Tìm kiếm bài viết học tập

400+ SAT Vocabulary theo chủ đề/dạng bài thi chất lượng nhất

Để có thể làm tốt bài thi SAT, việc bổ sung và cải thiện từ vựng là điều vô cùng quan trọng để giúp bạn đạt được điểm số mong ước. Cùng PREP khám phá 400+ SAT Vocabulary được chia theo từng chủ đề giúp bạn dễ dàng học nhất trong bài viết dưới đây nhé!

SAT Vocabulary
SAT Vocabulary

I. Tổng hợp từ vựng SAT theo chủ đề phổ biến nhất

PREP sẽ tổng hợp các từ vựng theo từng chủ đề của từng phần thi trong SAT giúp bạn dễ dàng theo dõi cũng như nhớ chúng hiệu quả hơn.

1. SAT Reading & Writing

List từ vựng SAT dưới đây sẽ chia theo các chủ đề thường gặp trong phần Reading & Writing.

1.1. Lịch sử

tu-vung-lich-su.jpg
Từ vựng lịch sử

Cùng PREP học 100+ SAT Vocabulary chủ đề lịch sử để làm tốt phần Reading & Writing nhé!

Từ vựng

Phiên âm

Nghĩa

Alliance (n)

/əˈlaɪəns/

Liên minh

Amendment (n)

/əˈmɛndmənt/

Sửa đổi

Annex (v)

/ˈænɛks/

Sáp nhập

Antiquity (n)

/ænˈtɪkwɪti/

Cổ đại

Appeasement (n)

/əˈpiːzmənt/

Chính sách nhân nhượng/xoa dịu

Arbitrary (a)

/ˈɑrbɪˌtrɛri/

Chuyên quyền

Armistice (n)

/ˈɑrmɪstɪs/

Hiệp định đình chiến

Autonomy (n)

/ɔˈtɑnəmi/

Tự trị

Barbarism (n)

/ˈbɑrbərɪzəm/

Chế độ man rợ

Belligerent (a)

/bəˈlɪdʒərənt/

Hiếu chiến

Bureaucracy (n)

/bjʊˈrɑkrəsi/

Bộ máy quan liêu

Capitulate (v)

/kəˈpɪtʃuleɪt/

Đầu hàng

Caste (n)

/kæst/

Chế độ đẳng cấp

Civilization (n)

/ˌsɪvələˈzeɪʃən/

Nền văn minh 

Colonialism (n)

/kəˈloʊniəˌlɪzəm/

Chủ nghĩa thực dân

Confederation (n)

/kənˌfɛdəˈreɪʃən/

Liên minh, liên bang

Conquest (n)

/ˈkɑnkwɛst/

Sự chinh phục 

Constitution (n)

/ˌkɑnstəˈtuʃən/

Hiến pháp

Decentralization (n)

/diˌsɛntrəlɪˈzeɪʃən/

Phân quyền

Decree (n)

/dɪˈkri/

Sắc lệnh

Democracy (n)

/dɪˈmɑkrəsi/

Dân chủ

Dictatorship (n)

/dɪkˈteɪtərˌʃɪp/

Chế độ độc tài

Diplomacy (n)

/dəˈploʊməsi/

Ngoại giao

Dynasty (n)

/ˈdaɪnəsti/

Triều đại

Emancipation (n)

/ɪˌmænsəˈpeɪʃən/

Sự giải phóng

Enlightenment (n)

/ɪnˈlaɪtnmənt/

Thời kỳ Khai sáng

Expansionism (n)

/ɪkˈspænʃəˌnɪzəm/

Chủ nghĩa bành trướng

Fascism (n)

/ˈfæʃɪzəm/

Chủ nghĩa phát xít

Federalism (n)

/ˈfɛdərəˌlɪzəm/

Chủ nghĩa liên bang

Feudalism (n)

/ˈfjudəˌlɪzəm/

Chế độ phong kiến

Garrison (n)

/ˈɡærɪsən/

Đồn trú

Guerrilla (n)

/ɡəˈrɪlə/

Du kích

Hegemony (n)

/hɪˈdʒɛməni/

Bá quyền

Imperial (n)

/ɪmˈpɪriəl/

Đế quốc

Indigenous (a)

/ɪnˈdɪdʒənəs/

Bản địa

Coup d’état (n)

/kuː deɪˈtɑː/

Cuộc đảo chính, lật đổ chính phủ bằng vũ lực

Abolition (n)

/ˌæbəˈlɪʃən/

Sự bãi bỏ, đặc biệt là bãi bỏ chế độ nô lệ

Aristocracy (n)

/ˌærɪˈstɒkrəsi/

Tầng lớp quý tộc hoặc chế độ quý tộc 

Manifest Destiny  (n)

/ˈmænɪfɛst ˈdɛstəni/

Quan điểm cho rằng Hoa Kỳ có định mệnh mở rộng lãnh thổ ra khắp Bắc Mỹ

Monarchy (n)

/ˈmɒnərki/

Chế độ quân chủ

Nationalism (n)

/ˈnæʃənəlɪzəm/

Chủ nghĩa dân tộc

Revolution (n)

/ˌrɛvəˈluːʃən/

Cuộc cách mạng, sự thay đổi căn bản về chính trị, xã hội hoặc kinh tế.

Sovereignty (n)

/ˈsɑvərənti/

Chủ quyền, quyền tự trị và độc lập của một quốc gia

Treaty (n)

/ˈtriːti/

Hiệp ước, thỏa thuận chính thức giữa hai hoặc nhiều quốc gia

Totalitarianism (n)

/toʊˌtælɪˈtɛəriənɪzəm/

Chế độ toàn trị, nơi chính phủ kiểm soát hoàn toàn cuộc sống của người dân

Usurp (v)

/juːˈzɜrp/

Chiếm đoạt, cướp quyền một cách bất hợp pháp

Tyranny (n)

/ˈtɪr.ən.i/

Chế độ bạo ngược, sự cai trị tàn bạo và độc đoán

Abdicate (v)

/ˈæb.dɪ.keɪt/

Từ bỏ quyền lực, thoái vị

Appeal (n)

/əˈpil/

Sự kháng cáo, lời kêu gọi

Ascendancy  (n)

/əˈsɛn.dən.si/

Quyền lực tối cao, sự thăng tiến

Bastion (n)

/ˈbæs.tʃən/

Pháo đài, thành trì 

Boycott (v)

/ˈbɔɪ.kɑt/

Tẩy chay

Charter (n)

/ˈtʃɑr.tər/

Hiến chương, điều lệ

Clergy (n)

/ˈklɜr.dʒi/

Giới tăng lữ, giáo sĩ 

Coalition  (n)

/ˌkoʊ.əˈlɪʃ.ən/

Liên minh, sự liên kết tạm thời

Colonization (n)

/ˌkɒl.ə.nəˈzeɪ.ʃən/

Sự thuộc địa hóa

Commonwealth (n)

/ˈkɒm.ən.wɛlθ/

Khối thịnh vượng chung

Concession (n)

/kənˈsɛʃ.ən/

Nhượng bộ

Constituency (n)

/kənˈstɪtʃ.u.ən.si/

Khu vực bầu cử, nhóm cử tri

Contingent (n)

/kənˈtɪn.dʒənt/

Phái đoàn, quân đoàn

Despot (n)

/ˈdɛs.pɒt/

Kẻ bạo chúa, nhà cầm quyền độc tài

Détente (n)

/deɪˈtɑnt/

Sự giảm căng thẳng (trong quan hệ quốc tế)

Disarmament (n)

/dɪsˈɑːrməmənt/

Sự giải trừ quân bị

Empower (v)

/ɪmˈpaʊ.ɚ/

Trao quyền

Expropriation (n)

/ˌɛksprəˈprieɪʃən/

Tịch thu, trưng dụng

Hereditary (a)

/həˈrɛdɪˌtɛri/

Di truyền, thừa kế

Imperium (n)

/ɪmˈpɪəriəm/

Quyền lực tối thượng

Inquisition (n)

/ˌɪnkwɪˈzɪʃən/

Cuộc điều tra, cuộc thẩm tra tôn giáo 

Martyr (n)

