Tìm kiếm bài viết học tập
Du học Ấn Độ: điều kiện, chi phí, học bổng mới nhất
Du học Ấn Độ đang trở thành xu hướng với sinh viên quốc tế nhờ vào hệ thống giáo dục phát triển, chi phí hợp lý, và môi trường học tập đa dạng. Cùng PREP tìm hiểu tất tần tật về du học Ấn Độ trong bài viết dưới đây nhé!
I. Có nên du học Ấn Độ không?
“Có nên du học Ấn Độ không?” là thắc mắc chung của nhiều người khi có ý định học tập tại quốc gia này. Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu và cân nhắc lợi ích và hạn chế của du học Ấn Độ nhé!
Đầu tiên, những lợi ích bạn nhận được khi du học Ấn Độ đó là:
-
Chất lượng giáo dục cao: Ấn Độ có một hệ thống giáo dục đa dạng và phát triển. đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, y học, quản trị kinh doanh và nghiên cứu khoa học. Ấn Độ cũng có nhiều trường đại học danh tiếng được công nhận trên phạm vi quốc tế. Điển hình là Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT), nổi bật với các chương trình đào tạo kỹ thuật và công nghệ thông tin xuất sắc, thu hút sinh viên từ nhiều quốc gia trên thế giới.
-
Chi phí học tập hợp lý: Chi phí học tập khi du học Ấn Độ được đánh giá là hợp lý hơn so với nhiều quốc gia khác. Mức học phí cho các chương trình đại học thường nằm trong khoảng 3.300 đến 7.800 USD mỗi năm, mang lại lợi thế tài chính đáng kể so với các nước phương Tây. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt tại đây cũng tương đối thấp, giúp sinh viên dễ dàng quản lý ngân sách hơn.
-
Môi trường đa văn hóa: Ấn Độ là quốc gia sở hữu nền văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc, từ ẩm thực, kiến trúc đến lễ hội. Điều này mang đến cho sinh viên cơ hội khám phá và trải nghiệm nhiều phong tục tập quán độc đáo.
-
Tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy chính: Phần lớn các chương trình học tại Ấn Độ được giảng dạy bằng tiếng Anh, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên quốc tế tiếp cận kiến thức mà không cần học thêm ngôn ngữ mới. Đồng thời, môi trường này cũng hỗ trợ sinh viên nâng cao kỹ năng tiếng Anh một cách tự nhiên trong quá trình học tập.
-
Kết nối với thị trường lao động toàn cầu: Ấn Độ, với nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và “điểm đến” của nhiều tập đoàn đa quốc gia, mở ra cơ hội lý tưởng cho sinh viên thực tập và tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi hoàn thành chương trình học.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kể trên, bạn cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức sau:
-
Khác biệt văn hóa và điều kiện sống: Sự khác biệt về văn hóa, khí hậu và phong cách sống có thể là thách thức lớn với sinh viên quốc tế. Một số khu vực ở Ấn Độ đối mặt với vấn đề ô nhiễm và giao thông đông đúc.
-
Không có cơ hội việc làm cho người nước ngoài: Bạn sẽ không thể có bất kỳ thu nhập nào từ việc làm thêm trong quá trình học tại quốc gia. Ngoài ra, chính sách visa lao động tại Ấn Độ không ưu tiên cho sinh viên quốc tế, vì vậy cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp có thể bị giới hạn.
Sau khi đã tìm hiểu về những lợi ích và hạn chế, chắc hẳn bạn đã có cơ hội dành riêng cho bản thân.
II. Những điều cần biết về hệ thống giáo dục Ấn Độ
Những điều cơ bản bạn cần biết về hệ thống giáo dục Ấn Độ đó là:
-
Phần lớn các chương trình giảng dạy, đặc biệt ở cấp đại học, đều bằng tiếng Anh, thuận tiện cho sinh viên quốc tế.
