Tìm kiếm bài viết học tập

Chữ Trung trong tiếng Hán là gì? Cấu tạo & cách viết chữ (中)

Chữ Trung trong tiếng Hán là gì? Chữ Trung (中) có cấu tạo và cách viết như thế nào? Đây là điều mà rất nhiều bạn học băn khoăn và mong muốn tìm hiểu. Trong bài viết này, PREP sẽ giải mã chi tiết về chữ Trung trong tiếng Hán và bật mí thêm những điều thú vị về chữ 中 nhé!

chữ trung trong tiếng hán

 Chữ Trung trong tiếng Hán

I. Chữ Trung trong tiếng Hán là gì?

Chữ Trung trong tiếng Hán là , phiên âm là zhōng, dịch sang nghĩa tiếng Việt có nghĩa là ở giữa, trung tâm. Chữ Trung 中 có cấu tạo gồm có 4 nét, thuộc bộ “cồn” 丨. Các mặt ý nghĩa của chữ Trung trong tiếng Hán ít ai biết:

  •  
    • Giữa, chỉ vào bên trong vật thể: trung ương 中央, trung tâm 中心,...
    • Khoảng giữa hai bên cũng được gọi là trung: Thượng, trung, hạ (trên, giữa, dưới) 上中下, còn người đứng giữa giới thiệu cho hai người khác gọi là trung nhân (中人).
    • Không vẹo không lệch, không nhiều, không thiếu cũng được gọi là trung: trung dung (đạo phải) 中庸, trung hành (làm phải) 中行, trung đạo (đạo chân chính không thiên bên nào 中道,...
    • Nửa: Trung đồ (nửa đường) - 中途, nửa đêm - 中夜,...
    • Bị phải: trúng gió -  中風, bị phải nắng - 中暑,...

II. Cách viết chữ Trung trong tiếng Hán

Chữ Trung trong tiếng Hán gồm có 4 nét. Cách viết cũng khá đơn giản. Nếu như bạn đã nắm được thứ tự viết các nét cơ bản trong tiếng Trung và áp dụng quy tắc bút thuận là có thể dễ dàng viết được chữ Hán này, cụ thể:

Hướng dẫn nhanhHướng dẫn nhanh
Hướng dẫn chi tiếtHướng dẫn chi tiết

III. Ý nghĩa của chữ Trung trong tiếng Hán

Nếu như dựa theo cách sắp xếp trong Hán Việt từ điển của Thiều Chửu, chữ Trung bao gồm có 4 nét, thuộc bộ Cổn (丨). Xét về mặt ý nghĩa của chữ Hán, bạn sẽ thấy chữ Trung là ngay thẳng, không thiên lệch.

Tuy nhiên, nghĩa gốc ban đầu của chữ Trung trong tiếng Hán lại là một phương vị từ dùng để chỉ một vật thể.. Nó thuộc loại chữ chỉ sự (một trong 6 cách để thành lập văn tự của Trung Quốc).

Trong giáp cốt văn và kim văn đều viết chữ Trung với hình dạng giống như một cây cột, ở giữa thân cột có treo một chiếc trống và 2 đầu cột treo cờ. Còn trong Khang Hy tự điển có mấy chữ Trung cổ có hình dạng giống như thế. Hình ảnh trống và cờ được treo trên cùng một thân cây. Ngọn cờ treo trên cột được người xưa sử dụng để quan trắc hướng gió, sức gió. Nhờ vậy, họ có thể phán đoán nắng mưa, thời tiết xấu tốt.

Cột treo cờ lại chính là vật mà tầng lớp thống trị cổ đại sử dụng với công dụng để triệu tập mọi người. Từ đây xuất hiện hình ảnh “trống đập vào thính giác, cờ đập vào thị giác”. Khi mọi người nghe thấy tiếng Trung là biết được thủ lĩnh đang muốn triệu tập họ và nhìn thấy cây cờ là biết được địa điểm tụ tập.

Lúc mà mọi người xuất hiện đông đủ sẽ đứng xung quanh cây cột cờ sẽ ở vị trí chính giữa. Từ đây, nghĩa bên trong, nghĩa chính giữa xuất hiện. Vị thủ lĩnh sẽ đứng ở vị trí trung tâm, và chính ông ta là người chi phối mọi hoạt động của cộng đồng. Bởi vậy, vị trí trung tâm cực kỳ quan trọng.

IV. Từ vựng có chứa chữ Trung

Dưới đây là một số từ vựng thông dụng có chứa chữ Trung trong tiếng Hán 中 mà PREP đã tổng hợp lại. Bạn hãy tham khảo và học tập nhé!