/ˈmɑrtər/

Liệt sĩ, người tử vì đạo

Mandate (n)

/ˈmæn.deɪt/

Sự ủy quyền, nhiệm vụ được giao

Mutiny (n)

/ˈmjuː.tɪ.ni/

Cuộc nổi loạn, binh biến

Partition (n)

/pɑrˈtɪʃ.ən/

Sự chia cắt, phân chia lãnh thổ

Pogrom (n)

/ˈpoʊ.ɡrəm/

Cuộc thảm sát tôn giáo

Protectorate (n)

/prəˈtɛktərət/

Xứ bảo hộ, thuộc địa bảo hộ

Ratify (v)

/ˈræt.ɪ.faɪ/

Phê chuẩn, thông qua

Reparation (n)

/ˌrɛpəˈreɪʃən/

Sự bồi thường

Sanction (n)

/ˈsæŋkʃən/

Sự trừng phạt, biện pháp trừng phạt

Secularism (n)

/ˈsɛkjələrɪzəm/

Chủ nghĩa thế tục 

Anachronism  (n)

/əˈnækrəˌnɪzəm/

Sự lỗi thời, việc gì đó không đúng với thời đại 

Antecedent (n)

/ˌæn.tɪˈsiː.dənt/

Sự kiện trước, tiền đề 

Antediluvian (a)

/ˌæn.tɪ.dɪˈluː.vi.ən/

Cổ xưa, lạc hậu

Chronological (a)

/ˌkrɒn.əˈlɒdʒ.ɪ.kəl/

Theo thứ tự thời gian

Contemporary (n)

/kənˈtɛmpəˌrɛri/

Đương đại, cùng thời

Ephemeral (a)

/ɪˈfɛm.ər.əl/

Ngắn ngủi, tồn tại trong thời gian ngắn

Eternal (a)

/ɪˈtɜrnəl/

Vĩnh cửu, bất tận 

Interim (a)

/ˈɪn.tə.rɪm/

Tạm thời, giai đoạn chuyển tiếp

Millennium (n)

/mɪˈlɛn.i.əm/

Thiên niên kỷ (1000 năm)

Temporal (a)

/ˈtɛmpərəl/

Liên quan đến thời gian, không vĩnh cửu

Transient (a)

/ˈtræn.zi.ənt/

Ngắn ngủi, thoáng qua

Imminent (a)

/ˈɪm.ɪ.nənt/

Sắp xảy ra, sắp tới

Provisional (a)

/prəˈvɪʒ.ən.əl/

Tạm thời, lâm thời 

Retrospective (a)

/ˌrɛtroʊˈspɛktɪv/

Hồi tưởng lại quá khứ 

Simultaneity  (n)

/ˌsaɪ.məl.təˈniː.ɪ.ti/

Tính đồng thời 

Chronicle (n)

/ˈkrɒn.ɪ.kəl/

Biên niên sử, ghi chép lại các sự kiện theo thời gian

Centennial (n)

/sɛnˈtɛn.i.əl/

Kỷ niệm trăm năm

Pre-industrial (a)

/ˌpriː.ɪnˈdʌs.tri.əl/

Liên quan thời kỳ tiền công nghiệp hóa

Mesopotamia (n)

/ˌmɛsəpəˈteɪmiə/

Lưỡng Hà (Một nền văn minh cổ đại ở khu vực hiện nay là Iraq, nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates)

Predate (v)

/ˌpriːˈdeɪt/

Tồn tại hoặc xảy ra trước một sự kiện hoặc thời gian nhất định

Relic (n)

/ˈrɛlɪk/

Di vật hoặc vật thể cổ đại còn sót lại từ quá khứ

Catacomb (n)

/ˈkætəˌkoʊm/

Mạng lưới hầm mộ dưới lòng đất, đặc biệt phổ biến ở Rome cổ đại

Mummify (v)

/ˈmʌməˌfaɪ/

Ướp xác

Alchemy (n)

/ˈæl.kə.mi/

Thuật giả kim

Ancestral (a)

/ænˈsɛstrəl/

Liên quan đến tổ tiên hoặc dòng dõi

Genealogy (n)

/ˌdʒiː.niˈæl.ə.dʒi/

Nghiên cứu về phả hệ

Epoch (n)

/ˈiː.pɒk/

Một thời kỳ quan trọng hoặc nổi bật trong lịch sử, thường được đánh dấu bằng những sự kiện lớn

Provenance (n)

/ˈprɒv.ən.əns/

Nguồn gốc

Medievalist (n)

/mɛdɪˈiːvəl.ɪst/

Nhà trung cổ học

Artifact (n)

/ˈɑrtɪfækt/

Hiện vật

Excavate (v)

/ˈɛks.kə.veɪt/

Khai quật

Radiocarbon Dating (n)

/ˌreɪ.di.oʊˈkɑr.bən ˈdeɪ.tɪŋ/

Định tuổi bằng cacbon phóng xạ

Paleolithic (a)

/ˌpeɪliəʊˈlɪθɪk/

Thời kỳ đồ đá cũ

Prehistoric (a)

/ˌpriːhɪsˈtɔrɪk/

Liên quan đến thời tiền sử

1.2. Nhân văn học

Trong bài thi SAT, các đoạn văn thuộc chủ đề nhân văn học (Humanities) thường liên quan đến các lĩnh vực như văn học, triết học, nghệ thuật, âm nhạc, và ngôn ngữ học. Những văn bản này thường thảo luận về tác phẩm của các nhà văn, nghệ sĩ, hoặc các tư tưởng triết học, lịch sử, và văn hóa. Cùng PREP khám phá 100+ từ vựng luyện thi SAT thuộc chủ đề này ngay nhé!

Từ vựng

Phiên âm

Nghĩa

Altruism (n)

/ˈæltruˌɪzəm/

Lòng vị tha

Anthropology (n)

/ˌænθrəˈpɒlədʒi/

Nhân loại học

Aesthetic (a)

/iːsˈθɛtɪk/

Thẩm mỹ

Bias (n)

/ˈbaɪəs/

    Thiên vị

Cognitive (a)

/ˈkɒɡnɪtɪv/

Liên quan đến nhận thức

Cynicism (n)

/ˈsɪnɪsɪzəm/

Chủ nghĩa hoài nghi

Deference (n)

/ˈdɛfərəns/

Sự tôn trọng

Determinism (n)

/dɪˈtɜrmɪnɪzəm/

Thuyết quyết định

Dichotomy (n)

/daɪˈkɒtəmi/

Sự phân đôi

Disparity (n)

/dɪsˈpærəti/

Sự chênh lệch

Dogma (n)

/ˈdɔɡmə/

Giáo điều

Egalitarian (n)

/ɪˌɡælɪˈtɛriən/

Chủ nghĩa bình đẳng

Empathy (n)

/ˈɛmpəθi/

Sự thấu cảm

Epistemology (n)

/ˌɛpɪstəˈmɑlədʒi/

Nhận thức luận

Ethnocentrism (n)

/ˌɛθnoʊˈsɛntrɪzəm/

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan

Existentialism (n)

/ˌɛgzɪsˈtɛnʃəlɪzəm/

Chủ nghĩa hiện sinh

Hedonism (n)

/ˈhiːdənɪzəm/

Chủ nghĩa khoái lạc

Humanism (n)

/ˈhjuːmənɪzəm/

Chủ nghĩa nhân văn

Ideology (n)

/aɪdiˈɑlədʒi/

Hệ tư tưởng

Impartial (a)

/ɪmˈpɑrʃəl/

Công bằng, không thiên vị

Introspection (n)

/ˌɪntrəspɛkʃən/

Sự tự suy xét

Metaphysics (n)

/ˌmɛtəˈfɪzɪks/

Siêu hình học

Moral (a)

/ˈmɔrəl/

Đạo đức

Multiculturalism (n)

/ˌmʌltiˈkʌltʃərəlɪzəm/

Chủ nghĩa đa văn hóa

Nihilism (n)

/ˈnaɪ.ə.lɪ.zəm/

Chủ nghĩa hư vô

Ontology (n)

/ɑnˈtɑlədʒi/

Bản thể học

Paradigm (n)