-
Ấn Độ cung cấp các chương trình học phong phú trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ thông tin, y học, văn hóa, và quản trị kinh doanh.
-
Tại Ấn Độ, thời gian để hoàn thành chương trình cử nhân thường kéo dài 3 năm. Tuy nhiên, các khóa học chuyên ngành như kỹ thuật, kiến trúc, luật hoặc y khoa có thể kéo dài từ 4 đến 5 năm.
-
Nhiều trường đại học ở Ấn Độ chấp nhận điểm SAT từ cả sinh viên trong nước và quốc tế thay cho các kỳ thi tuyển sinh riêng của họ.
Các kỳ thi đầu vào bạn cần biết khi du học Ấn Độ tại một số ngành đó là:
-
NEET (National Eligibility cum Entrance Test): Kỳ thi đầu vào các trường y khoa, nha khoa và các chương trình liên quan đến sức khỏe
-
JEE (Joint Entrance Examination): Kỳ thi vào các trường kỹ thuật hàng đầu như IIT.
-
CAT (Common Admission Test): Kỳ thi tuyển sinh quản trị kinh doanh.
Tại Ấn Độ, có bốn loại hình trường đại học mà bạn có thể đăng ký, và tiêu chí cùng quy trình tuyển sinh có thể khác nhau tùy theo từng loại:
-
Đại học Trung ương (Central Universities): Được quản lý bởi chính phủ liên bang Ấn Độ.
-
Đại học Bang (State Universities): Do chính quyền các bang hoặc vùng lãnh thổ điều hành.
-
Đại học Được Công nhận (Deemed Universities): Là các cơ sở giáo dục đại học không phải là đại học chính thức nhưng được Ủy ban Cấp phép Đại học (University Grants Commission - UGC) công nhận và có quyền hạn học thuật tương đương như một trường đại học.
-
Đại học Tư thục (Private Universities): Được phê duyệt bởi Ủy ban Cấp phép Đại học nhưng không được phép mở các cơ sở liên kết ngoài khuôn viên chính.
III. Điều kiện du học Ấn Độ
Theo College Board, Ấn Độ hiện đang thu hút gần 30 triệu sinh viên đến từ 164 quốc gia khác nhau. Các lĩnh vực học tập phổ biến nhất tại đây bao gồm nghệ thuật, nhân văn, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, y học, nha khoa, luật và thương mại/kinh doanh. Vậy những điều kiện để du học Ấn Độ là gì? Cùng PREP tìm hiểu ngay sau đây!
1. Học vấn
Điều kiện về trình độ học vấn khi du học Ấn Độ với các chương trình học như sau:
-
Chương trình cử nhân: Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Một số trường có thể yêu cầu về điểm GPA (chẳng hạn IIT yêu cầu GPA tối thiểu 6.0/10)
-
Chương trình Thạc sĩ: Bằng cử nhân trong lĩnh vực liên quan. Một số chương trình thạc sĩ có thể yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan.
-
Chương trình Tiến sĩ: Bằng thạc sĩ từ cơ sở giáo dục được công nhận. Nhiều trường yêu cầu sinh viên nộp đề xuất nghiên cứu hoặc kế hoạch nghiên cứu cho chương trình tiến sĩ khi du học Ấn Độ.
Lưu ý:
-
Hệ thống giáo dục nước ngoài phải quy định tối thiểu 12 năm học toàn thời gian.
-
Trường học phải được công nhận bởi một tổ chức hoặc cơ quan kiểm định có thẩm quyền.
-
Bằng tốt nghiệp phải do cơ quan hoặc tổ chức được công nhận cấp tại quốc gia của bạn.
2. Trình độ ngôn ngữ
Do chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, nên bạn phải chứng minh được độ thành thạo ngôn ngữ này thông qua các chứng chỉ quốc tế. Bạn cần có IELTS tối thiểu là 5.0 hoặc tương đương nếu muốn du học Ấn Độ.