STTTừ vựng có chứa chữ Trung trong tiếng HánPhiên âmNghĩa
1中间zhōngjiānỞ giữa, bên trong
2中心zhōngxīn Ở giữa, trung tâm
3中枢zhōngshūĐầu mối, trung khu, trung tâm
4中央zhōngyāngTrung ương
5中文zhōngwénTrung văn, tiếng Trung Quốc
6家中jiāzhōngTrong nhà, trong gia đình
7中指zhōngzhǐNgón tay giữa
8中庸zhōngyōngỞ giữa, không thiên về bên nào
9


 

作中

zuòzhōngNgười Trung gian
10中国ZhōngguóTrung Quốc

Từ bảng từ vựng có thể thấy chữ Trung Quốc trong tiếng Hán中国, có phiên âm là Zhōngguó.

V. Tư tưởng chuộng Trung tại Trung Quốc

Có thể bạn chưa biết, người Trung Quốc từ xa xưa đã có tư tưởng chuộng Trung. Khi tìm hiểu và nghiên cứu chữ Trung trong tiếng Hán, bạn sẽ thấy rõ được điều đó. 

Tư tưởng chuộng Trung đã xuất hiện từ xa xưa
Tư tưởng chuộng Trung đã xuất hiện từ xa xưa

Vào thời cổ đại, người Trung Quốc đã có tư tưởng luôn tự cho mình vào ở vị trí trung tâm của thiên hạ. Quan niệm này đã xuất hiện ở thời Ân Thương (thế kỷ XVII - XI TCN). Theo một số nghiên cứu, trong các thư tịch cổ đại của Trung Quốc xuất hiện rất nhiều từ Trung như:

  •  
    • Trung thương (中商)               
    • Trung nguyên (中原)
    • Trung bang (中邦)                  
    • Trung châu (中州)
    • Trung thổ (中土)                      
    • Trung hạ (中夏)
    • Trung nhưỡng (中壤)              
    • Trung hoa (中華)

Hầu hết, các từ có chứa chữ Trung trong tiếng Hán ở trên đều phiếm chỉ những khu vực sinh sống của dân tộc Hoa hạ. Nó cũng phản ánh tâm lý luôn tự cho mình vào vị trí trung tâm trong thiên hạ.

Đối với mỗi quốc gia, kinh đô được xem là nơi trung tâm nên kinh tô được gọi là Trung kinh (中京) hoặc là Trung đô (中都). Nơi đó, triều đình sẽ được gọi là trung tâm của kinh đô, hoàng đế lại là trung tâm của triều đình. Đây cũng là kiến thức lý giải tại sao chữ Trung cũng được dùng để biểu thị triều đình hoặc hoàng đế. Từ đây, một số chữ Trung mới lại xuất hiện: 

  •  
    • Trung ngữ (中語):  Các lời nói, bàn tán ở trong cung
    • Trung thư (中書): Sách, vở, thư từ được lưu giữ ở trong cung
    • Trung báo (中報): Báo cáo của triều đình
    • Trung doanh (中營): Doanh trại của hoàng đế
    • Trung chỉ (中旨): Chiếu dụ của hoàng đế
    • Trung phê (中批): Phê chuẩn của hoàng đế

Tư tưởng, quan niệm coi bậc đế vương là trung tâm của nhân gian di chuyển lên trời cốt để chứng minh cho tính hợp lý của địa vị tôn quý của các bậc đế vương trước đây. Phái ngũ hành gồm có Trung (中) – Thổ (土) – Hoàng (黃) phối hợp với nhau chính là sản phẩm được tạo ra từ quan niệm xem mình là trung tâm. Đất là nơi con người sinh tồn, bởi vậy trong ngũ hành Thổ (đất) chính là quan trọng nhất. 

Cũng có lúc “trung” được thay thế cho “hoàng”. Trung Đạo tức là hoàng đạo và hoàng đạo mang ý nghĩa là cát tường, tốt lành. Nói về tư tưởng chuộng Trung của người Trung Quốc thì còn rất nhiều điều thú vị khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm để biết rõ hơn nhé!

Như vậy, PREP đã giải đáp chữ Trung trong tiếng Hán là gì và bổ sung thêm nhiều điều thú vị xoay quanh chữ Trung 中. Hy vọng, những kiến thức mà bài viết chia sẻ sẽ hữu ích cho những bạn quan tâm tìm hiểu về chữ Hán.

Thạc sỹ Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự
TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
CHƯƠNG TRÌNH HỌC
TÍNH NĂNG NỔI BẬT
Luyện đề TOEIC 4 kỹ năng
Phòng luyện viết IELTS PREP AI
Phòng luyện nói IELTS PREP AI
Phòng luyện Hán ngữ
Teacher Bee AI
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
Có thể bạn quan tâm
Công ty cổ phần công nghệ Prep

MSDN: 0109817671.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4 Tòa Vinaconex-34 Đ.Láng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Địa chỉ kinh doanh: NO.21-C2 KĐT Nam Trung Yên, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Trụ sở: SN 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ PREP

Phòng luyện ảo - Trải nghiệm thực tế - Công nghệ hàng đầu.
Hotline: 0931 42 8899.
Trụ sở: Số nhà 20, ngách 234/35, Đ.Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 1309/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng 07 năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp.

CHỨNG NHẬN BỞI