/ˈpærədaɪm/

Mô hình

Philanthropy (n)

/fɪlænθrəpi/

Lòng nhân ái

Philosophy (n)

/fɪˈlɑsəfi/

Triết học

Pluralism (n)

/ˈplʊrəl.ɪ.zəm/

Chủ nghĩa đa nguyên

Rationalism (n)

/ˈræʃənl̩.ɪ.zəm/

Chủ nghĩa duy lý

Relativism (n)

/ˈrɛlət̬əv.ɪ.zəm/

Chủ nghĩa tương đối

Rhetoric (n)

/ˈrɛtərɪk/

Hùng biện

Secular (a)

/ˈsɛkjələr/

Thế tục

Skepticism (n)

/ˈskɛptɪsɪzm/

Chủ nghĩa hoài nghi

Socialism (n)

/ˈsoʊʃəl.ɪ.zəm/

Chủ nghĩa xã hội

Sophism (n)

/ˈsɔf.ɪ.zəm/

Ngụy biện

Stoicism (n)

/ˈstoʊ.ɪ.sɪ.zəm/

Chủ nghĩa khắc kỷ

Subjective (a)

/səbˈdʒɛktɪv/

Chủ quan

Sympathy (n)

/ˈsɪmpəθi/

Sự cảm thông

Teleology (n)

/tɛliˈɑlədʒi/

Thuyết mục đích luận

Theology (n)

/θiː'ɑlədʒi/

Thần học

Transcendence (n)

/træn'sɛn.dəns/

Sự siêu việt

Utilitarian (n)

/ju:tə'lɪtəriən/

Chủ nghĩa thực dụng

Utopia (n)

/ju: 'toʊ.pi.ə/

Địa đàng

Virtue (n)

/'vər.tju:/

Đức hạnh

Volition (n)

/və' lɪʃən/

Ý chí tự do

Zeitgeist (n)

/'zaīt'gaist/

Tinh thần thời đại

Allegory (n)

/ˈæl.ə.ɡɔr.i/

Phép ngụ ngôn

Conformity (n)

/kən'fɔrm.ə.ti/

Sự tuân thủ

Renaissance (n)

/rɛnə'sɑns/, also /(rɛnə'se͞ns)/

Thời kỳ Phục hưng

Clay tablet (n)

/kleɪ ˈtæblət/

Bảng đất sét, vật dụng viết cổ đại, được khắc chữ bằng que

Hieroglyph (n)

/haɪəroʊ'glif/

Chữ tượng hình

Monument (n)

/'mɑnyəmənt/, also  /'mɔn.ju.mənt'/

Đài tưởng niệm, di tích

Post-Impressionist (n)/(a)

/ˌpəʊst ɪmˈpreʃənɪst/

Người hoặc phong cách thuộc trường phái nghệ thuật phát triển từ sau Chủ nghĩa Ấn tượng (cuối thế kỷ 19), chú trọng vào cảm xúc và màu sắc hơn là hiện thực

Modernist (n)/(a)

/(mɑdərn.ǝst)/

Người hoặc phong cách theo chủ nghĩa hiện đại

Surrealist (n)/(a)

/(sər'ril.ǝst)/

Người hoặc phong cách thuộc chủ nghĩa Siêu thực

Oeuvre (n)

/(œv.rə)/

Toàn bộ tác phẩm của một nghệ sĩ, nhà văn, hoặc nhạc sĩ trong suốt cuộc đời

Avant-Garde (n)/(a)

/(ævɑ̃-‘gɑrd)/

Người hoặc phong cách tiên phong trong nghệ thuật, văn học hoặc âm nhạc 

Flatstyle (n)

/(flæt.sta͞il)/

Phong cách phẳng

Portraiture (n)

/(pɔr'tre͞ichər)/

Nghệ thuật vẽ hoặc chụp chân dung

Graffiti (n)

/(græf'iti)/

Các hình vẽ hoặc chữ viết thường được vẽ lên tường công cộng, đôi khi mang tính nghệ thuật, đôi khi là hình thức phản kháng

Blueprint (n)

/(blu:print)/

Bản thiết kế chi tiết, thường dùng trong kiến trúc và xây dựng

Calligraphy (n)

/(kælə'græfi)/

Nghệ thuật viết chữ đẹp bằng tay, thường dùng trong thư pháp

Monochromatic (a)

/(mɑnəkro'mætik)/

Chỉ sử dụng một màu hoặc các sắc độ của một màu duy nhất

Collage (n)

/(kə'lɑ:zh)/

Tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ việc cắt dán nhiều vật liệu khác nhau như giấy, vải, ảnh

Pointillism (n)

/(pwæn.til.ǝzəm)/

Kỹ thuật hội họa sử dụng các chấm màu nhỏ để tạo thành hình ảnh khi nhìn từ xa

Effigy (n)

/(ɛf.əd͡ʒi)/  

Hình nộm hoặc hình ảnh đại diện của một người, thường được sử dụng để phản đối hoặc tôn vinh

Basilica (n)

/(bə'silika)/  

Một nhà thờ lớn có kiến trúc đặc biệt, thường dùng trong Thiên Chúa giáo

Tapestry (n)

(tæp.əs.tri)  

Tấm thảm thêu lớn có hình ảnh hoặc họa tiết, thường được treo lên tường để trang trí

Artisan (n)

/ˈɑr.tə.zən/

Người làm thủ công mỹ nghệ

Weaver (n)

/ˈwiː.vər/

Người dệt vải

Composition (n)

/ˌkɒmpəˈzɪʃən/

Sáng tác

Score (n)

/skɔr/

Bản nhạc, đặc biệt là trong các buổi hòa nhạc, phim hoặc vở kịch

Scale (n)

/skeɪl/

Âm giai

Harmonic (n)/(a)

/hɑrˈmɑnɪk/

Hòa âm

Concerto (n)

/kənˈtʃɛr.toʊ/

Một tác phẩm âm nhạc cho một nhạc cụ solo (hoặc nhiều nhạc cụ) và dàn nhạc, thường có ba phần (movement)

String Quartet (n)

/strɪŋ kwɔrˈtɛt/

Tứ tấu đàn dây

Soloist (n)

/ˈsoʊ.ləʊ.ɪst/

Nghệ sĩ độc tấu

Lyricist (n)

/ˈlɪr.ɪ.sɪst/

Người viết lời

Saxophonist (n)

/ˌsæksəˈfoʊnɪst/

Nghệ sĩ saxophone

Virtuoso (n)

/ˌvɜr.tʃuˈoʊ.soʊ/

Nghệ sĩ điêu luyện

Prima Donna (n)

/ˌpriː.mə ˈdɒnə/

Nữ ca sĩ chính trong một vở opera, hoặc người có tính cách kiêu kỳ và đòi hỏi đặc quyền đặc lợi

Accompaniment (n)

/əˈkʌmpənɪmənt/

Nhạc đệm

Recitative (n)

/ˌrɛs.ɪ.təˈtiːv/

Đoạn nhạc trong opera hoặc nhạc kịch, để dẫn vào một phần lớn hơn như một aria.