3. Visa
Để xin visa Ấn Độ, bạn hãy đăng ký qua indianvisaonline.gov.in. Sau đó, chọn Vietnam-Hanoi hoặc Vietnam-Ho-Chi-Minh-City khi đăng ký tại Đại sứ quán Ấn Độ ở Hà Nội/Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh. Trước khi đến nộp hồ sơ, bạn cần đặt lịch hẹn trực tuyến qua website của Đại sứ quán Ấn Độ ở Hà Nội hoặc Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh.
Theo Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội, các giấy tờ cần chuẩn bị để xin visa du học Ấn Độ bao gồm:
Giấy tờ |
Yêu cầu cụ thể |
Đơn đăng ký visa (Regular) - Đăng ký online |
Bản cứng in từ hệ thống (bao gồm ảnh đã tải lên hệ thống) |
Ảnh hộ chiếu |
|
Hộ chiếu gốc (đã ký) |
|
Bản sao trang thông tin của hộ chiếu |
|
Bản sao CCCD |
|
Bản sao vé máy bay và đặt phòng khách sạn (nếu có) |
|
Thư xác nhận nhập học từ cơ sở giáo dục ở Ấn Độ (thời lượng, mục đích, v.v.); . |
|
Cơ cấu học phí |
|
Bản sao Giấy khai sinh |
|
Chứng chỉ học tập, bằng cấp và Học bạ |
|
Chi tiết chương trình học |
Bao gồm thời lượng, mục đích,... |
Bằng chứng về khả năng tài chính của cha mẹ hoặc người giám hộ để đảm bảo có thể chi trả các khoản chi phí khác tại Ấn Độ, ngoại trừ những khoản đã được học bổng tài trợ. |
|
Các mẫu đơn cam kết (cam kết chung, cam kết không sử dụng điện thoại vệ tinh, du học, nhà báo,....) |
Lưu ý:
-
Tài liệu không bằng tiếng Anh cần được dịch thuật sang ngôn ngữ này.
-
Người nộp hồ sơ du học Ấn Độ cần trực tiếp đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán để tham gia phỏng vấn và thực hiện các thủ tục sinh trắc học. Sau buổi phỏng vấn, Đại sứ quán/Lãnh sự quán Ấn Độ có thể yêu cầu bổ sung thêm tài liệu nếu cần thiết.
-
Mức phí xin visa du học Ấn Độ (áp dụng từ ngày 01/04/2023) là 1,958,000 VNĐ.
IV. Chi phí du học Ấn Độ
Phần lớn các trường đại học tại Ấn Độ áp dụng mức học phí dao động từ 3,300 đến 7,800 USD mỗi năm (~83.9 - 198.5 triệu VNĐ).
Hỗ trợ tài chính từ chính phủ Ấn Độ chỉ được cung cấp khi bạn đã cư trú liên tục tại Ấn Độ trong ít nhất ba năm. Bên cạnh học phí, một số trường có thể thu thêm phí khác như:
-
Tiền cọc bảo đảm (hoàn lại)
-
Phí đăng ký chương trình Tiến sĩ (Ph.D)
-
Phí thi và đánh giá luận văn Tiến sĩ (Ph.D)
-
Phí thi các môn học yêu cầu (mỗi học kỳ)
Các chi phí sinh hoạt trung bình của một sinh viên quốc tế tại Ấn Độ bao gồm:
Khoản chi |
Số tiền trung bình |
Nhà ở |
5000 INR/tháng (~1.5 triệu VNĐ) |
Đi lại |
1,000 INR/tháng (~298 nghìn VNĐ) |
Bảo hiểm y tế |
3,500 INR/năm (~1 triệu VNĐ) |
Ăn uống |
3,000 INR/tháng (~896 nghìn VNĐ) |
Tổng |
12,500 INR/tháng (~3.7 triệu VNĐ) |
V. Các học bổng du học Ấn Độ nổi bật
Hãy cùng tham khảo một số học bổng du học Ấn Độ ẩn bật dưới đây để giảm bớt gánh nặng tài chính nhé!
