốt!

問題8

(1)

情報社会、あるいは情報か社会といっても員ですが、そこで懸命に生きていこうとすると、まず出てくる悲鳴があります。つまり、あまりにも多くの情報があって、その中のどれが本当なのか、何を選んだらいいかわからない。今、流行っているものの情報に熱心であればあるほど、世間で流行っていることを知らないと自分が送れるんじゃないか、という焦りみたいなものが人間を突き動かすのが情報か社会の特徴です。

45 筆者の考えに合うのはどれか。

  1.  
    1. 情報を求める人ほど、知らない情報があることに不安を感じる。
    2. 情報を得ることに熱心な人は、世間で流行っていることしか知らない。
    3. 多くの情報から必要なものが選べなければ、世間から遅れてしまう。
    4. 流行っているものの情報に熱心なだけでは、情報化社会で生きられない。

(2)

以下は、「書くこと」について述べたものである。

「思ったこと」や「考えたこと」という抽象的な存在が文字という具体的な存在に変化した瞬間、その筆者は自分自身の「思ったこと」や「考えたこと」を、直接、自分の目で「見た」ことになる。つまり、客観的に「観察」することになるわけだ。「書くこと」は「読むこと」。自分の文章を読みながら書き進めるのが、「書く」という作業なのである。観察はほとんど必然的に「批判」のこころを呼び起こす。「思ったこと」や「考えたこと」の後きや甘さを、書いた瞬間に思い知らされるのである。

46 筆者によると、「書くこと」によってどうなるか。

  1.  
    1. 自身の新しい考え方に気づく。
    2. 自身の意見を具体的に伝えられる。
    3. 自身の意見を批判的に見ることができる。
    4. 自身のこころの変化を観察することができる。

(3)

昔と比べてモノが売れなくなり、広告の動きも悪くなっていることから、表現の面白さや新規性ばっかりに走ってしまう——要は、本来、最も大切であるはずの消費者心理のツボを十分につききれていない、分析しきれていない、いわば表面上の、表現にこだわった広告が増えているように感じます。

消費者心理は「本質」、表現は「伝え方」とも言い換えられますが、最も大切な本質を重視せず、表面上の伝え方ばかりに重きが置かれるようになっている状況は、いかがなものでしょうか?本質なきところに良い伝え方など存在するはずがないのです。

47 筆者の考えに合うのはどれか。

  1.  
    1. 消費者心理を捉えた広告作りは、昔より難しくなっている。
    2. 消費者心理を捉えていないのは、良い広告とは言えない。
    3. 消費者心理を捉えていれば、広告は表現にこだわる必要はない。
    4. 消費者心理を捉えているだけでは、効き目のある広告にはならない。

(4)

語り合えば語り合うほど他人と自分との違いがより繊細にわかるようになること。それが対話だ。「わかりあえない」「伝わらない」という戸惑いや痛みから出発すること。それは、不可欠なものに身を聞くことである。そのことで、ひとはよる厚い対話をだすことができるようになる。対話のなかでみずからの思考をも鍛えていく、よくよく考えたうえで口にきれる他人の異なる思いや考えに、これまたよく耳を澄ますことで、じぶんの考えを再点検しはじめるからだ。

48 対話について、筆者はどのように述べているか。

  1.  
    1. 他人とじぶんの違いが大きいほど、厚い対話ができる。
    2. 他人との思考の違いを把握することで、自身の思考が深められる。
    3. わかりあえないという戸惑いや痛みが克服でき、他人と共感できる。
    4. 思いや考えを表現する能力が鍛えられ、他人に理解してもらいやすくなる。

Đáp án:

  •  
    • 45-1;
    • 46-3;
    • 47-2;
    • 48-2

➡ Tham khảo thêm: Nghe N1 - Phương pháp chinh phục bài choukai khó nhằn nhất

Trên đây PREP đã giới thiệu đến các bạn những đầu sách đọc hiểu N1 và mẹo làm bài thi hiệu quả nhất. Hãy tranh thủ trau dồi kiến thức và ôn luyện thật kỹ để chuẩn bị cho kỳ thi JLPT N1 tiếng Nhật sắp tới nhé. Chúc các bạn học tốt!

Thạc sỹ Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự
Đăng nhập để trải nghiệm tuyến nội dung dành cho bạn

Nội dung premium

Xem tất cả