Aria (n)

/ˈɛr.i.ə/

Bài hát solo trong opera, thường rất biểu cảm và phô diễn kỹ thuật của ca sĩ

String Instrument (n)

/strɪŋ ˈɪnstrəmənt/

Nhạc cụ dây

Woodwind  (n)Instrument

/ˈwʊd.wɪnd ˈɪnstrəmənt/

Nhạc cụ hơi gỗ

Oboe (n)

/oʊˈboʊ/

Nhạc cụ hơi gỗ có lưỡi gà kép, tạo ra âm thanh sắc nét và thanh thoát

Ocarina (n)

/ˌoʊ.kəˈri.nə/

Nhạc cụ hơi cổ xưa có dạng tròn hoặc bầu dục, thường bằng đất sét hoặc gốm

Theremin (n)

/ˈθɛrə.mɪn/

Nhạc cụ điện tử không tiếp xúc, tạo âm thanh bằng cách thay đổi khoảng cách tay với ăng-ten

Scat (n)

/skæt/

Phong cách hát ứng tác trong jazz, sử dụng âm thanh hoặc âm tiết ngẫu nhiên thay vì lời bài hát cụ thể

Soundscape (n)

/ˈsaʊnd.skeɪp/

Một bản nhạc được xem xét dưới góc độ các âm thanh thành phần của nó

Dissonant (a)

/ˈdɪsənənt/

Thiếu sự hài hoà

Amplifier  (n)

/ˈæmplɪfaɪər/

Thiết bị điện tử dùng để tăng âm lượng của âm thanh

Percussive (a)

/pərˈkʌs.ɪv/

Liên quan đến việc tạo âm thanh bằng cách gõ, đập hoặc va chạm

Bassoon (n)

/bəˈsuːn/

Nhạc cụ hơi gỗ có âm trầm, thường được sử dụng trong dàn nhạc giao hưởng

Accordion (n)

/əˈkɔrdjən/

Nhạc cụ dùng để thổi hơi qua các lưỡi gà khi kéo hoặc đẩy, thường dùng trong nhạc dân gian

Harpsichord (n)

/ˈhɑrp.sɪ.kɔrd/

Nhạc cụ phím cổ điển giống piano, nhưng âm thanh được tạo ra bằng cách gảy dây

Swing Music (n)

/swɪŋ ˈmju.zɪk/

Thể loại nhạc jazz phổ biến trong thập niên 1930-1940, có nhịp điệu linh hoạt và dễ nhảy

Bagpipe (n)

/ˈbæɡ.paɪp/

Nhạc cụ hơi thổi truyền thống của Scotland, phát ra âm thanh liên tục bằng cách ép không khí qua ống thổi và các ống sáo

Prose (n)

/proʊz/

Văn xuôi

Time-Honored (a)

/taɪm ˈhɔrnərd/

Được tôn trọng và duy trì qua thời gian dài

Rebirth (n) 

/riːˈbɜrθ/

Tái sinh, thường ám chỉ sự tái tạo lại sau một giai đoạn suy thoái hoặc chuyển đổi

Subculture (n) 

/sʌbˈkʌl.tʃər/

Văn hóa phụ

Heritage (n) 

/ˈhɛr.ɪ.t̬ɪdʒ/

Di sản

Elegy (n) 

/ˈɛl.ə.dʒi/

Thơ ai điếu

Lore (n) 

/lɔr/

Truyền thuyết

Folklore (n) 

/ˈfoʊk.lɔr/

Văn hóa dân gian

Basilisk (n) 

/ˈbæs.əl.ɪsk/

Sinh vật huyền thoại trong truyền thuyết, được cho là có thể giết chết bằng ánh nhìn

Chimera (n) 

/kaɪˈmɛrə/

Sinh vật thần thoại có nhiều phần của các loài động vật khác nhau, hoặc một điều gì đó tưởng tượng, không thực tế

Mythology (n) 

/mɪθɑlədʒi/

Thần thoại

Linguist (n) 

/ˈlɪŋ.ɡwɪst/

Nhà ngôn ngữ học

Etymology (n) 

/ˌɛt̬.ɪˈmɑl.ə.dʒi/

Nguồn gốc và sự phát triển của từ ngữ

Acronym (n) 

/ˈækrənəm/

Từ viết tắt

Excerpt (n) 

/ˈɛk.sɜrpt/

Đoạn trích

Fictionalize (v)

/fɪkʃənəlaɪz/

Hư cấu hoá

Interjection (n) 

/ˌɪn.tər.dʒek.ʃən/

Thán từ

Melodramatic (a)

/melədrə'mæt̬.ik/

Cường điệu cảm xúc, thường để gây ấn tượng mạnh hoặc quá mức

Syntax (n) 

/'sɪn.tæks/

Cú pháp

Glyph (n) 

/glɪf/

Ký tự hoặc biểu tượng được khắc hoặc viết, đặc biệt là trong các hệ thống chữ viết cổ đại hoặc tượng hình

Intonation (n) 

/ˌɪn.təˈneɪ.ʃən/

Ngữ điệu

Initialism (n) 

/ɪˈnɪʃ.ə.lɪz.əm/

Chữ viết tắt bao gồm các chữ cái đầu được phát âm riêng biệt

Dialect (n) 

/ˈdaɪ.ə.lekt/

Phương ngữ

Free Verse (n) 

/friː vɜrs/

Thơ tự do

Satirical (a)

/səˈtɪr.ɪ.kəl/

Trào phúng. thường nhằm vào các vấn đề xã hội, chính trị

Burlesque (n)/(a)

/bɜrˈlɛsk/

Hài nhại

Ghostwriter (n)

/ˈɡoʊstˌraɪ.tər/

Người viết thuê

Anthology (n)

/ænˈθɑl.ə.dʒi/

Tuyển tập

Backstory (n)

/ˈbæk.stɔːr.i/

Bối cảnh, câu chuyện hoặc các sự kiện diễn ra trước khi cốt truyện chính bắt đầu, giúp hiểu thêm về nhân vật hoặc tình huống

Graphic Novel (n)

/ˈɡræf.ɪk ˈnɑ.vəl/

Tiểu thuyết hình ảnh

Dime Novel (n)

/daɪm ˈnɑ.vəl/

Tiểu thuyết giá rẻ, thường là truyện phiêu lưu hoặc viễn tưởng, được phổ biến rộng rãi ở Mỹ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20

Autobiography (n)

/ˌɔː.tə.baɪˈɑɡ.rə.fi/

Tự truyện

Memoir (n)

/ˈmɛm.wɑr/

Hồi ký

Marginalia (n)

/ˌmɑr.dʒɪˈneɪ.li.ə/

Ghi chú, bình luận viết bên lề các trang sách hoặc văn bản

Canon (n)

/ˈkæn.ən/

Tập hợp những tác phẩm được coi là kinh điển hoặc có giá trị lớn trong một lĩnh vực nghệ thuật, văn học hoặc triết học

Irony (n)

/ˈaɪ.rə.ni/

Châm biếm

Simile (n)

/ˈsɪm.ɪ.li/

Phép so sánh

Metaphor (n)

/ˈmɛt.ə.fɔr/

Ẩn dụ

Pun (n)

/pʌn/

Chơi chữ

Allusion (n)

/əˈluː.ʒən/

Lời ám chỉ

Personification (n)

/pərˌsɒnɪfɪˈkeɪʃən/

Nhân cách hóa

Antimetabole (n)

/ˌæn.ti.məˈtæb.ə.le/

Một phép tu từ trong đó các từ hoặc cụm từ được lặp lại theo một trật tự ngược lại để nhấn mạnh ý nghĩa

Figurative  Language(n)

/ˈfɪg.jər.ət̬ ˈlæŋ.ɡwɪdʒ/

Ngôn ngữ tượng hình

Protagonist (n)

/proʊˈtæɡən.ɪst/

Nhân vật chính

Stanza (n)

/ˈstæn.zə/

Khổ thơ

Sonnet (n)

/ˈsɑ.nɪt/

Một bài thơ ngắn có 14 dòng, thường theo một cấu trúc cố định về nhịp điệu và vần, phổ biến nhất là trong thơ tình

1.3. Xã hội

Từ vựng thuộc chủ đề xã hội trong SAT thường xoay quanh các vấn đề về xã hội, văn hóa, chính trị, và kinh tế. PREP sẽ chia sẻ cho bạn 50+ SAT Vocabulary chủ đề xã hội ngay sau đây!