1. Học bổng chính phủ Ấn Độ (ICCR)
Học bổng ICCR (Indian Council for Cultural Relations) là chương trình học bổng do Hội đồng Giao lưu Văn hóa Ấn Độ thuộc Chính phủ Ấn Độ quản lý, nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa và giáo dục giữa Ấn Độ và các quốc gia khác. Chương trình này cung cấp cơ hội cho sinh viên quốc tế, bao gồm cả Việt Nam, theo học các bậc đại học, sau đại học và tiến sĩ tại các trường đại học Ấn Độ (trừ Y/ Dược/ thời trang/luật/ các chương trình tích hợp 5 năm).
Các loại học bổng ICCR khi du học Ấn Độ bao gồm:
-
Chương trình Học bổng Hợp tác Sông Hằng – Sông Mê Công (MGC)
-
Chương trình Trao đổi Văn hóa Dr. S. Radhakrishnan (CEP)
-
Chương trình Học bổng Chung Atal Bihari Vajpayee (GSS)
-
Chương trình Học bổng Múa và Âm nhạc Lata Mangeshka
Giá trị học bổng bao gồm:
-
Miễn lệ phí visa.
-
Miễn học phí.
-
Cung cấp sinh hoạt phí.
-
Cung cấp chỗ ở tại ký túc xá.
-
Vé máy bay khứ hồi một lần hạng phổ thông.
2. Học bổng SII (Study in India)
Học bổng SII (Study in India) là chương trình hỗ trợ tài chính một phần hoặc toàn phần dành cho sinh viên quốc tế muốn du học Ấn Độ. Chương trình này được Chính phủ Ấn Độ tài trợ và quản lý. Để nhận học bổng, sinh viên quốc tế cần tham gia kỳ thi PRAGATII. Tuy nhiên, học bổng chỉ hỗ trợ một khoản nhất định mỗi năm cho mỗi sinh viên được chọn.
3. Học bổng AYUSH
Học bổng AYUSH là chương trình học bổng do Bộ Y học Cổ truyền Ấn Độ (AYUSH) triển khai, nhằm hỗ trợ sinh viên quốc tế theo học các ngành y học cổ truyền Ấn Độ như Ayurveda, Unani, Siddha, Homeopathy và Yoga. Chương trình này được quản lý bởi Hội đồng Giao lưu Văn hóa Ấn Độ (ICCR) và dành cho các bậc học từ đại học, sau đại học đến tiến sĩ tại các trường đại học, cao đẳng và học viện ở Ấn Độ.
Giá trị học bổng du học Ấn Độ này bao gồm:
-
Hoàn trả Trợ cấp thuê nhà (HRA), các khoản trợ cấp khác
-
Vé máy bay hạng phổ thông theo lộ trình ngắn nhất
VI. Các câu hỏi thường gặp về du học Ấn Độ
1. Du học sinh có được làm thêm tại Ấn Độ không?
Theo chính sách visa của Ấn Độ, du học sinh được cấp visa học tập (Student Visa), chỉ cho phép họ tham gia vào các hoạt động liên quan đến học tập và nghiên cứu. Visa này không cho phép sinh viên làm thêm hoặc tham gia các công việc có trả lương trong thời gian học.
Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt có thể được xem xét khi du học Ấn Độ bao gồm:
-
Thực tập: Nếu chương trình học yêu cầu thực tập, sinh viên có thể làm việc trong thời gian ngắn tại các tổ chức, nhưng phải có sự cho phép từ trường và cơ quan quản lý visa.
-
Làm thêm trong khuôn viên trường:
-
Một số trường đại học tại Ấn Độ có thể cho phép sinh viên làm việc trong khuôn viên trường, như hỗ trợ thư viện hoặc tổ chức sự kiện.