Từ vựng

Phiên âm

Nghĩa

Inequality (n)

/ˌɪnɪˈkwɒləti/

Sự bất bình đẳng

Demographic (n)

/ˌdɛməˈɡræfɪk/

Nhân khẩu học

Urbanization (n)

/ˌɜrbənaɪˈzeɪʃən/

Quá trình đô thị hóa

Segregation (n)

/ˌsɛɡrɪˈɡeɪʃən/

Sự phân biệt (đặc biệt về chủng tộc)

Marginalization (n) 

/ˌmɑrdʒɪnəlaɪˈzeɪʃən/

Sự gạt ra ngoài lề xã hội

Empathy (n)

/ˈɛmpəθi/

Sự thấu cảm

Social Mobility (n) 

/ˈsoʊʃəl moʊˈbɪlɪti/

Sự dịch chuyển xã hội

Civic Engagement (n)

/ˈsɪvɪk ɪnˈɡeɪdʒmənt/

Sự tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị

Gentrification (n) 

/ˌdʒɛntrɪfɪˈkeɪʃən/

Quá trình người giàu vào thay thế dân cư nghèo trong khu vực

Disparity (n)

/dɪsˈpærəti/

Sự chênh lệch

Advocacy (n)

/ˈædvəkəsi/

Sự vận động

Assimilation (n) 

/əˌsɪməˈleɪʃən/

Sự đồng hóa văn hóa

Discrimination (n) 

/dɪsˌkrɪmɪˈneɪʃən/

Sự phân biệt đối xử

Social justice (n)

/ˈsoʊʃəl ˈdʒʌstɪs/

Công bằng xã hội, nguyên tắc về sự công bằng trong các hệ thống xã hội

Welfare (n)

/ˈwɛl.fɛr/

Phúc lợi

Polarization (n)

/ˌpoʊlərəˈzeɪʃən/

Phân cực

Consensus (n)

/kənˈsɛn.səs/

Đồng thuận

Displacement (n)

/dɪsˈpleɪsmənt/

Di dời

Multiculturalism (n)

/ˌmʌl.ti.kəlˈtʃʊr.əl.ɪ.zəm/

Đa văn hóa

Prejudice (n) 

/ˈprɛdʒ.əd.ɪs/

Định kiến

Equity (n) 

/ˈɛkwəti/

Sự công bằng

Privilege (n) 

/ˈprɪv.ə.lɪdʒ/

Đặc quyền

Apathy (n) 

/ˈæp.ə.θi/

Sự thờ ơ

Resilience (n) 

/rɪˈzɪl.jəns/

Sự kiên cường

Altruism (n) 

/ˈæl.tru.ɪ.zəm/

Chủ nghĩa vị tha

Patriarchy (n) 

/ˈpeɪ.tri.ɑr.ki/

Chế độ gia trưởng,chế độ phụ quyền

Reform (n) 

/rɪˈfɔrm/

Cải cách

Exclusionary (a) 

/ɛkskluːˈʒən.er.i/

Loại trừ

Disenfranchised (a) 

/dɪs.ɛn.ˈfræn.tʃaɪzd/

Bị tước quyền công dân

Oppression (n) 

/əˈprɛʃ.ən/

Áp bức

Empowerment (n) 

/ɛmˈpaʊər.mənt/

Trao quyền

Redistribution (n) 

/ri.dɪs.trə.bju.ʃən/

Phân phối lại

Inclusivity (n) 

/ɪn.kluː.sɪv.ə.ti/

Tính bao gồm

Discrepancy (n) 

/dɪsˈkrɛp.ən.si/

Sự khác biệt, không nhất quán

Stigmatize (v) 

/ˈstɪg.mə.taɪz/

Kỳ thị

Intersectionality (n) 

/ˌɪn.tər.sɛk.ʃən.æl.ə.ti/

Sự giao thoa

Precarious (adj) 

/prɪˈkɛr.i.əs/

Bấp bênh

Volatility (n) 

/vɑlət̬iləti/

Sự biến động

Recession (n) 

/rɪˈsɛʃ.ən/

Sự suy thoái

Accountability (n)

/ə.kɑʊn.tə.bɪl.ə.ti/

Trách nhiệm giải trình

Referendum (n)

/ˌrɛf.əˈrɛn.dəm/

Cuộc bỏ phiếu trực tiếp của công dân về một vấn đề chính sách cụ thể

Precolonial (a)

/ˌpriː.kəˈloʊ.ni.əl/

Trước thời kỳ thuộc địa

Consular (a)

/ˈkɒn.sjʊ.lər/

Liên quan đến lãnh sự, hoặc văn phòng đại diện của một quốc gia ở nước ngoài

Authoritarian (a)

/ɔːˌθɔr.ɪˈtɛr.i.ən/

Liên quan đến một chế độ chính trị độc đoán

Interstate (a)

/ˈɪn.tər.steɪt/

Liên quan đến hoạt động hoặc tương tác giữa các tiểu bang

Federal (a)

/ˈfɛd.ər.əl/

Liên quan đến hệ thống chính quyền mà quyền lực được chia sẻ giữa trung ương và các địa phương

Geopolitical (a)

/ˌdʒi.oʊ.pəˈlɪt.ɪ.kəl/

Địa chính trị

Self-Governing (a)

/sɛlf ˈɡʌv.ər.nɪŋ/

Tự trị

Bipartisanship (n)

/ˌbaɪˈpɑr.tɪ.zən.ʃɪp/

Sự hợp tác giữa hai đảng chính trị khác nhau

Hyper Partisanship (n)

/ˈhaɪ.pər ˈpɑr.tɪ.zən.ʃɪp/

Tình trạng phân cực mạnh mẽ giữa các đảng phái chính trị, dẫn đến sự đối lập quá mức và thiếu hợp tác

Embargo (n)

/ɛmˈbɑr.ɡoʊ/

Lệnh cấm vận

Delegation (n)

/ˌdɛl.ɪˈɡeɪ.ʃən/

Phái đoàn

Mandate (n)

/ˈmæn.deɪt/

Sự ủy quyền chính thức để thực hiện một chính sách hoặc hành động

Treaty (n)

/ˈtriː.ti/

Hiệp ước về các vấn đề quốc tế

Amendment (n)

/əˈmɛnd.mənt/

Sửa đổi, bổ sung, thường là bộ luật

Realm (n)

/rɛlm/

Vương quốc, lĩnh vực hoặc phạm vi hoạt động hoặc ảnh hưởng

Turnout (n)

/ˈtɜrn.aʊt/

Tỷ lệ bỏ phiếu

Republican (n)/(a)

/rɪˈpʌb.lɪ.kən/

Liên quan đến Cộng hòa

Liberal (n)/(a)

/ˈlɪb.ər.əl/

Người hoặc tư tưởng ủng hộ tự do cá nhân, cải cách xã hội, và thay đổi chính trị

Confederacy (n)

/kənˈfɛd.ər.ə.si/

Liên minh miền Nam Hoa Kỳ trong Nội chiến Hoa Kỳ

Congress (n)

/ˈkɑŋ.ɡrəs/

Quốc hội, thường gồm hai viện 

Tenure (n)

/ˈtɛn.jʊr/

Nhiệm kỳ, biên chế

Chamber (n)

/ˈtʃeɪm.bər/

Phòng họp hoặc cơ quan lập pháp

Reign (n)

/reɪn/

Triều đại

Inauguration (n)

/ɪnˌɔː.ɡjʊˈreɪ.ʃən/

Nhậm chức

Constitution (n)

/ˌkɑn.stɪ.tjuːʃən/

Hiến pháp

Party (n)

/ˈpɑr.ti/

Đảng chính trị

Manifesto (n)

/ˌmæn.əˈfɛs.toʊ/

Tuyên ngôn

Commonwealth (n)

/ˈkɑ.mən.wɛlθ/

Khối thịnh vượng chung

Secession (n)

/sɪˈsɛʃ.ən/

Sự ly khai

Statute (n)

/ˈstætʃ.uːt/

Điều lệ

Propaganda (n)

/prɑ.pəˈɡæn.də/

Tuyên truyền

Pact (n)

/pækt/

Hiệp ước

1.4. Khoa học tự nhiên

tu-vung-khoa-hoc-tu-nhien.jpg
Từ vựng khoa học tự nhiên

50+ từ vựng chủ đề khoa học tự nhiên trong SAT bạn có thể tham khảo:

Từ vựng

Phiên âm

Nghĩa

Atom (n) 

/ˈæt.əm/

Nguyên tử, đơn vị nhỏ nhất của một nguyên tố

Molecule (n) 

/ˈmɒl.ɪ.kjuːl/

Phân tử, tập hợp các nguyên tử liên kết với nhau

Element (n) 

/ˈɛl.ɪ.mənt/

Nguyên tố hóa học

Compound (n) 

/ˈkɒm.paʊnd/

Hợp chất

Force (n)

/fɔrs/

Lực

Gravity (n) 

/ˈɡræv.ɪ.ti/

Trọng lực

Inertia (n) 

/ɪˈnɜr.ʃə/

Tính quán tính

Acceleration (n) 

/əkˌsɛl.əˈreɪ.ʃən/

Sự gia tốc

Velocity (n) 

/vəˈlɑs.ɪ.ti/

Vận tốc

Mass (n)

/mæs/

Khối lượng

Density (n) 

/ˈdɛn.sɪ.ti/

Mật độ, tỷ số khối lượng trên thể tích của một chất

​​Friction (n) 

/ˈfrɪk.ʃən/

Ma sát

Momentum (n) 

/moʊˈmɛn.təm/

Động lượng

Voltage (n)

/ˈvoʊl.tɪdʒ/

Điện áp

Current (n)

/ˈkɜr.ənt/

Dòng điện

Conductor (n) 

/kənˈdʌk.tər/

Chất dẫn điện

Insulator (n) 

/ˈɪn.sjʊ.leɪ.tər/

Chất cách điện

Circuit (n) 

/ˈsɜr.kɪt/

Mạch điện

Frequency (n) 

/ˈfriː.kwən.si/

Tần số

Radiation (n) 

/ˌreɪ.diˈeɪ.ʃən/

Bức xạ

Photon (n) 

/ˈfoʊ.tɑn/

Hạt photon

Thermodynamics (n)

/ˌθɜr.moʊ.daɪˈnæm.ɪks/

Nhiệt động học

Entropy (n) 

/ˈɛn.trə.pi/

Độ hỗn loạn hoặc rối loạn trong một hệ thống

Catalyst (n) 

/ˈkæt.ə.lɪst/

Chất xúc tác

Oxidation (n) 

/ˌɑk.sɪˈdeɪ.ʃən/

Quá trình oxy hóa

Reduction (n) 

/rɪˈdʌk.ʃən/

Quá trình khử

Acid (n) 

/ˈæs.ɪd/

Chất có tính axit

Base (n) 

/beɪs/

Chất có tính kiềm

Solvent (n) 

/ˈsɒl.vənt/

Dung môi

Solute (n)

/ˈsɒl.juːt/

Chất tan

Diffusion (n) 

/dɪˈfjuː.ʒən/

Sự khuếch tán

Osmosis (n) 

/ɒzˈmoʊ.sɪs/

Quá trình thẩm thấu

Photosynthesis (n) 

/ˌfoʊ.t̬oʊˈsɪn.θə.sɪs/

Quá trình quang hợp

Chlorophyll (n) 

/ˈklɔr.ə.fɪl/

Chất diệp lục

Ecosystem (n)

/ˈiː.koʊˌsɪs.təm/

Hệ sinh thái

Mutation (n) 

/mjuːˈteɪ.ʃən/

Sự đột biến

Chromosome (n) 

/ˈkroʊ.mə.soʊm/

Nhiễm sắc thể

Erosion (n) 

/ɪˈroʊ.ʒən/

Sự xói mòn

Pollination (n) 

/ˌpɒl.ɪˈneɪ.ʃən/

Sự thụ phấn

Variable (n) 

/ˈvɛr.i.ə.bəl/

Biến số

Control (n) 

/kənˈtroʊl/

Đối chứng, yếu tố không thay đổi trong một thí nghiệm

Analysis (n) 

/əˈnæl.ə.sɪs/

Phân tích

Microscope (n) 

/ˈmaɪ.krə.skoʊp/

Kính hiển vi

Telescope (n) 

/ˈtɛl.ɪ.skoʊp/

Kính viễn vọng

Asteroid (n) 

/ˈæs.tə.rɔɪd/

Tiểu hành tinh

Nebula (n) 

/ˈnɛb.jə.lə/

Tinh vân

Orbit (n) 

/ˈɔr.bɪt/

Quỹ đạo

Magnetism (n) 

/ˈmæɡ.nə.tɪz.əm/

Từ tính

Fusion (n) 

/ˈfjuː.ʒən/

Hợp hạch (Sự hợp nhất, quá trình hai hạt nhân nguyên tử kết hợp để tạo thành hạt nhân mới)

Fission (n) 

/ˈfɪʃ.ən/

Sự phân hạch

Chemical Bond (n) 

/ˈkɛm.ɪ.kəl bɑnd/

Liên kết hóa học

Cell Membrane (n) 

/sɛl ˈmɛm.breɪn/

Màng tế bào

Cytoplasm (n) 

/ˈsaɪ.tə.plæz.əm/

Tế bào chất

Mitochondria (n) 

/ˌmaɪ.t̬əˈkɑn.dri.ə/

Ty thể

Nucleus (n) 

/ˈnjuː.kli.əs/

Nhân tế bào

1.5. Nghề nghiệp

50+ từ vựng SAT chủ đề nghề nghiệp bạn có thể ghi lại để nâng cao điểm số phần SAT Reading và Writing:

Từ vựng

Phiên âm

Nghĩa

Preservationist (n)

/ˌprɛz.ərˈveɪ.ʃən.ɪst/

Người bảo tồn

Paleontologist (n)

/ˌpeɪ.li.ɒnˈtɒl.ə.dʒɪst/

Nhà cổ sinh vật học

Cryptographer (n)

/krɪpˈtɒɡ.rə.fər/

Chuyên gia mã hoá

Expressionist (n)

/ɪkˈsprɛʃ.ən.ɪst/

Người theo chủ nghĩa Biểu hiện

Archeologist (n)

/ˌɑr.kiˈɑl.ə.dʒɪst/

Nhà khảo cổ học

Scribe (n)

/skraɪb/

Người viết tay hoặc sao chép văn bản, đặc biệt trong thời cổ đại.

Warden (n)

/ˈwɔr.dən/

Người cai quản, giám đốc (trong một nhà tù hoặc tổ chức)

Peasant (n)

/ˈpɛz.ənt/

​​Nông dân, người làm nông nghiệp, thường có cuộc sống nghèo khổ trong xã hội phong kiến

Commoner (n)

/ˈkɒm.ən.ər/

Người thường, không thuộc tầng lớp quý tộc

Nobleman (n)

/ˈnoʊ.bəl.mən/

Quý tộc, người thuộc tầng lớp cao trong xã hội phong kiến

Apothecary (n)

/əˈpɑː.θɪ.kɛr.i/

Người bào chế và bán thuốc (thời xưa)

Governess (n)

/ˈɡʌv.ər.nəs/

Gia sư nữ, người phụ trách dạy học và chăm sóc trẻ em trong gia đình quý tộc

Laundress (n)

/ˈlɔːn.drəs/

Người giặt quần áo, thường là nữ

Footman (n)

/ˈfʊt.mən/

Người hầu nam

Butler (n)

/ˈbʌt.lər/

Quản gia

Conductor (n)

/kənˈdʌk.tər/

Người chỉ huy dàn nhạc hoặc người kiểm soát vé trên tàu

Brewer (n)

/ˈbruː.ər/

Người sản xuất bia

Superintendent (n)

/ˌsu.pər.ɪnˈtɛn.dənt/

Người giám sát, thường là người quản lý tại một cơ quan, trường học hoặc tổ chức

Sociologist (n)

/soʊ.siˈɑl.ə.dʒɪst/

Nhà xã hội học

Paratrooper (n)

/ˈpær.ə.tu.pər/

Lính nhảy dù

Broker (n)

/ˈbroʊ.kər/

Người môi giới

Seamstress (n)

/ˈsiːm.strəs/

Thợ may nữ

Industrialist (n)

/ɪnˈdʌs.tri.əl.ɪst/

Người sở hữu hoặc điều hành một công ty sản xuất lớn

Vendor (n)

/ˈvɛn.dər/

Người bán hàng, thường là bán hàng rong hoặc tại các chợ; người cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm

Delegate (n)

/ˈdɛl.ɪ.ɡeɪt/

Đại biểu

Senator (n)

/ˈsɛn.ə.tər/

Thượng nghị sĩ

Legislator (n)

/ˈlɛdʒ.ɪ.sleɪ.tər/

Nhà lập pháp

Ethicist (n)

/ˈɛθ.ɪ.sɪst/

Nhà đạo đức học

Copilot (n)