-
Các công việc này thường không phổ biến và cần được nhà trường chấp thuận.
-
2. Du học Ấn Độ bằng tiếng Anh được không?
Ngôn ngữ giảng dạy chính tại các cơ sở giáo dục Đại học là tiếng Anh. Do đó, bạn hoàn toàn có thể du học Ấn Độ bằng tiếng Anh. Để có thể học tập và tiếp thu kiến thức tốt, bạn cần có nền tảng ngôn ngữ vững chắc.
3. Có được ở lại Ấn Độ sau khi tốt nghiệp không?
Visa du học Ấn Độ chỉ có giá trị trong thời gian bạn theo học tại các trường đại học hoặc cơ sở giáo dục. Sau khi tốt nghiệp, bạn không thể tiếp tục ở lại Ấn Độ với visa này và cần chuyển sang loại visa khác (nếu đủ điều kiện).
4. Ấn Độ có mấy kỳ nhập học?
Tại Ấn Độ, các trường đại học và cao đẳng thường tổ chức hai kỳ nhập học chính trong năm:
-
Kỳ mùa Thu (Fall Semester): Đây là kỳ nhập học chính của phần lớn các trường đại học và thường có nhiều chương trình học được mở nhất.
-
Bắt đầu vào tháng 7 hoặc tháng 8.
-
Hạn nộp hồ sơ thường từ tháng 4 đến tháng 6.
-
-
Kỳ mùa Xuân (Spring Semester)
-
Bắt đầu vào tháng 1 hoặc tháng 2.
-
Hạn nộp hồ sơ thường từ tháng 10 đến tháng 12.
-
Trên đây, PREP đã chia sẻ cho bạn tất tần tật về du học Ấn Độ, từ điều kiện, chi phí đến học bổng mới nhất. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất để học tập tại Ấn Độ nhé!
PREP - Nền tảng Học & Luyện thi thông minh cùng AI giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả hơn bao giờ hết. Bạn có thể học trực tuyến ngay tại nhà và tự học theo lộ trình riêng cho các chứng chỉ IELTS, TOEIC, VSTEP, APTIS, hay cải thiện tiếng Anh giao tiếp. Teacher Bee AI sẽ là trợ lý ảo của bạn, hỗ trợ 1-1 suốt quá trình học tập.
Đăng ký TẠI ĐÂY hoặc liên hệ HOTLINE 0931428899 để nhận tư vấn và ưu đãi!
Tải app PREP ngay hôm nay và bắt đầu hành trình học tiếng Anh online chất lượng.
Tài liệu tham khảo:
1. Study in India. Ten Reasons to Study in India. Truy cập ngày 26/11/2024, từ https://studyinindia.gov.in/ten-reasons-to-study-in-india- 2. College Board. Study in India. Truy cập ngày 26/11/2024, từ https://international.collegeboard.org/students/study-in-india 3. Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội. Dịch vụ & Lệ phí Visa. Truy cập ngày 26/11/2024, từ https://www.indembassyhanoi.gov.in/page_ol/visa-application-and-fees/ |
Bình luận
Tìm kiếm bài viết học tập
Có thể bạn quan tâm
Du học Triều Tiên: điều kiện, chi phí, học bổng mới nhất
Du học Hy Lạp: điều kiện, chi phí, học bổng mới nhất
Học tiếng Trung theo Giáo trình Hán ngữ Quyển 1 Bài 12: 你在哪儿学习汉语?(Bạn học tiếng Hán ở đâu?)
Học giáo trình Hán ngữ Quyển 1 Bài 11: 我们都是留学生。(Chúng tôi đều là du học sinh.)
Học tiếng Trung Giáo trình Hán ngữ Quyển 1 Bài 10: 他住哪儿?(Anh ấy đang sống ở đâu?)
Đăng ký tư vấn lộ trình học
Bạn hãy để lại thông tin, Prep sẽ liên hệ tư vấn cho mình ngay nha!