/koʊˈpaɪ.lət/

Phi công phụ, cơ phó

Ethnographer (n)

/ɛθˈnɒɡ.rə.fər/

Nhà dân tộc học

Anthropologist (n)

/ænθrəˈpɑlədʒɪst/

Nhà nhân chủng học

Psychologist (n)

/saɪˈkɑlədʒɪst/

Nhà tâm lý học

Commentator (n)

/ˈkɑmən.teɪ.tər/

Bình luận viên

Surveyor (n)

/sərˈveɪ.ər/

Nhân viên khảo sát

Handler (n)

/ˈhænd.lər/

Người điều khiển

Landscaper (n)

/ˈlænd.skeɪ.pər/

Người làm cảnh quan, chuyên thiết kế và duy trì vườn, công viên hoặc các khu vực xanh

Grandmaster (n)

/ˈgrænd.mæs.tər/

Đại kiện tướng (trong cờ vua, võ thuật hay dancesport)

Coordinator (n)

/koʊˈɔr.dən.eɪ.tər/

Điều phối viên

Ranger (n)

/ˈreɪn.dʒər/

Nhân viên kiểm lâm

Practitioner (n)

/prækˈtɪʃ.ə.nər/

Người hành nghề (bác sĩ, luật sư, hoặc bất kỳ ngành nghề chuyên môn nào).

Naturalist (n)

/ˈnætʃ.ər.əl.ɪst/

Nhà tự nhiên học

Canoeist (n)

/kəˈnu.ɪst/

Người lái ca nô

Ngoài ra, bạn cũng có thể tải thêm tài liệu về 1000 từ vựng SAT cũng như 143 gốc từ, tiền tố và hậu tố tại link dưới đây:

DOWNLOAD 1000+ TỪ VỰNG SAT PDF

2. SAT Math

PREP sẽ chia sẻ một số thuật ngữ toán học bằng tiếng Anh theo từng phần thi để giúp bạn dễ dàng học hơn. Bắt đầu nhé!

2.1. Algebra (Đại số)

Một số từ vựng tiếng Anh chủ đề Đại số phổ biến đó là:

Từ vựng

Phiên âm

Nghĩa

Equation (n) 

/ɪˈkwāzhən/

Phương trình

Inequality (n)

/ˌɪnɪˈkwälɪti/

Bất đẳng thức/bất phương trình

Variable (n) 

/ˈveriəbl/

Biến số

Coefficient (n) 

/ˌkoʊəˈfɪʃənt/

Hệ số

Constant (n) 

/ˈkɑnstənt/

Hằng số

Linear (a)

/ˈlɪniər/

Tuyến tính (liên quan đến đường thẳng hoặc tỉ lệ trực tiếp)

Quadratic (a/n)

/kwəˈdrætɪk/

Bậc hai, phương trình bậc hai

System of Equations (n)

/ˈsɪstəm əv ɪˈkweɪʒənz/

Hệ phương trình

Intercept (n)

/ˈɪntərˌsɛpt/

Giao điểm

Function (n)

/ˈfʌŋkʃən/

Hàm số 

Expression (n)

/ɪkˈsprɛʃən/

Biểu thức

Addition (n)

/əˈdɪʃən/

Phép cộng

Subtraction (n)

/səbˈtrækʃən/

Phép trừ

Division (n) 

/dɪˈvɪʒən/

Phép chia

Multiplication (n) 

/ˌmʌltəplɪˈkeɪʃən/

Phép nhân

Exponent (n) 

/ˈɛkspəʊnənt/

Số mũ

2.2. Advanced Math (Toán nâng cao)

Các từ vựng thông dụng chủ đề Toán nâng cao đó là:

Từ vựng

Phiên âm

Nghĩa

Polynomial (n) 

/ˌpɑːlɪˈnoʊmiəl/

Đa thức

Rational Expression (n)

/ˈræʃənl ɪkˈsprɛʃən/

Biểu thức hữu tỉ

Radical (n)

/ˈrædɪkəl/

Biểu thức căn

Absolute Value (n)

/ˈæbsəluːt ˈvæljuː/

Giá trị tuyệt đối (Khoảng cách từ một điểm đến số 0 trên trục số, luôn dương)

Exponential Function (n) 

/ˌɛkspəˈnɛnʃəl ˈfʌŋkʃən/

Hàm mũ 

Logarithm (n)

/ˈlɔɡəˌrɪðəm/

Logarit

Complex Number (n) 

/ˈkɒmplɛks ˈnʌmbər/

Số phức 

Discriminant (n)

/dɪsˈkrɪmɪnənt/

Biệt thức 

Parabola (n) 

/pəˈræbələ/

Parabol

Vertex (n)

/ˈvɜrtɛks/

Đỉnh (đồ thị, tam giác, tứ giác,...) 

Domain and Range (n)

/dəʊˈmeɪn ənd reɪndʒ/

Miền xác định và tập giá trị

Sequence and Series (n)

/ˈsiːkwəns ənd ˈsɪriz/

Dãy số có quy luật và tổng các số đó

2.3. Problem Solving & Data Analysis (Giải quyết vấn đề và phân tích dữ liệu)

Các từ vựng thường gặp ở chủ đề này đó là:

Từ vựng

Phiên âm

Nghĩa

Mean (n)

Median (n)

Mode (n)

/miːn/

/ˈmiːdiən/

/moʊd/

Trung bình, trung vị, mốt

Range (n)

/reɪndʒ/

Khoảng biến thiên (Hiệu số giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong tập dữ liệu)

Probability (n) 

/ˌprɒbəˈbɪləti/

Xác suất 

Proportion (n) 

/prəˈpɔrʃən/

Tỉ lệ 

Ratio (n)

/ˈreɪʃioʊ/

Tỉ số 

Percentage (n) 

/pərˈsɛntɪdʒ/

Phần trăm

Scatter Plot (n) 

/ˈskætər plɑt/

Biểu đồ phân tán

Histogram (n)

/ˈhɪstəˌɡræm/

Biểu đồ tần suất 

Standard Deviation (n) 

/ˈstændərd dɪˈviːeɪʃən/

Độ lệch chuẩn

Linear Regression (n)

/ˈlɪniər rɪˈɡrɛʃən/

Hồi quy tuyến tính

Data Set (n)

/ˈdeɪtə sɛt/

Tập dữ liệu 

Outlier (n)

/ˈaʊtlaɪər/

Giá trị ngoại lai 

Correlation (n) 

/ˌkɔrəˈleɪʃən/

Tương quan 

Causation (n)

/kɔːˈzeɪʃən/

Quan hệ nhân quả

2.4. Geometry & Trigonometry (Hình học và Lượng giác)

Từ vựng thông dụng chủ đề Hình học và Lượng giác bao gồm:

Từ vựng

Phiên âm

Nghĩa

Perimeter (n) 

/pəˈrɪmətər/

Chu vi

Area (n) 

/ˈɛriə/

Diện tích

Circumference (n)

/sərˈkʌmfərəns/

Chu vi hình tròn

Diameter (n) 

/daɪˈæmɪtər/

Đường kính

Radius (n)

/ˈreɪdiəs/

Bán kính

Angle (n) 

/ˈæŋɡəl/

Góc

Vertex (n) 

/ˈvɜrtɛks/

Đỉnh

Hypotenuse (n) 

/haɪˈpɒtənjuːz/

Cạnh huyền

Adjacent (a)

/əˈdʒeɪsənt/

Cạnh kề

Opposite (a) 

/ˈɑːpəzɪt/

Đối diện

Triangle (n)

/ˈtraɪæŋɡəl/

Tam giác 

Rectangle (n)

/ˈrɛktæŋɡəl/

Hình chữ nhật

Square (n)

/skwɛr/

Hình vuông

Pythagorean Theorem (n)

/paɪˌθæɡəˈriən ˈθiərəm/

Định lý Py-ta-go

Arc Length (n)

/ɑrk lɛŋkθ/

Độ dài cung 

Sector Area (n)

/ˈsɛktər ˈɛriə/

Diện tích hình quạt

Quadrilateral (n)

/ˌkwɒdrɪˈlætərəl/

Tứ giác 

Parallel and Perpendicular (adj)

/ˈpærəlɛl ənd ˌpɜrpənˈdɪkjələr/

Song song và vuông góc

Coordinate Plane (n)

/kɔrdəˌneɪt ˈpleɪn/

Mặt phẳng tọa độ

Nếu bạn muốn tìm hiểu và học thêm về từ vựng Toán của SAT, hãy tham khảo ngay bài viết “Tổng hợp SAT Math Vocabulary chất lượng nhất”.

II. Những khó khăn khi học từ vựng luyện thi SAT thường gặp phải

Trong quá trình học từ vựng SAT, người học có thể gặp phải nhiều khó khăn, cụ thể như:

  • Khối lượng từ vựng lớn, nhiều từ vựng có tính học thuật cao: SAT có một lượng từ vựng rất lớn, bao gồm những từ thông dụng cũng như từ khó và không phổ biến trong ngôn ngữ hàng ngày. Bên cạnh đó, một số từ còn mang nhiều nghĩa khác nhau, mà người học thường chỉ nhớ một nghĩa, khiến họ bối rối khi gặp từ đó trong ngữ cảnh khác.

  • Khả năng ghi nhớ hạn chế: Từ vựng luyện thi SAT thuộc rất nhiều chủ đề khác nhau, khiến người học phải đối diện với áp lực học nhiều từ một lúc để mở rộng vốn từ. Tuy nhiên, việc học quá nhiều từ một lúc và không áp dụng chúng thường xuyên mà không có phương pháp ôn tập hiệu quả có thể dẫn đến việc nhanh quên từ vựng đã học.

Vậy làm thế nào để học từ vựng SAT nhanh và hiệu quả nhất? Cùng PREP tìm hiểu trong phần sau nhé!

III. Cách học từ vựng SAT nhanh nhất

Để học SAT Vocabulary một cách dễ dàng nhất, PREP đưa ra một số lời khuyên cũng như phương pháp như sau:

1. Sử dụng Flashcards và phương pháp thác nước

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để học SAT Vocabulary là sử dụng Flashcards. Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng thẻ này đó là nó tạo cho bạn thế chủ động kiểm soát những từ vựng SAT mà bạn học và sắp xếp chúng ngẫu nhiên để bạn không vô tình ghi nhớ các từ theo thứ tự đã định trước.

PREP khuyến khích bạn nên sử dụng phương pháp thác nước để học các thẻ ghi nhớ. Với phương pháp này, bạn sẽ thấy tất cả các từ trong bộ Flashcards của mình, nhưng tập trung ôn tập những từ khó một cách thường xuyên hơn trong khi các từ đã quen thuộc hoặc dễ nhớ sẽ được ôn ít hơn.

Cách thức hoạt động của phương pháp thác  nước là:

  • Sau khi bạn đã tạo xong thẻ ghi nhớ, hãy chia chúng thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 30-50 thẻ. Chọn một nhóm làm bộ bắt đầu của bạn.

  • Xem xét toàn bộ các từ trong nhóm thẻ bắt đầu này. Đối với những từ bạn đã biết, hãy đặt chúng vào nhóm Know It. Đối với những từ bạn không biết, hãy đặt chúng vào nhóm Struggle.

  • Nhấc chồng thẻ Struggled lên và lần lượt nhìn vào từng lá bài. Nếu hiểu nghĩa của từ, đặt thẻ đó vào chồng Know It thứ hai. Nếu chưa hiểu, để lại vào chồng Struggled.

  • Cứ làm như vậy cho đến khi trong chồng Struggled chỉ còn lại 1-5 lá bài.

  • Lấy chồng Struggled và chồng Know It cuối cùng ghép thành chồng Working. Sau đó, lần lượt xem lại tất cả các lá bài trong chồng Working. Nếu quên nghĩa của từ nào, hãy xem lại toàn bộ chồng bài nhiều lần cho đến khi nhớ hết.

phuong-phap-thac-nuoc.jpg
Phương pháp thác nước

2. Học từ vựng SAT theo các chủ đề

Học từ vựng luyện thi SAT theo chủ đề là một cách học hiệu quả để mở rộng vốn từ vựng, giúp ghi nhớ nhanh hơn và ứng dụng dễ dàng hơn trong bài thi. Khi học theo chủ đề, bạn có thể nắm bắt các từ vựng liên quan đến nhau, từ đó tạo ra các liên kết ý nghĩa và giúp việc nhớ từ trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, các chủ đề thường gặp trong SAT thường về lịch sử, văn học, khoa học và xã hội học. Do vậy, việc học từ vựng SAT theo các chủ đề này sẽ giúp bạn làm quen với các từ thường gặp trong bài thi.

3. Liên kết từ vựng với hình ảnh

Đối với những ai cảm thấy khó khăn trong việc ghi nhớ từ vựng chỉ bằng cách đọc và viết, phương pháp hình ảnh hóa từ vựng - Pictorial - là một cách học hiệu quả. Bằng cách kết nối từ vựng với những hình ảnh liên quan, phương pháp này kích thích trí nhớ trực quan, giúp người học dễ dàng ghi nhớ và hiểu sâu hơn ý nghĩa của từ. Các công cụ như flashcard, truyện tranh hay infographic đã chứng minh được hiệu quả của phương pháp này trong việc nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ.

4. Đọc những đầu sách, đầu báo phi hư cấu

Để học từ vựng SAT, bạn cũng nên dành thời gian đọc các bài báo trên các tạp chí uy tín như New York Times, The Atlantic hay The New Yorker. Những bài viết này không chỉ cung cấp thông tin cập nhật về các vấn đề xã hội, chính trị, văn hóa mà còn giúp bạn rèn luyện kỹ năng đọc hiểu những văn bản chuyên sâu. 

Bên cạnh đó, các tạp chí khoa học như Nature, Scientific American hay Quanta Magazine cũng là nguồn để luyện tập từ vựng cũng như kỹ năng đọc hiểu. Để tiếp cận với nhiều nguồn thông tin hơn, bạn có thể tham khảo các thư viện trực tuyến như PLOS Journals hoặc BioMed Central, nơi cung cấp hàng ngàn bài báo khoa học được đánh giá ngang hàng một cách hoàn toàn miễn phí.

5. Sử dụng phương pháp ôn tập cách quãng (Spaced Repetition)

Bên cạnh phương pháp thác nước, bạn cũng có thể sử dụng Spaced Repetition để luyện tập từ vựng luyện thi SAT. Với phương pháp này, từ vựng sẽ được ôn lại trong những khoảng thời gian tăng dần. Điều này giúp bạn nhớ từ lâu hơn mà không cần phải ôn lại quá nhiều lần.

Chẳng hạn, bạn nên ôn từ vựng SAT ngay sau khi học, sau đó ôn lại sau 2 ngày, 1 tuần và 1 tháng giúp củng cố trí nhớ mà không làm bạn cảm thấy quá tải.

6. Luyện tập thường xuyên

Không thể có sự thành công nếu không chăm chỉ luyện tập. Khi bạn luyện tập các từ vựng thường xuyên, tiến độ học sẽ nhanh hơn vì nó tăng cường khả năng ghi nhớ, củng cố thông tin và giúp trí não dễ dàng tiếp nhận và duy trì kiến thức mới.

Thực tế, theo đường cong lãng quên (Ebbinghaus’ Forgetting Curve), nếu không ôn tập đều đặn, con người dễ dàng quên đi thông tin sau một thời gian ngắn. Do vậy, việc luyện tập thường xuyên giúp khắc phục vấn đề này bằng cách nhắc lại từ vựng trước khi chúng bị quên.

duong-cong-lang-quen.jpg
Đường cong lãng quên

Bạn có thể tải về và luyện tập 501 câu hỏi về từ vựng TẠI ĐÂY.

Trên đây, PREP đã chia sẻ cho bạn 400+ SAT Vocabulary theo các chủ đề, cũng như các khó khăn và cách học từ vựng SAT hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn nâng cao vốn từ của mình và đạt được điểm cao trong kỳ thi SAT.

Thạc sỹ Tú Phạm
Thạc sỹ Tú Phạm
Founder/CEO at Prep
Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.
Xem thêm

Bình luận

0/300 ký tự